1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật của vận động viên nam u17 đội tuyển bóng đá thành phố hồ chí minh

91 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Vì thế mục tiêu ngành thể dục thể thao nước ta đã xác định “phát triển thể thao thành tích cao” là một trong 3 nhiệm vụ chiến lược xuyênsuốt của ngành mà trước tiên phải từng bước hoàn t

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, con người vừa là mục tiêu giáo dục vừa là động lực pháttriển kinh tế xã hội vì giáo dục đã trở thành động lực chủ yếu của sự pháttriển Đánh giá được tầm quan trọng của công tác huấn luyện thể thao, ngày 1tháng 12 năm 2011 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã

ra Nghị Quyết 08 NQ/TW với mục tiêu Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức,đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăngcường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảngphát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2020,phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; cáctrường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thểdục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thểthao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm cácđiều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớncủa Châu Á và thế giới

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa, xãhội Thể thao Việt Nam cũng có những bước tiến khởi sắc rất đáng khích lệ.Trước tiên phải kể đến thể thao thành tích cao, một bộ phận cấu thành của thểthao Việt Nam, với việc lãnh đạo ngành TDTT đã lập ra đội tuyển ở các môn

để tham gia thi đấu, giao hữu ở các giải quốc tế, tham gia đều đặn và đạt đượcnhững thành tích đáng kể ở các kỳ Olympic, Sea Games Thành tích của đoànthể thao Việt Nam tại các đại hội thể thao Đông Nam Á đã tuần tự tăng lên

mà đỉnh cao là ngôi đầu trên bảng xếp hạng toàn đoàn với 158 HCV tại SEAGames 22 mà Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức năm 2003 Bêncạnh đó, thể thao quần chúng được mở rộng trong các đối tượng và địa bànvới nhiều hình thức phong phú, thể thao trường học được chú trọng hơn, cơ sở

Trang 2

vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác TDTT ở một số địa phương và ngànhbước đầu được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, công tác tổ chức quản

lý ngành được tăng cường một bước quan trọng, cùng với những tấm huychương đạt được trong các cuộc thi đấu ở khu vực và quốc tế thể thao ViệtNam đã khẳng định với toàn thế giới về tiềm năng rất to lớn của mình, gópphần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của TDTT trong giao lưuquốc tế và một vài môn nhanh chóng hòa nhập với trình độ thể thao khu vực,Châu Á và thế giới Đạt được những tiến bộ đó là nhờ sự quan tâm của Nhànước, đoàn thể, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận độngviên, và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong việc thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng Tuy nhiên, khách quan mà nói nền TDTT củanước ta còn ở trình độ thấp, thành tích các môn thể thao còn thua kém xa sovới nhiều nước trong khu vực và thế giới, lực lượng vận động viên trẻ kế cậncòn rất mỏng Vì thế mục tiêu ngành thể dục thể thao nước ta đã xác định

“phát triển thể thao thành tích cao” là một trong 3 nhiệm vụ chiến lược xuyênsuốt của ngành mà trước tiên phải từng bước hoàn thiện hệ thống tuyển chọn

và đào tạo tài năng thể thao, xuất phát từ việc tuyển chọn, đào tạo vận độngviên trẻ và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu

Thể thao luôn hướng tới những mục tiêu nhanh hơn, cao hơn, mạnhhơn như khẩu hiệu của phong trào Olympic quốc tế và chúng ta cũng khôngthể đứng ngoài dòng chảy liên tục đó Những kết quả đã đạt được chưa phải làmục tiêu cuối cùng trong kế hoạch phát triển của thể thao Việt Nam và nócũng đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết Khi mục tiêu của chúng takhông chỉ bó hẹp ở các đại hội thể thao trong khu vực mà đã vươn lên tầmchâu lục và thế giới, đồng nghĩa với việc tăng cường tính chuyên nghiệp trongđào tạo, tập huấn VĐV, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đánhgiá đúng trình độ tập luyện của lực lượng hậu bị cho bóng đá là điều kiện tiên

Trang 3

quyết trên con đường đưa bóng đá Việt Nam hòa nhập đấu trường quốc tế.Thật vậy, trong quy trình huấn luyện vận động viên, việc kiểm tra, đánh giáđúng, kịp thời, thường xuyên trình độ thể lực và kỹ thuật là một khâu quantrọng, nó xem như là một quá trình điều khiển Quá trình này không thể thànhcông nếu không có nhận được những thông tin “ngược” phản ánh hiệu quảđiều khiển

Hiện nay, bóng đá Việt Nam cũng đang đứng trước một thực tế là thiếu

sự chuẩn hóa trong công tác đánh giá Mặt khác, nhờ có những thông tinchính xác về sự phát triển thể lực và kỹ thuật của VĐV mà giúp cho các huấnluyện viên có những điều chỉnh trong kế hoạch, giáo án, lượng vận độngtrong công tác huấn luyện nhằm mang lại hiệu quả tối ưu, qua đó dự báo đượctiềm năng và sự phát triển của vận động viên trong tương lai

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bóng đá là môn thể thao phát triển rấtmạnh và thu hút được nhiều đối tượng tham gia tập với điều kiện sân bãi, cơ

sở vật chất hiện đại, đầy đủ Đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, giảng viên giàukinh nghiệm cũng như chuyên môn dẫn dắt đào tạo

Tuy nhiên, bóng đá thành phố Hố Chí Minh trong những năm gần đâyđang có dấu hiệu đi xuống Hiện tại không còn câu lạc bộ nào tham gia thiđấu giải vô địch Quốc Gia Các đội hạng nhất hay hạng nhì còn hạn chế vềmặt chuyên môn Lưc lượng vận động viên còn yếu về thể lực,kỹ thuật,chiếnthuật,… Khâu đào tạo trẻ còn nhiều bất cập, công tác tuyển chọn còn sơ sàithiếu đồng bộ không thống nhất giữa các tuyến với nhau

Là cán bộ quản lý trung tâm thể dục thể thao Thống Nhất cũng nhưchịu trách nhiêm chuyên môn bộ môn bóng đá để từng bước cải tiến và nângcao trình độ thể lực chuyên môn và hoàn thiện kỹ thuật cơ bản cho vận độngviên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh tôi mạnh dạn nghiêncứu đề tài:

Trang 4

“Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh”.

Mục đích nghiên cứu:

Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật, xây dựngtiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật cho vận động viên namU17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh Qua đó đánh giá sự phát triển

về thể lực chuyên môn và kỹ thuật cho vận động viên nam U17 đội tuyểnbóng đá thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện Kết quả nghiên cứu

có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, thành tích thi đấu củađội tuyển bóng đá nam U17 và làm tài liệu tham khảo cho các huấn luyệnviên, chuyên gia bóng đá, các nhà chuyên môn

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Xác định hệ thống các test đánh giá thể lực chuyên môn

và kỹ thuật của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ ChíMinh

+ Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật của các tác giả trong nước và ngoài nước.

+ Phỏng vấn các huấn luyện viên, các chuyên gia và các nhà chuyên môn.

+ Kiểm định độ tin cậy của các test được chọn.

Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật

của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh sau 1năm tập luyện

+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn và kỹ thuật của vận động

viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5

+ Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật của vận động

viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập

luyện.

Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ

thuật của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ ChíMinh

+ Lập thang điểm đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xếp loại trình độ thể lực chuyên môn và kỹ thuật cho các VĐV nam bóng đá đội tuyển TPHCM thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện

+ Xây dựng bảng phân loại đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật

của vận động viên nam U17 đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể thao.

Thể dục thể thao (hay gọi là văn hóa thể chất) có ý nghĩa to lớn trongviệc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất cho conngười, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhânlực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnhnhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh”

Đường lối, quan điểm của Đảng về công tác TDTT, được hình thànhngay từ những năm đầu của cách mạng nước ta, đã từng bước được bổ sung,hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng vàluôn luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển của nền TDTT nước nhà

Trong chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm

2010, Ban bí thư Trung ương Đảng xác định “Đẩy mạnh hoạt động TDTTnâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam Phát triển phong tràoTDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũVĐV thành tích cao… Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, tiến tới đảmbảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dụcđúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; Xem đây là mộttiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia Tăng đầu tư của Nhà nước choviệc phát triển TDTT ở trường học, ở nông thôn và miền núi…” [4]

Đảng và chính phủ luôn luôn coi trọng đến việc giáo dục con người mộtcách toàn diện, trong đó có 5 phẩm chất: Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và laođộng Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hòa xã hội, một di sản quýgiá của loài người Giáo dục thể chất tồn tại và phát triển theo các bước tiến của

Trang 7

xã hội Nó không bao giờ mất đi mà ngược lại nó ngày càng phát triển.

Đảng ta luôn khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT trong chínhsách kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo rasức mạnh và động lực phát triển đất nước

Phạm vi công tác TDTT rất rộng, bởi đối tượng tác động của TDTT làcon người, thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước

Người cán bộ làm công tác TDTT cần nắm vững đường lối, quan điểmTDTT của Đảng để:

- Tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT, công tác tuyên truyền,giáo dục, vận động và tổ chức, động viên mọi lực lượng xã hội tham gia hoạtđộng TDTT

- Khai thác và phát huy những giá trị nhân dân của TDTT để nâng caosức khoẻ, thể lực, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, đặc biệt

là thế hệ trẻ Việt Nam

- Kết hợp công tác phát triển TDTT với việc xây dựng con ngườiViệt Nam, góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh kế, chính trị, vănhoá – xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng nhằm phát triển bền vững đấtnước và bảo vệ tổ quốc

Công tác TDTT có hiệu quả tích cực trong việc nâng cao sức khỏe củanhân dân, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng lốisống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội

Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định hướng cơbản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội … các mối quan hệ nội tại của TDTT Vì vậy

đó chính là các cơ sở để lựa chọn, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp

để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trong một thời

kỳ tương đối dài

Trang 8

Giáo dục toàn diện là mục tiêu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21 Bàn về địnhhướng công tác GD-ĐT, khoa học công nghệ trong những năm tới, Nghị quyếtTrung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ Giáo dục– Đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu”.

“ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh phải có con người phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về mặt trìtuệ, đạo đức mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội,của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có Giáo dục – Đào tạo, Y tế

và TDTT”

Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứVIII, IX, X và XI của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủtrương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới

Quan điểm 1: Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặtquan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nângcao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, gópphần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế- xã hội,

an ninh và quốc phòng của đất nước

Quan điểm 2: Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoahọc và nhân dân

Quan điểm 3: Kết hợp Phát triển phong trào TDTT quần chúng với xâydựng lực lượng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao làphương châm quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúnghướng

Quan điểm 4: Thực hiện xã hội hóa tổ chức, quản lý TDTT, kết hợpchặt chẽ sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức xã hội

Trang 9

Quan điểm 5: Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng cácquan hệ quốc tế về TDTT.

Sau Đại hội XI vừa thành công tốt đẹp, Ban Bí thư giao cho Ban Tuyêngiáo Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch dự thảo để ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đếnnăm 2020”

Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, khẳng định vị trí,vai trò của thể dục thể thao trong việc chuẩn bị bồi dưỡng nguồn nhân lực,phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Đồng thời, cũng khẳng địnhtrách nhiệm của ngành thể dục thể thao phải làm sao cho công tác thể dục thểthao phát triển mạnh mẽ, nâng cao sức khỏe nhân dân, xây dựng lối sống lànhmạnh…

"Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triểncủa đất nước Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao;đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao."

Thể dục thể thao là một trong những mặt cơ bản của giáo dục Sự kết hợptrí dục và thể dục với lao động sản xuất không chỉ là một trong những phươngtiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để đào tạo ranhững con người phát triển toàn diện

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ HIỆN ĐẠI 1.2.1 Đặc điểm môn bóng đá

Bóng đá là môn thể thao mang tính chiến đấu và tính đối kháng quyếtliệt Trong thi đấu hai đội đều tranh giành quyết liệt, làm sao đưa bóng vàocầu môn đối phương, đồng thời cũng tranh cướp quyết liệt, giành giật quảbóng, không cho đối phương đá bóng vào cầu môn của mình

Trang 10

Kỹ thuật bóng đá đa dạng, chiến thuật rất phức tạp nên việc nắm vững

kỹ - chiến thuật là một việc khó và phải qua một quá trình khổ luyện lâu dài

Thi đấu bóng đá thời gian kéo dài (90 phút) sân bãi rộng lớn và tiêu haothể lực rất lớn Một trận thi đấu bóng đá quyết liệt, một cầu thủ có thể chạymột cự ly 6 - 10 km, thực hiện trên 100 động tác kỹ thuật có bóng và không

có bóng Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể là rất lớn, một trận thi đấu căngthẳng quyết liệt năng lượng tiêu hao hơn 2000kg calo và trọng lượng cơ thể

có thể giảm từ 3 – 5 kg [26, tr.4]

1.2.2 Xu hướng phát triển bóng đá hiện đại.

Sự phát triển của bóng đá luôn gắn chặt với việc giải quyết mâu thuẩngiữa hai phương diện tấn công và phòng thủ với mục đích cuối cùng là bảo vệ

an toàn cầu môn của đội mình, đồng thời đưa được bóng vào lưới cầu môncủa đối phương để giành thắng lợi dù chỉ là một bàn thắng cho một trận đấu là

đủ Chính các biện pháp giải quyết mâu thuẩn này đã thôi thúc nhiều chuyêngia, nhiều huấn luyện viên các nước không ngừng nghiên cứu, cải tiến lối đá,cải tiến đấu pháp thực hành chiến thuật ở từng trận đấu trước mỗi đấu thủkhác nhau… điều đó đã tạo nên động lực thúc đẩy trình độ bóng đá tiến lên vàngày càng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn không ngừng của người ham mộ trênkhắp hành tinh đối với môn bóng đá, môn thể thao được mệnh danh là “mônthể thao vua”

Trước năm 1970, bóng đá thế giới đã hình thành hai trường phái bóng đáNam Mỹ và trường phái bóng đá Châu Âu Trong đó, trường phái bóng đá Nam

Mỹ với đặc điểm dựa trên nền tảng chiến thuật cao với tính ngẩu hứng hoa mỹcủa từng cá nhân, lối chơi sử dụng các đường chuyền ngắn, phối hợp nhỏ, triểnkhai tấn công chậm, cường độ hoạt động không cao Ngược lại trường phái bóng

đá Châu Âu với đặc điểm có tính kỹ luật chiến thuật cao, sử dụng phát huy tối ưulối chơi đồng đội dựa trên nền tảng thể lực dồi dào, phòng ngự chặt, phản công

Trang 11

nhanh, truy cản tranh chấp quyết liệt trên toàn sân, khi tấn công sử dụng cácđường chuyền dài, lối chơi mang tính thực dụng không hoa mỹ Từ Mondial

1974 “Giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 10”, bóng đá thế giới đã chuyển sang

một xu hướng mới đó là “Bóng đá tổng lực” mà người đề xướng lối chơi này là

huấn luyện viên Michel (Hà Lan) với nguyên tắc toàn đội tấn công, toàn độiphòng ngự và đã gặt hái được một số thành tích rất đáng tự hào với hai huychương bạc liên tiếp của đội tuyển Hà Lan tại hai kỳ World cup 1974 và 1978 vàcho đến hôm nay với xu thế là kết hợp các đặc điểm ưu việt của hai trường pháibóng đá Châu Âu và Nam Mỹ Xét từ góc độ phát triển của đội hình chiến thuật

ta thấy rất rõ điều đó Năm 1958, đội bóng đá Brazil sử dụng hệ thống chiếnthuật 4 – 2 – 4, năm 1966 đội tuyển Anh sử dụng chiến thuật 4 – 3 – 3, đến 1974bóng đá thế giới đặc trưng với chiến thuật 4 – 4 – 2, và sau đó là chiến thuật 5 – 3– 2 là phổ biến Khi tấn công có thể biến hóa thành sơ đồ chiến thuật 3 – 5 – 2 và

3 – 4 – 1 – 2 [31,Tr 110] Chính những thay đổi trong đội hình chiến thuật kéotheo những thay đổi trong phạm vi kỹ thuật, thể lực và tâm lý thi đấu, các chuyêngia bóng đá đã thống nhất quan điểm rằng xây dựng lối đá hay hệ thống chiếnthuật nào cũng phải dựa trên nền tảng thể lực và trình độ cá nhân của các cầu thủtrong đội phù hợp với lối đá ấy

Hiện nay bóng đá thế giới đang phát triển cao độ toàn diện trên ba mặt: Kỹnăng, thể lực và trí tuệ Bóng đá hiện đại đòi hỏi các cầu thủ phải có trình độ kỹthuật điêu luyện, phải có thể lực tốt, toàn diện và đặc biệt là phải có tri thức, cótrình độ học vấn để phân tích, đánh giá và nhận định đúng mọi diễn biến trên sântrong quá trình thi đấu Thời đại nhấn mạnh mặt kỹ thuật của bóng đá Nam Mỹhay nhấn mạnh mặt thể lực của trường phái bóng đá Châu Âu đã lui về quá khứ

Theo nhận định của các chuyên gia AFC trực tiếp tham gia giảng dạy tạiViệt Nam thì bóng đá thế giới đang phát triển theo xu hướng hiện đại với cácđặc điểm sau:

Trang 12

+ Bóng đá hiện đại là bóng đá tấn công, lối chơi tấn công triển khai vớinhịp độ nhanh, toàn đội tấn công, lấy số đông đánh ít, các cầu thủ di chuyểnvới tốc độ nhanh, bất ngờ dứt điểm ghi bàn ở mọi tình huống trên cơ sở phòngngự chặt, trường hợp bị mất bóng khi tấn công, toàn đội chuyển sang phòngngự và tranh chấp tay đôi diễn ra hết sức quyết liệt giữa các cầu thủ, cả ở trênkhông cho đến dưới đất, toàn đội luôn có ý thức hỗ trợ bọc lót cho nhau trêntất cả các tuyến Để phòng thủ vững chắc, đòi hỏi các cầu thủ phải thành thạochiến thuật như: tiền vệ bọc lót hậu vệ biên, hậu vệ biên bọc lót trung lộ, tiền

vệ trụ và trung vệ giữa bọc lót trung vệ thòng…

+ Trên cơ bản mỗi cầu thủ phải được phát triển toàn diện, biết tư duyhoạt động từng vị trí trên sân Từ đó với năng lực chuyên môn, cầu thủ phảiđược chuyên môn hóa vị trí, đảm đương một nhiệm vụ cụ thể bên trái hoặcbên phải và hoàn thành tốt tấn công lẫn phòng thủ

+ Kết hợp tính nguyên tắc, tính kỹ luật trong phối hợp chiến thuật thiđấu với phát huy tính sáng tạo, tính ngẫu hứng của từng cầu thủ, biểu hiệntầm quan sát phán đoán, nhạy bén tình huống, nhanh chóng chớp thời cơ,chuyển hướng bất ngờ với mục tiêu ghi bàn Thông thường một đội bóng cóđẳng cấp cao ở các tuyến đều có một cầu thủ dẫn dắt điều khiển nhịp độ trậnđấu lối chơi của đội theo tình huống xảy ra trên sân, các cầu thủ này được thểhiện ở kinh nghiệm và bản lĩnh

+ Trong trận đấu phải có chuyên gia sút phạt như: phạt trực tiếp, phạt góc,phạt đền vì trong bóng đá hiện đại những quả sút phạt có thể ghi bàn thắng

+ Trong bóng đá hiện đại, việc chuẩn bị tâm lý cho một trận đấu luônđược coi trọng vì mỗi cầu thủ luôn bị những áp lực từ bên ngoài như: khán giảsân đối phương, sự thiếu vô tư của trọng tài, tiểu xảo của đối thủ, một vài tìnhhuống thiếu ăn ý của đồng đội, đột ngột bị dẫn trước tỉ số… Trước những tình

Trang 13

huống ấy, cầu thủ phải biết tự kiềm chế, bản lĩnh, tự tin, chế ngự cảm xúc, nổlực ý chí bình tĩnh xử lý tình huống tất cả vì mục đích chiến thắng.

1.2.3 Khái niệm và quan điểm đánh giá TĐTL, trình độ thể lực và kỹ thuật trong thể thao:

Trong huấn luyện thể thao hiện đại, việc kiểm tra đánh giá trình độ tậpluyện cho VĐV giữ một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho quá trình tuyểnchọn và đào tạo VĐV Vậy thế nào gọi là trình độ tập luyện? Về khái niệmnày trong các sách, tạp chí lý luận chuyên ngành trong và ngoài nước, chúng

ta có thể tìm thấy rất nhiều các định nghĩa khác nhau

- Theo Novicov A D - Mátveev L P thì trình độ tập luyện liên quanphần lớn đến những thay đổi thích ứng sinh học (chức năng và hình thái) xảy

ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của lượng vận động tập luyện và nhữngthay đổi có biểu hiện ở sự phát triển năng lực của VĐV Từ đó các ông đưa ra

khái niệm : “Trình độ tập luyện là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với

một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện” [19, tr 8]

- Aulic I.V 1982 trong cuốn “Đánh giá trình độ tập luyện thể thao” cho

rằng : “Việc đánh giá trình độ tập luyện không phải là mục đích tự thân Là

nhiệm vụ hàng thứ hai, nó như là một phương tiện kiểm tra cần phải có để phục vụ cho vấn đề chính, đó là vấn đề phương pháp luyện tập tạo điều kiện đạt được những thành tích thể thao cao” [1, tr 11] Ông nhận xét :“Có một yếu tố cơ bản của TĐTL không được Nôvicốp và Mátveev nói tới, đó là thành tích thể thao” Vì vậy theo ông thì: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn và năng lực này được biểu hiện cụ thể ở mức chuẩn bị về kỹ - chiến thuật, thể lực, đạo đức, ý chí và trí tuệ Trình độ tập luyện nâng cao thì VĐV càng có thể làm trọn vẹn được một nhiệm vụ nhất định với hiệu quả mỹ mãn hơn” [1, tr 5 - 6].

Trang 14

- Tiến sĩ Harre D cho rằng : “Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở sự

nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác” [10, tr 101] Như vậy,

theo định nghĩa trên của Harre cho thấy ngoài lượng vận động tập luyện vàlượng vận động thi đấu, trình độ tập luyện của VĐV còn phụ thuộc vào cácbiện pháp bổ trợ khác nữa Cũng theo Harre thì các thông tin về trình độ tậpluyện của VĐV được thể hiện ở các cuộc thi đấu và kiểm tra thành tích (testkiểm tra)

- Giáo sư M.Ia Nabatnhicova trong “Quản lý và đào tạo VĐV trẻ”

[17], đã đề cập đến việc nghiên cứu trình độ tập luyện một cách sâu rộngthông qua việc mô hình hóa các mặt khác nhau của thành tích thể thao Cácchỉ số của mô hình được soạn thảo đối với cả những VĐV trẻ (cụ thể hóa cáctiêu chuẩn cho VĐV của một số môn thể thao) đã cho phép xác định đúng đắnhơn các phương pháp giảng dạy huấn luyện theo đặc thù từng môn thể thao.Ngoài ra trong tác phẩm của mình giáo sư còn nêu 10 nguyên tắc có tính chấtchỉ đạo việc tiến hành kiểm tra tổng hợp sư phạm và y sinh đối với việc đánhgiá trình độ tập luyện cho VĐV trẻ

Theo tạp chí Olympic Việt Nam, số 13 tháng 6/1997 và sách giáo khoabậc đại học về bóng bàn( NXB thể dục thể thao Bắc Kinh,1995) có nêu định

nghĩa: “ Trình độ tập luyện là một hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều

mặt về hình thái, chức năng tâm lý, thể lực, hiểu biết”.

Bên cạnh đó còn có khá nhiều tác phẩm với các quan điểm, luận cứ đề

cập đến việc đánh giá TĐTL cho VĐV như: “Hệ thống kiểm tra sư phạm

trong chuẩn bị cho VĐV trẻ” của L.Zinkinna - P.Vabatrcova, 1978; “Tuyển chọn và dự báo thành tích thể thao” Plattrienco -Bludov, 1983 v.v…

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm, bài viết của các tác giả đã đưa racác khái niệm về trình độ tập luyện khác nhau như :

Trang 15

- Quan điểm của Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn : “Trình độ tập luyện

của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn tập luyện thể thao Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hoàn thiện các

kỹ năng kỹ xảo thể thao phù hợp” [28, tr 423] Khi phân tích, PGS Nguyễn

Toán còn chỉ ra rằng TĐTL của VĐV được thể hiện trong một cấu trúc tổng

hợp (như là một hợp kim) về thể năng, kỹ năng, trí năng, chiến thuật, năng lực

tâm lý Đó là 5 thành tố cơ bản trong TĐTL, giữa chúng có quan hệ vừa thúcđẩy vừa chế ước cho nhau [29, tr 26]

- Theo PGS.TS Trịnh Trung Hiếu - TS Nguyễn Sĩ Hà : “Trình độ tập

luyện là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV, những biến đổi đó xác định mức độ khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể” [14, tr 12].

- Theo GS.TS Lưu Quang Hiệp: “Mức độ thích nghi của cơ thể với một

hoạt động cụ thể nào đó đạt được bằng tập luyện đặc biệt, được gọi là trình

độ tập luyện” [12, tr 339] Như vậy dưới con mắt của các nhà y sinh học nhìn

từ góc độ sinh lý, sinh hóa để xem xét trình độ tập luyện, ta thấy : Về bảnchất, đó chính là quá trình tạo cho con người thích nghi với hoạt động cơ bắpnhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp vận động giữa các hệ chức năngtrên cơ sở những biến đổi sâu sắc về cấu tạo, chức năng sinh lý và sinh hóatrong cơ thể

Mặt khác các môn thể thao khác nhau thì mức độ quan trọng của từngmặt năng lực thể thao trong trình độ tập luyện có khác nhau, mỗi môn thểthao đều có những yêu cầu cao có tính chất riêng đối với cơ quan hoặc hệ cơquan trong cơ thể Vì vậy, mỗi môn thể thao đều có tác dụng hoàn thiện chủyếu một hay một số chức năng hoặc cơ quan nhất định Trình độ tập luyện của

cơ thể VĐV được xác định thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y

Trang 16

sinh học Tuy nhiên, trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưngcho khả năng của toàn bộ cơ thể

- Theo TS Nguyễn Thế Truyền – PGS TS Nguyễn Kim Minh – TS

Trần Quốc Tuấn: “Trình độ tập luyện là một phức hợp của nhiều thành tố y

sinh, tâm lý, kỹ, chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác” [31]

- Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Danh Thái - Dương Nghiệp

Chí: “Trình độ tập luyện của VĐV bóng bàn là trình độ điêu luyện về kỹ

-chiến thuật, mức độ phát triển về tố chất thể lực và sự vững vàng nhạy bén về tính thần và ý thức để đáp ứng yêu cầu đạt thành tích thể thao ngày càng cao” Cũng theo tác giả, những yếu tố quan trọng nhất cấu thành trình độ tập

luyện đó là:

- Cấu trúc hình thái, các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lýcủa VĐV

- Trình độ chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn

- Trình độ điêu luyện về kỹ thuật và khả năng tiếp tục hoàn thiện phùhợp với quy luật sinh cơ học

- Tư duy chiến thuật, bản lĩnh chiến lược thực hiện các trận đấu thenchốt

- Trạng thái sức khỏe và khả năng hồi phục của cơ thể

Như vậy, các định nghĩa trên của các tác giả đã xem xét trình độ tậpluyện bằng khả năng thích ứng của cơ thể VĐV biểu hiện trong sự phát triểntổng hợp các mặt năng lực thể thao, dưới tác động của lượng vận động tậpluyện và thi đấu

Xem xét các quan điểm nghiên cứu nói trên của các tác giả trong vàngoài nước, chúng tôi thấy trình độ tập luyện được phân tích và nhìn nhận

Trang 17

dưới các góc độ, các khía cạnh khác nhau, như là một hợp kim của nhiềuthành tố Song nhìn chung các khái niệm về trình độ tập luyện được các tácgiả thể hiện qua các luận điểm chính như sau :

+ Trình độ tập luyện luôn được xem xét trong trạng thái động.

+ Trình độ tập luyện được thể hiện qua những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (chức năng và hình thái) của các hệ thống cơ quan xảy ra trong

cơ thể VĐV.

+ Thành tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của trình độ tập luyện là thành tích thể thao.

+ TĐTL được nâng cao qua con đường tập luyện và thi đấu thể thao.

Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của trình độ tập luyện, thìviệc đánh giá trình độ tập luyện phải theo nguyên tắc giải quyết tổng hợp cácthành tố cấu thành trình độ tập luyện, các thành tố này có thể ghép chung vàomột số nhóm Do vậy nghiên cứu về trình độ tập luyện phải xem xét ở cáckhía cạnh khác nhau : Sư phạm, tâm lý, y sinh, xã hội Trong đó thuộc về khíacạnh sư phạm của trình độ tập luyện có trình độ kỹ thuật, chiến thuật và thểlực (chung và chuyên môn) của VĐV Thuộc khía cạnh tâm lý của trình độtập luyện phải kể đến trạng thái tâm lý, các phẩm chất ý chí phù hợp môn thểthao đặc thù và cả đạo đức của VĐV Cũng cần lưu ý rằng đối với các mônbóng nói chung và đặc biệt là môn bóng đá, yếu tố tâm lý có liên quan chặtvới thành tích thể thao Thuộc khía cạnh y sinh của trình độ tập luyện cầnxem xét đến các chỉ số hình thái chức năng, sinh lý của cơ thể và tình trạngsức khỏe Bởi rõ ràng là sức khỏe tốt và khả năng chức phận cao của cơ thể làtiền đề cần thiết để đạt những thành tích xuất sắc Về khía cạnh xã hội củatrình độ tập luyện là việc xác định vị trí của thể thao và của VĐV trong xãhội, nó thể hiện ở điều kiện sống của VĐV, động cơ và cả về những tính chấtkhác nhau của tính cách … [6] Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện là

Trang 18

nghiên cứu trên các khía cạnh : Hình thái, y sinh học, sư phạm và tâm lý.Trong đó các chỉ số hình thái và y sinh cùng lực cơ được xem xét đánh giáchủ yếu về mặt trạng thái sức khỏe của VĐV Về mặt tâm lý chủ yếu xem xéttrạng thái tâm lý của hệ thần kinh Còn dưới góc độ sư phạm chủ yếu xem xétcác mặt năng lực kỹ thuật, chiến thuật, thể lực (chung và chuyên môn) Tuynhiên, cũng cần phải phân biệt rõ hơn về đặc điểm của trình độ tập luyện ởVĐV cấp cao và VĐV trẻ có khác nhau :

- VĐV cấp cao: Có đặc điểm trình độ tập luyện luôn ổn định ở mức

cao, vì thế khi đánh giá trình độ tập luyện, thường gắn với trạng thái sung sứcthể thao ứng với từng chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao cụ thể

- VĐV trẻ: Có đặc điểm trình độ tập luyện thấp và luôn biến động trong

quá trình phát triển, vì thế khi đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện VĐVthiếu niên cần phải xem xét nhiều chỉ tiêu, các test có độ tăng trưởng tốt trongquá trình tập luyện, phản ánh trạng thái tập luyện phù hợp với môn thể thaođặc thù

Quá trình biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện luôn gắn liền với các

phạm trù “Phát triển” và “Thích nghi” Sự phát triển trình độ tập luyện nhờ

tác động lâu dài của lượng vân động tạo nên những biến đổi về chức năng vàcấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể Sự phát triển trình độ tậpluyện thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi, quá trình thích nghi

là một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển trình độ tập luyệnlâu dài Rõ ràng, quá trình thích nghi là một trong những mặt quan trọng củaquá trình phát triển trình độ tập luyện lâu dài

Như vậy vấn đề mà đề tài nghiên cứu, chỉ giới hạn chủ yếu ở hai yếu

tố cơ bản của trình độ tập luyện là thể lực và kỹ thuật! Vậy trình độ thể lực là gì? Trình độ kỹ thuật là gì? Để làm rõ “nội hàm” của hai thuật ngữ này, thông qua các khái niệm của các tác giả có thể thấy:

Trang 19

Theo PGS.TS Nguyễn Toán và TS Phạm Danh Tốn thì: Trình độ thể

lực là mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và các tố chất thể lực khác của VĐV Cũng theo tác giả thì : Trình độ kỹ thuật là trình

độ điêu luyện về mặt ấy của VĐV [28] Do vậy, để đánh giá trình độ thể lực

chính là đánh giá sự phát triển của các tố chất thể lực, đặc biệt là các tố chấtthể lực chuyên môn của môn thể thao lựa chọn qua từng giai đoạn huấn luyện.Còn đánh giá trình độ kỹ thuật chính là đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật ởmôn thể thao lựa chọn, mà biểu hiện cao nhất của nó là các kỹ năng, kỹ xảo ở

mức “Tự động hóa cao” khi thực hiện các động tác kỹ thuật trong các tình

huống khác nhau Tuy nhiên, khi đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật ở VĐVbóng đá thông qua kế hoạch huấn luyện năm, chúng ta không thể không đềcập đến việc xem xét xu hướng tác động của huấn luyện thể thao đến cơ thểVĐV như là xem xét về trạng thái sức khỏe

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích môn bóng đá.

1.2.4.1 Cấu trúc thành tích môn bóng đá.

Trong hoạt động thi đấu bóng đá đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn củatập thể ở từng cá nhân, từng nhóm vị trí như: Biên, trung lộ, từ phòng thủ chođến tấn công và ngược lại, tính đối kháng quyết liệt do đối phương đeo bámkèm chặt để tranh cướp bóng bảo vệ cầu môn, cũng như sử dụng mọi khảnăng khéo léo nhanh nhẹn vượt qua đối phương truy cản để dứt điểm ghi bànhoặc nói cách khác bóng đá là môn thể thao dùng nhiều thủ pháp, thủ thuật đểxử lý khôn khéo tình huống diễn ra trong quá trình thi đấu trên cơ sở của một

sự chuẩn bị chu đáo trước đó, do đó đòi hỏi sự tổng hợp trong cấu trúc thànhtích thi đấu của bóng đá, có thể tổng kết thành tích của một đội bóng đá phụthuộc vào nhiều yếu tố qua sơ đồ sau:

Trang 20

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố cấu thành thành tích thi đấu

Sơ đồ trên cho thấy các yếu tố thành phần chính cấu thành nên thànhtích thi đấu của một đội bóng Nhưng rõ ràng thực tế thi đấu ở các giải bóng

đá cho thấy việc dự báo về thành tích thi đấu của một đội bóng trong từngtrận đấu hay một giải đấu thường không được chính xác, do có những sai số

về “chủ quan” và “khách quan” Vì một đội bóng thi đấu trên sân gồm 11

cầu thủ, nên đòi hỏi 11 người phải rất ăn ý trong phối hợp, cả 11 người phảiluôn giữ được phong độ và ổn định tâm lý trong từng trận đấu, trình độ các

Thành tích thi đấu

+ Sự phối hợp tốt kỹ – chiến thuật phù hợp với những tình huống biến đổi trong tấn công và phòng thủ.

+ Tâm lý thi đấu toàn đội

+ Sự nổ lực ý chí một cách tự giác,

có mục đích, có động cơ, thi đấu

đúng năng lực và hiệu quả.

+ Điều kiện đảm bảo và những điều kiện khách quan bên ngoài

Trang 21

cầu thủ dự bị và chính thức phải tương đối bằng nhau, có ý chí quyết tâmcao…Thực tế việc này rất khó duy trì và ổn định cùng một lúc và kéo dài suốtmột giải đấu đối với một đội bóng Mặt khác, trong thi đấu bóng đá, thànhtích thi đấu đôi khi còn do yếu tố “may mắn” và “không may mắn” Ví dụ:Một cầu thủ bị chạm tay trong vòng 16m50 và bị phạt đền, hay vô tình bị thẻvàng thứ hai, thẻ đỏ, làm mất người, thiếu hụt người trong đội hình thi đấu,hay cầu thủ “trụ cột” bị chấn thương,… Tuy vậy, cũng phải nhận thức rõ làchỉ có trên cơ sở kiểm tra, đánh giá một cách tổng hợp các chỉ tiêu của trình

độ tập luyện, đồng thời kết hợp với các thông số kỹ thuật, thống kê kết quảtrong thi đấu mới là những “thông tin ngược chiều bổ ích”, giúp HLV, cácnhà chuyên môn xem xét để có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết ở từnggiai đoạn, từng trận đấu nhằm đạt được thành tích tốt nhất trong thi đấu

1.2.4.2 Đặc điểm của VĐV bóng đá cấp cao.

Năng lực của một VĐV bóng đá mang tính tổng hợp đòi hỏi sự phốihợp của nhiều yếu tố phù hợp với yêu cầu đặc trưng cấu thành TTTT của mônthể thao này Vì thế đòi hỏi các VĐV bóng đá ngoài các tiêu chuẩn chung còn

có những đặc điểm riêng Các đặc điểm của VĐV bóng đá là:

+ Đặc điểm hình dáng cấu trúc cơ thể:

Trong một đội bóng, các VĐV bóng đá không có các yêu cầu khắc khe

về hình thái và cấu trúc cơ thể như một số môn thể thao (điền kinh, bơi lội,thể dục…) Tuy vậy, ở một số vị trí như thủ môn, trung vệ, trung phong, luônđòi hỏi phải là những VĐV cao, to sẽ có nhiều ưu thế hơn, có lợi trong thiđấu Song một thực tế hiện nay xu hướng chung của hầu hết các môn thể thao,các HLV vẫn luôn ưu tiên tuyển chọn các VĐV có thể hình cao, to sẽ đặc biệtlợi thế hơn trong di chuyển, tranh chấp Vì vậy, thể hình của VĐV bóng đácũng đòi hỏi là những người có chiều cao trên trung bình trở lên

+ Những đặc điểm về tâm lý:

Trang 22

Trong đội hình thi đấu bóng đá, những hành vi đạo đức của từng cầuthủ trên sân không chỉ ảnh hưởng tới đồng đội, đối phương mà còn tác độngđến khán giả, gây cho họ sự yêu mến, ngưỡng mộ đến cuồng nhiệt hoặcngược lại là sự bất bình, nỗi giận… Vì vậy, những đặc điểm tâm lý của VĐVbóng đá trên sân được biểu hiện thông qua:

- Mức độ thể hiện sự nổ lực ý chí như tinh thần thái độ tận tình thi đấu,ngoan cường, tự tin

- Tính sáng tạo và sẵn sàng hỗ trợ đồng đội trong thi đấu

- Thái độ và hành vi đối với cầu thủ trên sân, đặc biệt trong các tìnhhuống tranh chấp tay đôi đòi hỏi sự dũng cảm, khôn khéo, mạnh mẽ Thái độ

tự kiềm chế trước lối chơi xấu và thô bạo của đối phương

- Sự ổn định cao về tâm lý biểu hiện qua khả năng xử lý khôn khéo vàchính xác tình huống ở các trận thi đấu quan trọng

+ Những đặc trưng về hoạt động thể lực của VĐV bóng đá:

Bóng đá hiện đại đòi hỏi sự phát triển cao tất cả các tố chất thể lực, bởiVĐV bóng đá phải thường xuyên di chuyển, thay đổi nhịp độ chạy liên tục trongsuốt thời gian thi đấu trên sân Theo các chuyên gia bóng đá, VĐV bóng đá dichuyển trong một trận thi đấu bóng đá thường từ 12 – 15 km, trong đó bao gồmcác hình thức chạy xen kẽ như: Chạy nước rút, cự ly ngắn, chạy tốc độ trungbình, chạy chậm và đi bộ

Theo Wiherr VanGool (1982 - 1985) thì chạy nước rút chiếm tỉ lệ 18%tổng quãng đường với tốc độ chạy từ 6,92 – 8,15 m/s (cự ly chạy từ 30 – 50m),chạy tốc độ trung bình và chạy chậm chiếm 44% tổng quãng đường với tốc độchạy 2,04 – 6,04 m/s, đi bộ chiếm khoảng 36% với tốc độ đi từ 1,3 – 2,04 m/s

Do vậy VĐV bóng đá có sức bền chuyên môn cao khi giải quyết cáctình huống thi đấu như chạy chỗ, kèm người, phối hợp với đồng đội,… tất cả

Trang 23

những điều này đều đòi hỏi cao về tốc độ, đặc biệt là tốc độ xuất phát cầnphải nhanh và có sức bền tốt.

Để thực hiện các cú sút cầu môn từ khoảng cách xa, các đường chuyềndài, mạnh, chuẩn xác, hay những động tác bật nhảy để đánh đầu và tranhcướp bóng trên không, các động tác va chạm dùng sức đẩy, tỳ, theo qui địnhcủa luật Do vậy đòi hỏi VĐV bóng đá không chỉ có sức bền chuyên môn cao,sức mạnh tốc độ mà còn đòi hỏi phải có sức bật tốt

Như vậy, có thể thấy thể lực của VĐV bóng đá cần phải toàn diện để nângcao năng lực hoạt động chung của cơ thể Thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thựchiện các kỹ thuật và chiến thuật đồng thời thúc đẩy việc học tập và nắm vững kỹthuật, chiến thuật, tăng cường khả năng chịu đựng lượng vận động trong tậpluyện và thi đấu, đề phòng chấn thương, nâng cao thành tích thi đấu và kéo dàithời gian duy trì thành tích của VĐV Cũng như nhiều môn thể thao khác, thể lựccủa VĐV bóng đá bao gồm thể lực chung và chuyên môn Trong đó:

Thể lực chung: Với mục đích nhằm chuẩn bị cho VĐV đạt được khả năng

làm việc cao nhất, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan,chức phận trong cơ thể, các tác động tích cực vào sự phát triển thể hình cho VĐV

Thể lực chung còn hướng đến sự phát triển toàn diện cho VĐV Vì thế,

để hoàn thiện nó cần áp dụng các loại bài tập của các môn thể thao hỗ trợ chobóng đá như: các môn bóng, điền kinh, thể dục, bơi lội… tác động của các bàitập này có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển và cũng cố các chức năng vận độngnhư: cơ, dây chằng, khớp, chi dưới, đồng thời tạo nên điều kiện để thúc đẩycác chức năng hoạt đông khác trong cơ thể

Thể lực chuyên môn: Nhằm giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu là pháttriển và hoàn thiện các tố chất thể lực đặc trưng cho hoạt động thi đấu bóng

đá Để làm được điều đó cần phải lựa chọn các phương tiện, phương pháptheo hướng nâng cao năng lực chuyên môn, phù hợp với trình độ của VĐV

Trang 24

1.3 Cơ sở lý luận về công tác huấn luyện cho VĐV bóng đá:

1.3.1 Cơ sở lý luận chung về công tác huấn luyện cho VĐV bóng đá:

Công tác huấn luyện VĐV thể thao nói chung và bóng đá nói riêngphải được bắt nguồn từ cấu trúc thành tích của mỗi môn nhất định Có nhiềuyếu tố tạo nên một VĐV bóng đá giỏi Một số người sinh ra đã có sẵn năngkhiếu bẩm sinh để chơi bộ môn này, trong khi những người khác phải tậpluyện cực lực để lấp những thiếu hụt về những khả năng của mình Nhưng bất

kể những mức độ khác nhau về năng khiếu, người chơi vẫn có thể trở thànhmột VĐV giỏi hơn nếu họ biết nổ lực và được đào tạo khoa học thông quanhững kế hoạch, giáo án huấn luyện và một quy trình tuyển chọn, đánh giá cụthể

Tháp biểu diễn dưới đây là "Tháp của sự thành công" của JonhWooden

Hình 1: Tháp của sự thành công của John Wooden

Bóng đá là một môn thể thao có yêu cầu cao về tất cả các mặt, qua tháptrên ta thấy rằng thành tích của một môn thể thao này phụ thuộc rất nhiều vàocác yếu tố hình thái, thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm - sinh lý và chức năng cơthể khó đánh giá được yếu tố nào là quan trọng nhất bởi vì :

- Một là: Bóng đá là môn thể thao định tính, không có chu kỳ, hoạtđộng theo tình huống, tính bất ngờ là điểm thú vị của môn thể thao này, vì

Trang 25

quả bóng luôn luôn tròn và mọi chuyện có thể xảy ra ngoài dự báo Là mônđối kháng trực tiếp thường xuyên có những va chạm ở tất cả các “điểm nóng”trên khắp mặt sân.

- Hai là: Bóng đá là môn mà phong độ tỉ lệ nghịch với lứa tuổi đặcđiểm riêng biệt của từng cá nhân, từng vị trí trên sân Đối với người mới tậpthì việc học kỹ thuật là phần quan trọng nhất Các khía cạnh này có mối quan

hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, có thể biểu diễn mối quan hệ này theobiểu đồ dưới đây

Hình 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thành tích một môn thể thao

Việc huấn luyện VĐV phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu VĐVmột cách tổng hợp và lựa chọn một số phương pháp kiểm tra như: phươngpháp sư phạm, y sinh, tâm lý, xã hội nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cánhân vận động viên Từ những quan điểm trên cho thấy, trong huấn luyệnVĐV bóng đá cần được xác định bởi các yếu tố đặc trưng sau: yếu tố hìnhthái, chức năng tâm – sinh lý, kỹ - chiến thuật và thể lực Sự tiến bộ của vậnđộng viên cần phải được nâng cao năng lực, chức phận cơ thể, chuyển biến vềchất, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động Nhưng trong việc đánh giá, mà cụthể là trong thời gian ngắn một năm tập luyện là khoảng thời gian mà đề tàitiến hành nghiên cứu thì những biến đổi ngoài hai yếu tố thể lực và kỹ thuậtthì các yếu tố còn lại là không rõ rệt Trong mối quan hệ giữa hai yếu tố thể

Trang 26

lực và kỹ thuật thì thể lực là nền tảng ban đầu, vững chắc cho vận động viênthực hiện các bài tập kỹ thuật ở trình độ cao với cường độ lớn hơn và tạo điềukiện thuận lợi cho vận động viên nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của quátrình luyện tập thể thao.

1.3.2 Cơ sở huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá:

Bóng đá hiện đại ngày nay yêu cầu về trình độ thể lực phải luôn đượcđảm bảo tốt Để có thể hoạt động tích cực, chủ động cả trong phòng thủ vàtrong tấn công trong suốt thời gian của trận đấu, hơn bao giờ hết đòi hỏi ở cầuthủ phải có một thể lực sung mãn Để chiến thắng đối thủ trong tranh chấpbóng, hoặc trong những cú sút từ xa làm bó tay thủ môn, cầu thủ phải có mộtthể lực mạnh mẽ, có sức mạnh được duy trì cho tới suốt trận đấu, những cầuthủ trình độ cao phải di chuyển bứt phá tốc độ cao Muốn phát huy tốt kỹthuật, chiến thuật trong các tình huống luôn biến đổi theo diễn biến trận đấu,cầu thủ cần phải được chuẩn bị tốt và toàn diện về thể lực Thể lực là nền tảngcủa mọi hoạt động trong bóng đá

Huấn luyện thể lực cho các VĐV bóng đá bao gồm hai phương diện:huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn Huấn luyện thểlực chung là sự huấn luyện thể lực mà người ta sử dụng nhiều dạng bài tậpkhác nhau nhằm phục vụ nhu cầu đối với VĐV bóng đá nhằm thúc đẩy, tăngcường sức khỏe cho VĐV, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các cơquan nội tạng nhằm đạt được mục tiêu là phát triển toàn diện tố chất thể lực

và cải thiện hình thái cơ thể cho VĐV Huấn luyện thể lực chuyên môn là sựhuấn luyện trong đó vận dụng nhiều bài tập thể lực nhằm nâng cao tố chất thểlực chuyên môn, hoàn thiện việc thực hiện các động tác kỹ thuật và chiếnthuật chuyên môn, các bài tập đó phải có mối quan hệ trực tiếp với thi đấubóng đá Mối quan hệ giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lựcchuyên môn rất mật thiết Chúng thúc đẩy lẫn nhau phát triển Thực tế chứng

Trang 27

minh điều này là quy luật chuyển dịch trực tiếp của tố chất vận động Sự huấnluyện thể lực chung một cách hoàn hảo sẽ là cơ sở tốt cho việc huấn luyện thểlực chuyên môn và ngược lại Nhờ sự huấn luyện toàn diện, tố chất thể lựcđược phát triển một cách toàn diện, đồng thời VĐV nắm vững kỹ năng vậnđộng với lượng vận động lớn Việc kích thích sự hưng phấn của các trung khuthần kinh vận động nhằm thúc đẩy việc nắm vững và hoàn thiện kỹ năng kỹxảo vận động và có tác dụng hoàn thiện hệ thần kinh thực vật một cách tươngứng Mối quan hệ giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn một mặt có tácdụng thúc đẩy lẫn nhau phát triển, nhưng mặt còn lại là kiềm chế lẫn nhau,hạn chế nhau và gây cản trở cho nhau, cho nên giữa chúng có những điểmkhác nhau, không thể thay thế cho nhau Do đó, các bài tập được sử dụnghuấn luyện các tố chất thể lực cho VĐV bóng đá, nhất thiết phải căn cứ vàomối quan hệ giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn

mà tiến hành chọn các bài tập Khi tiến hành các dạng huấn luyện tố chất thểlực, cần phải nghĩ rằng giữa chúng với nhau không phát triển một cách cô lập,

mà có mối liên hệ ảnh hưởng đến nhau, thúc đẩy lẫn nhau và kiềm chế lẫnnhau Bởi vì tất cả các tố chất thể lực đều là hình thức biểu hiện ra của hoạtđộng cơ bắp, mà hoạt động của cơ bắp lại chịu sự chỉ huy thống nhất của hệthống thần kinh trung ương Nó thực hiện bởi sự thay đổi sinh lý nhất định và

sự phản ứng về sinh hóa Chính vì thế, đồng thời với việc phát triển một tốchất nào đó, thì nhất định các tố chất thể lực khác cũng chịu ảnh hưởng hoặc

ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp hay gián tiếp Thông thường, nếu phát triển một

tố chất thể lực nào đó mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển của một tố chất thểlực khác,người ta gọi đó là sự chuyển dịch vận động Sự chuyển dịch tố chấtvận động là vấn đề thực tiễn trong công tác huấn luyện tố chất thể lực, phảikhống chế những điều kiện chuyển dịch mới có thể thu được hiệu qủa tốt Mặtkhác, trong huấn luyện thể lực cũng cần phải tìm hiểu sâu và nắm vững thêm

Trang 28

quy luật chuyển dịch cùng loại và sự chuyển dịch khác loại, quy luật chuyểndịch trực tiếp và gián tiếp Cần phải lưu ý nguyên lý và điều kiện của sựchuyển dịch tốt và không tốt Cần coi trọng việc chọn nội dung và các thủđoạn huấn luyện trực diện và bố trí sắp xếp cho khoa học.

Huấn luyện thể lực phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học

và phải hệ thống hóa, phải tập liên tục trong nhiều năm mới có thể thành đạt,trở thành những VĐV ưu tú, những kỷ lục gia Thực tiễn cũng chứng minhrằng, trong qúa trình huấn luyện, sự diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giaiđoạn thường là không thể chuyển tiếp hết được, bất kỳ một ý đồ nào vượt qúađặc điểm của qúa trình huấn luyện, áp đặt sự huấn luyện chuyên môn hoá quásớm để đạt được một thành tích nhất thời, tất yếu dẫn đến sự bắt VĐV đạtthành tích khi chưa có thể đạt được Hệ qủa là thời gian duy trì thành tích sẽngắn, đời hoàng kim của VĐV mau tàn lụi và sẽ có nhiều hệ lụy khác khônglường trước được

Ngày nay, rất nhiều quốc gia căn cứ vào quy luật phát dục và trưởngthành của con người và quy luật “ thời kỳ nhạy cảm” để phát triển tố chấtVĐV Người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực từ nhi đồng, thiếu niên đếnkhi trưởng thành bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 7-11 tuổi: Là thời kỳ nhằm phát triển năng lực cơ bản,chủ yếu phát triển các năng lực liên quan mật thiết đến hệ thống thần kinhnhư: tốc độ phản ứng, sức bền chung, tính linh hoạt, tính nhịp điệu, tính đànhồi, dẻo dai, tính thích ứng

- Giai đoạn từ 12-17 tuổi: Là thời kỳ phát triển toàn diện, chủ yếu làcủng cố và nâng cao năng lực cơ bản, tập trung phát triển sức mạnh tốc độ vàsức bền chung nhằm đạt hiệu qủa là phát triển toàn diện Trên cơ sở này, từngbước kết hợp huấn luyện tố chất thể lực mang đặc tính chuyên sâu

Trang 29

- Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: Là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu Nhiệm

vụ chính là trên cơ sở phát triển của tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền dần dần

từ qúa độ sang chuyên sâu với mức độ lớn dần và tiến tới huấn luyện tố chấtthể lực chuyên môn

Huấn luyện tố chất thể lực của các cầu thủ thông thường bao gồm huấnluyện về tốc độ, sức mạnh bộc phát, sự nhanh nhẹn, mềm dẻo và sức bền.v.v

Để đảm bảo thu được hiệu quả cao và phù hợp với yêu cầu của thi đấu bóng

đá thì quá trình huấn luyện các tố chất thể lực nhất thiết phải tuân theo nguyêntắc vừa sức và nguyên tắc phát triển toàn diện Nguyên tắc vừa sức là yêu cầu,mục đích và trình độ huấn luyện phải phù hợp với đặc điểm và giới tính củatừng đối tượng Nguyên tắc phát triển toàn diện tức là sự kết hợp hài hòa giữacác tố chất chung và các tố chất chuyên môn, đồng thời thúc đẩy sự phát triểntoàn diện của các tố chất khác (tức là sự phát triển của một tố chất này phải có

tác dụng thúc đẩy, củng cố và hoàn thiện các tố chất khác)

Cơ thể con người là một thể thống nhất dưới sự chỉ đạo của hệ thầnkinh trung ương, do vậy quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lựcluôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức

độ phát triển của các cơ quan trong cơ thể Trong hoạt động chung của conngười thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng, mang tính trọng tâm Hoạt động

cơ bắp thể hiện ở ba phương diện sau:

- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi

cơ và thiết diện cơ)

- Sự trao đổi chất (tức là quá trình sản sinh năng lượng)

- Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ)

Ba phương diện trên đây luôn có mối tương quan với khả năng hoạtđộng của tố chất thể lực, đặc biệt là ba tố chất cơ bản: sức nhanh, sức mạnh,sức bền Trong đó độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ,

Trang 30

thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố thời gian duy trì và cường độ vậnđộng của cơ bắp Do vậy ta có sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnhbền Độ lớn của sức nhanh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền của hệthần kinh và liên quan đến thành phần sợi cơ Do vậy ta có sức nhanh phảnứng, sức nhanh vận động và sức nhanh động tác Độ lớn của sức bền quan hệchủ yếu tới hoạt động trao đổi chất, mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh nănglượng yếm khí và ưa khí Chính vì vậy mà ta có sức bền cự ly ngắn, sức bền

cự ly dài và sức bền cự ly trung bình Một điều cần lưu ý rằng, tất cả các tốchất vận động trên luôn hiện diện trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau,không có biểu thị riêng tuyệt đối

1.4 Những vấn đề cơ bản về phát triển thể lực:

Trong tập luyện và thi đấu TDTT ngoài các yếu tố như trình độ hiểu biết, ýchí, đạo đức, tâm lý, kỹ thuật và chiến thuật thì thể lực được xem là một trongnhững nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động

Tố chất vận động là những đặc điểm tương đối riêng biệt trong hoạt độngthể lực của con người và thường được chia thành năm loại cơ bản: sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động

Hai thuật ngữ tố chất thể lực và tố chất vận động thực chất tương đồngnhau vì đều chủ yếu nói đến nhân tố đặc điểm về thể lực con người Tuy vậy nếuxét về góc độ điều khiển động tác của hệ thống thần kinh trung ương hay còn gọi

là tố chất vận động, còn nếu nhấn mạnh về đặc trưng sinh cơ học thì gọi là tố chấtthể lực

Phần lớn các môn thể thao đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lựcchuyên môn ưu thế Có thể là sức mạnh tương đối thuần nhất trong môn cử tạ,hoặc kết hợp sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn… Do đặc điểm nghề nghiệp

và các môn thể thao khác nhau nên cấu trúc và yêu cầu thể lực cũng khác nhau

Tố chất vận động là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con

Trang 31

người Tố chất vận động gồm có: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và dẻo [13, tr 116].

Cơ sở sinh lý của sự hình thành kỹ năng vận động Con người khi mới sinh

ra có một khả năng vận động rất hạn chế về số lượng và độ phức tạp của độngtác Hầu hết các hoạt động vận động của con nguời có được là nhờ tập luyệntrong quá trình sống Trong quá trình tập luyện, các động tác mới được hìnhthành, các động tác thừa hưởng nhờ bẩm sinh di truyền cũng được cũng cố Nhờtập luyện con người mới tiếp thu được các động tác đơn lẻ hoặc các hành độngtoàn vẹn Các động tác đó được thực hiện theo thói quen một cách tự động và trởthành kỹ năng vận động Quá trình hình thành các kỹ năng vận động về mặt sinh

lý vận động là một quá trình phức tạp, song quá trình này lại liên quan chặt chẽvới sự phát triển các tố chất thể lực

1.4.1 Tố chất sức mạnh.

Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờnhững nổ lực của cơ bắp [13,tr118]

- Số lượng cơ tham gia vào vận động

- Chế độ co cơ của các sợi cơ đó

- Chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc co cơ

Quá trình tập luyện để nâng cao sức mạnh có ý nghĩa quan trọng đối vớingười tập Tập luyện để phát triển sức mạnh là tập để tăng tiết diện ngang sinh lýsợi cơ, nhờ sợi cơ dày lên mà sức mạnh càng tăng lên, các cơ quan trong cơ thểcũng được phát triển.Nhờ có sức mạnh mà sức nhanh, sức bền, khả năng phốihợp vận động cũng được phát huy mạnh mẽ

Trong hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao thì sức mạnh luôn

có quan hệ với các tố chất vận động khác cụ thể là sức nhanh và sức bền Do đócác năng lực sức mạnh được phân chia thành các hình thức sau:

- Năng lực sức mạnh – tối đa: năng lực dùng cho các môn xác địnhthành tích ( như cử tạ )

Trang 32

- Năng lực sức mạnh – nhanh: là khả năng khắc phục lực cản với tốc

độ co cơ cao của VĐV Năng lực sức mạnh nhanh xác định thành tích trong cácmôn vận động không theo chu kỳ ( như các môn ném, nhảy cao, nhảy xa trongđiền kinh) Sức mạnh nhanh cũng có ý nghĩa với việc đạt tốc độ tối đa khi đábóng, ném bóng… Đối với các môn hoạt động có chu kỳ rất cần cho giai đoạntăng tốc của nội dung chạy cự ly ngắn, đua xe đạp và rất cần cho giai đoạn xuấtphát trong thi đấu môn đua thuyền

- Năng lực sức mạnh bền: là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐVkhi hoạt động sức mạnh kéo dài, sức mạnh bền được đặc trưng bởi một năng lựcsức mạnh tương đối cao Sức mạnh bền được sử dụng trong các môn sức bền vàcần được khắc phục lực cản trong một thời gian dài như bơi, đua thuyền… Sứcmạnh bền còn sử dụng trong các môn thi đấu đối kháng cùng sân như các mônbóng

Để phát triển sức mạnh tốc độ người ta tập các bài tập tay không, các bàitập với trọng lượng nhỏ và vừa; để phát triển sức mạnh tối đa người ta tập các bàitập với trọng lượng gần tới hạn và tới hạn Phát triển sức mạnh bền có thể ápdụng với các bài tập trên các dụng cụ khác nhau với phương pháp liên hoàn trongkhoảng thời gian 10s – 15s Trong một tuần chỉ áp dụng bài tập phát triển sứcmạnh từ 1 đến 2 lần

- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động

- Tốc độ động tác đơn ( với lượng đối kháng bên ngoài)

Trang 33

- Tần số động tác.

Sức nhanh động tác là một trong những cơ sở quyết định thành tích trongnhiều môn thể thao như: các môn nhảy, ném đẩy trong điền kinh, ném trong cácmôn bóng, trong thi đấu đối kháng giữa hai người, trong các môn thể thao mangtính nghệ thuật Trong các môn có chu kỳ sức nhanh cũng đặc biệt quan trọng đốivới toàn bộ hoặc từng phần trong các tình huống như: chạy cự ly ngắn, tăng tốc,xuất phát trong các môn bơi, đua thuyền, xe đạp…

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau nó thểhiện năng lực tốc độ khác nhau Trong động tác có phối hợp phức tạp thì tốc độkhông chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốkhác Trong phân tích đánh giá sức nhanh phải căn cứ vào mức độ phát triển củatừng hình thức đơn giản của nó

Giáo dục sức nhanh: có thể dùng các bài tập chuyền bắt bóng với cáchướng thay đổi đột ngột, các trò chơi có khẩu lệnh để phát triển sức nhanh vàphản ứng động tác

Các bài tập để phát triển tần số hoạt động là những bài tập với quãngđường ngắn và đạt tốc độ tối đa như chạy xuất phát hoặc chạy tốc độ cao 20m –30m, 40m – 60m, chạy xuống dốc… Trong một buổi tập thường áp dụng bài tập

để phát triển sức nhanh vào đầu phần cơ bản

Phương pháp cơ bản để giáo dục sức nhanh là phương pháp lặp lại, song

để tránh sự đơn điệu người ta có thể sử dụng các trò chơi như chạy tiếp sức, cáctrò chơi với các môn bóng

Trong giáo dục sức nhanh thường hay xuất hiện “hành rào tốc độ”, để phá

vỡ hàng rào tốc độ chúng ta phải áp dụng các bài tập như chạy xuống dốc, chạytheo người có tốc độ nhanh hơn, chạy theo người đi xe đạp…

Từ những vấn đề trên, yếu tố sức nhanh là hết sức cần thiết trong tập luyện

và thi đấu thể thao Sức nhanh còn là một trong những điều kiện tiên quyết để

Trang 34

tuyển chọn năng khiếu cho môn thể dục và nó còn có tiêu chí chung để tuyểnsinh vào các câu lạc bộ thể thao của nhà trường.

số tác giả cho rằng: đánh giá trình độ phát triển thể lực chung cho mỗi người chỉcần đánh giá mỗi sức bền là đủ, tiêu biểu cho ý kiến đó là Cooper ( người Mỹ,1950)

- Sức bền chung: Là cơ sở để rèn luyện sức bền chuyên môn Phương phápsử dụng để rèn luyện sức bền chung là phương pháp ổn định, thay đổi, phânđoạn, lặp lại…

- Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trongnhững loại hình bài tập nhất định Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyênbiệt phụ thuộc vào những nhân tố khác Sức bền là một phần tất yếu trong pháttriển thể lực toàn diện, là tiền đề cho sự biến đổi tốt Trước hết đó là hệ thốngthần kinh trung ương và các hệ thống tim mạch, hô hấp

Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền cho các vận động viên lànhững bài tập gắn sức với thời gian dài ( từ 2 – 3 phút trở lên) nhằm nâng cao khảnăng chịu đựng của cơ thể, khắc phục mệt mỏi và duy trì hoạt động, vận động vớihiệu quả cao nhất Đó là những bài tập chạy việt dã, chạy tùy sức 5 phút, chạy1500m có tính thời gian, bài tập chạy 800 – 1500 m với cường độ không lớn Đốivới học sinh cho tập phát triển sức bền khoảng một đến hai lần trong một tuần vàtuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động

Trang 35

1.4.4 Tố chất mềm dẻo

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn Chính vì thế nênbiên độ của động tác trở thành tiêu chuẩn để đo về sự phát triển của tố chất mềmdẻo [13, tr.129]

Tố chất mềm dẻo là chỉ biên độ hoạt động của các khớp xương và khảnăng vươn duỗi của phần dây chằng và cơ bắp.Tố chất mềm dẻo có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong hoạt động thể thao.Tố chất mềm dẻo có tác dụng khác nhau

ở các môn thể thao khác nhau

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng vàchất lượng của động tác Năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫnđến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao như:

- Sự phát triển của các năng lực: sức nhanh, sức mạnh, sứcbền và khả năng phối hợp vận động bị hạn chế hoặc do năng lực trênkhông đầy đủ

- Biên độ động tác bị hạn chế do ảnh hưởng đến sức nhanhcủa động tác ( quãng đường tăng tốc ngắn)

- Chất lượng thực hiện động tác bị hạn chế, do ảnh hưởng trựctiếp đến thành tích

Trong quá trình huấn luyện người ta thường xuyên kiểm tra mức độ pháttriển của năng lực mềm dẻo bằng nhiều cách đo khác nhau Mềm dẻo cũng làmột yếu tố không thể thiếu trong tuyển chọn, huấn luyện thể thao

1.4.5 Khả năng phối hợp vận động

Khả năng phối hợp là năng lực tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũngnhư việc hoàn thiện và cũng co61va2 vận dụng các các kỹ xả về kỹ thuật thểthao [27, tr.359]

Phối hợp vận động là một năng lực đặc biệt và được chia làm 7 loại: nănglực liên kết vận động, năng lực phân biệt vận động, năng lực phản ứng, năng lực

Trang 36

thích ứng, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng và năng lực nhịp điệu [27,

tr 360,361]

Ở lứa tuổi 18 – 19 do kích thước các trung khu thần kinh đã hoàn chỉnh,

số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phứctạp hóa quá trình phân tích, tổng hợp và điều khiển hành động vận động của hệthần kinh, làm phát trển năng lực phối hợp vận động

Năng lực phối hợp vận động là một tố chất tổng hợp vì bao gồm sức mạnh,sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và nhất là kỹ năng động tác phải thật nhuầnnhuyễn Ở lứa tuổi này do sức mạnh, sức nhanh, sức bền đã phát triển, điều đó đãgóp phần phát triển khả năng phối hợp vận động Bên cạnh đó, kỹ năng động tác

ở một số môn thể thao đã thuần thục cũng làm phát triển khả năng phối hợp vậnđộng

Chính vì thế, trong quá trình huấn luyện chúng ta cần phải lựa chọn cácphương tiện, phương pháp phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý, lứa tuổi,giới tính và đặc điểm phát triển hình thái - thể lực để đưa ra các bài tập cho phùhợp nhằm góp phần phát triển toàn diện không chỉ về mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm

mỹ mà còn phải cường tráng về thể chất để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước

Từ những nội dung trình bày ở phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu, sẽ

là cơ sở phương pháp luận, góp phần hình thành giả thuyết và định hướng chochúng tôi giải quyết mục đích, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

1.5 Đặc điểm tâm lý, sinh lý vận động viên bóng đá:

1.5.1 Đặc điểm tâm lý của VĐV bóng đá:

Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển hoàn chỉnh các bộ phận, hìnhthành thế giới quan, ý thức đạo đức hướng về tương lai, xác định đúng đắnnhu cầu sáng tạo, mong ước cuộc sống tốt đẹp

Trang 37

Hứng thú đã phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, mang tính bền vững,phong phú và sâu sắc Có thái độ tự giác, tích cực, năng động, sẵn sàng khámphá những lĩnh vực mà mình yêu thích, xuất phát từ động cơ đúng đắn trơngcuộc sống

Tình cảm đã ổn định, biểu lộ yêu ghét rõ ràng, tôn trọng, biết động viênkịp thời và quan tâm đúng mức tới mọi người xung quanh và biết kính trênnhường dưới

Trí nhớ phát triển toàn diện, biết ghi nhớ có hệ thống đảm bảo tínhlôgic, tư duy chặt chẽ hơn, suy nghĩ sâu sắc và lĩnh hội đầy đủ bản chất củavấn đề

* Sự phát triển về trạng thái tình cảm:

- Giàu cảm xúc, nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, dễ bị kíchđộng và đôi khi hoàn toàn không làm chủ được bản thân mình, có thể sẵnsàng dùng bạo lực, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và luôn hướngđến sự hoàn thiện

Trang 38

Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, biết đúc rútkinh nghiệm từ những thất bại mắc phải, sống vị tha, nhân ái và đoàn kết vớibạn bè.

* Sự phát triển trí tuệ:

- Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là chú trọng đến sự hoạt động trí tuệ,biết hệ thống hóa và trang bị vốn kiến thức cho bản thân làm hành trang bướcvào cuộc sống mới

- Thích đọc sách xem phim, tìm hiểu các thông tin khoa học và các vấn

đề đòi hỏi tư duy trù tượng

- Quan tâm sâu sắc đến các hoạt động xã hội, tình hình kinh tế chính trị,

xu hướng phát triển của đất nước trong tương lai

- Có sự suy nghĩ lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, có sở thích chobản thân và năng khiếu thẩm mỹ được nâng cao

Yếu tố tâm lý trong bóng đá là một vấn đề then chốt để đánh giá trình

độ của một VĐV và của toàn đội bóng, thành tích của một đội bóng có thể bịảnh hưởng lớn khi các cầu thủ trên sân bị lung lay bởi tâm lý Do đó, huấnluyện tâm lý cũng như huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cũng như trílực… là nội dung cơ bản cấu thành quá trình huấn luyện cho VĐV bóng đáhiện đại ngày nay Kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh, VĐV bóng

đá trong thi đấu cũng như trong huấn luyện tiêu hao năng lượng của cơ thể vàgánh nặng tâm lý phải chịu đựng tương đối lớn Nếu như không có một trình

độ huấn luyện tốt về mặt tâm lý, trình độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực thậttốt thì rất khó giành được thành tích tốt trong thi đấu Do đó, các nhà nghiêncứu cho rằng trong sự thành công của VĐV tác dụng tâm lý chiếm 30%, cònlại 70% là các yếu tố khác

Trong huấn luyện và thi đấu bóng đá, VĐV phải đối mặt với các tìnhhuống luôn luôn thay đổi, không chỉ phải có cảm giác bóng tốt nhằm nâng

Trang 39

cao khả năng điều khiển bóng, khống chế bóng, mà còn phải có khả năng chú

ý cao độ, phải có năng lực tưởng tượng rất phong phú, đạt mức độ điềm tĩnh,luôn động não, phải đưa ra sự phán đoán nhanh chóng, lựa chọn hành độngkiên quyết, dứt khoát Có như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ tập luyện vànhiệm vụ thi đấu

Muốn đạt yêu cầu gắt gao trên, phải trải qua một quá trình huấn luyệntâm lý có kế hoạch lâu dài mới đạt được Thông qua việc huấn luyện tâm lýlâu dài khiến cho VĐV học và nắm được trạng thái tâm lý cần thiết nhằmkhống chế và điều tiết trong thi đấu, đồng thời cũng giáo dục bồi dưỡng ý chíngoan cường và hành vi quyết đoán không thể thiếu đối với một VĐV

Có như vậy mới làm cho VĐV trong hoàn cảnh khó khăn cực điểm củathi đấu và huấn luyện luôn giữ được trạng thái tâm lý thích hợp, tích cực và

ổn định Từ đó, đảm bảo thành quả của huấn luyện được thể hiện xuất sắctrong thi đấu, làm cơ sở vững chắc cho việc sáng tạo và thành tích tốt nhất

Tâm lý của VĐV là một mặt cấu thành của trình độ tập luyện và thi đấuliên quan hữu cơ cho phát huy hết mức vốn có của vận động viên trong tậpluyện và thi đấu, nhất là trong các tình huống phức tạp, khó khăn, mất thời cơ,

bị ghi bàn hoặc ta đang ghi bàn Trong mỗi tình huống phức tạp trên, tâm lýbản thân của mỗi vận động viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả động tác,đến quá trình thu nhận và xử lý thông tin để có hành động đúng, có hành động

và phương án thông minh, hiệu quả của từng người Punhy A.S.1962; PhạmNgọc Viễn, 1980

Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý đề ra nội dung và phương pháp rèn luyệntâm lý cho vận động viên sát thực và hiệu quả Các nhà nghiên cứu tâm lýcũng như các nhà lý luận và phương pháp thể dục thể thao nhấn mạnh trình

độ tâm lý của vận động viên là một nhân tố cấu thành trình độ toàn diện của

Trang 40

L.1984; Piagie 1990; Nguyễn Toán 1993, Harre D 1996; Phạm Quang 1996;

Wu Zhongliang và cộng sự 1997

Trình độ tâm lý VĐV bóng đá có nhiều phần, tri giác chuyên môn cảmgiác bóng, cảm giác không gian…., sức tập trung của tư duy, tình cảm ýchí….tất cả đều nhằm nâng cao sự khống chế và điều khiển của bản thân.Nhân tố tâm lý liên quan đến linh họat thần kinh có tính duy truyền khá cao,mỗi cá thể có sự khác biệt rõ, biểu hiện bằng đặc tính của loại hình thần kinh(cá tính) cơ sở phân loại Pavlop xác định rỏ sự khác biệt giữa các cá thể là dođặc trưng hoạt động thần kinh cao cấp quyết định Pavlop I 1927 chứng minh

và xác định bốn loại thần kinh là hoạt bát, loại hưng phấn, loại trầm tĩnh vàloại ức chế, cổ đại đã nêu bốn loại hình tương tự với tên khác biểu hiện bằng

sự linh hoạt nhanh nhẹn, đầu óc sáng suốt, giao tiếp rộng, khả năng thích nghinhanh, tính cách thoải mái tinh thần luôn phấn chấn nhưng dễ biến hóa tìnhcảm thất thường và bỏ qua việc nhỏ, loại hưng phấn dịch gan tụy tốt có đặctrưng tỉnh lực mạnh, thẳng thắng nhanh nhẹn tính tiến thủ cao, dám vào chỗkhó khăn, kiên quyết bất khuất…nhưng dễ xung động chủ quan Loại trầmtỉnh có đặc trưng kiên quyết ngoan cường, cẩn thận, chậm chắc, tính tự tincao, năng lực tự mình quyết định cao, nhưng tác động chậm hay cố chấp…Loại ức chế mềm yếu biểu hiện ở tính cô độc, do dự không dám quyết định,mẫn cảm đa nghi, tình cảm trầm lặng, thiếu lòng tin, nhưng dễ gần mọi người

Rèn luyện nâng cao nhân tố tâm lý, hiện được thừa nhận và chuyênmôn hóa sâu Người ta chú ý việc luận đoán tố chất tâm lý gồm 11 điểm: 1/

Về tập trung việc chú ý và độ ổn định khi phối hợp nó; 2/ Về năng lực phảnứng ; 3/ Về cảm giác vận động; 4/ Về trí nhớ vận động; 5/ Về cảm giác bảnthể; 6/ Về tư duy đạo đức; 7/ Về độ ổn định của động tác; 8/ Về năng lực họctập kỹ năng; 9/ Về năng lực phối hợp nhịp nhàng; 10/ Về năng lực thị giáccủa chủ thể; 11/ Về hệ thống thần kinh, đặc tính thần kinh khi vận động

Ngày đăng: 29/12/2017, 18:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. M.Ia Nabatnhicova (1985), “Quản lý và đào tạo VĐV trẻ”, (Phạm Trọng Thanh) dịch, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý và đào tạo VĐV trẻ”
Tác giả: M.Ia Nabatnhicova
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1985
18. Nguyễn Kim Minh và cộng sự (1999), “Bước đầu đánh giá trình độ tập luyện và dự báo triển vọng của vận động viên bóng đá U17 Quốc gia”, báo cáo kết quả nghiên cứu HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu đánh giá trình độtập luyện và dự báo triển vọng của vận động viên bóng đá U17 Quốcgia”
Tác giả: Nguyễn Kim Minh và cộng sự
Năm: 1999
19. Novicov A. D - Mátveev L. P (1990), “lý luận và phương pháp giáo dục thể chất”, (Phạm Trọng Thanh – Lê Văn Lẫm) dịch, NXBTDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “lý luận và phương pháp giáodục thể chất”
Tác giả: Novicov A. D - Mátveev L. P
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1990
20. Xuân Ngà – Kim Minh (1996), “Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạoVĐV trẻ”
Tác giả: Xuân Ngà – Kim Minh
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1996
22.Trịnh Hùng Thanh – Lê Nguyệt Nga (1993), “Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở sinh học và sựphát triển tài năng thể thao”
Tác giả: Trịnh Hùng Thanh – Lê Nguyệt Nga
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1993
23. Phạm Xuân Thành (2007), “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 – 16 (giai đoạn chuyên môn hóa sâu)”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KH TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lựcnam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 14 – 16 (giai đoạn chuyên mônhóa sâu)”
Tác giả: Phạm Xuân Thành
Năm: 2007
24. Nguyễn Tiên Tiến (2000), “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bóng bàn nam 12 – 15 tuổi”, Luận án tiến sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyệncủa vận động viên bóng bàn nam 12 – 15 tuổi”
Tác giả: Nguyễn Tiên Tiến
Năm: 2000
25. Nguyễn Thiệt Tình (1993), “Phương pháp nghiên cứu trong lãnh vực thể dục thể thao”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp nghiên cứu trong lãnh vựcthể dục thể thao”
Tác giả: Nguyễn Thiệt Tình
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1993
26. Nguyễn Thiệt Tình (1997), “Huấn luyện và giảng dạy bóng đá”, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Huấn luyện và giảng dạy bóng đá”
Tác giả: Nguyễn Thiệt Tình
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1997
29. Nguyễn Thế Truyền (1997), “Quy trình đào tạo vận động viên nhiều năm và những giải pháp trước mắt”, NXB Viện KH TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy trình đào tạo vận động viên nhiềunăm và những giải pháp trước mắt”
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB Viện KH TDTT
Năm: 1997
30. Nguyễn Thế Truyền – Tạ Văn Vinh – Lê Quý Phượng – Trần Quốc Tuấn – Lê Thế Thọ (2000), “Tuyển chọn và huấn luyện VĐV bóng đá trẻ”, tài liệu dùng cho huấn luyện VĐV bóng đá cơ sở – Viện khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tuyển chọn và huấn luyện VĐV bóng đátrẻ”
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền – Tạ Văn Vinh – Lê Quý Phượng – Trần Quốc Tuấn – Lê Thế Thọ
Năm: 2000
31. Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn (2002),“Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấnluyện thể thao”
Tác giả: Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2002
32. Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (2004), “Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11 – 18 tuổi (tâp 1, 2, 3)”, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình huấn luyện bóngđá trẻ 11 – 18 tuổi (tâp 1, 2, 3)”
Tác giả: Phạm Ngọc Viễn và cộng sự
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2004
33. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc,“Giáo trình đo lường thể thao”,NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình đo lường thể thao”
Nhà XB: NXB TDTTHà Nội
34. Đỗ Vĩnh – Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Giáo trình lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT”, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình lý thuyết và phươngpháp nghiên cứu khoa học TDTT”
Tác giả: Đỗ Vĩnh – Nguyễn Anh Tuấn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2007
21.Võ Đức Phùng cùng các cộng sự (1999), Bước đầu nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện và dự báo triển vọng của VĐV bòng đá U17 quốc gia trong chương trình quốc gia về thể thao tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I Nhổn – Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w