Văn hóa – nghệ thuật

Một phần của tài liệu VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 40)

8. Bố cục đề tài

2.2.5. Văn hóa – nghệ thuật

Nền nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á được ra đời từ rất sớm. Với nét tương đồng lớn nhất là tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu. Bên cạnh đó điêu khắc, kiến trúc cũng đều có sự từ ảnh hưởng các tôn giáo như Phật giáo, Hindu giáo.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bên cạnh những yếu tố bản địa thì nghệ thuật tạo hình ở đây còn ảnh hưởng từ nhiều nền nghệ thuật tạo hình của các trung tâm văn lớn trên thế giới. Những tác phẩm xưa nhất mà các nhà khoa học biết đến có niên đại cách đây tới mười nghìn năm. Ban đầu là những hình khắc chạm đơn sơ trên đá. Những bức vẽ trên đá được tìm thấy tại rất nhiều nơi ở khắp Đông Nam Á hải đảo cũng như lục địa. Trên đảo Kalimanta, người ta tìm được trên đá những bức vẽ hình thuyền, hình mặt trời, mặt trăng, hình cá, thằn lằn và các động vật khác nữa vào thời kỳ đồ đá giữa. Sang thời kỳ đồ đá mới, bức vẽ con lợn

rừng ở hang Leang patteh (phía Nam đảo Sulavesi) được coi là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mà nhiều nhà khoa học thường nhắc đến bởi tính chất chân thực và sinh động của các họa tiết trên đá.

Vào hậu kỳ đá mới ở Đông Nam Á xuất hiện rất nhiều công trình cự thạch. Có thể coi đây là bước đầu tiên của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á. Các công trình cự thạch này phần lớn gắn liền với tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á. Người ta tìm thấy nhiều điện thờ bằng đá, trụ đá, ghế đá, thậm chí cả hình sinh thực khí bằng đá.

Thời kỳ kim khí, nghệ thuật Đông Nam Á có một sự nhảy vọt đáng kể. Hàng loạt tác phẩm nghệ thuật tạo hình có giá trị được phát hiện thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,… Nhiều hoa văn đặc sắc trên đồ gốm Việt Nam, Campuchia như những tượng đá hình người, hình vật lớn, những hình vẽ trên chum, vại đá và đặc biệt là vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên những dụng cụ bằng đồng (qua, rìu, dao găm, trống đồng,…). Vào thời kỳ này ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn đã lan ra toàn khu vực, Trống đồng Đông Sơn có mặt khắp nơi. Trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng cao nhất của sự phát triển nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á trong thời kỳ này. Có thể nói một cách không quá đáng rằng Trống đồng Đông Sơn chính là sự phản ánh trung thực và sinh động cuộc sống của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á bằng nghệ thuật tạo hình.

Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á có một đặc điểm chung, khác với nghệ thuật tạo hình phương Tây, là tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu. Các nghệ sĩ Đông Nam Á muốn hướng người xem đến nội dung biểu đạt sâu kín ở bên trong hơn là hình thức bên ngoài, do đó, đối với họ, đường nét tả thực theo kiểu phương Tây thường không được chú ý. Chính vì thế, đối với một tác phẩm tạo hình Đông Nam Á, bản thân người xem cũng “đồng điệu” với tác giả, nghĩa là người ta không bắt bẻ những chi tiết phi logic, những chi tiết không thực lắm ở tác phẩm. Điều mà người ta cần quan tâm hơn cả chính là “cái thần” của tác phẩm.

Tất nhiên sau này, khi tiếp xúc với nền nghệ thuật phương Tây, phong cách tả thực đã được đưa vào Đông Nam Á nhưng đó là sự tiếp thu từ bên ngoài chứ không phải là truyền thống cổ xưa của văn hóa khu vực này.

Bên cạnh đó, kiến trúc và điêu khắc của các nước Đông Nam Á đều có ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ, hầu hết các công trình kiến trúc lớn đồ sộ để lại đều xây dựng với mục đích tôn giáo, đó là Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo. Với những công trình tôn giáo nổi tiếng thế

giới như: Chùa Shwe dagon (Myanma), Chùa Budsiam, Chùa Donmuang (Thái lan), Đền thờ phật Borobudur (Indonesia), Angkor Thom, Angkor Wat (Campuchia), các Tháp Chăm ở Việt Nam, Đền Loro Jonggrang (Indonesia),…

Khi nghệ thuật phồn thực được thể hiện bởi các bầu vú căng sữa thì kiến trúc phồn thực bắt đầu từ các gò nổi là trung tâm của tục thờ Mẹ Đất, phát triển thành các gò tháp, đền tháp, chùa tháp.

Kiến trúc phồn thực và kiến trúc nhà thuyền với các kiểu nhà sàn hay tàu thuyền khắc chạm hình rồng là hai dòng nghệ thuật kiến trúc truyền thống của vùng Đông Nam Á cho đến ngày nay. Gò nổi ở đồng bằng sông Cửu Long là phần còn lại của Thành Mọi. Chúng xuất hiện khá dày ở những nơi sau này trở thành trung tâm cư trú phồn thịnh của người Óc Eo, hoặc nằm rải rác đều đặn cách nhau trên dưới 40 cây số ở những vùng ngập nước thưa dân. Có những gò chỉ vài chục thước vuông với chiều cao đất đắp chỉ hơn một mét. Nhưng nhiều gò rất lớn, rộng hàng trăm mét vuông và nhiều khi cao đến bốn mét. Trong số các di tích đền thờ Mẹ Đất nổi tiếng có Gò Tháp ở Đồng Tháp, Gò Hàng ở Long An, Gò Thành ở Vĩnh Long, Nền Chùa ở Kiên Giang và Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Cây Trôm gần núi Ba Thê ở An Giang.

Nơi các Thành Mọi nằm giữa cao nguyên Cò Rạt và Tây Nguyên nước ta thì gò nổi chỉ là một khoảnh đất đắp. Nhưng khi cư dân tiến về đồng thấp thì họ mang theo các khối đá xếp lên mặt gò thành một Yoni dạng tròn, vuông hay chữ nhật để thờ, gọi là các gò đá nổi nay để lại nhiều đìa đá nằm giữa đồng bằng. Sang thời kỳ thứ ba người ta xếp đá thành huyệt vuông giật cấp trên lớn dưới nhỏ ở trung tâm Yoni để chôn đất. Đất trong huyệt và cả đá bên ngoài được chở đến từ một nơi thánh tức các núi Bà như Ba Thê hay Sdachao. Nhiều nhà nghiên cứu lầm tưởng huyệt đất là các huyệt mộ, mặc dầu ở đó không có xương cốt cũng không có vết tích hỏa táng.

Kiến trúc phồn thực nguyên thể đạt đến đỉnh cao trong các thế kỷ IX và X nhờ vào kỹ thuật lắp dựng đá đẽo khai thác từ các núi thiêng như Kulen ở Siem Reap hay Merapi ở Yogyakarta. Nhóm đền thờ bằng đá không để Yoni lộ thiên mà xây mái công phu thể hiện cõi niết bàn hay các tháp cao để chỉ núi thánh. Mỗi mặt đá đều được khắc chạm hình ảnh sinh động theo các sự tích tôn giáo. Nổi tiếng nhất trong nhóm là đền Borobudur (760 - 825) ở cố đô Yogyakarta của Indonesia, đền Ba Kông (881) và đền Ba Kheng (893) trong quần thể

Angkor ở Kampuchia. Trong tín ngưỡng phồn thực, chất liệu đá chỉ được dùng để xây đền không dùng xây nhà, và nhiều phế tích đền thờ nay vẫn giữ được âm Bà trong tên gọi phổ thông.

Kể từ thế kỷ X các kiến trúc phồn thực phức thể xuất hiện ngày một nhiều, tạo thành phần lớn quần thể Angkor và nhiều khu đền vùng Đông Nam Á. Mỗi phức thể kiến trúc gồm một ngôi đền chính là Yoni trung tâm nổi cao lên giữa một hay nhiều Yoni khác thấp hơn vây quanh. Hình mẫu bằng đá xanh gọi là Yoni đô thị của kiểu phức thể này đã được chế tác từ thế kỷ X, gần đây được tìm thấy trong di chỉ Đá Nổi gần thành phố Long Xuyên. Trên thực địa người ta phân định các lớp Yoni nhờ vào hệ thống hào nước bao quanh khu đền. Đến đây ý niệm phồn thực chuyển từ thờ Mẹ tức Bà chúa đất hay vị chúa xứ sở sang thờ vua là chúa một nước có lãnh thổ nằm giữa các biển thể hiện bởi các hào nước.

Quần thể Angkor ở Siem Reap không chỉ là một mà nhiều thành phố theo mẫu hình Yoni đô thị nằm sát bên nhau hoặc chồng phủ lên nhau. Có khoảng 40 khu đền đã được biết tới, một số đã chỉnh trang cho khách đến thăm, số khác đang được trùng tu, nhưng cũng có những đền ẩn khuất đâu đó dưới các rừng cây. Lúc đầu Indravarman I (877 - 889) xây dựng kinh đô Ba Kông rồi Yasovarman I (889 - 910) thiết lập kinh đô Ba Kheng theo kiểu kiến trúc phồn thực nguyên thể. Sau này Suryavarman II (1113 - 1150) xây Angkor Wat rồi Jayavarman VII (1181 - 1219) thiết lập đại hoàng thành Angkor Thom theo kiểu phức thể. Angkor Wat được xây bởi các khối đá đẽo nặng từ 3,5 đến 5 tấn lấy từ Kulen cách đó 70 cây số. Sách sử ghi rằng 1.800 con voi phải vận chuyển suốt 37 năm và hơn 1.000 thợ điêu khắc được tập trung suốt 21 năm để điêu khắc và hoàn thiện mặt đá ngôi đền.

Phối thể giữa kiến trúc phồn thực và kiến trúc nhà thuyền được nhận ra nơi hầu hết các nước Đông Nam Á, đặc biệt các đền tháp miền Trung nước ta và khu thánh địa Mỹ Sơn nằm giữa thung lũng đầu nguồn con sông Thu Bồn. Khu đền là một quần thể được lần lượt xây dựng từ thế kỷ IV đến XI, gồm các kiến trúc gạch xây giật cấp trên một móng đá bao phủ gò đất đắp. Các kiến trúc trung tâm thể hiện quan niệm 3 thế giới: Mái hình cánh buồm là thế giới của tổ tiên thần linh, bên dưới là nhà dạng thuyền chỉ nơi con người đang sống, tầng dưới gồm nhiều cấu trúc dạng cột để chỉ địa đàng nay đã chìm ngập giữa lòng biển cả. Chính trong phối thể này chúng ta có thêm bằng chứng về truyền tích con rồng cháu tiên, giữa Mẹ Đất tức Bà Âu Cơ và

Khi tìm hiểu về tính tương đồng trong văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta đã thấy được rằng văn hóa Đông Nam Á tạo nên bởi nhiều quốc gia nhưng giữa văn hóa các nước có rất nhiều điểm tương đồng với nhau.

Đông Nam Á, trở thành một khu vực chính trị từ chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải là một khu vực chính trị thuần túy. Từ xa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất. Điều này đã được nhiều học giả, kể cả các học giả Âu, Mĩ khẳng định. Nói cách khác, tính khu vực của Đông Nam Á không chỉ được thể hiện ở mặt chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ thì cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Trước khi tiếp xúc với văn hóa trên, cư dân Đông Nam Á đã sống trong nền văn hóa Đông Sơn, là nền văn hóa đồng thau rất nổi tiếng với biểu tượng rực rỡ nhất là chiếc trống đồng mà ngày nay vẫn tìm thấy được ở khắp Đông Nam Á. Chính vì nguyên nhân này mà đã tạo cho văn hóa các nước ở Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng với nhau, cũng chính từ cái chung đó mà đã phát triển lên nhiều văn hóa mới đa dạng hơn.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Ấn Độ, Trung Quốc, A rập và phương Tây (Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ,…). Sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn hóa bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính tương đồng trong văn hóa các nước.

Khi hiểu được những nét tương đồng trong văn hóa của các quốc gia sẽ giúp chúng ta có cái nhìn hoàn thiện hơn văn hóa của một khu vực, tính thống nhất và cần có sự gắn kết với nhau ở trong cùng khu vực văn hóa và địa lí. Đây chính là tác nhân tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) tạo liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội chặt chẽ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á điều có thể thấy được ở nền văn hóa Việt Nam. Từ bản sắc văn hóa dựa trên nền tảng nông nghiệp lúa nước, các yếu tố tín ngưỡng bản địa, phong tục tập quán và đời sống văn hóa nghệ thuật. Tất cả hội tụ lại để chứng minh một điều “ Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ” như quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu.

2.3. Nguyên nhân để văn hóa Việt Nam là một “Đông Nam Á thu nhỏ”

Việt Nam là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Trên chặng đường hình thành, tồn tại và phát triển, Việt Nam – với tư cách là một thành viên trong không gian văn hóa Đông Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực. Những giá trị văn hóa mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện trong đó sự tương đồng, tương cận với những giá trị văn hóa của Đông Nam Á Những sự tương đồng và tương cận ấy không phải ngẫu nhiên, mà điều đó cho thấy tiến trình phát triển của các quốc gia đấy là cùng dựa trên một nền tảng, đó là yếu tố tự nhiên chi phối.

Có nhiều nguyên nhân tạo nên nét tương đồng trong văn hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á như lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội,… dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu.

2.3.1. Cùng nằm trong khu vực địa lý lịch sử

Người ta thường nói rằng “mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa”. Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con người sống trong khu vực đó. Mặc dù ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp bên cạnh những con sông Hồng, sông Mê công,… nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn trên cùng một địa vực hạ lưu con sông. Đây là lí do tại sao khi cùng nằm trong vùng địa lý đã tạo cho văn hóa các nước ở Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng với nhau.

Cùng sinh ra và phát triển trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo, có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Nền văn hóa mang tính khu vực thống nhất đó được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay.

2.3.2. Văn hóa Đông Nam Á hình thành trên cơ sở nông nghiệp lúa nước

Cùng sinh ra và lớn lên trên một khu vực địa lí, cư dân cổ đại Đông Nam Á đã tạo nên một nền văn hóa bản địa có nguồn gốc chung, mang tính thống nhất cho toàn vùng, đó là một nền văn hóa, văn minh mang tính đặc sắc với nghề nông trồng lúa nước là chủ đạo.

Nền văn hóa, văn minh đó phát triển liên tục trong lịch sử và là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: Văn hóa núi, văn hóa biển và văn hóa châu thổ, trong đó văn hóa châu thổ giữ vai trò chủ đạo. Hay như Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ đã nhận xét: Đó là một nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi nửa rừng với đủ dạng kết cấu đan xen phức tạp,… Nhưng mẫu số chung là “văn minh lúa nước, văn hóa xóm làng”. Các nhà khoa học đã khẳng định Đông Nam Á là một trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng. Nó “là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại”.

Vào thời đại đá mới, một thành tựu khác của nền văn hóa tiền sử và sơ sử Đông Nam Á sau nghề trồng lúa nước, như đã nói, là sự xuất hiện của một nghề kim khí đặc biệt: Nghề luyện kim đồng, mè tiêu biểu nhất là đồ đồng Đông Sơn. Nghề luyện kim đồng, thực ra, đã

Một phần của tài liệu VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)