1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tế chính trị xã hội THỰC HÀNH với NGƯỜI KHUYẾT tật ở TRUNG tâm vì NGÀY MAI

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 129,85 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU “ Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, vận mệnh của dân tộc ra sao? Hùng mạnh hay suy yếu thế nào là tuỳ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ. Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển thì việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức và càng được nâng cao cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng, điều bình dị đó không phải bất cứ ai cũng có được. Trong cuộc sống mà chúng ta đang trải qua, có biết bao trẻ em còn chịu nhiều thiệt thòi, không có điều kiện phát triển bình thường, chưa thể hòa nhập với cộng đồng. Một trong số đó là trẻ em bị thiểu năng trí tuệ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh này, nhưng trong đó là một phần đến từ nguyên nhân của chiến tranh. Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mặc dù đã lùi xa đến mấy chục năm nhưng cho đến hiện nay những dấu vết về sự nguy hiểm của nó vẫn còn tồn tại. Nó thể hiện qua những thế hệ con cái sau này của lớp người trước đứng lên chiến đấu vì mục đích bảo vệ độc lập giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Và khi chiến tranh như vậy Mỹ đã rải thảm chất độc màu da camdioxin một loại chất nguy hiểm đối với con người vì nó gây ra ung thư, dị dạng, thiểu năng trí tuệ cho những người con của những lớp cha anh đi trước bị nhiễm. Đứng trước một xã hội đang chuyển biến sâu sắc từng ngày từng giờ theo xu hướng của sự phát triển đi lên thì yếu tố con người chính là yếu tố trọng tâm để trèo lái con thuyền xã hội ấy, một xã hội tổng hoà với nhiều tiền bộ xã hội mới và còn tiếp tục đi lên như hiện nay. Nhưng bên cạnh đó có không ít những con người mà các hoạt động trợ giúp xã hội gọi là các đối tượng yếu thế cần được bảo vệ , chăm sóc , giúp đỡ. Vậy nên, là một nhân viên CTXH trong tương lai, với những gì đã được học và nhận thức được sự quan trọng của ngành CTXH cũng như lòng yêu nghề, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Thực hành với trẻ em nhiễm chất độc màu da cam” và lựa chọn điạ điểm thực hành tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Hà Nội) để có thể đưa những kiến thức mà mình đã học vào trong thực tế cũng như học hỏi và rèn luyện thêm được những kỹ năng cần phải có ở ngành nghề mà mình đã chọn là Công tác xã hội. Làng Hữu Nghị Việt Nam là một trong những làng được thành lập sớm ở Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng là trẻ em con cựu chiến binh bị khuyết tật do hậu quả của bốmẹ bị nhiễm chất độc màu da camdioxin. Cùng với đó thì làng Hữu Nghị Việt Nam cũng là nơi nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng có thời hạn cho một số cựu chiến binh (CCB) bị nhiễm chất độc màu da camdioxin trong thời kì chiến tranh chống Mỹ của 34 tỉnh thành từ Hà Giang đến Quảng Bình. Đã qua gần 18 năm hoạt động, làng Hữu Nghị Việt Nam đã góp phần quan trọng cho đất nước, trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em là con của cựu chiến binh bị khuyết tật do chất độc màu da cam cũng như là chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng cho các CCB để góp phần làm giảm đi một phần nào đó những nỗi đau cả về thể xác và tinh thần của những con người bị nhiễm chất độc màu da cam dioxin. Thời gian thực hành 5 buổi là quãng thời gian khiêm tốn và tôi chưa thể giúp gì nhiều cho các em tại làng. Tuy nhiên, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ lãnh đạo và cán bộ làng Hữu Nghị Việt Nam, sự giúp đỡ tận tình từ các giáo viên cũng như các mẹ trong trung tâm đã cho tôi được nhiều thông tin bổ ích để có thể làm tốt được bài tiểu luận này cũng như có được thêm nhiều kiến thức, nâng cao và học hỏi thêm những kỹ năng làm việc với đối tượng. Trong quá trình thực tập tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên bộ môn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài báo cáo của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, do những hạn chế về phương pháp, kiến thức, kỹ năng thực hành, thời gian thực hành. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp của thầy, cô khoa Xã hội học để báo cáo của được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn

TIỂU LUẬN MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I ĐỀ TÀI: THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TRUNG TÂM VÌ NGÀY MAI 1 LỜI NÓI ĐẦU “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, vận mệnh của dân tộc ra sao? Hùng mạnh hay suy yếu thế nào là tuỳ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển thì việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức và càng được nâng cao cả về thể chất lẫn tinh thần Nhưng, điều bình dị đó không phải bất cứ ai cũng có được Trong cuộc sống mà chúng ta đang trải qua, có biết bao trẻ em còn chịu nhiều thiệt thòi, không có điều kiện phát triển bình thường, chưa thể hòa nhập với cộng đồng Một trong số đó là trẻ em bị thiểu năng trí tuệ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh này, nhưng trong đó là một phần đến từ nguyên nhân của chiến tranh Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mặc dù đã lùi xa đến mấy chục năm nhưng cho đến hiện nay những dấu vết về sự nguy hiểm của nó vẫn còn tồn tại Nó thể hiện qua những thế hệ con cái sau này của lớp người trước đứng lên chiến đấu vì mục đích bảo vệ độc lập giữ vững chủ quyền lãnh thổ Và khi chiến tranh như vậy Mỹ đã rải thảm chất độc màu da cam/dioxin- một loại chất nguy hiểm đối với con người vì nó gây ra ung thư, dị dạng, thiểu năng trí tuệ cho những người con của những lớp cha anh đi trước bị nhiễm Đứng trước một xã hội đang chuyển biến sâu sắc từng ngày từng giờ theo xu hướng của sự phát triển đi lên thì yếu tố con người chính là yếu tố trọng tâm để trèo lái con thuyền xã hội ấy, một xã hội tổng hoà với nhiều tiền bộ xã hội mới và còn tiếp tục đi lên như hiện nay Nhưng bên cạnh đó có không ít những con người mà các hoạt động trợ giúp xã hội gọi là các đối tượng yếu thế cần được bảo vệ , chăm sóc , giúp đỡ Vậy nên, là một nhân viên CTXH trong tương lai, với những gì đã được học và nhận thức được sự quan trọng của ngành CTXH cũng như lòng yêu nghề, tôi đã quyết định chọn 2 đề tài “ Thực hành với trẻ em nhiễm chất độc màu da cam” và lựa chọn điạ điểm thực hành tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Hà Nội) để có thể đưa những kiến thức mà mình đã học vào trong thực tế cũng như học hỏi và rèn luyện thêm được những kỹ năng cần phải có ở ngành nghề mà mình đã chọn là Công tác xã hội Làng Hữu Nghị Việt Nam là một trong những làng được thành lập sớm ở Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng là trẻ em con cựu chiến binh bị khuyết tật do hậu quả của bố/mẹ bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin Cùng với đó thì làng Hữu Nghị Việt Nam cũng là nơi nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng có thời hạn cho một số cựu chiến binh (CCB) bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin trong thời kì chiến tranh chống Mỹ của 34 tỉnh thành từ Hà Giang đến Quảng Bình Đã qua gần 18 năm hoạt động, làng Hữu Nghị Việt Nam đã góp phần quan trọng cho đất nước, trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em là con của cựu chiến binh bị khuyết tật do chất độc màu da cam cũng như là chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng cho các CCB để góp phần làm giảm đi một phần nào đó những nỗi đau cả về thể xác và tinh thần của những con người bị nhiễm chất độc màu da cam/ dioxin Thời gian thực hành 5 buổi là quãng thời gian khiêm tốn và tôi chưa thể giúp gì nhiều cho các em tại làng Tuy nhiên, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ lãnh đạo và cán bộ làng Hữu Nghị Việt Nam, sự giúp đỡ tận tình từ các giáo viên cũng như các mẹ trong trung tâm đã cho tôi được nhiều thông tin bổ ích để có thể làm tốt được bài tiểu luận này cũng như có được thêm nhiều kiến thức, nâng cao và học hỏi thêm những kỹ năng làm việc với đối tượng Trong quá trình thực tập tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên bộ môn Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài báo cáo của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, do những hạn chế về phương pháp, kiến thức, kỹ năng thực hành, thời gian thực 3 hành Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp của thầy, cô khoa Xã hội học để báo cáo của được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! 4 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Các khái niệm - Trẻ em:  Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành  Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hợp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn."  Theo điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” Theo quy định, trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân Việt Nam và hai là độ tuổi được xác định là dưới 16 Như vậy, những người có quốc tịch Việt Nam dưới 16 tuổi là đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam - Chất độc màu da cam: là một hợp chất gồm 2 loại thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5 – T được pha với tỷ lệ 50/50 Chất này duy trì chỉ trong một vài ngày hoặc vài tuần và sau đó tự tiêu hủy nhưng nó có chứa độc chất, dioxin, không phân hủy dễ dàng Nó có dạng lỏng, sánh như dầu, màu da cam, không tan trong nước, dễ xâm nhập qua lá và làm rối loạn hệ điều tiết sinh trưởng của cây, rất nguy hiểm đối với người - Trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam: là những trẻ dưới 16 tuổi bị ảnh hưởng bởi chất độc dioxin từ những thế hệ trước đã từng tham gia chiến tranh và bị nhiễm chất độc màu da cam, các em phải anhu nhiều di chứng về mặt vật chất hoặc trí tuệ và được hưởng một số trợ cấp của nhà nước cho trẻ nhiễm chất độc màu da cam  Trung tâm bảo trợ xã hội: là nơi tập trung những hoạt động đỡ đầu và giúp đỡ cho các tổ chức và cá nhân gặp khó khăn có được công ăn việc 5 làm và nơi ở Các đối tượng ở trong trung tâm bảo trợ xã hội thường là những người nghèo khổ, người vô gia cư, các trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi… - Công tác xã hội cá nhân: là một phương pháp giúp đỡ con người giải quyết các vấn đề khó khăn Nó mang tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật Nó giúp các cá nhân có những vấn đề riêng tư cũng như vấn đề bên ngoài và vấn đề môi trường Đó là một phương pháp giúp đỡ thông qua mối quan hệ để khái thác tài nguyên cá nhân và những tài nguyên khác nhẳm giải quyết các vấn đề Lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia và đánh giá là những công cụ chủ yếu của công tác xã hội cá nhân Nhờ tính năng động của mối quan hệ trong công tác xã hội cá nhân mà cá nhân thân chủ thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi của mình (theo Lê Chí An, 2006) 2 Vận dụng kiến thức chuyên ngành Trong khối kiến thức về Nhập môn Công tác Xã hội tôi còn vận dụng một số kiến thức về đặc trưng của Công tác xã hội như quan hệ là then chốt của Công tác xã hội, gia đình là trường hợp trong công tác xã hội, đặc trưng tự quyết Ngoài ra, một số kiến thức chuyên ngành khác mà tôi sử dụng như:  Môn Công tác Xã hội với cá nhân: Đây là môn học quan trọng, cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng nhất cho đợt thực hành , trong đợt thực hành tôi đã vận dụng các kỹ năng của công tác xã hội với cá nhân như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát - Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe ở đây không chỉ lắng nghe bằng tai mà còn lắng nghe bằng ánh mắt và sự thấu hiểu, khi nói chuyện với thân chủ, cùng với lắng tai nghe thì tôi còn quan sát những cử chỉ biểu hiện của thân chủ để hiểu về cảm xúc của thân chủ lúc đó, cảm thông, đồng cảm với thân chủ khi thân chủ nói về mối tình buồn của mình Xét cho cùng thì kỹ năng lắng nghe sử dụng để khuyến khích thân chủ tự nói về mình và để bản thân tôi nhận diện được thân chủ, vì thế để thông tin 6 không bị bỏ sót hoặc sai lệch, sau mỗi cuộc nói chuyện tôi nhớ lại các thông tin và ghi chép lại cẩn thận vào nhật kí tiếp cận, vấn đề nào mà chưa rõ hoặc còn thắc mắc thì tôi đánh dấu hỏi và cố gắng lần sau gặp thân chủ thì hỏi lại, và qua những cuộc nói chuyện với thân chủ để tự giải đáp thắc mắc của bản thân - Kỹ năng quan sát: Đây là một kỹ năng không thể thiếu được trong quá trình làm việc với thân chủ, bởi vì những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mỗi cá nhân không chỉ thể hiện bằng ngôn ngữ mà còn bộc lộ ra ngoài bằng hành động, cử chỉ và hành vi, vì thế khi đi thực tập phải biết quan sát để nhận biết được những gì họ nghĩ, họ làm Trong quá trình thực hành tôi đã quan sát mọi thứ liên quan đến thân chủ, từ cách đi lại, ăn nói và đặc biệt là cách thân chủ thể hiện trong các mối quan hệ với bạn bè và cô giáo trong trung tâm Ngoài ra tôi cũng đã vận dụng các nguyên tắc trong Công tác Xã hội với cá nhân như: giành quyền tự quyết cho thân chủ, tôn trọng thân chủ, không phán xét thân chủ, giữ bí mật những thông tin mà thân chủ chia sẻ với mình  Kiến thức công tác xã hội với nhóm: Trong quá trình làm việc ở trung tâm không thể là làm theo cá nhân đơn lẻ mà phải là sự hợp tác của cả nhóm, ngoài ra khi tiếp cận lấy thông tin về thân chủ tôi cũng phải tiếp xúc với các anh chị cùng phòng cùng lớp học may của thân chủ, chính vì vậy môn học này giúp tôi hình thành được kỹ năng hoạt động nhóm Những kiến thức kỹ năng chưa vận dụng được - Kỹ năng vãng gia: Do thân chủ sống và làm việc tại trung tâm, gia đình thân chủ lại ở xa nên tôi không có điều kiện vãng gia được 3 Các lý thuyết sử dụng 3.1 Thuyết nhu cầu 7 Abraham Maslow là nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần - Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao  Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này  Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người - Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được  Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: 8 Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận - Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau - Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại  Nhu cầu được tôn trọng: - Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng + Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện + Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người - Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân Vận dụng thuyết "nhu cầu" vào thực hành Công tác xã hội - Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được 9 thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng - Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn - Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ - Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn 2.2 Lý thuyết hệ thống: Ra đời năm 1940 do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy phát hiện Ông đã xác định một vài quy tắc quan trọng trong việc hiểu thế nào là một hệ thống và nó hoạt động như thế nào Các quy tắc đó là: - Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng tới những hệ thống nhỏ nằm trong nó - Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con Mọi hệ thống đều có thể chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn Như vậy, mỗi hệ thống luôn 10 + Thân chủ: chị phải kiếm trò nào hay vào cơ + SV: Chúng ta sẽ chơi trò “ ghi âm giọng nói” bằng máy ghi âm của chị nhé + Thân chủ: chị có máy ghi âm á? Chơi như thế nào ạ? + SV : Thế này nhé, chúng ta sẽ lần lượt nói và chị sẽ ghi âm lại, ai nói nghe hay nhất thì sẽ có thưởng, bắt đầu được chưa? + Thân chủ: ai nói trước đây? + SV: Tiềm nói trước nhé + Thân chủ: Thôi, chị nói đi, em xem đã + SV: à vậy để chị nói trước, sau đó Tiềm nói nhé Chị bắt đầu đây (trò chơi diễn ra rất vui, lúc đầu không nhận ra nhưng dần dần Tiềm đã nhận ra giọng nói của mình) + SV: bây giờ Tiềm sẽ hát một bài để chị ghi âm lại, tý nữa tan học cho mẹ Mai nghe nhé Chắc mẹ sẽ vui lắm đấy + Thân chủ: thế em hát bài “ cả nhà thương nhau” nhé + SV: Được rồi, sẵn sàng chưa? + Thân chủ: sẵn sàng ( hát bài “ cả nhà thương nhau” giọng rất truyền 46 cảm) Tiềm hát xong, tôi mở lại đoạn băng ghi âm cho em nghe lại Em tỏ ra rất thích thú + SV: bây giờ, nếu như có một điều em muốn gửi tới mẹ Mai, e sẽ nói gì? + Thân chủ: em sẽ cảm ơn mẹ vì đã chăm sóc cho chúng em + SV: em cảm ơn mẹ như nào nhỉ? Em nói đi, chị sẽ ghi âm lại và gửi đến mẹ Mai nhé + Thân chủ: em muốn cảm ơn là mẹ Mai đã chăm sóc chúng em, bảo chúng em học bài, dạy chúng em phải yêu thương nhau Em mong mẹ Mai đừng thức khuya nữa, thỉnh thoảng sang ngủ với em, kết tóc cho em nữa Em yêu mẹ Mai như yêu bố mẹ ở nhà + SV: Tiềm ngoan quá, chị sẽ gửi cho mẹ Mai nghe nhé, Tiềm có muốn nghe lại không? + Thân chủ: có ạ, nhưng chị đừng bảo em nói nhé ( cười xấu hổ) + SV: Chị đồng ý, ngoắc tay giao kèo nhé Sau khi tan học, các em đi ăn trưa tại khu bếp Tôi đã tranh thủ qua 47 khu nhà B2, gặp mẹ Mai, phụ trách 20 em, trong đó có Tiềm Tôi đã trao đổi lại với cô về vấn đề của Tiềm trong thời gian tôi thực hành và cho cô nghe lại đoạn ghi âm mà Tiềm gửi tới cô + cô Mai: Cô thật sự rất xúc động, biết Tiềm là đứa nhận thức tốt, lại sống tình cảm Lúc nào rảnh em đều gọi cô sang phòng để nhổ tóc bạc cho cô Nhiều khi cô hay cáu, cũng to tiếng với mấy đứa, nhưng cô thương mấy đứa lắm + SV: cháu thạt sự rất khâm phục các mẹ ỏ đây Hy vọng đây là món quà nhỏ, giúp cô có thêm động lực để tiếp tục chăm sóc và yêu thương các em, giúp các em trong thời gian xa gia đình Bây giờ cháu phải về rồi ạ Hôm khác cháu vào sẽ qua thăm cô sau ạ + Cô Mai: Cô cảm ơn các cháu Các em ở đây quý các anh chị lắm, tối đến cứ líu lo kể chuyện các anh chị dạy gì, cho quà gì Khi nào rảnh, lại vào chơi với các em nhé + SV: Dạ vâng ạ Cháu chào cô Buổi 5 Sau những ngày cùng tìm kiếm và 48 Thân chủ có niềm Kỹ năng ngày kết nối các nguồn lực cho thân chủ tin vững chắc vào và tham vấn trong việc chăm sóc và sinh viên thực hành, câu hỏi, giáo dục , theo kế hoạch tôi tiếptục thoải mái trao đổi Kỹ năng đến gặp thân chủ: thông tin Nói rõ quan sát, ràng, từng ý một lắng nghe, + SV:Chào Tiềm, em có khoẻ theo câu hỏi định xử lý khủng không? Mấy ngày không gặp chị hướng của sinh hoảng nhớ Tiềm lắm! Tiềm có nhớ chị viên Trong suốt Kỹ năng không? quá trình, tôi luôn thấu cảm + Thân chủ: có ạ Chị đã làm hết nhận thấy Tiềm rất việc chưa? thương người, biết + SV : chị làm xong hết nên mới chia sẻ, cảm thông đến chơi với Tiềm này Hôm nay với mọi người, từ Tiềm thích chơi gì nào? mẹ nuôi tới các bạn +Thân chủ : Em không biết được ạ trong trung tâm, Ở + SV: Hay chị em mình chơi trò em có ý thức trách chia sẻ nhé Chị đặt một cái bút chì nhiệm của một lớp ở đây, chúng ta sẽ ngồi đối diện thế trưởng gương mẫu, này nhé, ai cầm cái bút mới được một người con hiếu quyền nói nhưng chỉ trong vòng 1 thảo với bà ngoại và phút thôi nhé, nói xong thì trao bút bố mẹ, luôn nhớ và cho người khác nói và cứ chuyển thương yêu gia tiếp như vậy đình Trong học tập, + Thân chủ: Vậy em nói trước nhé Tiềm luôn có ý thức + SV : được rồi,đây là bút để Tiềm học hỏi những cái nói nhé, à chúng ta nói về sở thích mới Sau quá trình của mình nhé! trợ giúp, tạm thời, + Thân chủ: em thích làm cô giáo thân chủ đã kiểm dạy toán, tiếng Việt, dạy các em nhỏ soát được lời nói 49 giao tiếp, đặt có hoàn cảnh khó khăn của mình, không + SV : chị muốn mình trở thành 1 còn lan man, mất nhà CTXH giỏi để giúp đỡ được tập trung như hồi nhiều người như Tiềm đầu Kỹ năng giao + Thân chủ : em thấy em vẫn tốt tiếp của thân chủ đã hơn nhiều bạn, hồi đầu xuống đây, được cải thiện, dù bọn em đi hội thảo, còn biết có không nhiều nhưng nhiều bạn khổ hơn bọn em cơ Các đã mang hướng tích bạn ấy không có bố mẹ, không có cực nhà nữa Khi tôi đặt vấn đề + SV: chị thấy Tiềm rất phù hợp để về chia tay đợt thực làm cô giáo Tiềm hãy cố gắng học hành, thân chủ tỏ ra tốt để đạt được ước mơ của mình buồn, lưu luyến, nhé Thế em thích ăn gì nhất? muốn tôi hứa sẽ Ngọc : em thích ăn kem, nhất là quay trở lại Đây là mùa hè ăn kem vừa ngọt, vừa mát một dấu hiệu cho + SV: chị cũng thích ăn kem, thế em thấy tôi đã để lại ấn có muốn ăn gì nữa không? tượng tốt đối với + Thân chủ: em còn thích ăn nho thân chủ của mình nữa Anh trai em lần nào vào thăm em cũng mua nho cho em + SV: Anh trai em hay vào thăm em không? + Thân chủ : Anh em đi làm ở đây nên hàng tháng đều vào thăm em, mua cả quần áo với bánh kẹo nữa + SV : Thế bố mẹ có hay vào thăm Tiềm không? + Thân chủ: bố mẹ em chỉ Tết mới 50 xuống đón về thôi Nhưng em thích nhất là về chơi vói bà ngoại Em còn mỗi bà là bà thôi Bà hay mua kẹo với dây buộc tóc cho em, hay kể chuyện cho em nữa Em thương bà lắm + SV:Thế chơi với bạn bè trong trung tâm này thì em có thích không? + Thân chủ :Em thích chơi với các bạn như Thu, Đức, Trâm, nhưng phải có chị chơi mới thích hơn + SV : Chị cũng rất vui khi được đến đây chơi và giúp đỡ các em Nhưng hôm nay là buổi cuối chị thực hành ở đây rồi Sau này có thời gian, Tiềm mà ngoan, chị sẽ lại lên chơi với em nhé + Thân chủ: hôm nay chị phải về trường rồi không đến đây dạy em nữa à? + SV: ừ, nhưng chị sẽ cố gắng thu xếp thời gian qua thăm em và các bạn Tiềm ở lại phải ngoan, nghe lời cô giáo, nghe lời các mẹ, ăn uống đầy đủ, chăm chỉ học tập, nhất là tiếng Anh nhé + Thân chủ: em ngoan thì chị phải quay lại chơi với em nhé 51 + SV: chị hứa với Tiềm, 2 chị em mình ngoắc tay nhé Sau khi nói chuyện riêng với Tiềm, tôi và nhóm sinh viên thực hành tại lớp tổ chức một buổi liên hoan chia tay nho nhỏ, mời các em trong lớp tham gia một vài tiết mục văn nghệ Chúng tôi tặng quà cho các em, cám ơn cô giáo chủ nhiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm sinh viên Sau đó chúng tôi chia tay các em vào cuối buổi Các em còn tiễn chúng tôi ra tận cổng làng, vẫy tay mãi không vào IV ĐÁNH GIÁ 1 Đánh giá những tác động của hoạt động can thiệp - Mặt tích cực:  Thời gian đầu Tiềm còn ít nói chuyện, ít chơi cùng sinh viên thực hành nhưng sau những nỗ lực, cố gắng từ hai phía Tiềm đã chơi các trò chơi cùng nhân viên xã hội trong quá trình tiếp xúc và trợ giúp cho thân chủ, tôi nhận thấy Tiềm đã tự tin hơn rất nhiều, chủ động trong mỗi ca làm việc, thoải mái, thân thiện trao đổi thông tin một cách cụ thể, rõ ràng Thân chủ đã cải thiện được đáng kể trong khả năng tập trung cũng như giao tiếp của mình:  Tự tin giao tiếp với sinh viên thực hành, chủ động chơi với bạn bè cũng như nêu bật ra sở thích của chính mình  Biết tin tưởng người khác, nói chuyện tập trung, không còn lan man như trước 52  Các hành vi của thân chủ thực hiện sau khi bắt đầu tiến trình trị liệu đã có những cải thiện rõ rệt Đã có những tổng kết, đánh giá và cam kết với chính bản thân Tiềm là sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Tiềm, vẫn là một người bạn chơi với em dù hoạt động thực hành có chấm dứt hay không - Mặt còn hạn chế:  Do điều kiện thời gian không cho phép và vì đặc thù vấn đề của thân chủ rất cần sự kiên trì, lâu dài nên chưa đạt được tới mục đích cuối cùng, chưa có kết quả là tạo ra được một sự thay đổi rõ rệt về khả năng tập trung, giao tiếp ở Tiềm: đôi khi em vẫn chưa thật sự chú ý, vẫn để nhắc nhở, trong cách xưng hô đôi lúc còn nói trống không Còn ngại biểu lộ tình cảm trực tiếp ( với mẹ nuôi)  Các nguồn lực được huy động còn rất hạn chế Đối với các nguồn lực bên ngoài một phần là do vấn đề trẻ bị thiểu năng trí tuệ ở nước ta chưa thật sự được giới chuyên môn quan tâm, các trung tâm chuyên biệt về giáo dục và chăm sóc trẻ bị thiểu năng trí tuệ còn rất hạn chế 2 Đánh giá kỹ năng được vận dụng khi trợ giúp thân chủ - Kỹ năng giao tiếp: Trong quá trình thực hành, tôi đã sự dụng kỹ năng giao tiếp khi đến trung tâm, để giao tiếp với các anh chị cán bộ nhân viên và các học viên trong trung tâm Từ đó tôi tiến hành tiếp cận thân chủ của mình nhờ sự giao tiếp, tạo sự tin tưởng cho thân chủ - Kỹ năng thu thập thông tin: Trên cơ sở sự là sự lựa chọn của chính mình khi làm việc tại trung tâm, tôi đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến thân chủ Tiềm Vì đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với một đối tượng cụ thể để thu thập thông tin nên đòi hỏi thông tin phải có độ chính xác cao, nếu trong quá trình thu thập thông tin mà ta không tôn trọng thân chủ cũng như giành quyền tự quyết cho thân chủ thì ta sẽ không thể tạo được lòng tin ở thân chủ sau đó là những thông tin thu thập được cũng sẽ không khách 53 quan Nguồn thông tin chủ yếu mà tôi thu thập được là từ người các cán bộ quản lý trung tâm, từ giáo viên của Tiềm, mẹ nuôi của Tiềm tại trung tâm và từ chính bản thân Tiềm cũng như bạn bè cùng lớp - Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực và không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó Với kỹ năng sử dụng những câu hỏi đóng, mở, kết hợp, tôi đã có được các thông tin cần thiết về thân chủ và một số thông tin có liên quan như: tâm trạng, tình hình hoàn cảnh của các thành viên trong gia đình Tiềm, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặp phải - Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ Qua cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ Tiềm dù kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em - Kỹ năng quan sát: + Để có thể nhìn nhận đúng về thân chủ , kĩ năng quan sát sẽ giúp ta khẳng định lại được một lần nữa những lời nói mà thân chủ nói ra xem có chính xác không + Quan sát về trang phục của thân chủ giúp ta hiểu được phần nào đó điều kiện kinh tế, tính cách của thân chủ bên cạnh đó cũng giúp ta chọn được cách nói chuyện phù hợp với thân chủ + Biểu hiện của nét mặt giúp ta nhận định xem lời nói của họ có giống với suy nghĩ của họ không + Quan sát ngôn ngữ cơ thể, phản ứng cơ thể của thân chủ khi nói chuyện, + Quan sát môi trường sống của thân chủ, các mối quan hệ mà thân chủ tồn tại, cách thể hiện của thân chủ đối với các yếu tố bên ngoài Và sự thể hiện của các mối quan hệ bên ngoài với thân chủ của mình 54 + Có thể nói trong quá trình thực tập kĩ năng này được tôi sử dụng nhiều nhất, trong khi nói chuyện với thân chủ tôi sử dụng kĩ năng này để quan sát biểu hiện của thân chủ - Kĩ năng lắng nghe, khích lệ, động viên: + Tập trung nghe bằng cả trái tim , tâm hồn của mình vào vấn đề thân chủ đang chia sẻ + Biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, như gật đầu, ánh mắt để khuyến khích thân chủ chia sẻ + Khi tiếp cận với thân chủ tôi luôn ngồi lắng nghe những chia sẻ của thân chủ, đưa ra lời khen, khích lệ, động viên kịp thời giúp thân chủ tự tin thể hiên bản thân - Kĩ năng thấu cảm: + Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ, lắng nghe không chỉ ngôn ngữ của thân chủ mà còn hiểu cả những biểu cảm của thân chủ Cảm nhận và hiểu cảm xúc mà thân chủ đang trải qua Đưa ra lời khuyên phù hợp, chân thành - Kỹ năng làm rõ vấn đề: + Sau khi thân chủ trình bày thì nhân viên xã hội phải hiểu rõ vấn đề của thân chủ và phản hồi lại với thân chủ rằng mình đã hiểu vấn đề thân chủ vừa chia sẻ + Nếu thân chủ chia sẻ xong mà cảm thấy ta không hiểu vấn đề họ vừa nói thì họ sẽ cảm tháy chán dần, và ít chia sẻ hơn Qua các kỹ năng đã được vận ở trên hầu như tất cả các kỹ năng điều rất quan trọng vì nó phục vụ ta xuyên suốt quá trình trị liệu thân chủ, mỗi kỹ năng điều có mục đích riêng và có cái hay của nó và được vận dụng vào thực tế rất nhiều Vậy nên trong quá trình vận dụng tôi còn thiếu xót rất nhiều vấn đề khi đưa những kỹ năng ở trên ra nhưng việc sử dụng kỹ năng đó còn chưa thành thạo và lưu loát trong quá trình tiếp cận thân chủ Tuy nhiên, đây cũng là ca đầu tiên mà tôi tiến hành trị liệu, thực chất ở trên trường tôi chỉ được học trên sách vở mọi kỹ năng điều không được vận dụng khi đến trung tâm là một 55 vấn đề khó khăn vì các kỹ năng mình sử dụng còn chậm hoặc hơi yếu so với các nhân viên xã hội chuyên nghiệp Các kỹ năng mà tôi đã vận dụng tuy nhiên còn thiếu xót rất nhiều nhưng đối với tôi đó là một phần mà tôi đã cố gắng nỗ lục để vận dụng hết các kỹ năng vào thực tế 3 Đánh giá mặt mạnh và hạn chế của bản thân trong quá trình trợ giúp đối tượng 3.1 Mặt mạnh - Có nhiệt huyết trong quá trình giúp đỡ đối tượng: kiên trì theo đuổi mục tiêu với mong muốn giúp đỡ dù chỉ là một phần nhỏ nhất, một sự cải thiện nhỏ nhất cho thân chủ - Biết cách gây dựng niềm tin, thân thiện với thân chủ - Tạo dựng được bầu không khí phù hợp, dễ đồng cảm với thân chủ 3.2 Mặt hạn chế - Trong việc huy động nguồn lực còn gặp nhiều lúng túng, chưa làm được vai trò người nối kết trực tiếp các nguồn lực mà chỉ dừng lại ở việc kết nối thông thường - Các kỹ năng được sử dụng chưa phong phú và đa dạng, chủ yếu là các kỹ năng đặt câu hỏi, thấu hiểu, xây dựng mối quan hệ, tham vấn cá nhân V KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Khó khăn - Phương tiện đi lại: đi xe bus - Kinh phí : Sinh viên chưa có nhiều kinh phí hỗ trợ cho việc trợ giúp thân chủ - Thời gian thực hành: ngắn ( 5 buổi) chưa trợ giúp được nhiều - Khó khăn trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế - Khó khăn trong quá trình sử dụng các kỹ năng 2 Kiến nghị Sau quá trình thực hành tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau: 56 - Đối với bản thân: Tôi mong mình sẽ cố gắng hơn trong các đợt thực tập tiếp theo, đồng thời sẽ cố gắng vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đã được học vào thực tế để rèn luyện tốt nghiệp vụ của một nhân viên xã hội theo đúng nghĩa - Đối với cơ sở thực tập: Cần tạo thêm nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu, giúp trẻ chủ động phát huy được khả năng của mình trên mọi lĩnh vực Tạo điều kiện cho trẻ được học tập và rèn luyện tốt hơn qua các thiết bị hỗ trợ: máy tính, máy trợ thính, - Đối với khoa chủ quản: + Khoa nên kéo dài thời gian thực hành hơn, đồng thời nên cho sinh viên đi thực tập thường xuyên để rèn kỹ năng nghề sớm hơn + Khoa nên liên hệ với các cơ sở thực hành tạo cơ hội cho sinh viên đi thực tập Thầy cô nên có thời gian hỗ trợ chúng em trong một số buổi tiếp cận thân chủ, cũng như có những buổi thảo luận về kết quả đạt được cũng như chưa đạt được trong quá trình làm việc Mỗi lần đi thực hành ở trung tâm cần có một chút kinh phí hỗ trợ từ phía nhà trường Bởi ngoài những sinh viên vừa học vừa làm, có một số sinh viên do điều kiện khách quan lẫn chủ quan không thể tự tạo thu nhập cho mình Chính vì vậy, khoản chu cấp của gia đình không đủ để chi cho các chi phí phát sinh Kính mong nhà trường tạo điều kiện, giúp đỡ một phần nào đó để sinh viên có thể yên tâm hơn trong hoạt động của mình - Đối với xã hội: • Trẻ bị thiểu năng trí tuệ chiếm một số lượng khá ít trong đời sống xã hội Những hậu quả và nguy cơ của trẻ thiểu năng trí tuệ là vô cùng to lớn, do đó xã hội mà trước hết là các nhà chuyên môn cần tăng cường tập trung 57 nghiên cứu và sớm đưa ra các giải pháp trị liệu hiệu quả cho các em, tạo điều kiện để các em hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng • Xã hội cần dang rộng vòng tay, tránh sự phân biệt với trẻ thiểu năng trí tuệ nói chung và những trẻ em thiệt thòi khác nói riêng để các em có một môi trường tốt, qua đó sớm cải thiện tình trạng của mình - Đối với các nhà làm công tác xã hội: • Cần phát huy vai trò xung kích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em Cần thật sự hoạt động xuất phát từ cái tâm, từ tình yêu nghề nghiệp và chính từ tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại để tất cảc những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có cơ hội vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình KẾT LUẬN Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày sẽ rất đơn giản với những ai đã có kinh nghiệm làm việc với người có hoàn cảnh khó khăn hay bị thiệt thòi nhưng nó lại là cả một thử thách lớn cho những sinh viên lần đầu được tiếp xúc, va chạm với môi trường làm việc như chúng tôi Nhưng tôi tự nhận thấy mình cũng đã hoàn thành khá tốt đợt thực hành này vì qua đây tôi cũng tự rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho mình trong quá trình làm việc và thựchành như trong tạo mối quan hệ, trong xử lý tình huống, trong giao tiếp vừa là củng cố kiến thức, vừa là lấy kinh nghiệm cho những lần thực tập 58 sau cũng như xây dựng cho mình một nền tảng nghề nghiệp chuyên môn sau này Đợt thực hành này thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi, cũng như những sinh viên khác, nó đã giúp chúng tôi nhìn nhận con người ở nhiều góc độ hơn, mặc dù nơi thực tập của tôi cũng khá nhiều đối tượng thiệt thòi có hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có mong muốn nhận được sự quan tâm của xã hội và mong xã hội nhìn nhận khả năng của họ Vì thế mỗi chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tình thương và lòng nhân ái với những người khuyết tật, những người nghèo không chỉ ở trung tâm này trung tâm mà ở bất cứ nơi đâu chúng ta gặp chúng ta thấy, để họ không còn có những mặc cảm về bản thân mình nữa Với bản thân tôi thì đợt thực hành này có rất nhiều bổ ích, vì đây là lần đầu tiên tôi đưa lý thuyết đã học vào giải quyết vấn đề cho các đối tượng cụ thể Qua đây tôi cũng biết được Công tác xã hội với cá nhân là gì? Mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành như thế nào? Đợt thực tập này tôi cũng giúp tôi thay đổi được nhận thức trong cách nhìn nhận và đánh giá con người, một cách khách quan và toàn diện hơn.Vì thế khi giúp đỡ họ_những người bất hạnh thì mình nên giúp đỡ bằng cả trái tim, mong muốn được giúp đỡ thực sự Cũng qua đợt thực hành này tôi cũng ý thức được rằng để có thể hành nghề được mình phải có sự thay đổi về mặt hành vi, đó là phải học hành, tích lũy những lý thuyết, kĩ năng sống, cũng như đạo đức nghề nghiệp 59 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .2 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1 Các khái niệm 5 2 Vận dụng kiến thức chuyên ngành 6 3 Các lý thuyết sử dụng .7 3.1 Thuyết nhu cầu .7 2.2 Lý thuyết hệ thống: 10 II GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ 12 1 Quá trình hình thành và phát triển của làng 12 2 Đối tượng .13 3 Mục tiêu cơ sở 13 4 Tổ chức, nhân sự cơ sở: .14 5 Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc: 15 III TIẾN TRÌNH TIẾP CẬN THÂN CHỦ 16 1 Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ 16 2 Giới thiệu về thân chủ và vấn đề của thân chủ: 17 4 Kế hoạch và hoạt động triển khai .22 a Kế hoạch trợ giúp thân chủ 22 IV ĐÁNH GIÁ 53 1 Đánh giá những tác động của hoạt động can thiệp 53 2 Đánh giá kỹ năng được vận dụng khi trợ giúp thân chủ .54 3 Đánh giá mặt mạnh và hạn chế của bản thân trong quá trình trợ giúp đối tượng 57 3.1 Mặt mạnh 57 3.2 Mặt hạn chế 57 60 ... tuệ cho người lớp cha anh trước bị nhiễm Đứng trước xã hội chuyển biến sâu sắc ngày theo xu hướng phát triển lên yếu tố người yếu tố trọng tâm để trèo lái thuyền xã hội ấy, xã hội tổng hoà với nhiều... sử dụng như:  Môn Công tác Xã hội với cá nhân: Đây môn học quan trọng, cung cấp nhiều kiến thức kỹ cho đợt thực hành , đợt thực hành vận dụng kỹ công tác xã hội với cá nhân như: Kỹ lắng nghe,... khơng tiến hành bình thường nhu cầu khác không thực  Những nhu cầu quan hệ thừa nhận: Do người thành viên xã hội nên họ cần nằm xã hội người khác thừa nhận - Nhu cầu bắt nguồn từ tình cảm người lo

Ngày đăng: 08/03/2022, 01:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w