1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

12 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 32,24 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONHƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Trang 1

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM

NON

Hiểu về nguyên tắc chế độ dinh dưỡng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mầm non và biết cách xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú khoa học hợp lý tại cơ sở giáo dục mầm non giúp trẻ khỏe mạnh tăng cường miễn dịch phòng chống covid-19

Hiểu và biết rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong tổ chức bữa ăn bán trú tại cơ sở giáo dục mầm non

Có thái độ và kỹ năng cần thiết về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch cô bích 19 có hợp giữa gia đình và nhà trường trong đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường và gia đình

Nội dung 1: tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh covid-19

Hoạt động một vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mầm non

Covid-19 hay Sars-cov-2 là bệnh truyền nhiễm do virút gây ra lây lan rất nhanh trong cộng đồng Bệnh đã lan tràn mạnh mẽ trên toàn thế giới và hiện chưa

có một điều trị đặc hiệu Số ca mắc và tử vong cũng ngày càng tăng cao ở Việt Nam covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy cơ ở mức độ khẩn cấp cả nước đang tập trung mọi nguồn lực để chống dịch với nhiều giải pháp khác nhau

Dinh dưỡng là nên tảng của sức khỏe khi cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt và ít lây nhiễm hơn và nếu có nhiễm virus thì biểu hiện bệnh cũng sẽ nhẹ hơn, mau lành hơn khi cơ thể mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thiếu các vi chất dinh dưỡng và

có sức đề kháng kém Trẻ mầm non, đặc biệt là trong những năm đầu đời, miễn dịch chưa hoàn thiện nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ cân nặng ít, dinh dưỡng hay có bệnh nền bệnh mãn tính Việc lựa chọn thực phẩm có kích thước dinh dưỡng phù hợp, tỉ lệ cân đối giúp cho

cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người với virút gây bệnh có vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị covid-19

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn bao gồm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ được cung cấp cho con người thông qua thực phẩm chúng ta ăn và uống Khi ăn vào, thức ăn được tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động và tái tạo cũng như tạo ra các yếu tố miễn dịch Mỗi một loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng khác nhau có

Trang 2

vai trò khác nhau đối với cơ thể, và tùy từng đối tượng sẽ có những lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn khác nhau

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể Dinh dưỡng cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể con người, tạo ra thì lại miễn dịch Do vậy, cần thường xuyên có chế độ ăn uống khoa học hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều đặn để có sức khỏe tốt phòng chống dịch bệnh

Hoạt động hai chế độ ăn khoa học hợp lý cho trẻ mầm non để phòng chống dịch bệnh covid-19

Nguyên tắc chung

Chế độ dinh dưỡng trong phòng chống dịch covid-19 quan trọng nhất là sự hợp lí và ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch không có một loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa COVID-19

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non để phòng chống dịch bệnh

- Ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị (theo pháp dinh dưỡng hợp lí)

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng cho nhu cầu của mọi lứa tuổi

- Đa dạng thực phẩm đảm bảo bữa ăn có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, các vitamin và khoáng chất tham gia vào các hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, sắt, selen, Omega 3, Probiotic

- Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt bảo vệ được tế bào ở cách nhưng mà không bị tổn thương và giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào, giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại, có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, do đó rất quan trọng trong việc phòng lây nhiễm virus

Đối với trẻ bị ốm

- Trẻ phải được khám bệnh và điều trị bệnh Tuân thủ các hướng dẫn của bác

sĩ trẻ cần được tăng cường các cuộc dinh dưỡng trong giai đoạn phục hồi bệnh

- Cần có sự tư vấn của cán bộ dinh dưỡng nếu trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bệnh nền những quần nói rõ chuyển hóa

Hoạt động 3: một số lưu ý khi xây dựng thực đơn lựa chọn thực phẩm phòng chống dịch COVID-19 cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non

Đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thực đơn theo quy định:

Trang 3

- Thực đơn cho trẻ nhà trẻ bao gồm hai bữa chính và một bữa phụ đáp ứng khoảng 60-70 % nhu cầu năng lượng trong ngày Thực đơn cho trẻ mẫu giáo bao gồm một bữa chính và một bữa phụ đáp ứng khoảng 50- 55 % nhu cầu năng lượng trong ngày

- Thực đơn đảm bảo cung cấp đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng và có ít nhất

5 trong 8 nhóm thực phẩm trong đó nhóm chất béo là bắt buộc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

- Bữa ăn chính buổi trưa của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo có ít nhất trên 10 loại thực phẩm trong đó có 3-5 loại rau củ, đảm bảo định lượng khoảng 60-80 gram rau

củ đã được sơ chế và 2,3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, một tuần nên có ít nhất ba ngày có các món ăn từ nguồn thủy hải sản…

- Các món ăn đa dạng, giàu chắc dinh dưỡng tùy theo ẩm thực địa phương thay đổi cách chế biến hương vị phù hợp với trẻ để cung cấp đa dạng các chất sinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể

- Trong mùa dịch nguồn thực phẩm cung ứng có thể bị hạn chế về số lượng chủng loại phẩm, vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non cần ký kết với một số nhà cung ứng khác nhau để đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm không bị gián đoạn

- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sử dụng các thực phẩm bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng: muối được bổ sung iốt, bột mì được bổ sung sắt và kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A

- Sử dụng đơn vị thực phẩm thay thế hướng dẫn để thay thế thực phẩm khi nguồn cung ứng không đáp ứng do thời tiết, mùa dịch, Sử dụng đơn vị quy đổi vật phẩm của tháp dinh dưỡng cho trẻ 3-5tuổi để thay thế phẩm trong trường hợp nguồn thực phẩm không đáp ứng

- Sử dụng thực phẩm vào các loại vitamin và khoáng chất để giúp đỡ, để tăng cường hệ miễn dịch

+ Vitamin A và beta-caroten: Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều vitamin A dưới dạng beta caroten như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí ngô, cam, xoài, gất, bông cải xanh, rau cải

bó xôi

+ Vitamin C: nguồn thực phẩm giàu Vitamin C từ hoa quả trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt

+ Vitamin E: thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt như: hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm, rau chân vịt,

Trang 4

+ Vitamin D: Da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15-30 phút mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như: gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc),

+ Selen: Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như: gạo lứt, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển,

+ Sắt và kẽm: các loại thịt gia cầm (gà, vịt, chim, ) cùng các loại động vật

có vỏ và hải sản như: hàu, cua, sò, là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú Bên cạnh đó gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt cơ thể có thể dễ dàng hấp thu

+ Omega 3: omega 3 có nhiều trong các sản phẩm: dầu cá, dầu gan cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu và một số loại hạt

+ Nhóm thực phẩm chứa Flavonoid bao gồm các loại rau gia vị như: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu cam

+ Các loại thực phẩm có các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (probiotic) như: các loại sữa chua, một số loại phô mai có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

NỘI DUNG 2: BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM COVID-19 TRONG TỔ CHỨC BỬA ĂN BÁN TRÚ TẠI CƠ

SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Hoạt động 1: Một số lưu ý trong việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm trong tổ chức bữa ăn bán trú tại cơ sở giáo dục mầm non phòng chống dịch Covid-19

Ngoài việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn cho trẻ, cơ sở giáo dục mầm non cần một số lưu ý để phòng dịch như sau:

1 Khi tiếp nhận thực phẩm

- Địa điểm nơi giao nhận: nên giao nhận thực phẩm ở khu vực trước cửa kho của khu vực bếp, đảm bảo thông khí

- Các thực phẩm chuyển đến phải được bao gói cẩn thận theo quy định

- Trong điều kiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch covid-19 khi giao nhận thực phẩm người vận chuyển thực phẩm chuyển thực phẩm đến khu vực giao nhận (được đánh dấu hoặc có biển chỉ báo) bảo đảm khoảng cách ít nhất 2 m; người nhận thực phẩm kiểm tra và nhận thực phẩm Nên giới hạn số lượng người (nhân viên, tài xế giao hàng) có mặt một lúc ở một thời điểm

- Trong quá trình giao nhận thực phẩm yêu cầu người giao hàng và người nhận đều phải đeo khẩu trang

Trang 5

2 Khi chế biến thực phẩm

- Sau khi nhận hàng, nhân viên nhà bếp gỡ bỏ bao bì vào thùng rác, sau đó rửa tay Không chạm vào mũi, miệng, mắt, không ăn uống hay chạm vào thực phẩm khác khi chưa rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn

- Tất cả các thực phẩm loại bỏ sau sơ chế cần được đựng trong túi nilon bỏ vào thùng rác có nắp đậy và chuyển đi bằng lối đi riêng cho rác thải

- Thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi sơ chế biến thực phẩm để không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Có khu vực sơ chế riêng cho từng loại thực phẩm

- Nân viên thực hiện rửa tay thường xuyên, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

và phải đeo khẩu trang

- Sử dụng các dụng cụ có nắp đậy để đựng thực phẩm sau khi sơ chế và chuyển vào khu vực nấu

- Đảm bảo khu vực nấu thông thoáng, không sử dụng điều hòa

- Sau khi nấu xong, thực phẩm cần được chia vào các dụng cụ đựng thức ăn đậy kín, tốt nhất là khay được đặt trên hệ thống giữ nóng thức ăn

- Thường xuyên vệ sinh tất cả các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm; làm sạch bề mặt bếp bằng xà phòng và nước sau khi nấu ăn, sàn nhà cần được vệ sinh và khử trùng hàng ngày Sử dụng sản phẩm khử trùng trên các bề mặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất

3 Bố trí nơi ăn đảm bảo giản cách hợp lí

- Phòng ăn thoáng mát, mở rộng các cửa sổ

- Các bàn học sử dụng để ăn cần được kê một cách hợp lý, có lối đi lại và các bàn học nên cách xa nhau một mét

- Nên chia các suất ăn vào khay có nắp đậy để đảm bảo thức ăn nóng sốt, ngon miệng

- Trẻ em rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn Từng người một đi theo thứ tự vào bàn ăn theo hướng dẫn của giáo viên, tránh việc đi lại lộn xộn trong lớp học

- Không nói chuyện lúc ăn; không đi lại trong lúc ăn

- Khi ăn xong, xếp khay vào các thùng khay bát đũa bẩn

- Vệ sinh phòng ăn, bàn ăn sau khi ăn

Hoạt động 5: Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống dịch Covid-19 trong cơ sở giáo dục mầm non

1 Các bếp ăn trong cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định mới được hoạt động

Trang 6

2 Ngoài chế biến thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn phải đeo khẩu trang; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế Những người có ít nhất 1 các trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại bếp ăn, phục vụ ăn uống cho trẻ

3 Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm

4 Đối với các suất ăn sẵn thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong dụng

cụ kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển

5 Khu vực tổ chức ăn uống cho trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn; có đủ dụng cụ ăn uống cho riêng từng trẻ và được vệ sinh sạch sẽ khử khuẩn trước và sau khi sử dụng

6 Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống

7 Thực hiện lưu mẫu thực phẩm theo quy định

8 Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chí nêu trên người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lí

NỘI DUNG 3: TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM PHÒNG DỊCH COVID-19 CHO TRẺ TẠI GIA ĐÌNH

Hoạt động 6: Một số nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non để phòng chống dịch Covid-19

1 Những dịp trẻ cần thực hiện khi ở trường để phòng chống dịch covid-19

- Rửa tay đúng cách với nước sạch và xà phòng hoặc nước rửa tay khô thông thường vào các thời điểm:

 Trước khi vào lớp;

 Trước và sau khi ăn;

 Sau khi ra chơi’

 Nghỉ giữa giờ;

 Sau khi đi vệ sinh

 Khi tay bẩn

- Che mũi, miệng, khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát sinh dịch tiết đường hô hấp) vứt

bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay

Trang 7

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,

- Không tụ tập đông người trong các giờ nghỉ giữa giờ, giờ ra chơi

- Nếu thấy mình hoặc bạn khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho

cô giáo

- Tránh kì thị xa lánh hay trêu chọc bạn bè khi họ bị ốm

- Đeo khẩu trang đúng cách

- Không khạc nhổ bừa bãi

- Bỏ rác đúng nơi quy định

2 Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách

- Bước 1: làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch Lấy xà phòng vào lòng bàn tay chà xát hai lòng bàn tay vào nhau

- Bước 2: chà lòng bàn tay này lên mu và kẻ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

- Bước 3: chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẻ trong ngón tay

- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại

- Bước 5: dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

- Bước 6: xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch

Lưu ý: Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay có vết bẩn trong ít nhất 30 giây mỗi lần Nếu không có xà phòng dùng nước rửa tay khô hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn (ít nhất là cồn 60%) từ bước 2 đến bước 5 mỗi bước thực hiện 5 lần

Đối với những cơ sở giáo dục mầm non không có đủ vòi nước để tất cả các trẻ cùng rửa tay sau khi ra chơi, nhà trường có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh (dung dịch chứa cồn, nước rửa tay khô…) và hướng dẫn trẻ sử dụng đúng cách

3 Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách

* Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang vải đúng cách

Những người cần đeo khẩu trang vải: những người khỏe mạnh, không có các dấu hiệu về đường hô hấp như sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi,… khi đến các khu vực tập trung đông người như: bến xe, nhà ga, sân bay, siêu thị

- Bước 1: kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng

- Bước 2: trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang

Trang 8

- Bước 3: khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra

- Bước 4: giặt khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau

- Bước 5 thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh

* Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách:

Những người cần đeo khẩu trang y tế:

-Ccán bộ y tế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tiếp xúc mẫu bệnh phẩm

- Người chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

- Người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người trong diện cách li

- Người đến cơ sở y tế người thực hiện nhiệm vụ trong vùng có dịch bệnh Khẩu trang y tế chỉ dùng một lần

- Bước 1: rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch

- Bước 2: mở bao gói, lấy khẩu trang ra khỏi bao, tay cầm vào một cạnh bên

- Bước 3: đặt khẩu trang lên mặt, mặt chống thấm (màu xanh) quay ra ngoài mặt thấm hút (màu trắng) quay vào trong Một tay giữa mặt trước khẩu trang cố định trên mặt, một tay luồn một bên dây đeo qua tai, sau đó làm ngược lại với bên kia

- Bước 4: dùng hai đầu ngón tay trỏ ấn chỉnh thanh kim loại trên mũi sao cho

ôm xác sống mũi và mặt

- Bước 5: 2 ngón tay cầm mép dưới cửa khẩu trang kéo nhẹ nhẹ xuống dưới, đưa vào trong để khẩu trang bám sát vào mặt dưới cằm

- Bước 6: tháo khẩu trang: tháo dây đeo khẩu trang tay, không chạm vào khẩu trang, loại bỏ khẩu trang vào thùng thu gom chất thải theo đúng quy định Vệ sinh tay

Một số nội dung giáo viên phải thường xuyên giáo dục khi trẻ sử dụng khẩu trang:

- Khi đeo khẩu trang kéo khẩu trang che kín cả mũi lẫn miệng

- Trong suốt thời gian đeo khẩu trang, tránh không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang Không kéo khẩu trang xuống cằm hoặc cổ

- Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo quai để tháo khẩu trang Tránh cầm vào mặt ngoài khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tháo khẩu trang

- Bỏ khẩu trang y tế vào thùng rác

- Nhắc bố mẹ hàng ngày giặt khẩu trang vải bằng xà phòng để dùng cho lần sau

Hoạt động 7: Tuyên truyền về dinh dưỡng hợp lí, an toàn vệ sinh thực phẩm để chống dịch Covid-19

1 Những nội dung cần tuyên truyền

a Lời khuyên dinh dưỡng phòng chống dịch covid-19

10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG TRONG DỊCH COVID-19

Trang 9

- Ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần Với trẻ dưới 2 tuổi, duy trì chế độ bú mẹ kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lí theo hướng dẫn

- Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa, đậu, đỗ, để duy trì hệ thống miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh

- Ăn nhiều rau quả tươi ác loại như: rau lá có màu xanh đậm, củ quả có màu vàng và đỏ và quả chín Rau quả cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn

- Không ăn kiên nếu không có chỉ định của thầy thuốc, cố gắn ăn nhiều loại thực thẩm khác nhau trong 1 bữa và trong 1 ngày

- Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể Đảm bảo thức ăn phải được nấu chín và tốt nhất là ăn sau khi nấu

- Uống đủ lượng nước theo nhu cầu, nên uống nước ấm Chú ý không chờ đến lúc khát mới uống thường xuyên mỗi lần một chút cho vừa đủ

- Với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, có thể xử dụng thêm các loại đa vi chất dinh dưỡng hoặc các sản phẩm được làm giàu dinh dưỡng khác theo tư vấn của nhân viên y tế

- Bảo quản thực phẩm sống, chín trong các dụng cụ chứa khác nhau và ở các

vị trí khác nhau

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước và sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh Không sờ tay lên mắt, mũi, miệng để hạn chế nhiễm mầm bệnh

- Duy trì vận động và các hoạt động thể lực Hạn chế uống rượu, bia, tránh tụ tập đông người để phòng nhiễm bệnh

NHỮNG LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG TRONG DỰ PHÒNG COVID-19

1 Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể Dinh dưỡng cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể con người, tạo ra hệ miễn dịch Do đó, chúng ta cần thường xuyên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lí

và lối sống lành mạnh, trong đó có tập luyện thể lực đều đặng Không có loại thực phẩm nào có thể ngay lập tức nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

2 Ăn đủ số lượng thực phẩm theo khuyến nghị Tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi cho người Việt Nam Không nên sử dụng quá mức bất kỳ một loại thực phẩm nào vì có thể gây hại cho cơ thể

3 Hằng ngày, chúng ta cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, sử dụng các thực phẩm bắt buộc bổ sung vi chất theo Nghị định 09/2016/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ

và các thông tư của Bộ Y tế: muối bổ sung iot; bột mì bổ sung sắt và kẽm, dầu ăn

bổ sung vitamin A

Trang 10

4 Đối với người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, đối tượng nguy cơ cao nhất trong mùa dịch, cần ăn đủ thực phẩm: chế độ ăn đủ năng lượng các chất dinh dưỡng chống sụt cân, suy dinh dưỡng và tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã được chỉ định phù hợp tình trạng bệnh lí

5 Uống nước đủ theo khuyến cáo của từng lứa tuổi, uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày

6 Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống nước đun sôi

7 Tập thể dục đều đặn ngay cả khi ở trong nhà

8 Duy trì nề nếp sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc, tinh thần lạc quan

9 Trong điều kiện dẫn cách xã hội hiện nay, cần linh hoạt, khéo léo tổ chức bữa ăn gia đình để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, vệ sinh, kết hợp với luyện tập thể lực hàng ngày tại nhà để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng chống dịch lâu dài

10 Đối với các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch (nhân viên y tế, bộ đội, công an, ) thi càng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngon miệng để đảm bảo sức khỏe thực hiện nhiệm vụ

LỜI KHUYÊN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊCH COVID-19

- Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch trong vòng ít nhất 20 giây trước khi chuẩn bị đồ ăn

- Dùng thớt riêng biệt cho thịt và cá sống

- Nấu chín đồ ăn đến nhiệt độ thích hợp

- Bảo quản những thực phẩm chống hỏng trong tủ lạnh hoặc tủ đông lưu ý hạn

sử dụng của thực phẩm

- Cố gắng tái chế hoặc loại bỏ thực phẩm thừa và bao gói một cách hợp lý và

vệ sinh tránh chất đống đồ loại bỏ làm mất vệ sinh và khiến vật ký sinh xâm nhập

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong vòng ít nhất 20 giây trước khi ăn

và đảm bảo con bạn cũng rửa tay sạch

- Luôn luôn sử dụng đĩa bát và đồ nấu nướng sạch sẽ

QUY ĐỊNH VỀ ĐEO KHẨU TRANG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 (Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 6/2/2021 Của Bộ Y tế về việc ban

hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng chống dịch covid-19 tại nơi công cộng) Quy định đeo khẩu trang áp dụng đối với các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người bao gồm:

- Nơi có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh, cơ sở y tế, khu cách ly tập trung hộ gia đình, nơi lưu trú mà có người cách ly y tế tại nhà hoặc đang theo dõi giám sát y

tế 14 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn thành cách ly tập trung

Ngày đăng: 03/03/2022, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w