IV. ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá những tác động của hoạt động can thiệp
- Mặt tích cực:
Thời gian đầu Tiềm cịn ít nói chuyện, ít chơi cùng sinh viên thực hành nhưng sau những nỗ lực, cố gắng từ hai phía Tiềm đã chơi các trò chơi cùng nhân viên xã hội. trong quá trình tiếp xúc và trợ giúp cho thân chủ, tơi nhận thấy Tiềm đã tự tin hơn rất nhiều, chủ động trong mỗi ca làm việc, thoải mái, thân thiện trao đổi thông tin một cách cụ thể, rõ ràng. Thân chủ đã cải thiện được đáng kể trong khả năng tập trung cũng như giao tiếp của mình:
Tự tin giao tiếp với sinh viên thực hành, chủ động chơi với bạn bè cũng như nêu bật ra sở thích của chính mình.
Biết tin tưởng người khác, nói chuyện tập trung, khơng cịn lan man như trước.
Các hành vi của thân chủ thực hiện sau khi bắt đầu tiến trình trị liệu đã có những cải thiện rõ rệt.
Đã có những tổng kết, đánh giá và cam kết với chính bản thân Tiềm là sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Tiềm, vẫn là một người bạn chơi với em dù hoạt động thực hành có chấm dứt hay khơng.
- Mặt cịn hạn chế:
Do điều kiện thời gian không cho phép và vì đặc thù vấn đề của thân chủ rất cần sự kiên trì, lâu dài nên chưa đạt được tới mục đích cuối cùng, chưa có kết quả là tạo ra được một sự thay đổi rõ rệt về khả năng tập trung, giao tiếp ở Tiềm: đôi khi em vẫn chưa thật sự chú ý, vẫn để nhắc nhở, trong cách xưng hơ đơi lúc cịn nói trống khơng. Cịn ngại biểu lộ tình cảm trực tiếp ( với mẹ ni).
Các nguồn lực được huy động còn rất hạn chế. Đối với các nguồn lực bên ngoài một phần là do vấn đề trẻ bị thiểu năng trí tuệ ở nước ta chưa thật sự được giới chuyên môn quan tâm, các trung tâm chuyên biệt về giáo dục và chăm sóc trẻ bị thiểu năng trí tuệ cịn rất hạn chế.