8. Bố cục đề tài
2.2.4.4. Hôn nhân, tang lễ
Ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á từ xa xưa đã có đặc điểm là cha mẹ thường quyết định hôn nhân của con cái. Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác như Malaysia, Indonesia, Brunei, Campuchia,… Thậm chí, cho đến tận ngày nay, ở một số dân tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ “đi tìm” và quyết định người bạn trăm năm của con mình. Nhiều nơi còn có phong tục “cướp dâu”. Thủ tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á không hoàn toàn giống nhau bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân về tôn giáo. Song dù có sự khác nhau như thế nào về cách thức tổ chức, nói chung việc cưới xin thường trải qua ít nhất là hai bước: Lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Phong tục tang lễ, có hai cách chủ yếu xử lí đối với xác người chết: chôn dưới đất và hỏa thiêu. Ở Đông Nam Á tục chôn người chết đã có từ rất lâu. Những phát hiện khảo cổ học tại rất nhiều nơi ở Đông Nam Á đều xác nhận rằng xác người xưa kia thường được chôn trong các chum vại, bình gốm hoặc những quan tài bằng đá. Tục chôn người chết vẫn cò rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Phong tục chôn người chết, một tập tục rất phổ biến ở Đông Nam Á là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Thông thường thì người ta thường bỏ tiền, gạo vì đó là những thứ không thể thiếu được cho cuộc sống của con người.
Ngoài ra ở Đông Nam Á còn có nhiều phong tục khác như: nhai trầu, tục cưa và nhuộm răng đen, tục xăm mình, các trò chơi giải trí như chọi gà, thả diều, bơi thuyền,…