1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

51 470 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Khu vực Đông Nam Á gồm hai khu vực chính được gọi là Indochina (Đông Dương) và phần lãnh thổ hải đảo được gọi là thế giới Mã Lai. Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nam Yo, người Ấn Độ gọi là Sumarnahum, là khu vực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ giao thoa với các nền văn hóa thế giới. Trước thế kỉ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ nét và đầy đủ, nó bị lu mờ giữa hai nền văn hóa rực rỡ lúc bấy giờ là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng cần có sự nhìn nhận lại. Đông Nam Á là một trong những địa bàn được xem như là cái nôi của nhân loại. Đồng hành chung với tiến trình lịch sử của nhân loại, Đông Nam Á đã ngày càng trở thành một khu vực đa văn hóa với sự hiện diện đông đúc và đa dạng của nhiều dân tộc, quốc gia. Chính điều này đã góp phần làm cho Đông Nam Á đang dần trở thành một khu vực đặc sắc của thế giới. Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng. Việt Nam là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Trên chặng đường hình thành, tồn tại và phát triển, Việt Nam – với tư cách là một thành viên trong không gian văn hóa Đông Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực. Những giá trị văn hóa mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện trong đó sự tương đồng, tương cận với những giá trị văn hóa của Đông Nam Á. Những sự tương đồng và tương cận ấy không phải ngẫu nhiên, mà điều đó cho thấy tiến trình phát triển của các quốc gia đấy là cùng dựa trên một nền tảng, đó là yếu tố tự nhiên chi phối. Vậy nên, bài tiểu luận này sẽ phân tích sự tương đồng và tương cận của văn hóa Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á từ góc nhìn văn hóa, hay nói cách khác là làm rõ quan điểm “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ” như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định.

Trang 1

VIỆT NAM LÀ MỘT

ĐÔNG NAM Á

THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN

VĂN HÓA

Trang 2

Mục Lục

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Nguồn tài liệu tham khảo

7 Đóng góp đề tài

8 Bố cục đề tài

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VĂN HÓA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

1.1 Đặc điểm tự nhiên và nguồn gốc tộc người

1.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực

1.1.2 Nguồn gốc các tộc người

1.2 Lịch sử hình thành nền văn hóa

1.3 Đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Đông Nam Á

1.3.1 Một khu vực địa lý, lịch sử thống nhất

1.3.2 Nông nghiệp – nền tảng của văn hóa khu vực

1.3.3 Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

1.3.4 Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

2.1 Lịch sử hình thành văn hóa Việt Nam

2.2 Việt Nam hội tụ đầy đủ những đặc trưng của nền văn hóa khu vực Đông Nam Á

2.2.1 Nền văn hóa được hình thành trên nền tảng nông nghiệp lúa nước

2.2.2 Nét tương đồng giữa Việt Nam và Đông NAM Á trong tổ chức xã hội

2.2.3 Các yếu tố tín ngưỡng bản địa

2.2.3.1 Tín ngưỡng vạn vật hữu linh

2.2.3.2 Tín ngưỡng phồn thực

2.2.3.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trang 3

2.2.4 Phong tục tập quán

2.2.4.1 Ăn uống

2.2.4.2 Trang phục

2.2.4.3 Nhà ở, đi lại

2.2.4.4 Hôn nhân, tang lễ

2.2.4.5 Lễ hội

2.2.5 Văn hóa – nghệ thuật

2.3 Nguyên nhân để văn hóa Việt Nam trở thành “ một Đông Nam Á thu nhỏ” KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khu vực Đông Nam Á gồm hai khu vực chính được gọi là Indo-china (Đông Dương)

và phần lãnh thổ hải đảo được gọi là thế giới Mã Lai Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nam Yo, người Ấn Độ gọi là Sumarnahum, là khu vực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ giao thoa với các nền văn hóa thế giới Trước thế kỉ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ nét và đầy đủ, nó bị lu mờ giữa hai nền văn hóa rực rỡ lúc bấy giờ là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ

Tuy nhiên, cũng cần có sự nhìn nhận lại Đông Nam Á là một trong những địa bàn được xem như là cái nôi của nhân loại Đồng hành chung với tiến trình lịch sử của nhân loại, Đông Nam Á đã ngày càng trở thành một khu vực đa văn hóa với sự hiện diện đông đúc và

đa dạng của nhiều dân tộc, quốc gia Chính điều này đã góp phần làm cho Đông Nam Á đang dần trở thành một khu vực đặc sắc của thế giới Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu

tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng

Việt Nam là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Trên chặng đường hình thành, tồn tại và phát triển, Việt Nam – với tư cách là một thành viên trong không gian văn hóa Đông Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực Những giá trị văn hóa mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện trong

đó sự tương đồng, tương cận với những giá trị văn hóa của Đông Nam Á Những sự tương đồng và tương cận ấy không phải ngẫu nhiên, mà điều đó cho thấy tiến trình phát triển của các quốc gia đấy là cùng dựa trên một nền tảng, đó là yếu tố tự nhiên chi phối

Vậy nên, bài tiểu luận này sẽ phân tích sự tương đồng và tương cận của văn hóa Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á từ góc nhìn văn hóa, hay nói cách khác là làm rõ quan điểm

“Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ” như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định

Trang 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với vị trí và vai trò quan trọng của mình Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng văn hóa Đông Nam Á, đặc trưng văn hóa Việt Nam cả trong nước và ngoài nước, nhiều nhà khoa học khác nhau, các viện nghiên cứu: Viện quan hệ quốc tế, viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, một số cơ quan khác… Trong đó cũng có khá nhiều các công trình nghiên cứu về về văn hóa Đông Nam Á, cũng như văn hóa Việt Nam được xuất bản

Trong cuốn “Các nước Đông Nam Á” Nxb Sự thật Hà Nội (1974) của Huỳnh Văn Tòng được Viện Đào tạo mở rộng Tp Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993 đã đề cập tương đối

cụ thể về sự ra đời những quốc gia khu vực Đông Nam Á và khẳng định sự tác động mạnh

mẽ của nền văn hóa Ấn Độ với khu vực này Nguyễn Từ Chi, Ngô Văn Oanh, Lê Sĩ Giáo, Hoàng Nam, Trần Khánh, Nguyễn Hữu Ưng đồng biên tập cuốn “Các dân tộc ở Đông Nam Á” và cuốn “Đại cương về các dân tộc Đông Nam Á” của Nguyễn Duy Thiệu (chủ biên) do Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội cùng phát hành năm 1997 đã chỉ rõ hơn về nguồn gốc của cư dân ở Đông Nam Á Cuốn sách “Văn hóa Đông Nam Á” của Nguyễn Tấn Đắc (chủ biên) do Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005 nói một cách khá đầy đủ về lịch

sử hình thành cũng như đặc trưng văn hóa Đông Nam Á

Việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả quan tâm Tiêu biểu như cuốn sách do Trần Ngọc Thêm chủ biên, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” được Nxb Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006 đề cập khá chi tiết về bản sắc văn hóa Việt Nam Cuốn sách “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Đinh Gia Khánh được Nxb Khoa học xã hội xuất bản nói rõ về sắc văn hóa Việt Nam, sự khác và giống nhau giữa hai nền văn hóa này

Ngoài ra còn có các bài viết về vấn đề này được đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á Những bài nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong tương quan với văn hóa Đông Nam

Á

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong đó nói đến sự tương đồng, tương cận giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á còn khá hạn chế, tản mạn

Trang 6

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong tương quan với văn hóa Đông Nam Á, từ đó thấy sự giống nhau trên nhiều phương diện giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa khu vực Đông Nam Á

4 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

Với bài tiểu luận này sẽ chỉ ra những đặt trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á và đặc trưng văn hóa Việt Nam, so sánh sự giống nhau của hai nền văn hóa này

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở phương pháp mà tôi lựa chọn dựa vào để nghiên cứu đề tài là phương pháp luận

của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời đại và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân tộc, tư tưởng

Hồ Chí Minh về đoàn kết và hợp tác quốc tế

Với đề tài này pháp khoa học được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, liệt kê, so sánh, phân tích, logic

6 Nguồn tài liệu tham khảo

Đề tài được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố

Nguồn tài liệu chủ yếu được tham khảo từ các bài viết đăng trên tạp chí như tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí cộng sản Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, các bài viết trên các trang wed: nghiencuuquocte.net; luanvan.net; 123doc…

Trang 8

1.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc với diện tích khoảng 4,523,000 km² Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với số dân cư tính đến năm 2009 ước chừng khoảng gần 570,000,000 người [7; tr.2]

Địa hình:

Phần lục địa khu vực Đông Nam Á là các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông

Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ

Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan:

Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam Vượt qua xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi vé vùng áp thấp xích đạo, với đặc tính khô và lạnh Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển thường gây nhiều thiệt hại về người và của

Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước,

do đó dân cư tập trung đông đúc, làng mạc trù phú

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á Chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi

1.1.2 Nguồn gốc các dân tộc ở Đông Nam Á

Trang 9

Đứng về phương diện chủng tộc, ngôn ngữ ở Đông nam Á sau khi con người hiện đại

đi đến từ Đông Phi thì giống người Australoid mà hiện các bộ lạc còn sót lại sống biệt lập trong rừng săn bắt và hái lượm từ Nepal, bắc Ấn, đảo Andeman và Nicobar ở Ấn Độ Dương, bán đảo Mã Lai, Phi Luật tân, Papua Guinea, Solomon và các đảo khác ở tây Thái Bình Dương đến Australia nói ngôn ngữ thuộc họ Indo-Pacific Kế đó là người cũng cổ đại không kém nói ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc hệ Austroasiatic ở trong lục địa từ Ấn Độ, đảo Andaman và Nicobar ở Ấn Độ Dương, Miến Điện đến Cambodia và Việt Nam ở Đông Nam

Á Và sau cùng là người nói ngôn ngữ Malayo-Polynesian thuộc hệ Austronesian đa số ở bán đảo Mã Lai, trung Việt Nam, Đài Loan, Madagascar, các quần đảo Indonesia, Phi Luật Tân

và các đảoThái Bình Dương

Trong các giống người trên ở Đông Nam Á thì nguồn gốc của người Austronesian là

có nhiều khúc mắc hơn cả Câu hỏi chính là nguồn gốc và đất tổ của người Austronesian là đâu và sự định cư của người Polynesian ở Thái Bình Dương đã tiến hành thế nào và từ đâu Bài này chủ yếu tập trung vào nguồn gốc người Austronesian

Trước hết chúng ta chú ý vào khám phá gần đây về người Kusunda (hay Ban Rajas) và ngôn ngữ Kusunda ở trong rừng hẻo lánh vùng Nepal, bắc Ấn, nơi con người từ Phi châu đến

và từ đó vào Đông Nam Á và sau đó đến Australia Người Kusunda được biết vào đầu thế kỷ

19 khi ông Hodson mô tả họ Họ sống trong rừng (được gọi là vua của rừng) Ngôn ngữ Kusunda được xếp vào họ Indo-Pacific và gần với ngôn ngữ Andamanese của người thổ dân trên đảo Andaman, Ấn Độ Dương, ngôn ngữ ở đảo New Guinea, các đảo chung quanh ở Thái Bình Dương và đảo Tasmania (Australia) Nghiên cứu di truyền về người Andaman cho thấy

họ thuộc mtDNA haplogroup M là nhóm cư dân đầu đi khỏi Phi châu trước khi đến Đông nam Á, New Guinea và Australia Người Kusunda, hiện nay chỉ còn hơn 100 người, vì thế được coi như người cổ nhất còn lại trên lục địa Á châu sau khi đi từ Phi châu đến các đảo ở Đông Nam Á và Thái Bình dương

Từ Đông bắc Ấn và Miến Điện, tổ tiên người Kusunda đi đến Đông Nam Á và từ đó phát tán xuống Úc châu và đến Đông Á Gần đây nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khảo cổ đã dùng kỹ thuật di truyền để tìm hiểu về nguồn gốc và sự thiên cư của người Austronesian (gồm giống dân Polynesian) đến các đảo ở Thái Bình Dương và đến tận Madagascar gần Phi châu Câu hỏi được đặt ra là người Austronesian ở bán đảo Mã Lai, Đông Nam Á hải đảo có

Trang 10

liên hệ thế nào với các sắc dân ở Đông Nam Á lục địa và nam Trung quốc và có phải họ từ lục địa đến hay đã có mặt ở Đông Nam Á hải đảo từ khi tổ tiên người Kusunda từ Phi châu đã đến định cư nơi này?

1.2 Lịch sử hình thành nền văn hóa

Giai đoạn bản địa của văn hóa Đông Nam Á có thể tính từ khi con người bắt đầu hình thành ở khu vực này cho đến thế kỉ I TCN Đây là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Đông Nam Á bản địa, do đó nó có vai trò cực kì quan trọng trong suốt quá trình phát triển sau này Giai đoạn này có thể phân chia làm hai thời kì: thời kì tiền sử và thời kì sơ

sử Thời kì tiền sử được tính từ khi bắt đầu cho đến cuối thời đại đá mới Thời kì sơ sử cách đây khoảng 4000 năm

Mở đầu cho nền văn hóa tiền sử Đông Nam Á là giai đoạn mà các cư dân nguyên thủy Đông Nam Á sử dụng mảnh tước làm công cụ lao động Đây là những công cụ đá hết sức thô

sơ nhưng có sự gia công ghè đẽo của con người Hàng vạn mãnh ghè được tìm thấy ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar ở Malaysia, những công cụ bằng đá cuội được

G De Sieveking và D Walker phát hiện ở Kota Tampan Tại đây hai nhà khoa học đã tìm thấy 165 công cụ chế tác từ viên cuội và 89 công cụ chế tác từ mảnh tước Ở Việt Nam, khu vực Núi Đọ (Thanh Hóa) được coi như tiêu biểu nhất về sự lưu giữ loại công cụ này Tại đây các nhà khoa học còn tìm được một số rìu ta bằng đá được chế tác khá công phu

Người tinh khôn (Homo-Sapiens) ở Đông Nam Á xuất hiện từ khoảng 20 đến 15 nghìn nằm TCN Người tinh khôn sống thành bộ lạc, biết săn bắt, hái lượm và chế tác công cụ từ đá cuội So với giai đoạn trước, các công cụ đá cuội từ thời kì này đã có một bước tiến mới trong kĩ thuật chế tác và có nhiều hình loại ổn định người tinh khôn Đông Nam Á sinh sống trên các đồi gò hoặc một số hang động Ở Việt Nam thời kì này được gọi là văn hóa Sơn Vi Theo giáo sư Hà Văn Tấn, người Sơn Vi có tư duy phân loại Tư duy phân loại được thể hiện qua sự chọn lựa nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ

Người nguyên thủy Đông Nam Á đã biết dùng lửa Thức ăn chủ yếu của họ là nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ Những bộ sưu tập về thời đại đá cũ đã được tìm thấy ở Thái Lan, chẳng hạn, bộ sưu tập của H.R Van Heckeren ở bậc thềm cao nhất của sông Kwae gồm sáu công cụ bằng đá cuội được chế tác thành những Chopper, bộ sưu tập của

Trang 11

K.G Heider gồm 104 chế phẩm cuội cũng ở trên địa điểm trên, các bộ sưu tập khác nữa như các di chỉ đá cũ ở Chande A và Tamanao, ở Đồi Cum, v.v [3; tr.42 ]

Tại Indonesia, người ta đã tìm thấy rất nhiều công cụ bằng đá thuộc sơ kì đá cũ mà tiêu biểu là văn hóa Patritan Những công cụ này được tìm thấy ở trung Java, Sumatra, Bali

và Kalimanta mà loại công cụ tiêu biểu nhất là Chopper Ở giai đoạn muộn hơn thì có văn hóa Sangiran (ở Java) và văn hóa Trabenjer (nam Sulavesi) thuộc trung kì đá cũ

Từ thời kì đá cũ, người nguyên thủy Đông Nam Á bước vào thời kì đồ đá giữa cách đây khoảng 10.000 năm, với những thay đổi vô cùng quan trọng Đó là quá trình hợp chủng giữa người Monggoloid với người Melanesien (thuộc đại chủng Australoid) tạo ra chủng Indonesien – tiền Đông Nam Á Vào thời kì này, kỹ thuật chế tác đã được hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao, đặt biệt là những viên cuội được ghè đẽo cả hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu Hơn thế nữa, cư dân chủng Indonesien còn biết sử dụng các nguyên liệu khác như đất sét, sừng, xương, tre, gỗ tiêu biểu nhất, đặt trưng cho văn hóa đồ đá giữa ở Đông Nam Á là văn hóa Hòa Bình Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trên thế giới khi nghiên cứu

về văn hóa Đông Nam Á tiền sử đã lấy các địa điểm của nền văn hóa mà các dữ kiện vật chất được tìm thấy ở Hòa Bình, Việt Nam là tiêu chuẩn để xem xét và sắp các nền văn hó đồ đá giữ ở toàn bộ vùng Đông Nam Á Kĩ thuật đá Hòa Bình có mặt ở nhiều nơi ở vùng Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia do đó văn hóa Hòa bình là văn hóa chung ở Đông Nam Á

Cư dân chủng Indonesien thời văn hóa Hòa Bình thường sống ở các cửa hang động thung lũng đá vôi thoáng đãng Họ biết thuần dưỡng động vật và cây trồng Trong một số di chỉ văn hóa Hòa Bình, các nhà khoa học đã tìm thấy một số quả và hạt nhiều loại cây thuộc

họ bầu bí, rau đậu được coi là đã thuần dưỡng, “ở xa phía bắc Thái Lan gần với biên giới Myanmar, Chester Gorman – một sinh viên đại học Hawaii đã tìm thấy hang thần khi đào nền hang, Gorman phát hiện thấy những mảnh cây đã hóa than, cùng với hai hạt đậu, một hạt dẻ, một hạt tiêu sọ, nhiều mảnh bí và dưa leo cùng nhiều đồ dùng bằng đá rất đặc biệt của vùng Hòa Bình” Như vậy, mặc dù hái lượm và săn bắt vẫn là phương thức chủ yếu của nhân chủng Indonesien song một nền nông nghiệp sơ khai cũng đã xuất hiện vào thời đại văn hóa Hòa Bình Lúc đầu người ta trồng các loại rau củ như khoai môn, khoai sọ và những loại quả như bầu, bí, đậu Đúng như Wilhelm G Solheim II nhận xét: “tôi đồng ý với Sauer rằng sắc

Trang 12

dân Hòa Bình ở một vùng nào đó trong khu vực Đông Nam Á là giống người biết trồng cây trước tiên trên thế giới” Như vậy, có thể coi Đông Nam Á là nơi có cuộc cách nông nghiệp sớm nhất thế giới

Sau thời đại đồ đá giữa, người tiền sử Đông Nam Á bước vào thời đại đồ đá mới, cách đây khoảng 5000 năm Điểm nổi bật trong thời đồ đá mới là con người đã biết làm đồ gốm

Ở Việt Nam nền văn hóa đặc trưng cho thời kì này là văn hóa Bắc Sơn, ở đó người ta đã tìm thấy nhiều công cụ có mài lưỡi Rìu mài lưỡi kiểu Bắc Sơn còn có ở hang Kepah, núi Cheoh, thị xã Tongkat, đồi Chuping, hang Kajang, hang Kechil (Malaysia), ở Kendang Lambu (Jawa, Indonesia) Ở hang Madu (Kelanta, Malaysia) người ta tìm được 500 công cụ ghè đẽo

Có thể nói, rìu mài lưỡi ở Đông Nam Á là công cụ đá mài sớm nhất thế giới

Theo một số tác giả, vào thời đại đá mới, kỹ thuật mài, khoan, cưa đá đã được phổ biến khắp Đông Nam Á Vì thế “ngay những khoảng cách khá xa, chúng tôi có thể nhìn thấy những điểm giống nhau về kỹ thuật Chẳng hạn sự giống nhau giữa xưởng chế tác rìu Đông Khối và các xưởng chế tác rìu ở Java Còn kỹ thuật khoan, tách lõi thì đã phân bố rất rộng, từ Nam Trung Quốc cho đến Indonesia Các kĩ thuật chế tác đá như mài, khoan có lẽ đã phân

bố rất rộng, từ Nam Trung Quốc cho đến Indonesia Các kĩ thuật chế tác như mài, khoan có lẽ

đã lan truyền từ vùng lục địa đến vùng hải đảo mà trước đây kỹ thuật mảnh ghè đẽo đã phổ biến” [6; tr.13]

Ở Thái Lan, thuộc thời kì văn hóa Bắc Sơn của Việt Nam có thể kể đến di chỉ Sai Yok (với 1500 công cụ thu được) và di chỉ thẩm phi Tại Thẩm Phi, người ta còn tìm thấy hạt của các loại cây như cau, tùng, tràm, mận, bầu

Với việc làm đồ gốm, cư dân Đông Nam Á đã chuyển sang kinh tế sản xuất không chỉ

là kinh tế khai thác thiên nhiên như trước đây Rõ ràng đây là một sự chuyển biến rất có ý nghĩa trong đời sống của họ Cư dân Đông Nam Á thời đại đồ đá mới đã biết tìm đến những nơi thuận lợi cho cuộc sống của mình

1.3 Đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Đông Nam Á

1.3.1 Một khu vực địa lý, lịch sử thống nhất

Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng, sông, biển Đó là

Trang 13

những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệplúa nước, văn hoá sông biển và văn minh xóm làng

Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau Nơi đây có chung các nền văn hoá nổi tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Đông Sơn.v.v Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với

đế quốc Nguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản

Theo một số quan điểm, nếu xem Đông Nam Á là một khu vực địa lí-hành chính thì nó bao gồm không gian của 11 quốc gia Những quốc gia này cũng chính là các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – ASEAN

Trái lại, nếu đi từ tiêu chí văn hóa, một số tác giả lại cho rằng không gian văn hóa Đông Nam Á lại rộng hơn, chúng bao hàm cả dãi đất kéo dài từ Đài Loan, qua nam Trung Quốc (từ phía Nam sông Dương Tử), vùng Đông-Bắc và Nam Ấn Độ Cơ sở của nhận định trên bắt nguồn từ yếu tố thời tiết vì toàn bộ khu vực này bị chi phối bởi chế độ thời tiết khí hậu nhiệt đới, gió mùa của châu Á Hơn nữa, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí – lịch sử – văn hóa – chính trị riêng biệt Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rải trong khoa học Nhưng không chỉ dừng lại

ở việc dựng lại các vương triều, các nền văn minh cổ ở đây, mà Đông Nam Á đang từng bước được xem xét như một khu vực lịch sử – văn hóa – kinh tế – chính trị thật sự

Theo đó, khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam

Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng) Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu Đông Nam Á thường được gọi là

Trang 14

“ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải Tuy vậy, chỉ từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm”Đông Nam Á” mới xuất hiện trên bản

đồ chính trị thế giới để chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía Đông Nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệtvề địa chính trị

Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á Đương nhiên, trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu

tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây Nhờ

sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình

1.3.2 Nông nghiệp – nền tảng của văn hóa Đông Nam Á

Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt

Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tính ngưỡng phổ biến trong khu vực Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch trước hết để tế

lễ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau đó là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực

đa dạng và độc đáo

Trang 15

Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hoá Đông Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ

Những yếu tố, những đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều, chẳng hạn: Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông nghiệp

1.3.3 Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

Tìm hiểu văn hóa của các nước Đông Nam Á sẽ thấy nhiều nét tương đồng với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ví dụ như ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Hindu,… Những ảnh hưởng này được thể hiện trong cả hệ tư tưởng, lối sinh hoạt, các phong tục thờ cúng, kiến trúc và diễn xướng dân gian,… Ngoài ra khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động mạnh từ văn hóa Ả rập, văn hóa Âu, Mỹ

Mặc dù khu vực đã có nền tảng văn hóa vững chắc song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là do đây là khu vực có vị trí gần với các quốc gia có nền văn hóa lớn, thuận lợi giao thương, lịch sử các nước trải qua nhiều giai đoạn bị xâm chiếm, đô hộ bởi các cường quốc Tiến trình tiếp biến văn hóa diễn ra một cách chủ động (thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán, học hỏi của cư dân Đông Nam Á với cư dân các nền văn hóa khác) và bị động (qua quá trình bị đô hộ)

Quá trình tiếp biến xảy ra mạnh mẽ song nền văn hóa các nước Đông Nam Á có sự tiếp thu chọn lọc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, tạo nên những bản sắc riêng Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào với Phật giáo Ấn Độ; Nho giáo của Việt Nam khác với Nho giáo của Trung Quốc,…Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình

Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính Thứ nhất, do tính cách, bản chất của con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không có thành kiến dân tộc) và năng động (sáng tạo) Thứ hai, do vị trí của khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á, như chúng

ta đã biết, nằm trên đường giao lưu Trung Hoa-Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông thương Đông -Tây qua hai đại dương Vị trí ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á,ngaytừ buổi đầu lịch sử, đã

Trang 16

sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây

Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại khá đậm nét trong văn hoá Đông Nam Á Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với các yếu tố bản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu trong cuộc sống hiện đại

1.3.4 Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

Từ nền tảng văn hóa và sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp Từ đặc điểm chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á

Dù tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn

Các quốc gia Đông Nam Á hiện tồn tại hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc Tuy nhiên, các ngôn ngữ này thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử Về chữ viết, từ đầu công nguyên, dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Malaysia, Indonesia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa (chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay

Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc Tuy nhiên, những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á Đó là điểm tương đồng trong trang phục truyền thống (váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ); mô hình bữa ăn (thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả); tục ăn hỏi trước khi tổ

Trang 17

chức đám cưới linh đình; nghi lễ đám tang (chôn vật dụng theo người chết); tục nhuộm răng,

ăn trầu; trò chơi dân gian (thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…) Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của các nước Đông Nam Á càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực

Tính thống nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hoá Đông Nam Á Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ

Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện

có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo, Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc Các nước Đông Nam Á khác cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán Tạng Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử Quả là một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng

Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quán cũng rất đa dạng Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có những tập tục riêng của mình Song trong cái hằng

hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấy nhiều đặc điểm chung mang tính chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khu vực.Đó là cách ăn mặc với một trang phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng đeo tai, vòng đeo cổ.v.v Đó là tục ăn uống vớithức ăn chính là cơm, rau, cá, và hoa quả Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình Đó là tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ thường ưa thích Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền.v.v Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông

Trang 18

Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực

Sự đa dạng của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễ tết Đông Nam

Á Có thể nói, ở mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội Nếu làm một phép thống kê, con số các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về một loại thống nhất: lễ hội nông nghiệp

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất Một nét chung khác nữa trong tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyết vạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là những vị thần liên quan đến việc trồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt trời.v.v

Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thểtìm thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng

ở các dân tộc Đông Nam

CHƯƠNG 2:

Trang 19

VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 2.1 Lịch sử hình thành văn hóa Việt Nam

Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại 6 giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây

Lớp văn hóa bản địa :

Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc

Giai đoạn văn hóa tiền sử :

Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người Cách đây khoảng 40-50 vạn năm và đến bây giờ khí hậu Việt Nam mang nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người Với những vết tích còn lại, chúng ta biết rằng người vượn (Homo - Erectus) đã có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá

cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi), có bàn tay gia công của người nguyên thuỷ Những công cụ đá này rất thô

sơ, chứng tỏ “tay nghề” ghè đẽo còn rất vụng về Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của người vượn Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam Đó là văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)

Thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người (người hiện đại- Homo sapiens) đã

cư trú trên một địa bàn rất rộng lớn, họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở Phía Đông Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung

Bộ Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi

Đây là các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh

Trang 20

Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu

Dù điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng, phong phú của các loài quần động thực vật phương Nam, song vết tích cư trú của loài người thời này chỉ hạn chế ở một số vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động vì thời kì này những đồng bằng Bắo Bộ đều đang ở giai đoạn hình thành, chưa thích hợp cho đời sống định cư lâu dài của con ngưòi

Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng họ

đã có tư duy phân loại Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong

sự đa dạng của các loại hình công cụ Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa Họ chôn người ngay trong nơi cư trú, thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, những cây, những quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ

Việc chôn người chết trong nơi cư trú nói lên niềm tin của người nguyên thuỷ về một thế giới khác, mà ở đó người chết vẫn tiếp tục “sống” Những công cụ lao động được chôn bên cạnh người chết đã chứng tỏ niềm tin ấy

Trong giai đoạn tiền sử, cách đây khoảng một vạn năm đã có những thay đổi quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lối sống của con người Loài người bước vào thời đại đồ

đá mới Thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất cũng như

kĩ thuật sản xuất Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt, khí hậu môi trường có những biến đổi lớn, thuận tiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, động và thực vật Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ… Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình Cư dân văn hoá Hoà Bình sống chủ yếu trong các hang động núi đá vôi Họ thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang, thoáng đãng, có ánh sáng Môi trường hoạt động của họ rất rộng bao gồm hang- thung- thềm sông, suối Vì thế, văn hoá Hoà Bình còn được gọi là nền văn hoá thung lũng Văn hoá Hoà Bình kéo dài trong khoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay

Trang 21

Người Hoà Bình sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, song do đặc điểm của hệ sinh thái phồn tạp vùng rừng nhiệt đới, phương thức săn bắn và hái lượm của người tiền sử là theo phổ rộng, lượm trong rừng đủ thứ có thể ăn và sử dụng được Mặt khác, do môi trường không thuận lợi cho hoạt động săn bắn nên phương thức sống của cư dân Hoà Bình chủ yếu là hái lượm

Gần đây, người ta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu

bí, được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình Vì vậy đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình Cuộc sống định cư tương đối là một nhân tố tạo cho sự nảy sinh nghề trồng trọt Tất nhiên vai trò của nó còn rất nhỏ bé so với các hoạt động truyền thống hái lượm, và săn bắt Có lẽ các hoạt động này vẫn là hoạt động kinh tế cơ bản của họ

Sự xuất hiện của nông nghiệp trồng trọt và muộn hơn một chút trong các văn hoá thuộc trung kì và hậu kì đá mới, việc sản xuất đồ gốm đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong đời sống con người, từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất Cũng nhờ phương thức sản xuất mới mà con người đã mở rộng không gian sinh tồn Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới mà con người đã mở rộng không gian sinh tồn, con người đã chiếm lĩnh và chinh phục hai vùng sinh thái: núi, trước núi và ven biển Ở vùng sinh thái ven biển, nghề đánh cá phát triển mạnh Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hoá Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long…với những làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện và ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp

Cư dân thời đại đá mới có một tri thức phong phú về tự nhiên, những hang động và những nơi cư trú khác của họ đều là những địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất Điều này cho thấy con người thời bấy giờ đã biết thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên

Thời kì này cũng để lại những dấu vết của nghệ thuật như những hiện vật bằng xương

có vết khắc hình cá, hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội, những mảnh thổ hoàng… Người Hoà Bình, theo GS Hà Văn Tấn có lẽ đã có những biểu hiện về nhịp điệu, thể hiện bằng những nhóm vạch 3 vạch trên các hòn đá cuội được tìm thấy trong hang động

Dù mới chỉ giả thiết về số đếm, cách tính ngày… những di vật được tìm thấy trong văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn cũng cho thấy một bước phát triển tư duy của người nguyên thuỷ Tư

Trang 22

duy về thời gian vũ trụ còn được thể hiện bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ…vẽ trên đồ gốm Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch

sơ khai

Những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nông nghiệp đã làm hình thành rõ nét tính địa phương của văn hoá trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại đá mới (cách đây khoảng 5000 năm) Thời kì này cũng xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc biệt là mặt trời đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người

Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

Vào khoảng thế kỉ thứ VII trước công nguyên, một nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ đã xuất hiện, tồn tại cho đến thế kì thứ II trước công nguyên, đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Hồng)

Tiêu chí của nền văn minh là sự ra đời của Nhà nước sơ khai của người Việt cổ ( ở các khu vực khác trên thế giới tiêu chí đó là sự ra đời của chữ viết hoặc đô thị) Bộ tộc Lạc Việt cư trú ở vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ, đã dựng nên Nhà nước Văn Lang mà theo truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, đó là nhà nước của vua Hùng, đóng đô ở vùng Phong Châu (Phú Thọ) Cuối thế kỉ thứ III trước công nguyên, bộ tộc Lạc Việt dã hợp nhất với bộ tộc Âu Việt (cư trú ở vùng núi phía Bắc), trong cuộc kháng chiến chống quân Tần Thủ lĩnh Thục phán đã được suy tôn làm vua (An Dương Vương) lập nên nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở

Cổ Loa Năm 179TCN, Triệu Đà đã dùng âm mưu thôn tính Âu Lạc sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt nhà nước Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên cơ sở cố kết cộng đồng nhằm mục đích chinh phục thiên nhiên và chống lại giặc ngoại xâm

Ngày nay các chứng tích khảo cổ học đã phần nào làm sáng tỏ các huyền thuyết về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc Người Việt cổ đã dùng cày đồng do trâu bò kéo, canh tác rộng đất công, làm vườn trồng rau quả, làm thủy lợi, đánh bắt cá ở các sông hồ, vùng ven biển Đã tồn tại những nghề thủ công trong gia đình và làng xóm như dệt, gốm, mộc, đóng thuyền , đặc biệt nghề đúc đồng khá tinh xảo Người Việt cổ ở nhà sàn mái cong, chủ yếu ăn cơm nếp, gói bánh dầy, bánh chưng, mặc khố váy, xăm mình và nhuộm răng đen

Đứng đầu nhà nước là Vua theo chế độ cha truyền con nối, nhưng thực chất chỉ là liên minh

bộ lạc Giúp việc cho vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng Bên dưới là hệ thống làng xã, trong đó

Trang 23

có ý thức cộng đồng và chủ nghĩa trọng lão được đề cao Gia đình phụ quyền, nhưng phụ nữ cũng được coi trọng

Đời sống tinh thần tâm linh của người Việt cổ cũng khá phong phú Đã xuất hiện những tính ngưỡng nguyên thủy như thần linh, vật linh, vật tổ, tín ngưỡng mẫu, phồn thực, sùng bái tổ tiên và anh hùng Phong tục chất phát, thuần hậu, được coi là luật lệ Nghệ thuật biểu diễn hồn nhiên sinh động qua các nhạc cụ như gõ và thổi, các điệu múa hóa trang và vũ trang, các lễ hội làng theo mùa

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc mở đầu thời kì dựng nước, đã tạo nên một cơ tầng văn hóa bản địa mang tính nam Á và chưa bị ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, bước đầu định hình cho bản sắc văn hóa Việt, tạo một nội lực văn hóa chống đồng hóa, hỗ trợ mạnh mẽ cho những cuộc đấu tranh chính trị trong những thế kỉ tiếp theo

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực:

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa

Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là: Ý thức đối kháng trước nguy cơ xâm lược Trong 10 thế kỉ chống Bắc Thuộc, cùng với chính sách đô hộ về chính trị, bóc lột về kinh tế, các vương triều Trung Quốc đã áp dụng một số chính sách đồng hóa về văn hóa, nhất là thời Đông Hán, sau khi Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Nền văn hóa Đông Á Trung Hoa đã cưỡng bức du nhập vào Việt Nam, bao trùm lên văn hóa Việt cổ bản địa, báo hiệu sự suy tàn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc Tuy nhiên chính vì sự cưỡng bức đó, đã tạo ra một sức đề kháng văn hóa nhiều mặt

từ phía người Việt, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhìn chung mờ nhạt

Trước mắt nó chỉ tạo ra những lớp váng văn hóa mỏng chỉ đọng lại ở các lị sở và tầng lớp trên, mà chưa thẩm thấu vào khối bình dân làng xã, ở đó vẫn duy trì một đời sống Việt Cổ

Kênh chuyển tải chủ yếu du nhập nền văn hóa Hán vào nền văn hóa Việt Nam là tầng lớp các quan chức cai trị (Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, Cao Biền…) và một số dòng họ

Trang 24

Trung Hoa miền Giang Nam di cư sang Giao Chỉ, Giao Châu rồi ở lại lập nghiệp, qua nhiều thế hệ một số đã bị Việt hóa Các yếu tố văn hóa du nhập bao gồm các kỹ thuật nông nghiệp

sử dụng đồ sắt và phân bón, kỹ thuật xây dựng thành quách, chùa, tháp và lăng mộ, các tôn giáo Nho, Phật, Đạo, chữ Hán và Hán học, thiết chế quan liêu…Khi vào Việt Nam, các yếu văn hóa đã bị biến sắc thái phần nào để thích ứng yếu tố văn hóa bản địa Việt Ngược lại, cũng có những yếu tố văn hóa du nhập ngược lại lên văn hóa Bắc Trung Hoa (như kỹ thuật dùng tổ kiến dệt sâu cam, kỹ thuật nấu thủy tinh, kỹ thuật trồng bông, gieo trồng lúa chiêm)

Cùng với việc tiếp thu, người Việt đã đề kháng chống lại văn hóa Hán trên nhiều phương diện phần nổi chính là những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa vũ trang, nó không chỉ là những cuộc đấu tranh chính trị mà là một sự phán ứng đề kháng văn hóa Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã chống lại sự đồng hóa của văn hóa Hán tộc vào Giao chỉ đầu công nguyên nhằm duy trì văn hóa cổ truyền của Âu Lạc, những cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, Khúc Thừa Dụ có bao hàm một mục đích chung là bảo vệ nền văn hóa của dân tộc Việt, thoát khỏi sự lệ thuộc của trung hoa Lớn mạnh hơn là phần chìm của sự đề kháng, mang tính chất thụ động của quần chúng bình dân các làng xã Họ bảo tồn cơ cấu xã hội cổ truyền, giàu tính cộng đồng tự quản và chủ nghĩa trọng lão, bảo tồn tiếng nói và phong tục tập quán Việt, không chịu đồng hóa với lối sống của người phương Bắc

Trong 10 thế kỉ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc nền văn hóa Hán chưa tạo nên được sự chuyển biến mạnh mẽ văn hóa, xã hội đối với người Việt Như cũng giống như dòng nước

lũ phá hoại mùa màng, khi rút đi đã để lại một lớp phù sa bồi đắp Nó đã tạo cơ sở ban đầu cho sự giao lưu giữa văn hóa Nam Á và Đông Á, sẽ có tốc độ và hiệu quả mạnh mẽ hơn trong những thế kỉ của thời đại tự chủ sau này

Văn hóa Đại Việt – Đại Nam ( 938 -1858 )

Thế kỷ X – XIV (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý Trần Hồ): Văn hóa Đại Việt hình thành và phát triển Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt

1000 năm bắc thuộc, mở ra kỉ thời kì độc lập tự chủ (Đại Việt từ năm 938 – 1858) Văn hóa Đại Việt hình thành và phát triển từ nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc xưa kia

Bên cạnh nền văn hóa đã có từ trước, văn hóa phương Bắc (nho, đạo lão giáo), văn hóa Ấn Độ (biểu trưng là văn hóa Champa ở miền trung) cũng truyền vào Đaị Việt Nhưng

Trang 25

việc tiếp biến những nền văn hóa này trên cơ sở có sự chọn lọc và chắc lọc chứ không tiếp nhận toàn bộ

Điều này có nghĩa là văn hóa địa phương của Đại Việt (văn hóa dân gian) tồn tại song song với các nền văn hóa bên ngoài trên tinh thần đã có sự tuyển lựa một cách nghiêm túc để phù hợp với bản sắc văn hóa Đại Việt

Thế kỷ XV (triều Lê Sơ): Văn hóa Đại Việt đi vào quỹ đạo của văn hóa Đông Á (nho giáo) Trong 2 thập kỷ thuộc Minh mà thực chất là Bắc thuộc lần thứ 2, văn hóa Trung Hoa

đã có điều kiện tràn vào Đại Việt

Hơn nửa sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, do tinh thần tự hào dân tộc và tư tưởng “Vô tốn Hoa Hạ” sánh ngang Nam – Bắc các vua của triều Lê đã sử dụng văn hóa Nho giáo (đặc trưng văn hóa Trung Quốc) làm hệ tư tưởng chính thống Khẳng định vị thế độc tôn của Nho giáo đối với hệ thống Pháp luật nhằm xây dựng nhà nước quân chủ quan liêu tập quyền chuyên chế Đây là một trong những tiêu cực của nền văn hóa Đại Việt (Bởi Nho giáo thể hiện tính hà khắc, nghiêm minh mà ít quan tâm lòng người nên ít được lòng dân chúng khi tôn sùng tôn giáo này của nhà Lý )

Tuy nhiên, trên thực tế Nho giáo chưa bao giờ xác lập một thế độc quyền trong xã hội Đại Việt Phật, Lão giáo hay tín ngưỡng dân gian vẫn tìm ẩn trong từng làng xóm

Thế kỷ XVI- XVIII (vua Lê – Chúa Trịnh): Một bức tranh văn hóa sôi động, phong phú, mâu thuẫn và nghịch lý Nho giáo vẫn còn tồn tại nhưng đi vào suy thoái, phật giáo được phục hồi – tạo nên tình trạng tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo), cùng với đó là sự phát triển của các loại hình văn hóa khác (văn học , kiến trúc, ngôn ngữ…)

Thế kỷ XIX (Nhà Nguyễn ): Nho giáo chính thống được tái lập, văn hóa đa sắc tiếp tục phát triển cuộc đụng độ văn hóa phương Tây Tuy là nho giáo được tôn sùng nhưng nó

đã đi vào lạc hậu và khủng hoảng bởi sự phát triển của thời đại cùng với đó là sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào Đại Việt (chữ quốc ngữ, các ăn mặc…) được cư dân Đại Việt tiếp biến cho đến ngày hôm nay

Tóm lại, vào những giai đoạn lịch sử khác nhau, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chọn những hệ thống tư tưởng khác nhau Mà nó là kim chỉ nam cho những hoạt động, thành tựu văn hóa của từng triều đại Nhìn chung, bên cạnh nền văn hóa sẵn có, quốc gia Đại Việt đã

Ngày đăng: 17/03/2022, 20:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w