tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, ngày hội thể thaokết hợp với sinh hoạt giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơigiải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Học hàm, học vị, Họ và tên
TS DƯƠNG NGỌC TRƯỜNG
TP Hồ Chí Minh, 12 / 2021
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đá Cầu là một môn thể thao có nguồn gốc từ Đông Nam Áđược hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu,chuyền cầu; cũng tương tự như cầu kiểng, ngoại trừ việc Đá Cầu sửdụng loại cầu chuyên dụng ĐLS làm bằng mút xốp và chỉ cho phépvận động viên sử dụng chân, đùi, ngực và đầu để chạm Cầu Đây làmột môn thể thao nổi tiếng Trung Quốc, Hong Kong, Lào, ĐàiLoan và một số nước phương Tây như: Pháp, Áo, Canada ViệtNam, Trung Quốc, Đài Loan là các quốc gia rất mạnh ở bộ môn ĐáCầu tại giải Vô địch Thế Giới và các Đại hội thể thao Riêng ở môn
Đá Cầu, vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính chất tập thể, kỹthuật phong phú và đa dạng vì vậy mà số lượng vận động viên cũngnhư số đơn vị có điều kiện đào tạo môn thể thao này là chưa nhiều.Đặc biệt trong những năm gần đây môn Đá Cầu đã trở thànhmột môn học trong chương trình nội khoá và ngoại khoá không chỉ
ở các trường chuyên nghiệp mà còn có trong tất cả chương trìnhhọc ở các trường phổ thông trên toàn quốc
Ngày nay môn Đá Cầu có hệ thống thi đấu chính thức hàngnăm đó là
- Giải Đá Cầu vô địch toàn quốc
- Giải Đá Cầu trẻ và năng khiếu toàn quốc
- Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc
- Giải Dân tộc nội trú toàn quốc
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị luôn quantâm đầu tư phát triển cho môn Đá Cầu Nhiều năm liền là một trongnhững đơn vị dẫn đầu cả nước ở các giải thi đấu quốc gia và đâycũng là nơi cung cấp nguồn vận động viên cho đội tuyển quốc gia
Trang 4nam và nữ ở các lứa tuổi Có thể kể tên như: Lê Minh Triều,Nguyễn Đăng Khoa, Du Quế Lộc, Lạc Chí Đức v.v… Tại trườngTiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh, nhiềunăm qua đã hình thành và ra đời Câu lạc bộ Đá Cầu từ đó Đá Cầutrở thành môn thể thao không thể thiếu với học sinh toàn trường.Chính nhờ phong trào cơ sở phát triển mạnh như vậy mà trong vàinăm qua Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã dành khá nhiều thànhtích trong môn Đá Cầu, không chỉ ở quận I mà còn cả các giải Vôđịch học sinh Thành Phố và Hội khỏe Phù Đổng Thành Phố Đâycũng là nơi cung cấp lượng vận động viên không nhỏ đến Trungtâm thể dục thể thao quận I và Thành Phố Có thể kể tên như: BùiHoàng Phát ( huy chương vàng đơn nam Hội khỏe Phù Đổng ThànhPhố 2016 - 2017 ), Phạm Trần Anh Thư ( huy chương vàng đồngđội nữ Hội Khỏe Phù Đổng Thành Phố 2017 - 2018 ), TrươngThanh Tùng ( huy chương bạc đơn nam Hội khỏe Phù Đổng ThànhPhố 2017 - 2018 )….
Trước những phát triển vượt bậc của bộ môn Đá Cầu ViệtNam nói chung và tại các trường học hiện nay, cần có những cơ sởkhoa học được nghiên cứu từ thực tiễn để có thể đánh giá và pháttriển Đá Cầu một cách khách quan theo huớng khoa học và hiệnđại Theo quyết định 1076 của thủ tướng Chính Phủ về đổi mới nộidung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học theo huớng
đa dạng, phong phú, hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từngđịa phương, nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độđào tạo của học sinh, sinh viên Trong đó tăng cường hỗ trợ và cóhình thức, phương pháp triển khai phù hợp đối với địa bàn vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn Củng cố phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phùhợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền, trong đó
Trang 5tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, ngày hội thể thaokết hợp với sinh hoạt giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơigiải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, bồidưỡng, đào tạo những học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao bổsung cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao Phát triểncác loại hình thể thao trong trường học; chú trọng phát triển cácmôn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạtđộng thể thao ngoại khóa.
Và để thực hiện được các quyết định trên thì một trong nhữngnội dung cần được quan tâm hàng đầu là tiến trình giảng dạy, bàitập chuyên môn, bài tập thể lực, bổ trợ đúng đắn để từ đó có thể tiếtkiệm được nhiều chi phí cho địa phương, cũng như thời gian vàcông sức luyện tập của vận động viên Ngoài ra còn có các tố chấtthể lực, đặc điểm hình thái thích hợp với bộ môn tập luyện Cho đếnnay, tuy phong trào đã phổ biến và phát triển khá rộng rãi nhưng ởcấp độ cơ sở cụ thể là Trường Tiểu học Nguyễn Huệ trong 2 nămtrở lại đây so với các đơn vị khác thì thành tích thi đấu của Câu lạc
bộ là chưa cao Yếu tố quan trọng hàng đầu là từ công tác tuyểnchọn vận động viên, vẫn còn mang tinh chủ quan và chưa thật sựchính xác Việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên chocác môn thể thao khác đã được nhiều tác giả trong và ngoài nướcnghiên cứu, riêng môn Đá Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và tạitrường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 đến nay chưa có tác giảnghiên cứu Để chuẩn bị lực lượng vận động viên tập luyện cũngnhư kế thừa cho từng năm thì khâu tuyển chọn vận động viên theotiêu chuẩn khoa học là cần thiết và quan trọng Với vai trò là giáoviên thể chất và huấn luyện Câu lạc bộ Đá Cầu trường Tiểu họcNguyễn Huệ nhiều năm Tôi mạnh dạng chọn đề tài :
Trang 6“Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Đá Cầu lứatuổi 8 – 10 tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành Phố
Hồ Chí Minh”
Mục đích nghiên cứu
Nhằm xác định các test, qua đó xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8 – 10 tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các huấn luyện viên, giáo viên thể chất đã và đang huấn luyện Câu lạc bộ Đá Cầu học đường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn đạt được thành tích cao
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng về công tác tuyển chọn
vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8 – 10 tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng về cơ sở vật chất Trường Tiểu học Nguyễn Huệ Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp các tiêu chuẩn tuyển chọn
- Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, nhà chuyên môn.
- Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test
Mục tiêu 2: Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển chọn vận động
viên Đá Cầu lứa tuổi 8 – 10 tại Câu lạc bộ Đá Cầu Trường Tiểu
học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng thang điểm tuyển chọn ( thang C đến thang 10 )
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp
Trang 7- Ứng dụng tiêu chuẩn tuyển chọn cho vận động viên Đá Cầulứa tuổi 8 – 10 tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thànhphố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả tiêu chuẩn
tuyển chọn vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8 - 10 tại Câu lạc bộ
Đá Cầu - Trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Đánh giá nhịp tăng trưởng qua các test đánh giá về hình thái,chúc năng, tố chất thể lực và kỹ thuật cơ bản tuyển chọn vận độngviên Đá Cầu lứa tuổi 8 - 10 tại Câu lạc bộ Đá Cầu - Trường Tiểuhọc Nguyễn Huệ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 nămluyện tập
- Đánh giá hiệu quả tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8-10 tại Câu lạc bộ Đá Cầu - Trường Tiểu học NguyễnHuệ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nguồn gốc môn Đá Cầu
Đá Cầu được hình thành và phát triển từ những trò chơi dângian dưới nhiều hình thức khác nhau mà mỗi địa phương, vùng dân
cư trên đất nước Việt Nam có những hình thức, màu sắc đặc trưngriêng Đá Cầu có một quá trình phát triển theo lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc Có thời kỳ phát triển rất rực rỡ, từ vuaquan trong triều đến các tầng lớp nhân dân lao động, từ thành thịđến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược ở đâu môn Đá Cầucũng được ưa chuộng
Tương truyền rằng năm Nhâm Tuất (722), Mai Hắc Đế lãnh tụcủa cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, ông là người
đã khuyến khích và tổ chức cho nghĩa quân thường xuyên tậpluyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu, nhằm rèn luyện sức khoẻ chobinh sĩ Từ đó nhân dân quanh vùng Vạn An (Nay là Nam Đàn -Nghệ An) dần dần cũng tập luyện Đá Cầu, phong trào ngày càngphát triển
Trò chơi này thường được tổ chức trong những ngày lễ lớnmừng chiến thắng của dân tộc Từ thế kỷ thứ VIII, ở vùng Vạn An,ngày xuân có tục lễ thi đấu đá cầu rất sôi nổi và hào hứng Nókhông những hấp dẫn đối với người chơi trong sân mà còn thu hútđông đảo nhiều người xem và cổ vũ bên ngoài
Trong cuốn tìm hiểu truyền thống thượng võ của dân tộc, giáo
sư sử học Trần Quốc Vượng có ghi chép: "Không biết môn Đá Cầunảy sinh từ bao giờ,chỉ biết rằng đến thời Lý, Trần môn này đãđược thịnh hành lắm " Ở thời nhà Lý, đất nước thái bình, mùamàng gặt hái xong cũng là lúc cuộc vui chơi được tổ chức để mừng
vụ mùa bội thu Trong các cuộc vui này luôn có trò chơi đá cầu
Trang 9Nhà Vua còn cho phép đá cầu biểu diễn ngay trước bệ rồng tại điệnThiên An trong kinh thành.
Năm 1085 sau khi đánh tan quân xâm lược Nhà Tống, Nhà Lý
đã tổ chức ngày hội thi Đá Cầu để mừng chiến thắng Kế thừa đờinhà Lý trò chơi đá cầu tiếp tục được hoàn thiện và phát triển ở thờinhà Trần ở thời kỳ này có Trương Hán Siêu nổi tiếng là người cótài đá cầu và rất được vua yêu, quan dân kính nể, ông có biệt danhlà: "Thôn cầu cước"
Đời vua Trần Anh Tông trị vì (1293 - 1314) có một vị quan tên
là Trần Cụ giỏi đánh đàn, bắn cung và đá cầu, được vua quan tâm
và nhân dân kính nể Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và thamkhảo trong dân gian ông đã viết ra một số lý thuyết của trò chơi ĐáCầu, có thể nói đây là tiền đề để những người chơi Đá Cầu sau này
có thể tiếp thu, thừa kế và hoàn thiện cho môn Đá Cầu ngày nay Ởthời nhà Trần không những đã kế thừa và phát triển tốt trò chơi đácầu từ thời nhà Lý mà còn quy định trong hệ thống GDTC cho tầnglớp quý tộc, cho binh sĩ trong quân đội Họ phải thường xuyên tậpluyện: cưỡi ngựa, bắn cung, đá cầu
Đến thời nhà Lê trò chơi đá cầu đã đạt tới mức tài nghệ điêuluyện, có nhiều người chơi Đá Cầu giỏi Trong dân gian đã lưutruyền lại câu chuyện rất thú vị như sau:
Trong lễ mừng thọ của nhà Vua, có một sĩ phu xin Vua chophép được Đá Cầu chúc thọ Người đó xin đứng trước mạn thuyềnrồng giữa dòng sông Nhị đá cầu ( tâng cầu), đá được mỗi một quảcầu là mừng nhà Vua thêm một tuổi, sau khi nêu điều kiện, người sĩphu đã làm cho mọi người lo ngại vì chỉ cần sơ sảy là phạm tội khiquân Nhưng thật kỳ diệu người sĩ phu ấy đã ung dung đá và đếm từ
1 đến 98 mà quả cầu vẫn bay lên hạ xuống rất nhịp nhàng Nhà Vua
Trang 10sung sướng hạ lệnh cho dừng lại và nói: "Thôi, Trẫm chỉ mongsống đến 98 tuổi là hạnh phúc lắm rồi " Sau đó người sĩ phu xinnhà Vua cho phép đá tiếp và ông đã đá được 120 quả nữa Người sĩphu đó chính là Đinh Sửu, người Nam Sách - Hải Dương đỗ Thámhoa.
Đến thời nhà Nguyễn trò chơi đá cầu vẫn được duy trì, nhữngngười chơi cầu giỏi thường là dân thành thị, thuộc tầng lớp khá giả.Trải qua nhiều thế kỷ trò chơi đá cầu vẫn được tồn tại, duy trì vàphát triển rộng trên cả đất nước và nó cũng mang đăc thù của giaiđoạn lịch sử nhất định, cũng như theo từng phong tục, truyền thốngcủa từng địa phương (miền Bắc - miền Trung - miền Nam), thời kỳpháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than dưới ách
đô hộ của thực dân Pháp, những trò chơi dân gian không có điềukiện phát triển, nhưng do sự ham thích của các tầng lớp nhân dânnên trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân gian
Trong thời kỳ này những trò chơi dân gian bị thu hẹp lạinhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại như: Đua xe đạp, bóng
đá, quyền anh Thời kỳ sau khi hoà bình được lập lại (Tháng 10
-1954 đến trước 04 - 1975) Tuy được Đảng và nhà nước quan tâmtạo điều kiện, song thực tế dân tộc Việt Nam lại phải đối mặt vớicuộc chiến tranh huỷ diệt của đế quốc Mỹ Chính vì vậy mà hoạtđộng thể thao nói chung và đá cầu nói riêng vẫn chưa có điều kiện
để phát triển, ở thời kỳ này trò chơi Đá Cầu tồn tại mang tính tựphát trong các trường học là chủ yếu
Tuy nhiên trong những năm 1970 - 1974, một số giải Đá Cầucủa học sinh các trường cấp II và cấp III khu vực Hà Nội và một sốtỉnh lân cận vẫn được tổ chức Mặc dù nội dung và hình thức thiđấu còn đơn giản, song cũng thu hút được khá đông học sinh cáccấp tham gia tập luyện Đồng thời cũng để lại hình ảnh đẹp đẽ về
Trang 11môn Đá Cầu trong mỗi người tham dự.
Thời kỳ sau tháng 4 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng,đất nước được thống nhất, lịch sử Việt Nam bước sang một trangmới Lúc này phong trào thể dục thể thao được Đảng và nhà nước tađặc biệt quan tâm tạo điều kiện để phát triển và hội nhập cùng khuvực cũng như trên thế giới Trong xu thế đó, trò chơi Đá Cầu đượckhôi phục và phát triển Dần dần, nó đã có vị trí xứng đáng tronghàng ngũ các môn thể thao dân tộc của Việt Nam
Đặc biệt từ tháng 08 - 1985 Tổng cục Thể dục thể thao (Nay là
Ủy ban thể dục thể thao) cho ban hành Luật Đá Cầu Sau khi Luật
Đá Cầu ra đời thì vị trí của trò chơi Đá Cầu đã bước sang một trangmới Thời điểm quyết định nhất để chuyển đổi đó là: " Giai đoạnquan trọng nhất để chuyển trò chơi Đá Cầu thành môn thể thao ĐáCầu năm 1986 đến nay, đã tổ chức thành công 8 giải Đá Cầu; 2 lầnban hành Luật Đá Cầu; nghiên cứu và sản xuất được quả cầu đúngtiêu chuẩn, đồng thời mở rộng giao lưu với nước ngoài "
1.2 Cơ sở lý luận môn Đá Cầu
1.2.1 Sự hình thành và phát triển môn Đá Cầu
•Môn Đá Cầu trên thế giới
Nhiều ý kiến cho rằng Đá Cầu phát triển từ môn thể thao TsuChu môn thể thao này gần giống với đá banh Yêu cầu sự vận độngtoàn thân và kinh hoạt kết hợp các hoạt động, Đá Cầu trở thành mộthoạt động luyện tập quân sự thời xưa, rất nhiều vị tướng Trung Hoaxưa đã dùng môn Đá Cầu nhằm mục đích tập luyện và thư giãn choquân đội Đá Cầu trở nên phổ biến vào thời nhà Hán và Tống ( 207– 906 ) Từ thời nhà Tống ( 960 – 1278 ) môn thể thao này được đổitên thành Chien Tsu, từ này có nghĩa là “ mũi tên ” Đá Cầu phát
Trang 12triển rộng khắp trở thành hoạt động vui chơi giải trí cho mọi tầnglớp người dân Trung Quốc Năm 1933, đại hội thể thao toàn TrungHoa tại Nam Kinh đã tổ chức thi đấu Đá Cầu như một môn thể thaochính thức của quốc gia Từ 1984 cho đến nay Đá Cầu trở thànhmôn thể thao quốc gia chính thức tại Trung Quốc ( Cộng Hòa NhânDân Trung Hoa ).
Thế vận hội Olympic Berlin 1936, các vân động viên TrungQuốc đến từ Giang Tô đã biểu diễn Đá Cầu nhằm quảng bá bộ mônnày ra thế giới, người Đức và các vận động viên khác rất thích thútrước màn quảng bá, từ đó các quốc gia khác bắt đầu tập và chơimôn thể thao này
Năm 2003, Đá Cầu được đưa vào thi đấu tại Đại hội thể thaocác nước Đông Nam Á ( SEA Games ) Trong thời điểm đó, PhầnLan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romani, Serbia thành lập Liênđoàn Đá Cầu Châu Âu ( SFE – Shuttlecock Federation of Europe )tại Hungary Theo thời gian, Đá Cầu trở thành môn thể thao phổbiến trên thế giới, được nhiều nước đón nhận và yêu thích Hiện naytại các giải Vô địch Thế Giới, Trung Quốc và Việt Nam được xem
là hai quốc gia mạnh nhất trên đấu trường quốc tế, còn Hungary vàĐỨc là hai quốc gia mạnh nhất Châu Âu
Liên đoàn Đá Cầu thế giới ( ISF – International ShuttlecockFederation ) được thành lập năm 1999, và bắt đầu tổ chức Giải ĐáCầu vô địch thế giới như một sự kiện thường niên Các thành viêncủa ISF gồm có: Trung Quốc, Đài Loan, Phần Lan, Hà Lan, Đức,Pháp, Hy Lạp, Hungary, Rumani, Serbia, Việt Nam, Lào … Từ
đó, các quốc gia tiến hành tổ chức các giải đấu Đá Cầu quy mô lớn
và nhỏ khác nhau từng năm
Trang 13•Môn Đá Cầu tại Việt Nam
Quá trình tồn tại, phát triển và hoàn thiện môn Đá Cầu ở nước
ta có thể chia thành các thời kỳ sau:
+ Giai đoạn phát triển tự nhiên (khoảng từ năm 1960 về trước).+ Giai đoạn hình thành ý tưởng và tổ chức thực hiện cải tiếnnhư một trò chơi mang tính thi đấu (khoảng năm 1960 đến năm1985)
+ Giai đoạn tương đối hoàn thiện và chính thức chuyển thànhmôn thể thao thi đấu (từ năm 1986 đến nay)
Môn đá cầu đã được các cấp, các ngành, từ Trung ương đếnđịa phương quan tâm và tạo điều kiện phát triển, đồng thời nó đượcđông đảo các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia tậpluyện
Trong quá trình khôi phục và phát triển môn đá cầu của ViệtNam, chúng ta không thể không nhắc đến những người có tâmhuyết, đóng góp nhiều công sức cho việc duy trì từ một trò chơi đácầu dần trở thành môn thể thao thi đấu Đó là nhà giáo Đỗ Chỉ đãmất, nguyên là giáo viên dạy thể chất Trường Trung học cơ sở Ngô
Sỹ Liên ở thị xã Bắc Giang và ông Giáp Văn Nhang nguyên là cán
bộ của Phòng thể thao quần chúng - Sở Thể dục thể thao Hà Bắc(Cũ)
Trước xu thế phát triển của phong trào TDTT nói chung và thểthao dân tộc nói riêng, được sự quan tâm của Tổng cục Thể dục thểthao và Vụ Thể thao quần chúng - trực tiếp là Ông Lương KimChung nguyên là Vụ trưởng Vụ này cùng tập thể cán bộ của vụcùng với Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện nguyên là Giám đốc nhà xuấtbản Ngoại văn đã lên đường sang Hà Bắc (Cũ ), để gặp gỡ trao đổi
và thống nhất một số luật lệ của môn Đá Cầu (chủ yếu là đá đôi)
Trang 14với ông Đỗ Chỉ và Ông Nhang Sau nhiều lần gặp gỡ, vừa độngviên, giúp đỡ lẫn nhau vừa thống nhất một số quan điểm về luật lệcách tổ chức thi đấu môn này; có thể nói đây là một trong những cơ
sở ban đầu cho sự ra đời của Luật Đá Cầu sau này.
Cho đến ngày hôm nay, những hình ảnh khó có thể phai mờtrong tâm trí của người hâm mộ môn Đá Cầu đó là mùa hè năm
1983, Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (lúc đó ngoài 60 tuổi) dẫn đầuđoàn Đá Cầu Hà Nội tham gia thi đấu giao hữu tại Hải Phòng.Trong ngày khai mạc, ông đã được mời tham gia biểu diễn các kĩthuật cơ bản của môn Đá Cầu.Ông lần lượt thực hiện các kĩ thuậttâng cầu bằng má trong, bằng má ngoài, bằng mu bàn chân kĩ thuật
đỡ ngực, kĩ thuật đỡ đầu, kĩ thuật chuyền cầu ở các tư thế khácnhau Mỗi khi ông thực hiện các kĩ thuật khó như búng cầu, giật cầu
ở các khoảng cách khác nhau làm người xem phải xiêu lòng thánphục Đặc biệt là với kĩ thuật điêu luyện của minh, ông đã dùngphần gót chân để tâng cầu, cứu cầu, chuyền cầu mà trước đâythường gọi là Talon
Với tài nghệ điều khiển quả cầu của mình, Ông đã để lạinhững hình ảnh đẹp luôn đậm nét trong lòng người hâm mộ ĐáCầu Ông là một trong những người có nhiều công lao đóng gópcho sự phát triển của môn Đá Cầu Việt Nam
Cùng với sự khôi phục và phát triển của phong trào đá cầutrong dân gian là sự quan tâm và đầu tư của Trung ương cũng nhưcủa địa phương đã được thể hiện rất rõ trên các lĩnh vực như: Đầu
tư về sân tập luyện, các trang thiết bị phục vụ cho tổ chức thi đấunhưng điều đáng quan tâm nhất là: Tổng cục Thể dục thể thao đãcho ban hành bộ luật đầu tiên của môn Đá Cầu vào ngày 14 tháng
08 năm 1985 Mặc dù lúc này bộ luật còn đơn giản nhưng nó đãđánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử môn Đá Cầu tuy rằng trước
Trang 15đó đã có một số văn bản quy định về Luật đá cầu, nhưng mới chỉ
phù hợp cho từng địa phương mà thôi, chưa có tính thuyết phục caokhi sử dụng cho giải quốc gia)
Sau khi Luật đá cầu được ra đời năm 1986, giải đá cầu chính
thức - đầu tiên được tổ chức với tên gọi là: "Giải đá cầu báo thiếu
niên tiền phong lần thứ nhất" Giải được tổ chức tại Bắc Giang, trờ
về sau giải Đá Cầu vô địch toàn quốc được định kỳ tổ chức ở nhiềuđịa phương trên cả nước
Năm 1990, Đá Cầu chính thức được đưa vào thi đấu tại Đạihội thể dục thể thao toàn quốc lần II tại Hà Nội Từ đó, Đá Cầu có
hệ thống thi đấu 2 giải chính thức trong năm: Giải Đá Cầu vô địchquốc gia, và Giải Đá Cầu vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc
Năm 1992, Đá Cầu chính thức được đưa vào thi đấu tại Hộikhỏe Phù Đổng toàn quốc lần III tại Đà Nẵng
Năm 1999, Việt Nam ban hành luật sửa đổi và bổ sung lầnthứ nhất, đưa bộ môn đá đội 3 người vào thi đấu, tăng số lượng nộidung lên con số 7, áp dụng vào giải Vô địch toàn quốc tại Đà Nẵng
Năm 2001, tiến hành thay quả cầu 201 tại giải Vô địch quốcgia tổ chức tại Đồng Tháp, quả cầu do tác giả Lê Vạn Ngọc thiết kế
và làm ra
Năm 2003, Đá Cầu được đưa vào thi đấu Seagame tại VĩnhPhúc, Việt Nam đoạt 7/7 huy chương vàng, góp phần vào thànhcông của thể thao Việt Nam
Năm 2006, Việt Nam đưa nội dung Đồng đội nam và đồngđội nữ, tăng số lượng nội dung lên con số 9, áp dụng vào giải Vôđịch đồng đội toàn quốc
Năm 2007, luật mới ra đời áp dụng theo toàn bộ luật quốc tế,
áp dụng lần đấu tại Giải vô địch toàn quốc 2007 tại Thừa Thiên
Trang 16Năm 2009, thi đấu thử nghiệm nội dung Đồng đội đôi, tăng
số lượng nội dung lên con số 10, áp dụng vào giải Vô địch đồng độitại Bắc Giang Cùng năm đó Đá Cầu được đưa vào thi đấu chínhthức tại Đại hội thể thao Châu Á trong nhà AIG III tại Hà Nội
Năm 2013, giải Vô địch Đá Cầu thế giới lần VII do Việt Namđăng cai và tổ chức tại Đồng Tháp
Năm 2016, giải Đại hội thể thao bãi biển Châu Á, tổ chức tại
Đà Nẵng
•Môn Đá Cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình phát triển của xã hội và tạo nền tảng vữngchắc cho sự phát triển của Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh thìnhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyênnghiệp luôn được chú trọng:
Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn đào tạo vậnđộng viên thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp, tăng cườngnguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao cho công tác đào tạothành tích cao Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thiđấu các giải quốc gia, quốc tế
Trong đó đặt ra mục tiêu của ngành Thể thao Thành phố là xâydựng và phát triển nền thể thao nước nhà, chú trọng đến các nộidung thể dục, thể thao quần chúng, giáo dục thể chất trong thể thaotrường học, thể dục thể thao trong quốc phòng, góp phần nâng caosức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phải hình thành hệ thống đào tạo nhanh chóng, phát triển thểchất, đào tạo tài năng trẻ Bộ môn Đá Cầu Thành phố đã và đangphát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần quan trọng vào thành
Trang 17công chung của Thể thao Thành phố.
Vì vậy, thể dục thể thao nói chung và môn Đá Cầu Thành phốnói riêng cần tập trung thực hiện xây dựng và phát triển theo cácđịnh hướng của Đảng và nhà nước, cố gắng thực hiện mục tiêuthành tích cao, góp phần gây dựng thành tựu cho nền thể thao nướcnhà
1.2.2 Đặc điểm môn Đá Cầu
Khi Đá Cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân như :
Di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, đá cầu tấn công, chuyền cầu, cứu cầuv.v , hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích cực, mắt phải tậptrung quan sát, phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyếtđịnh khi tiếp xúc với cầu bằng kĩ thuật nào để có hiệu quả cao nhất.Khi thực hiện các kĩ thuật Đá Cầu đòi hỏi sự chính xác rất cao,
vì đế quả cầu thì nhỏ, tốc độ bay của quả cầu lại rất nhanh Do đóchỉ cần mắc sai sót là bị mất điểm Mặt khác khi Đá Cầu, ngườichơi không chỉ sử dụng đôi chân mà còn phải sử dụng cả đầu, ngực
để phối hợp một cách khéo léo khi xử lý các đường cầu khácnhau
•Kỹ thuật phát Cầu
Phát cầu là kỹ thuật quan trọng dành cho mọi vận động viên,quả phát Cầu tốt trong thi đấu có thể giành được điểm trực tiếp,hoặc ít nhất cũng có thể khiến cho đối phương gặp khó khăn và tạođiều kiện cho người phát Cầu giành được điểm gián tiếp Các bàitập thường được sử dụng trong bài tập phát cầu: Phát Cầu ngắn vàohai góc gần lưới, phát Cầu treo về phía cuối sân, phát Cầu vào chânnghịch của vận động viên đỡ Cầu, phối hợp phát Cầu giữa ngườiche Cầu và người phát
Trang 18•Kỹ thuật đỡ đùi
Là một trong những kỷ thuật cơ bản của Đá Cầu, vận độngviên sử dụng mặt trên của đùi, điều khiển những đường Cầu bayngang tầm bụng hoặc phía trước cơ thể
Trong thi đấu kỹ thuật này được thực hiện ở 3 dạng chính là:
Đỡ cầu, chuyền cầu hoặc tâng cầu cao bước 1 để tấn công
•Kỹ thuật đỡ ngực
Kỹ thuật này sử dụng phần diện tích trước ngực để khống chếnhững đường Cầu cao trên hông và dưới đầu Ngoài ra còn để chắnquả cầu của đối phương tấn công
Trong thi đấu, đỡ ngực được sử dụng theo 2 dạng: Đỡ Cầu vàchắn Cầu
•Kỹ thuật đỡ má trong
Kỹ thuật này dùng diện tích hình tam giác hợp bởi 3 đỉnh là:Ngón chân cái, mắt cá trong và gót chân để điều khiển Cầu, thực tếvận động viên hiện nay dùng Giày chuyên dụng vì vậy phần mátrong không bằng phẳng như mu bàn chân nên hiếm khi sử dụng.Trong thi đấu được dùng chủ yếu trong: Chuyền Cầu và tângCầu
•Kỹ thuật đỡ má ngoài
Trong thi đấu, ngoài thi đấu đơn còn có thi đấu đôi, thi đấu bangười Nên đòi hỏi các vận động viên phải biết phối hợp ăn ý vớinhau thông qua các chiến thuật lúc thi đấu Đồng thời mọi ngườiphải có khả năng bao quát xử lý các tình huống hết sức nhạy cảm,chính xác và thông minh thì mới đem lại kết quả tốt Vì vậy, đá cầuđòi hỏi người tập phải có kĩ thuật, chiến thuật hoàn chỉnh và phải cósức khoẻ và thể lực tốt, tức là phải có các tố chất sức nhanh, sứcmạnh, sức bền và sự khéo léo
Trong quá trình tập luyện và thi đấu, người tập không ngừng
Trang 19hình thành và cũng cố các kĩ thuật động tác, các phản xạ có điềukiện, nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hệ thần kinh trungương với các cơ quan vận động, các cơ quan nội tạng trong cơ thể
để xây dựng các kĩ năng, kĩ thuật động tác, tiến tới hình thành kĩxảo động tác Để đạt được điều này người ta phải tiến hành tậpluỵên thường xuyên, liên tục có hệ thống, khoa học và hợp lý Vớiphương châm: Luyện tập - thích ứng - phát triển Chính vì vậy, tuỳtừng đối tượng mà sử dụng khối lượng vận động một cách hợp lí,phù hợp với khả năng tiếp thu của họ
Đối với người tập, khi đã tập luyện tích cực gần tới sức chịuđựng tối đa thì nó sẽ kích thích tác dụng tới các hệ thống cơ quannhư: Hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vận động Bởi vìkhi thực hiện khối lượng vận động của bài tập, cơ quan vận độngcủa người tập phải hoạt động tích cực dẫn đến sự tiêu hao nănglượng lớn trong quá trình hoạt động Đồng thời với sự tiêu hao nănglượng này là nhu cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
Từ đó dẫn đến hàng loạt các phản ứng hoá học, sinh học xảy ratrong cơ thể người tập
Khi vận động với khối lượng càng lớn trong thời gian càng dàithì quá trình ôxi hoá các axit amin, quá trình phân huỷ các ATPnhằm cung cấp năng lượng và thải các chất cặn bã ra ngoài càngphức tạp
Luyện tập một cách khoa học sẽ giúp cho hệ hô hấp phát triển,dung tích sống tăng lên, tần số hô hấp giảm, tạo thuận lợi cho cơ thểvận động tốt trong cả thời kỳ ưa khí và yếm khí
Đối với hệ tuần hoàn, thông qua luyện tập có hệ thống và khoahọc sẽ làm cho tim thích ứng với khối lượng vận động cao, khảnăng giãn nở của các mao mạch tốt hơn, thuận lợi cho việc cung
Trang 20cấp vận chuyển năng lượng cho cơ thể hoạt động trong thời giandài, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian hồi phục sau thời gianvận động.
Trong quá trình tập luyện Đá Cầu còn giúp cho người tập rènluyện và phát triển cơ quan thị giác, bởi do đặc thù dụng cụ tập làquả cầu nhỏ, tốc độ khi bay nhanh Do đó người tập phải tập trungquan sát mới phán đoán chính xác được điểm rơi của quả cầu đểthực hiện các kĩ thuật, chiến thuật của mình
Ngoài các tác dụng nêu trên, tập luyện môn đá cầu thườngxuyên còn giúp cho người tập có được thể hình phát triển cấn đối,đặc biệt là hệ thống cơ quan vận động như: cơ, xương, khớp và dâychằng thường xuyên được tôi luyện, giúp cho người tập bước vàonhững ngày học tập và làm việc mới một cách thuận lợi hơn
1.2.3 Các nội dung cơ bản của môn Đá Cầu
Theo quyết định về luật Đá Cầu 355/QĐ-UBTDTT, nội dungthi đấu môn Đá Cầu bao gồm
* Thi đấu cá nhân: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôiphối hợp, đội ba nam, đội ba nữ
* Thi đấu đồng đội: Đồng đội nam, đồng đội nữ, đồng đội đôi
* Nhóm tuổi thi đấu: Thiếu niên ( < 15 tuổi ) Thanh niên ( >
15 tuổi )
Vận động viên ở lứa tuổi dưới có thể thi đấu ở nhóm tuổi trêndưới sự cho phép của huấn luyện viên và bác sĩ Vận động viên lứatuổi trên không được thi đấu ở lứa tuổi dưới
* Số trận đấu và số hiệp đấu: Mỗi trận đấu gồm 3 hiệp, đội nàothắng 2 hiệp là đội đó chiến thắng Mỗi vận động viên chỉ đượctham gia một trận đơn và không quá hai trận đôi trong một buổi thiđấu (không áp dụng trong thi đấu đồng đội)
Trang 211.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích môn Đá Cầu
Thành tích thể thao của vận động viên là là kết quả khi vậnđộng viên thực hiện toàn bộ năng lực của bản thân trong một mônthể thao trong một khoảng thời gia nhất định mà vận động viên theođuổi Thành tích thể thao là hiện tượng đa nhân tố vì vậy phụ thuộcvào khá nhiều nguyên nhân Một số nhân tố ảnh hưởng đến thànhtích thể thao của vận động viên
- Năng lực cá nhân của vận động viên
- Hệ thống đào tạo thể thao và điều kiện cơ sở vật chất của khuvực đào tạo
- Điều kiện gia đình và xã hội đảm bảo tốt cho mục đích pháttriển
Trong điều kiện các yếu tố vật chất và xã hội là như nhau thìyếu tố năng khiếu của vận động viên là tiền định, về mức độ đào tạovận động viên sẽ theo trình độ phát triển của vận động viên tại mỗithời kỳ Như vậy, trong các điều kiện như nhau thì việc đào tạo cóđịnh hướng sẽ thúc đẩy phát triển thêm tiền định ban đầu để tạo nên
sự tiến bộ trong quá trình tập luyện thể thao
Theo D.Harre thì thành tích thể thao cá nhân ảnh hưởng do các
tổ chức nhân cách, các tố chất thể lực, kỹ thuật phối hợp vận động,chiến thuật và các yêu cầu về cấu trúc cơ thể Mặt khác, ông đã chỉ
ra lượng vận động tập luyện và lượng vận động trong thi đấu là yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ phát triển và mức
độ ổn định của thành tích thể thao
Theo Diên Phong thì thành tích thể thao của vận động viên là
do năng lực thể thao quyết định, đây là bản lĩnh tốt nhất vốn có mà
Trang 22vận động viên đạt được trong quá trình huấn luyện và thi đấu, là sựtổng hợp về năng lực của các tố chất thể lực, năng lực về kỹ thuật –chiến thuật, năng lực về trí tuệ và tâm lý.
Ngoài các yếu tố đề cập trên còn có: động cơ trong thi đấu,khát vọng chiến thắng, đặc điểm về tâm lý vận động viên và môitrường thi đấu Một trong nhiều yếu tố thường được các tác giảtrong và ngoài nước đề cập có ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vàphát triển của vận động viên là: dinh dưỡng, xoa bóp, thư giãn, vệsinh cơ thể Trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu,dinh dưỡng cần được cung cấp đầy đủ trong và sau thi đấu để bổsung cho phần năng lượng tiêu hao khi cơ thể hoạt động Ngoài ra,
sự thay đổi của thời tiết gồm: nóng, lạnh, mưa, nắng… tùy theo đặcthù môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời cũng có nhữngảnh hưởng nhất định đến thành tích thể thao của vận đông viên
1.3 Những vấn đề về tuyển chọn vận động viên
Tuyển chọn thể thao là một quá trình cần nhiều giai đoạn trênnền tảng khả năng của vận động viên về hình thái, tâm lý, chiếnthuật thích hợp với bộ môn tham gia Tuyển chọn thể thao còn làtổng hợp các vấn đề y sinh, tâm lý, sư phạm Thể thao là một hiệntượng xã hội, vì vậy tuyển chọn vận động viên thể thao cũng phảiphù hợp với các vấn đề xã hội
Hiện nay có 2 phương pháp chính trong công tác tuyển chọn
- Phương pháp kiểm định: tuyển chọn vận động viên thông quacác giải thi đấu
- Phương pháp dự báo: Tìm ra các đặc điểm hình thái, tố chất,thể lực của vận động viên khác biệt so với người bình thường, cócác tiềm năng phù hợp với đặc điểm của môn thể thao lựa chọn.Nhiều nhà khoa học đã thể thao đã khẳng định rằng: Trong
Trang 23điều kiện các yếu tố là như nhau thì khâu tuyển chọn chiếm từ 60 –70% thành công trong việc đào tạo nhân tài thể thao, thực tế mỗinhà vô địch của một môn thể thao nào đó là hệ quả của quá trìnhchọn lọc khắc nghiệt từ hơn 7 tỷ người trên thế giới mà có Trongthực tiễn tuyển chọn và đào tạo thi đấu thể thao càng cho thấy rõtầm quan trọng của điều đó, vận động viên càng có năng khiếu nổibật thì tài năng càng được thể hiện rõ qua quá trình tập luyện Điều
đó càng chứng tỏ công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng trẻ trong thểthao đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng và cần đầu tư rất nhiềutiền bạc, thời gian và công sức
Hiện nay, Đá Cầu được xem là môn thể thao gặt hái đượcnhiều huy chương cho đất nước ở các giải đấu khu vực và thế giới.Môn Đá Cầu đang được sự quan tâm chú ý và đầu tư mạnh mẽ củangành thể thao Việt Nam Tại Thành phố Hồ Chí Minh môn Đá Cầunhận được nhiều sự ưu ái và kỳ vọng của Sở và ban ngành, đồngthời cũng đóng góp nhiều vận động viên chất lượng mang về nhữngtấm huy chương danh giá cho quốc gia Vì vậy, khâu tuyển chọnvận động viên năng khiếu là khâu cốt lõi quan trọng, nên được ápdụng khoa học kỹ thuật hiện đại kết hợp với điều kiện cơ sở vậtchất của đơn vị sẵn có để tránh lãng phí và bỏ sót các tài năng thểthao
1.3.1 Những vấn đề ảnh hưởng đến việc tuyển chọn vận động viên
Các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực thể thao gồm
- Tiêu chuẩn về thành tích
- Tiêu chuẩn về nhịp độ phát triển của thành tích
-Tiêu chuẩn về ổn định thành tích và khả năng tăng trưởng
Trang 24- Tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng của vận động viên.
1.3.2 Tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong tuyển chọn thể thao.
- Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề, là cơ sởcho sự hình thành và phát triển vận động viên Các yếu tố như: đặcđiểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo hoạt độngcác giác quan…
- Di truyền là sự tái tạo đời sau các thuộc tính sinh học của đờitrước, là sự truyền lại từ cha mẹ cho con cái những đặc điểm phẩmchất nhất định ( sức mạnh bên trong cơ thể tồn tại ở dạng tư chất vànăng lực ) đã được ghi lại trên hệ thống gen di truyền
1.3.3 Cơ sở lý luận về việc tuyển chọn vận động viên Đá Cầu Chinh.
• Yếu tố thể lực
Trong thể thao, thể lực càng tốt thì hoạt động vận động cànghoàn thiện và thành tích thi đấu càng cao Quá trình hình thành vàphát triển các tố chất thể lực luôn có quan hệ chặt chẽ đến sự hìnhthành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các cơ quantrong cơ thể
Trong môn Đá Cầu, huấn luyện thể lực đóng vai trò hết sứcquan trọng, vì đó là nền tảng để vận động viên phát huy tối đa trình
độ kỹ thuật và chiến thuật trong thi đấu Không được huấn luyện tốt
về thể lực thì vận động viên có kỹ thuật tốt cũng khó đạt thành tíchcao trong thi đấu
Ngoài ra, thể lực chuyên môn cụ thể là yếu tố sức bền tốc độ
và sức mạnh bền, khi vận động viên đảm bảo thể lực chuyên môn sẽ
có thể thực hiện các bước di chuyển thanh thoát và tốt nhất Qua đó,
Trang 25giúp vận động viên có thể tiếp cận điểm rơi của cầu sớm hơn và dễdàng điều khiển cũng như xử lý quả cầu để có thể đạt hiệu quả caonhất.
Môn Đá Cầu đòi hỏi vận động viên vận động với cường độ cao
và thể lực sung mãn nếu muốn có được thành tích cao trong thi đấu.Thể lực vận động viên biểu thị tình trạng chức năng của cơ thể, cụthể là ở các tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khảnăng phối hợp các động tác vận động
- Sức nhanh: là tố chất thể lực quan trọng giúp vận động viên
hoàn thành các hoạt động vận động trong thời gian ngắn nhất Có 3hình thức biểu hiện của sức nhanh: Thời gian tiềm phục của phảnứng vận động, tốc độ từng cử động riêng, và tần số động tác …Trong Đá Cầu, có sức nhanh, vận động viên có phản ứng kịpthời trước những đường cầu nhanh của đối thủ, có thể di chuyển kịpthời đến vị trí thích hợp để cứu cầu, điều khiển cầu và tấn công trởlại đối thủ giành điểm Phản xạ nhanh cũng là yếu tố rất quan trọng,các đường cầu nhanh và phức tạp đòi hỏi vận động viên phải cóphản xạ tốt và đưa ra các quyết định kịp thời, qua đó xử lý các tìnhhuống cầu một cách tối ưu nhất
Tóm lại: Yếu tố sức nhanh của vận động viên Đá Cầu thể hiện
ở khả năng phản xạ và di chuyển trên sân
- Sức mạnh: là khả năng vận động viên khắc phục lực đối
kháng bên ngoài hoặc đối kháng lại nó bằng nổ lực từ cơ bắp Tốchất sức mạnh được chia thành: Sức mạnh tối đa ( sức mạnh tuyệtđối ), sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ và sức manh bền Sứcmạnh còn chia làm hai loại động lực và tĩnh lực Ở các bộ phậnkhác nhau của cơ thể sẽ phát triển các tố chất sức mạnh khác nhau,sức mạnh từ lưng và bụng phát triển sớm Học sinh tiểu học phát
Trang 26triển rất nhanh về sức mạnh tốc độ, còn sức mạnh tĩnh phát triểnchậm, sức manh bộc phát sau 14 tuổi mới phát triển.
Trong Đá Cầu, có mối quan hệ với kỹ thuật và các tố chất thểlực khác như: sức nhanh, sức bền và mềm dẻo Do đó, năng lực sứcmạnh có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập và hoàn thiện kỹthuật Sức mạnh của vận động viên Đá Cầu thể hiện ở động tác vítcầu, phát cầu và xiết cầu Sức mạnh bền và sức mạnh tốc độ trong
Đá Cầu được thể hiện ở các tình huống vận động viên phải dichuyển liên tục đến vị trí cầu rơi xa vị trí đứng Vì vậy để đạt hiệuquả cao trong thi đấu vận động viên cần trang bị sức mạnh bền vàsức mạnh tốc độ tốt Bật nhảy một chân hoặc hai chân cùng lúc lênbục cao, nhảy cóc, nhảy dây với tah gánh có trọng lượng tươngthích với mục đích tập luyện để phát triển sức mạnh các nhóm cơđùi, cằng chân và bàn chân, để vít cầu, xiết cầu
Tóm lại: Yếu tố sức mạnh trong Đá Cầu là sức mạnh tốc độ vàsức mạnh bền với các bài tập: Nhảy dây, bật cao, bật xa, di chuyểnnhanh trên sân kéo dài
- Sức bền: là khả năng duy trì vận động trong thời gian dài
nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được Sức bền do nhiều nguyênnhân quyết định, đặc biệt là do tố chất và hoạt động của hệ thầnkinh trung ương Sức bền được rèn luyện không chỉ thông qua cơquan vận động, hô hấp, tuần hoàn mà còn ở tinh thần và nghị lực.Sức bền được chia làm 3 dạng sau: Sức bền trong thời gian dài ví
dụ bơi 1500m, chạy Marathon… Sức bền trong thời gian trung bình
là sức bền để vượt qua một cư ly mà vận động viên cần khoảng 2đến 11 phút Sức bền trong thời gian ngắn là sức bền để vượt quamột cư ly mà vận động viên cần khoảng 45 giây đến 2 phút
Trong Đá Cầu, sức bền tốc độ đóng vai trò rất quan trọngkhông những trong từng trận đấu mà còn trong cả giải đấu Ở
Trang 27những giải đấu lớn đôi khi một vận động viên phải thi đấu ở nhiềunội dung, càng vào các vòng đấu sau thì càng căng thẳng và quyếtliệt hơn Vì vậy, nếu huấn luyện sức bền tốt sẽ giúp vận động viênhồi phục nhanh, giữ được phong độ thi đấu tốt Để phát triển sứcbền tốc độ cần sử dụng các bài tập sau: Chạy 2000 – 5000m với tốc
độ đều, chạy lặp lại các đoạn tăng tốc 30 – 50m, thực hiện nhiều lầncác động tác vít cầu, đánh cầu, di chuyển nhanh theo chỉ đâọ củahuấn luyện viên trong 2 – 10 phút, thi đấu tập nhiều hiệp liên tục.Tóm lại: Sức bền trong môn Đá Cầu vô cùng quan trọng, sứcbền tốc độ và sức mạnh bền dược đánh giá qua các bài tập: Chạy cự
ly dài, chạy cự ly ngắn lặp lại nhiều lần, tập di chuyển nhanh trênsân thi đấu
- Mềm dẻo: là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn,
biên độ tối đa của động tác là thước đo độ mềm dẻo Có hai loạimềm dẻo là: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động, mềm dẻo tíchcực là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ
sự nổ lực của cơ bắp Mềm dẻo thụ động là khả năng thực hiệnđộng tác với biên độ lớn ở khớp nhờ tác động ngoại lực như: trọnglượng cơ thể, lực ấn ép của người tập cùng hoặc huấn luyện viên.Trong môn Đá Cầu, mềm dẻo rất cần thiết và quan trọng, nănglực mềm dẻo không được phát triển sẽ gây hạn chế và khó khăntrong quá trình thực hiện động tác thậm chí gây chấn thương Đặcthù bộ môn Đá Cầu là quét cầu, vít cầu đòi hỏi vận động viên phảithực hiện động tác ở biên độ rất lớn, nhờ sự nổ lực của khớp háng,hông, gối Vì vậy, mềm dẻo là tố chất không thể thiếu với vận độngviên Đá Cầu Người tập cần thực hiện các bài tập về: Ép hông,háng, gối, cổ chân, xoạc ngang, xoạc dọc
Tóm lại: Tố chất mềm dẻo thể hiện ở động tác Xoay các khớp
Trang 28cổ, hông, bàn chân, lăng chân trước – sau, xoạc ngang, xoạc dọc,gập thân bật nhảy….
- Khả năng phối hợp vận động ( tố chất khéo léo ): là năng
lưc hoàn thành các động tác nhanh, chính xác, linh hoạt của vậnđộng viên trong các tình huống phức tạp Tố chất này được xác địnhthông qua việc tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng nhưviệc hoàn thành, củng cố các kỹ xảo và kỹ thuật thể thao Muốnphát triển năng lực phối hợp vận động, phải thông qua sự tập luyệntích cực, cần cho vận động viên thực hiện các bài tập được sử dụnglàm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động TheoNguyễn Toán – Phạm Danh Tốn khả năng phối hợp vận động đượcchia thành bảy loại sau: Năng lực liên kết, năng lực định hướng,năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, nănglực phân biệt vận động và năng lực thích ứng
Trong môn Đá Cầu, các vận động viên phải sử dụng tất cả các
kỹ thuật để xử lý và ứng phó với các tình huống xảy ra Tuy nhiên
để mang lại hiệu quả thì vận động viên phải có khả nằng điều chỉnhkhoảng cách và cách thức để các kỹ thuật không bị thừa – thiếu màphải tiếp xúc mục tiêu đúng thời điểm Tất cả các khả năng đó phảiđược rèn luyện và phát triển trong quá trình đào tạo Quá trình đượctập luyện thường xuyên mới nâng cao được năng lực xử lý thông tincủa người tập Trong thi đấu thì vận động viên cần phát huy tối đakhả năng phối hợp vận động nhiều mặt
Tóm lại: Năng lực phối hợp vận động được thể hiện qua: Phốihợp các kỹ thuật nhuần nhuyễn, và phối hợp giữa di chuyển và thựchiện động tác
• Yếu tố kỹ thuật
- Về kỹ thuật là nền tảng của chiến thuật, cùng sự quyết định
Trang 29phương án chiến thuật trong thi đấu và phát huy trình độ chiến thuật
có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo nền tảng để vận động viênbước lên đỉnh cao
Trong việc thực hiện động tác Đá Cầu đòi hỏi sự phối hợp củanhiều động tác trong các tình huống thay đổi, do sự tác động qua lạicủa đối thủ cũng như các điều kiện khác Vì vậy, trong thực tế kỹthuật Đá Cầu phải luôn đổi mới và hoàn thiện, trước mắt kỹ thuậttrong môn Đá Cầu rất nhiều, các vận động viên có lối đá khác nhaunên yêu cầu về chất lượng kỹ thuật động tác cũng khác nhau
- Về chất lượng: Tính hợp lý và tính ổn định của kỹ thuật làtiêu chí đánh giá
+ Tính hợp lý: dựa vào tính thực dụng và hiệu quả thì môn ĐáCầu chủ yếu sử dụng các kỹ thuật nhằm đưa cầu sang sân đối thủtrong khoảng sân quy định của luật Như vậy đặc điểm của đánh giá
về kỹ thuật là kiểm tra tính thực dụng và tính hiệu quả của kỹ thuậtđộng tác
+ Tính ổn định: chú ý đến số lần vận dụng kỹ thuật sở trường
và khả năng vận dụng kỹ thuật khi tình huống thay đổi, điều kiện vàngoại cảnh trong trường hợp gặp đối thủ mạnh, khi mệt mỏi và khitâm lý biến đổi Khi đánh giá chất lượng kỹ thuật phải đảm bảo tínhthống nhất tương đối và điều kiện theo dõi quan sát về thể lực, tâm
lý, kỹ thuật … cũng như tăng thêm đối tượng để có đầy đủ điềukiện so sánh đối chiếu
• Yếu tố chiến thuật
Kỹ thuật và chiến thuật là hai yếu tố không thể tách rời nhau,không thể thực hiện tốt chiến thuật mag không có kỹ thuật tốt Kỹthuật là nền tảng của chiến thuật, có kỹ thuật tốt giúp vận động viên
Trang 30có thể thực hiện tốt chiến thuật đã đề ra.
Trong thi đấu có nhiều hình thức thực hiện chiến thuật, songchủ yếu là dựa vào sự đều đặn của đội hình, và nội dung thi đấu.Mỗi nội dung thi đấu khác nhau sẽ có các bài chiến thuật khác nhauphù hợp với nội dung đó Trong đó cần chú ý đến các yếu tố ảnhhưởng và quyết định đến chiến thắng khác như: Trình độ kỹ thuật,thể lực, trạng thái tâm lý thi đấu…
Vận dụng chiến thuật trên cơ sở phát huy ưu điểm, hạn chếkhuyết điểm của mình, khác thác điểm yếu và đồng thời hạn chếđiểm mạnh của đối phương Tấn công làm chủ đạo và phòng thủtích cực để giành chiến thắng trong từng trận đấu Trong mỗi hiệpđấu của từng trận đấu vận động viên phải linh hoạt vận dụng vàsáng tạo vận dụng các kỹ thuật phù hợp, biến hóa tạo nên khó khăncho đối thủ để giành chiến thắng
• Yếu tố tâm lý
Khoa học thể thao hiện đại cũng như thực tế thi đấu ngày nay
đã chứng minh, các vận động viên đã có sự đồng đều về thể lực, kỹthuật chênh lệch ở đây là không nhiều Vì vậy, yếu tố tâm lý trởthành yếu tố quyết định thắng thua
Đá Cầu là môn thể thao đối kháng, các tình huống diễn biếnnhanh và phức tạp, đòi hỏi vận động viên phải có ý chí thi đấu rấtcao vì kết quả thi đấu thường gắn liền với quá trình diễn biến tâm lýcủa vận động viên Tâm lý tốt sẽ giúp vận động viên có khả năngphản xạ nhanh trước các tình huống tấn công của đối phương, cũngnhư đưa ra các quyết định tấn công nhanh và chính xác để chiếmlấy ưu thế
Trang 311.4 Đặc điểm phát triển thể lực và hình thái của học sinh tiểu học.
Học sinh giai đoạn 8 – 10 tuổi là giai đoạn bắt đầu độ tuổi dậythì, các em sẽ có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và nhận thứccủa các em Các biến đổi, ý thức với người lớn hơn đối với các bancùng tuổi trong cùng môi trường học tập và tập luyện Các yếu tốtrưởng thành dần xuất hiện nhiều hơn
Đây là đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này, các dấu hiệucủa tuổi dậy thì xuất hiện ở các học sinh nữ và ở các học sinh nam
sẽ chậm hơn 2 năm Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy họcsinh có thời gian dậy thì dài thì thành tích thể thao đặc biệt tốt hơn
• Đặc điểm phát triển nhân cách và ý thức
- Các em cố gắng theo đuổi thành công cũng như cách sốngcủa thần tượng mình hoặc người lớn hơn mà bé ngưỡng mộ Hìnhmẫu thần tượng đó càng tốt giúp các em thành công và phát triền tốtvề: sức mạnh, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó để vươn đến thànhcông
- Sự phát triển về ý thức thường diễn ra chậm hơn, sự tự ý thứcbắt đầu hình thành khi các em chú ý đến nhận xét của người lớnhơn về mình, các em dần dần độc lập phân tích đánh giá nhân cáchcủa mình nhiều hơn
- Sự hứng thú tập luyện của các em cũng bắt đầu mãnh liệt hơn
về cả chiều rộng lẫn chiều sâu Quan tâm nhiều đến kết quả, bảnchất và ý nghĩa của hoạt động đó với bản thân mình, thể hiện rõ ởviệc tích cực luyện tập hơn
- Ở độ tuổi này nhân cách các em dần dần phát triển mạnh mẽhơn, ý thức dần phát triển rõ ràng hơn trước đây, các mối quan hệtrong xã hội cũng dần dần hình thành Hoạt động chính của các em
Trang 32ở giai đoạn này là học tập và tập luyện, các biện pháp tâm lý đượcđan xen đưa vào quá trình học tập của các em Cần hạn chế tạogánh nặng về tâm lý đến các em trong lĩnh vực học tập cũng nhưcác lĩnh vực khác.
• Đặc điểm sinh lý
- Về hệ xương: Giai đoạn này xương bắt đầu phát triển, cứngcáp hơn trước đây, độ cong của xương sống được hình thành nênkhả năng vận động là chính xác và nhạy bén Tuy nhiên xương ởcác ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm
- Về hệ cơ: chưa phát triển hết, chứa nhiều nước, nhanh mệt,chưa có khả năng làm việc lâu Ở cuối giai đoạn này khối lượng cơ
và lực cơ phát triển mạnh ở bé trai
- Về chiều cao: có bước phát triển nhảy vọt, xương tay chândài ra khá nhanh
- Về hoạt động tim mạch: có phát triển những chưa cân đối,thể tích tim tăng và tim hoạt động mạnh mẽ hơn, nhưng kích thướcmạch máu lại chậm phát triển Vì vậy, một số rối loạn tạm thời về
hệ tuần hoàn, huyết áp tăng, tim đập nhanh dễ nhức đầu mệt mỏikhi hoạt động lâu
- Về cơ quan sinh dục: bắt đầu phát triển mạnh, nội tiết tố tăngmạnh bắt đầu thời kỳ dậy thì
1.5 Những công trình nghiên cứu liên quan
Qua các cơ sở trên có thể thấy được tầm quan trọng trong côngtác tuyển chọn và đào tạo vận động viên Đến nay có nhiều côngtrình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về việc xây dựngnội dung và tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên đá cầu các cấp,lứa tuổi khác nhau và được tuyên bố rộng rãi:
Về tuyển chọn có tác phẩm của: Bùi Quang Hải, Nguyễn Danh
Trang 33Hoàng Việt, Nguyễn Kim Xuân [10], Phạm Xuân Ngà [4], NguyễnNgọc Cừ [20]…
Lê Nguyệt Nga và cộng sự (2016) với “Giáo trình khoa họctuyển chọn tài năng thể thao” Các tác giả đã trình bày khá nhiềuphương pháp tuyển chọn theo kinh nghiệm, theo tiêu chuẩn môhình và khoa học Đồng thời các tác giả cũng sử dụng các tiêu chí
về thể lực – kỷ thuật, chiến thuật, hình thái, tâm lý chức năng tuyểnchọn vận động viên ở một số môn thể thao
Bùi Quang Hải (2009) với “Giáo trình khoa học tuyển chọn tàinăng thể thao” Trong giáo trình này tác giả thể hiện rất cụ thể cácvấn đề về cơ sở khoa học tuyển chọn, các phương pháp tuyển chọn,các yêu cầu khi tuyển chọn, hệ thống và ý nghĩa của các chỉ tiêutuyển chọn Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp rất nhiều chỉ tiêu đượcdùng trong tuyển chọn ở nhiều môn khác nhau
Về môn Đá Cầu có các tác giả: Nguyễn Văn Anh, Nguyễn ThếLưỡng [1], Ngô Minh Viên, Nguyễn Ngọc Việt [2]…
Các công trình nghiên cứu Đá Cầu như:
- Xây dựng chương trình môn Đá Cầu giờ ngoại khóa cho họcsinh khối 6-7 tại trường THCS Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên,tỉnh Bình Dương của ThS Trần Phụng Hoàng Phi (2014)
- Nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật cơ bản của môn Đá Cầucủa TS Đặng Ngọc Quang (2007)
- Nghiên cứu sự phát triển thể lực và kỹ thuật của vận độngviên đội tuyển Đá Cầu nam Trường Trung học phổ thông HoàngDiệu, tỉnh Sóc Trăng sau 1 năm tập luyện, luận văn thạc sĩ khoa họcgiáo dục, trường Đại hoc Sư Phạm Thể dục thể thao Thành phố HồChí Minh Tác giả xác định được 6 tiêu chí về thể lực và 6 tiêu chí
về kỹ thuật dùng để đánh giá thể lực, kỹ thuật của nam vận động
Trang 34viên đội tuyển Đá Cầu trường Hoàng Diệu tỉnh Sóc Trăng NguyễnMinh Giang (2016).
Tóm tắt chương
Hiện nay, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận độngviên các lứa tuổi còn trong độ tuổi đến trường đang được các nhàkhoa học và huấn luyện trong và ngoài nước rất quan tâm Đã cókhá nhiều các luận văn và luận án nghiên cứu về xây dựng tiêuchuẩn tuyển chọn vận động viên ở các môn khác, nhưng việc xâydựng tiêu chuẩn tuyển chọn từ lứa tuổi Tiểu học thì khá hiếm hoi.Đối với môn Đá Cầu là một môn khó thì vẫn chưa có công trình nàoxây dựng được các tiêu chuẩn một cách khoa học cho vận độngviên 8 – 10 tuổi vì đặc thù các vận động viên còn ở đội tuổi nhỏ
Từ các cơ sở lý luận trên có thể khẳng định, việc xây dựng cáctiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8 – 10 là vôcùng cấp thiết, cần phải tiến hành một cách khoa học toàn diện trênnhiều yếu tố: y sinh học, kỹ - chiến thuật, thể lực
Theo điều kiện và phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ nghiêncứu một số tiêu chuẩn tuyển chọn thường dùng đối với việc tuyểnchọn vận động viên Đá Cầu lứa tuổi 8 – 10 tạo Trường Tiểu họcNguyễn Huệ - Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh trên 5 yếu tố: hìnhthái, thể lực, kỹ thuật và chức năng
Trang 35CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề của đề tài, tôi áp dụng các phươngpháp sau
2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Phương pháp tham khảo tài liệu là phương pháp thu thập thôngtin qua hình thức đọc sách báo, tài liệu từ các nguồn sách giáo khoa,tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo… Các tài liệu, số liệu đãđược nghiên cứu và công bố từ các bài báo trong tạp chí khoa học,tập san, báo cáo chuyên đề khoa học
Thu thập các số liệu thống kê và các tài liệu văn kiện, lưu trữ,
hồ sơ, văn bản về luật, chính sách… và các văn bản có liên quanđến đề tài cũng được thu nhập, và được xử lý để làm luận cứ khoahọc chứng minh cho các vấn đề khoa học Các thông tin được thamkhảo nhằm mục đích tìm chọn các khái niệm và tư tưởng cơ bản là
cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán vềnhững thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những môhình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu
Phương pháp này để tổng hợp kiến thức, tìm hiểu xu thế, thựctrạng cùng động thái của vấn đề rút ra các luận cứ khoa học về đặcđiểm môn cầu Trinh, các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích và cácvấn đề liên quan đến tuyển chọn vận động viên đá cầu Trinh lứatuổi Tiểu học tại trường Tiểu học Nguyễn Huệ - Quận 1 – Thànhphố Hồ Chí Minh Phương pháp này giúp xây dựng cơ sở lý luậncho đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các nộidung tuyển chọn vận động viên Đá Cầu và bàn luận về kết quảnghiên cứu
Trang 36Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm các tài liệu tiếng Việt, cáctài liệu tiếng Anh… được ban hành bởi nhà xuất bản, tạp chí khoahọc thể dục thể thao, các hội nghị khoa học uy tín trong và ngoàinước Các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu, các báo cáokhoa học của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến côngtác tuyển chọn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên ĐáCầu và các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn gồm 18 huấn luyện viên, 15 trọng tài, 7giáo viên tại Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề mà đề tàiquan tâm Tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu qua đó lựa chọn cáctest tuyển chọn vận động viên Đá Cầu Trinh 8-10 tuổi ( Phụ lục 1 )
2.1.3 Phương pháp nhân trắc học
Nhân trắc học là phương pháp sử dụng các dụng cụ đo người
để đo đạc các thông số cần thiết trên cơ thể người nhằm đánh giámức độ phát triển thể chất và trạng thái sức khỏe của người thamgia tập luyện thể dục thể thao
Phương pháp nhân trắc học hay còn gọi là phương pháp hìnhthái học Hình thái học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu
về sự xuất hiện, tiến hóa thể lực của con người và nhân chủng học
Trang 37Hình thái học thể dục thể thao nghiên cứu về quy luật biến đổi hìnhthái, chức năng xuất hiện ở cơ thể do ảnh hưởng của việc tập luyệnthể dục thể thao Có nhiều chỉ số để xác định sự phát triển hình tháicủa cơ thể nhưng đòi hỏi phải có phương tiện chuyên biệt và nộidung tiến hành phức tạp.
Phương pháp nhân trắc cho phép thu nhận những thông sốhình thể một các khách quan và bổ sung cho phương pháp quan sát.Các thông số thường dùng là: chiều cao đứng ngồi; trọng lượng cơthể; khoảng cách - độ rộng vai ; chu vi cổ; vòng ngực hít vào và thở
ra, vòng cánh tay, vòng đùi, vòng cẳng chân; độ dài tử chi, các bộphận riêng biệt; đo độ dày lớp mỡ dưới da xác định trọng lượng tíchcực của cơ thể
• Trang thiết bị cần thiết
Trang thiết bị nghiên cứu: thước dây, cân y học
Thước dây: Là thước dùng để xác định chiều cao và các kíchthước dài của cơ thể
Cân y học: với độ chính xác 100 gram, thường dùng loại cân
có mặt đồng hồ hiển thị số bằng kim loại Để đảm bảo độ chính xáccủa cân cần kiểm tra thường xuyên
• Các chỉ số và cách thực hiện kiểm tra
- Chiều cao đứng ( cm ) là khoảng các theo phương thẳngđứng từ mặt sàn để đứng đến đỉnh đầu
Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng sát vào tường ở tư thếnghiêm duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu
ở tư thế sao cho ống tai ngoài và đuôi måt nằm trên đường thẳngsong song với mặt đất, đảm bảo hai vai, hai mông va hai gót chânchạm vào tường Dùng thanh ngang chạm vào đỉnh đầu và đối chiếuvới thưóc sau đó đọc kết quả
Trang 38- Chiều cao ngồi ( cm ): là khoảng cách theo phương thẳngđứng từ mặt sàn để ngồi đến đỉnh đầu.
Cách thức kiểm tra: ngồi thẳng, dựa sát tường Đo lấy chiềudài từ nền đến đỉnh đầu, đọc kết quả
- Cân nặng: là khối lượng của cơ thếCách thức kiểm tra: cho đối tượng đứng yên trên cân y học,đọc kết quả
- Rộng bàn chân ( cm ): là khoảng cách rộng nhất của bànchân
Cách thức kiểm tra: cho đối tượng đo ngồi trên ghế thả lỏngmột cách thoải mái, sau đó lấy thước đo ( thước dây ) đo vòng quabàn chân, chọn nơi rộng nhất lấy kích thước, đọc kết quả
- Dài bàn chân ( cm ) là khoảng cách dài nhất được tính từ đầubàn chân đến cuối bàn chân
Cách thức kiểm tra: cho đối tượng đo ngồi xuống ghế hoặcđứng thẳng Sau đó dùng thước đo chiều dài của bàn chân bằngkhoảng cách xa nhất từ đầu bàn chân đến cuối bàn chân, đọc kếtquả
• Một sở dữ liệu khác
+ Vòng đùi ( cm ): vòng đùi được đo bằng cách lấy thước dây
đo vòng quanh đùi chỗ lớn nhất ( dưới lằn mông )
+ Vòng cổ chân ( cm ): được đo bằng cách lấy thước dây đoquanh cổ chân theo kích thước nhỏ nhất của cổ chân
• Một số chỉ số được sử dụng trong đánh giá hình thái và thể lực hình thái và thể lực
Bảng 2.1 Các chỉ số được sử dụng trong đánh giá hình thái và thể lực.
a Chỉ số thân (Chiều cao ngồi / Chiềucao đứng ) x 100 < 50,9 thân ngắn
51 - 52,9 thân trung bình
Trang 39> 53 thân dài
b Chỉ số
Quetelet Cân nặng / Chiều cao
3,9 - 5,4 Béo 3,6 - 3,9 trung bình 2,9 - 3,5 gầy 2,0 - 2,9 rất gầy
c Chỉ số Pignet Chiều cao - ( Cân nặng+Vòng ngực )
19 - 29 trung bình 29,1 - 39 yếu 39,1 - > 49 rất yếu
e Chỉ số ngực
Cách 1: Đường kính trước sau - Đường kính ngang
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp kiểm tra sư phạm được thực hiện nhằm kiểm tracác khách thể nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu như kiểm tra các tốchất hình thái, chức năng, năng lực chuyên môn, kỹ thuật từ đó xác
Trang 40định tính chính xác của các chỉ tiêu để ứng dụng trong quá trìnhtuyển chọn và dự báo thành tích của vận động viên.
Phương pháp kiểm tra sư phạm được tiến hành thực nghiệmtrên 16 vận động viên nam – nữ môn Đá Cầu Trinh
•Về thể lực
- Nội dung: Chạy 30m xuất phát cao ( giây )
+ Mục đích: Đánh giá sức nhanh của vận động viên
+ Trang thiết bị: Đường chạy 30m , đồng hồ bấm giờ, sổ taychi chép
+ Cách thức kiểm tra: Đối tượng kiểm tra đứng sau vạch xuấtphát, khi có hiệu lệnh xuất phát thi tăng tốc vượt qua vạch xuất phátchạy về đích Khi vận động viên chạm vạch đích thì người bấm giờnhanh chóng bấm dừng đồng hồ Kiểm tra 3 lần lấy thành tích tốtnhất
- Nội dung: Chạy 400m ( giây )
+ Mục đích: đánh giá sức bền của vận động viên
+ Trang thiết bị : đường chạy 400m, đồng hồ bấm giờ, sổ tayghi chép
+ Cách thức kiểm tra: Tương tự như chạy 30m Thực hiệnchạy 1 lần 400m
- Nội dung: Bật xa tại chỗ ( cm )
+ Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát của vận động viên.+ Trang thiết bị: thước đo, sổ tay ghi chép
+ Cách thức kiểm tra: Đối tượng đứng sát vạch nhảy Khi đãsẵn sàng thì dùng hết sức bật về phía trước Thành tích được tính từvạch nhảy đến gót chân dưới Kiểm tra 3 lần và lấy kết quả caonhất
- Nội dung: Dẻo gập thân ( cm )
+ Mục đích: đánh giá độ dẻo của vận động viên