8. Bố cục đề tài
2.2.3.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của con người và hoa màu. Từ hai cặp đôi đối lập ban đầu là “đất – trời và mẹ – cha”, người xưa đã dần dần suy ra hàng loạt những cặp đối lập như thuộc tính âm dương.
Cư dân Đông Nam Á quan niệm con người có hai phần là phần xác và phần hồn được kết hợp theo nguyên lý âm dương. Họ quan niệm, chết không phải là hết, hồn người chết sang thế giới ma và về đầu thai vào thai nhi do bà mụ nặn ra trong bụng mẹ.
Người Việt có câu “sống gửi thác về”, sống là ở tạm nhưng chết mới thực sự về nơi ở của chính mình.
Thế giới tâm linh được xây dựng dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Con người tin rằng, tất cả mọi vật đều có linh hồn, những linh hồn này liên kết lại với nhau tạo thành một thế giới thần linh.
Từ đây họ tin vào những người đã chết và có những hình thức thờ cúng với mong muốn được phù hộ, độ trì và không bị quấy phá, hơn nửa thờ cúng những người đã khuất để tỏ lòng thương nhớ đến công ơn sinh thành. Tục thờ cũng tổ tiên trong gia đình bắt nguồn từ đây, sau này được mở rộng ra thành tục thờ cúng những người có công với cộng đồng, những ông tổ nghề, tổ làng, thậm chí cả tổ của cả nước.
Ngoài tổ tiên trong gia đình, những người khi sống có khả năng hơn người và có những công lao với cộng đồng, ngay lúc sống họ được suy tôn là thánh sống, tất nhiên khi chết sẽ hiển linh thành thần. Đó là những người có công dẹp giặc bảo vệ cộng đồng như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,… hoặc đưa lại cho nhân dân một nghề để kiếm sống như một số thành hoàng làng ở Việt Nam, hai mẹ con Ciksiti Wankembang và Puteri Saadoong đã đem nghề buôn bán cho dân thành phố Kelanta ở Malaysia. Vì thế người Thái, người Lào mới phân chia thành 3 loại mạ (phi): ma nhà (phi hươn), ma bản (phi bản) và ma mường (Phi mường):
- Phi hươn (ma nhà): Thờ bố mẹ đã mất và tổ tiên theo huyết thống gọi là “Phi đẳm” (đẳm là một tổ chức thoe quan hệ huyết thống hiện còn được bảo lưu trong xã hội Tày - Thái).
- Phi bản (ma làng): Thờ thần của làng thành hoàng) ở một nơi cao ráo, có thẻ là một gốc cây to, có thể là một hòn đá được dựng lên gọi là “lắc bản”.
- Phi mường (ma mường): Thờ người sáng lập ra mường đó, người ta dựng miếu thờ, có cả “lắc mường” bằng cột đá, có khu rừng dành riêng để “nuôi phi mường”. Trong quá trình tích hợp thành mường quốc gia - người Lào gọi là “Mường luống”, thì có “phi mường luống” là ma của cả nước và được tổ chức quốc lễ “Bun Thạt Luổng” ở Viên Chăn. Ở người Việt có Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ lớn nhất cả nước.
Nhìn chung, Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Việt Nam dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính của văn hóa Đông Nam Á: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên , tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có linh hồn.