Nét tương đồng giữa Việt Nam và Đông NA MÁ trong tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 26)

8. Bố cục đề tài

2.2.2. Nét tương đồng giữa Việt Nam và Đông NA MÁ trong tổ chức xã hội

Trong hệ thống tổ chức xã hội các nước ở Đông Nam Á, người phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, huyết tộc mẫu hệ. Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu trong xã hội các cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Á, có thể chúng ta hình dung một cách đại thể rằng hình thức gia đình lớn (bao gồm nhiều thế hệ) thuộc chế độ mẫu hệ (mà ngày nay chúng ta

vẫn còn thấy ở người Ê đê, Gia rai - chế độ nhà dài, hay một khuôn viên đất ở như người Chàm.

Cho đến nay người ta chưa rõ vì lí do gì: vì áp lực dân số hay vì đặc thù của phương thức canh tác lúa nước tản mạn theo từng thửa ruộng, khi mà trên các thềm cổ quá hẹp của các dòng sông, dân số tăng, khi mà cư dân vùng thung lũng thử nghiệm thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước với năng suất rất cao, cuộc sống định cư ổn định thì các cư dân trồng rau củ quả ở vùng cao ồ ạt kéo nhau xuống vùng thung lũng và đồng bằng ngập nước, các gia đình lớn bị vỡ vụn ra và mỗi gia đình canh tác trên một thửa ruộng theo sự phân công “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, gia đình hạt nhân dần dần được xác lập trên nguyên tắc gia trưởng phụ hệ trong cái bể mênh mông của tàn dư mẫu hệ gia đình lớn. .

Như vậy, làng bản của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á là những tế bào xã hội gồm những gia đình hạt nhân với hai mối quan hệ đan xen: Quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, trong đó mối quan hệ láng giềng là chủ đạo. Vì thế người ta xử sự theo thứ tự ưu tiên “bán anh em xa mua láng giềng gần”, mặc dù họ vẫn cho rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Tâm lí cộng đồng tình làng nghĩa xóm đã chi phối mọi ứng xử trong xã hội nông nghiệp theo kiểu: trong họ ngoài làng, hòa cả làng, phép vua thua lệ làng,… Tâm lí đó được hình thành trên cơ sở thiết chế công xã nông thôn, được thắt chặt bởi các những nghi thức, những tập quán mà mỗi thành viên đều phải tuân thủ theo dù vô thức hay hữu thức. Để thắt chặt mối quan hệ làng xóm vốn dựa trên quan hệ láng giềng lỏng lẻo, người ta đã mở rộng huyết thống được dung làm đại từ xưng hô trong xã hội. Do đó, ra ngoài làng, xã hội, thậm chí trong phạm vi cả nước người ta vẫn xưng hô với nhau bằng các đại từ: Cô, dì, chú, bác, con cháu, anh hai, anh ba,… Những lối sống và cách ứng xử như vậy đã là cơ sở cho những tư tưởng tương đương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, nhưng cũng rất đậm tính chất gia trưởng, địa phương cục bộ góp phần làm trì trệ xã hội phương Đông trước cuộc sống hiện đại. Vì là cư dân nông nghiệp coi trọng kinh nghiệm nên cư dân Đông Nam Á rất coi trọng người già (những người nhiều tuổi bậc trên, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong con cháu) và quản lý làng bản dựa trên chế độ già làng (Việt Nam có câu “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ”. Xỉ là cái răng, ai rụng hết răng còn lợi được xem là người già và được kính trọng. Hiện nay còn dấu vết phong tục “lên lão”). Già làng là cái cốt lõi của cái mà ta gọi là dân chủ công xã.

Trong quá trình tích hợp văn hóa - tộc người, có thể do yêu cầu của các công tác thủy lợi đắp đê và bảo vệ vùng đất màu mỡ, các tộc người đã liên kết lại trong một hệ thống chính trị gồm nhiều “mường” do một tù trưởng của một “mường” lớn có ưu thế về quân sự, kinh tế hay tôn giáo đứng đầu. Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của người cầm đầu này có thể tùy theo sức mạnh của ông ta. Bộ máy chính trị của “Mường” lớn ngày càng hoàn thiện và do con em trong dòng họ của người thủ lĩnh đảm nhiệm, nơi nào quá xa họ giao cho người cần đầu địa phương, từ đó mối quan hệ bản - mường được mở rộng thành các tiền - quốc gia. Người đứng đầu mường lớn có người gọi đó người Thái gọi đó là “Pò Kun”, người Mường gọi là “Lang Kun”.

Tình hình tương tự cũng diễn ra trong quá trình hình thành các quốc gia cổ đại ở vùng hải đảo. Các vương quốc đều là những tập hợp các tiểu quốc, do đó hệ thống quản lí đều dựa trên các tù trưởng của địa phương. Để nắm được quyền quản lí nhà vua sai các con trai của mình đến làm lãnh chúa ở các địa phương. Thời Srivijaya gọi là Nisamvardhiky (người có trách nhiệm với quốc vương). Nơi nào không với tới, vua sử dụng các tù trưởng địa phương, các bộ tộc, được gọi là Nigalarka (kẻ trung thành với quốc vương).

2.2.3. Tương đồng qua các yếu tố tín ngưỡng bản địa

Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có chung một cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á nói chung và cư dân Việt Nam nói riêng đều có chung một số yếu tố tín ngưỡng bản địa, chẳng hạn tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sung bái linh hồn người đã mất,… Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh.

2.2.3.1. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh

Người xưa quan niệm vạn vật cũng như con người đều có linh hồn, từ núi sông, cây cỏ, thú vật đến con người. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh bắt nguồn từ một thực tại: trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn và hiểm họa, con người đã thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với những biểu trưng sức mạnh của thần linh và con người thờ cúng, cầu khẩn để được che chở.

Trước hết cư dân Đông Nam Á thờ cũng thần Đất. Người Thái, người Lào gọi là Phi, người Khmer gọi là Natta thường được gọi là ông Tà, thờ bằng đá. Người Miến gọi lag Nat.

Ở Myanmar Nat có nghĩa là linh là hồn, là thần, là ma. Một Nat là một vị thần linh nào đó trú ngụ trên cây, hay trong làng nhưng có Nat là cho cả một lãnh thổ Gắn liền với việc thờ đất là thờ thần núi. Hầu hết các công trình thờ phụng đều nằm trên núi. Ở Đông Nam Á, tín ngưỡng thờ núi phổ biến khắp nơi và hầu hết các công trình thờ phụng thần linh cũng được đặt trên núi. Cư dân thường tổ chức các cuộc hành hương, du xuân trẩy hội trên núi như trẩy hội chùa hương, chùa Thầy, chùa trên núi Yên Tử ở Việt Nam; lễ hội đi núi của người Lào, người Khmer ở Campuchia,…

Người Đông Nam Á cũng coi trọng thờ thần cây trong đó đặc biệt là tín ngưỡng thờ hồn lúa. Ở Đông Nam Á cây lúa là cây thiêng, là một tặng vật của thần linh, là lương thực chính của con người. Người Khmer xem mẹ lúa là người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầm bông lúa. Người Mảng, người Khmú hình dung mẹ lúa là cô gái trong trắng xinh đẹp trú ngụ trên vạt nương. Người Bahnar gọi thần lúa là Yangsơri, một nữ thần quyết định sự no ấm của con người. Hàng năm vào dịp trước khi thu hoạch lúa để tạ ơn thần Yangsơri họ làm lễ Samơk (cốm mới). Nhiều dân tộc ở miền núi Việt Nam có tập quán thờ ông bà lúa. Dân tộc Cơ tu ở Trường Sơn dành chỗ đẹp nhất trong bếp làm nơi thờ thần lúa với cây tơru. Tơru là một cái rọ đan dày, treo trên cột bếp, trong đó có những mảnh vải đẹp và ở giữa có những cái hộp nhỏ đựng thóc. Mỗi năm chọn một ít hạt thóc mới, đẹp, mẩy đặt vào hộp thay thóc cũ. Khi chuyển bản, dời nhà thì mang theo hộp thóc thờ và tơru mới ở nhà mới. Khi gặt lúa, tuốt lúa tất cả các lối vào bản đều có treo cành cây giữa đường cấm không cho người lạ vào bản. Tuốt lúa xong là ngày hội. Thanh niên múa hát, nhà nhà nấu cơm trắng, đơm vào giỏ chia cho nhau. Càng chia cho nhiều người ông bà lúa càng bằng lòng. Sau khi múa hát xong, thanh niên tung hết các giỏ cơm lên trời, cơm rơi xuống đất cho chim rừng ăn. Sau lễ hội, cúng trời đất xong người Cơ tu mới tiếp khách.

Người Dao quan niệm rằng mỗi bông lúa, mỗi hạt thóc đều có hồn, ở trên nương chúng được gần nhau, nhưng khi thu hái hồn lúa có thể bị thất lạc do rơi vãi, do đó cần làm lễ cúng để gọi chúng về sum họp, trên bàn cúng bên cạnh lễ vật còn có một cụm mẹ thóc. Sau khi cúng xong cụm mẹ thóc ấy được để dành làm bánh cho cả nhà ăn vì họ cho rằng trong đó có hồn lúa, nếu ăn vào sẽ khỏe người, có khả năng chống các loại bệnh tật. Ở Bali Indonesia, người ta gọi nữ thần lúa là Trili hoặc Devi Seri. Nghi lễ về nữ thần lúa được tiến hành trên cánh đồng vào thời gian đập lúa.

Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, Mặt Trời tượng trưng cho sinh khí của vũ trụ tạo nên sự sống cho muôn loài và lúa được xem là ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời do đó cư dân ở đây còn có tục thờ Mặt Trời và thờ Lửa. Tục thờ Mặt Trời được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn. Trên mặt trống, giữa trung tâm là hình Mặt Trời với 14 tia và cuộc sống trên Trái Đất xoay quanh Mặt Trời theo chiều ngược kim đồng hồ. Để cầu mong sự sống và sinh sôi nảy nở cho cây cối, súc vật các dân tộc Đông Nam Á đều có nhiều lễ hội liên quan đến Mặt Trời và Lửa: Thả cầu lửa trên không trung, giăng đèn lồng kết hoa, rước đèn, hội hoa đăng thả đèn trên mặt nước, đốt pháo thăng thiên, trò chơi đánh phết bằng một quả cầu màu đỏ, thả diều gọi nắng,… Người Tây Nguyên khi làm cổng nhà mồ đã tạc hai hình nhân nam nữ với sinh thực khí lớn đứng hai bên cổng hướng về phía Đông để đón ánh Mặt Trời lên với mong ước ánh Mặt Trời xuyên qua hình nhân sẽ làm cho sự sống được tái tạo.

Đối với người Việt, do cư trú ở vùng châu thổ thấp nên hằng năm họ phải đối mặt với nạn lũ lụt. Do đó, các lễ hội phản ánh tục thờ nước của người Việt chủ yếu xoay quanh hai nhóm chính đó là nhóm lễ hội mang ý nghĩa cầu nước và nhóm lễ hội thể hiện khát vọng trị thủy.

Ngoài ra, cư dân Đông Nam Á còn có tục thờ các cây cổ thụ như cây đa, cây si. Họ cho rằng những cây này là nơi trú ngụ của các vị thần bảo vệ làng bản, không cho ma quỷ vào quấy phá, bắt bớ dân làng. Do đó, ở làng người Việt trước kia, người ta hay trồng một cây đa ở đầu làng, thậm chí hiện nay vẫn còn thói quen này.

2.2.3.2. Tín ngưỡng phồn thực

Phồn” có nghĩa là nhiều, “thực” có nghĩa là nảy nở. Duy trì và phát triển sự sống là một nhu cầu thiết yếu của con người, đối với cư dân nông nghiệp, nhu cầu này càng hệ trọng. Từ nhu cầu đó cư dân nông nghiệp có một niềm tin (tín ngưỡng) vào một số giải pháp có tính ma thuật về kích động tình dục cho thiên nhiên để hi vọng chúng sinh sôi nảy nở, phát triển và đem lại những mùa màng tươi tốt bội thu.

Cơ sở của tín ngưỡng này cũng là “vạn vật hữu linh”, người xưa tin rằng qua một số ma thuật có tính kích dục mà họ thực hiện, thiên nhiên có thể cảm ứng và đồng cảm vì chúng cũng có linh hồn để có thể cảm nhận.

Tín ngưỡng phồn thực là chung của cư dân nông nghiệp nhưng ở Đông Nam Á nó được biểu hiện phong phú sinh động trong đời sống và lễ hội. Con người đã thần thánh hóa

ma lực của tình dục, họ liên tưởng qua đó sức mạnh sinh sản của đất đai, của cây trồng. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực khá đa dạng. Thông thường là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ).

Người Việt thờ nỏ - nường (nỏ là cái nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam, nường là mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Ở nhiều địa phương của Việt Nam vẫn còn các tục lệ thờ cúng, rước nỏ - nường. Ở làng Đông Hy - Hà Bắc có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào mồng 6 tháng Giêng. Sau đám rước cặp sinh thực khí ấy được đốt đi lấy tro chia cho mọi người đem rắc ra ruộng cầu cho mùa màng tốt tươi. Ở nhiều vùng thuộc Vĩnh Phú có dịp hội làng, người ta rước18 bộ sinh thực khí (bội số của 9, 18, 36 dân gian có câu “36 cái nỏ nường cái để đầu giường, cái để gối tay”). Khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp các vật này vì tin rằng nó đem lại sự may mắn. Người Tày thờ búp măng, hoa chuối. Một số dân tộc khác thờ hang động có kẽ nứt, thờ cột đá tự nhiên,… Người Lào rước âm vật, dương vật trong Bun Bang Phay.

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều cư dân nông nghiệp khác, cư dân Đông Nam Á còn có tục thờ hành vi giao phối tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo. Trên nhiều đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn của Việt Nam có khắc hình nam nữ giao phối, đặc biêt là trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có gắn tượng các đôi nam nữ trong tư thế giao phối rất sinh động. Ở Thái Lan có tục nặn tượng hai người nam nữ đang giao hợp bằng đất sét gọi là “nặn đám mây”. Họ đem những tượng này để trên bờ các thửa ruộng cầu cho lúa tốt, cho mùa màng bội thu. Người Thái lan còn làm một loại bùa gọi là cái In bằng gỗ, bằng đồng, bằng bạc hoặc ngà voi,… đó là hình nam nữ giao hợp, họ tin rằng ai đeo bùa đó thì người đó chăn nuôi hoặc trồng trọt đều thịnh vượng.

Vào dịp hội Đền Hùng, ở vùng Phú Thọ còn lưu truyền điệu múa “Tùng dí”. Thanh niên nam nữ múa từng đôi, cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam, nữ. Cứ mỗi khi nghe thấy tiếng trống (tùng) họ lại giơ hai vật đó chạm vào nhau (dí). Tương tự như vậy trò múa mo ở xã Sơn Đông - Hà Tây, buổi chiều khi tế lễ đã xong, trai chưa vợ gái chưa chồng đến tụ tập ở sân đình, một người vừa múa vừa hát trước bàn thờ, tay trái cầm một khúc tre tượng trưng cho dương vật, tay phải cầm chiếc mo cau tượng trưng cho âm vật. Người múa mấy lần lắp khúc tre vào mo cau để nói lên hành động giao phối. Cuối cùng anh ta tung khúc tre và mo cau vào đám trai gái cho họ tranh cướp. Người ta giành nhau đến mức khúc

tre gãy thành nhiều đoạn, mo cau bị xé rách thành nhiều mảnh. Người ta tin rằng ai lấy được những khúc hay những mảnh đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, không chỉ may mắn trong việc lấy chồng lấy vợ mà còn may mắn cả trong sản xuất và đời sống. Người Lào có tục đốt pháo thăng thiên và rước sinh thực khí. Trong đếm đốt pháo người ta rước sinh thực khí và vừa diễu hành, vừa mô phỏng động tác giao phối biểu hiện ý niệm tạo ra sự phồn thực cho cỏ cây, gia súc.

Cũng trong các lễ hội họ tổ chức các cuộc thi, những trò chơi mang biểu hiện phồn thực như thi đánh trống thủng (Lào, Việt, Thái Lan, Môn), đánh đu nam nữ, mùa khiên kiếm làm bẵng nõn chuối, mộc bằng mo cau theo động tác tính giao (Tày, Dao…). Còn trong đời sống hàng ngày, biểu tượng phồn thực được liên tưởng trong sinh hoạt: gậy chọc lỗ, cối chày giã gạo, bánh tét, bánh giầy,… ngoài ra, các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên rất coi trọng việc thờ cúng hồn lúa và họ hay gọi là lễ cúng Mẹ lúa. Lễ hội được diễn ra rất lớn và trước

Một phần của tài liệu VIỆT NAM LÀ MỘT ĐÔNG NAM Á THU NHỎ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)