Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đại Bái có diện tích tự nhiên 689,38 ha, bao gồm 3 thôn: Ngọc Xuyên, Đoan Bái, Đại Bái. Xã nằm về phía Tây Bắc, cách trung tâm huyện Gia Bình 1 km. Với vị trí địa lý như sau:

+ Phía Đông giáp thị trấn Gia Bình và xã Quỳnh Phú + Phía Tây giáp huyện Thuận Thành

+ Phía Nam giáp huyện Lương Tài

+ Phía Bắc giáp xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm.

4.1.1.2. Khí hậu

Đại Bái mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.

Độ ẩm trung bình năm khoảng 86% - 89%, ít thay đổi theo các tháng và thường giao động trong khoảng 80% – 90%. Tốc độ gió trung bình là 2m/s và ít chênh lệch trong năm.

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Xã Đại Bái có sông Bái Giang chảy qua. Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của xã. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Đại Bái khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt của xã, trong đó có các hoạt động của đô thị.

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích tự nhiên của xã là 891.98 ha

Bảng 4.1. Diện tích các loại hình sử dụng đất tại xã Đại Bái

STT Loại đất Diện tích (ha)

1 Đất nông nghiệp 525,71

1.1 Đất trồng cây hàng năm 438,86 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 70,15

1.3 Đất nông nghiệp khác 16,70

2 Đất phi nông nghiệp 360,07

2.1 Đất ở 102,70

2.2 Đất chuyên dùng 137,96

2.3 Đất tín ngưỡng 0,64

2.4 Đất nghĩa địa 14,39

2.5 Diện tích sông suối mặt nước 85,91 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 18,47

3 Đất chưa sử dụng 6,2

(Nguồn: UBND xã Đại Bái, 2008)

Điều đáng lo ngại của Bắc Ninh cũng như của Đại Bái là dân số cứ ngày một tăng lên dẫn đến đất thổ cư cũng ngày một tăng theo, làm giảm diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất chuyên dung,... Hiện bình quân đất nông nghiệp của xã chỉ còn 491,77 m2/người.

4.1.2.2. Tình hình phát triển của các ngành kinh tế

 Nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại Bái là một xã nông nghiệp, trong những năm gần đây thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được thay đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Năm 2008, tổng diện tích gieo cấy toàn xã là 370 ha. Năng suất bình quân là 58,2 tạ/ha; màu quy thóc đạt 140,8 tạ/ha. Chăn nuôi phát triển: đàn lợn có 6000con, 55000 con gia súc – gia cầm, 200 con trâu bò, đây là nguồn thực phẩm dồi dào để nâng cao đời sống cho nhân dân. Năm 2008 tổng sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi của toàn xã đạt 26 tỷ 844 triệu đồng (Nguồn: Số liệu UBND xã Đại Bái)

Sự phát triển của làng nghề đã làm cho mức sống của người dân trong vùng cao hơn hẳn so với nơi sản xuất thuần nông. Số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không có hộ đói. Như vậy, phát triển làng nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào công cuộc CNH, HĐH nông thôn.

 Dịch vụ thương mại

Do cơ chế thị trường mở cửa nên các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển nhằm nâng cao mức sống của người dân trong xã. Tuy nhiên, mức độ phát triển của dịch vụ thương mại trong xã vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

 Cụm công nghệp:

Năm 2002 được sự quan tâm của tỉnh, huyện, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thôn Đại Bái đã thực hiện dự án xây dựng cụm công nghiệp làng nghề trên diện tích 6,2 ha với tổng kinh phí xây dựng hạ tầng gần 10 tỷ đồng. Đến nay cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành phần cơ sở hạ tầng và có 164 hộ đăng ký thuê đất với diện tích 3,882 ha. Hiện tại có 2 công ty và 30 hộ đã xây dựng nhà xưởng bước đầu đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

 Giao thông:

Xã có tuyến đường tỉnh lộ 280 và 282 chạy qua nên khá thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, dịch vụ. Các tuyến đường giao thông liên xã liên thôn được đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân cũng như phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

 Thuỷ lợi

Công tác xây dựng và quản lý hệ thống thuỷ lợi được các cấp lãnh đạo xã hết sức quan tâm. Các kênh mương được xây mới và tu bổ, đảm bảo nhu cầu tưới nước vào mùa cấy và nhu cầu tiêu nước vào mùa khô.

Trong xã hệ thống lưới điện được lắp đặt tới từng hộ gia đình, hệ thống lưới điện ổn định với 05 trạm biến áp hoạt động thường xuyên đảm bảo cho sản xuất TTGN và sinh hoạt của nhân dân.

 Văn hoá

Làng Đại Bái có một nhà văn hóa làng nghề (Xây dựng năm 2005) với kinh phí hơn 01 tỷ đồng, là nơi sinh họat văn hóa, chính trị và cũng là nơi trưng bày các sản phẩm truyền thống của làng nghề.

4.1.2.4. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê 1/4/2009 toàn xã có 8924 nhân khẩu, 2146 hộ. Trong đó làng Đại Bái có 1475 hộ và 6033 khẩu: 3026 nam, 3007 nữ. Trong khu dân cư, nhà ở phân bố sát nhau, xen lẫn các lò đúc đồng, nhôm và đất ruộng trồng cây.

Bảng 4.2. Phân bố dân cư trong làng Đại Bái

Xóm Số hộ Số khẩu (người) Sôn 328 1422 Tây Giữa 353 1498 Ngoài 417 1587 Trại 245 1083 Mới 132 443

(Nguồn: UBND xã Đại Bái, năm 2009)

Trong các năm trở lại đây, cơ cấu ngành nghề trong nông thôn ở Đại Bái có sự chuyển dịch rõ rệt. Số hộ thuần nông có xu hướng giảm dần, nhưng số hộ chuyên ngành nghề TTCN cũng tăng lên, chứng tỏ rằng xu hướng của Đại Bái là phát triển TTCN. Ngoài hai loại hộ trên thì số hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp tăng nhanh và chiếm ưu thế. Lý do nào tác động đến sự chuyển dịch ngành nghề trong nông thôn Đại Bái. Chính là nhờ chính sách khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội và thế mạnh cho làng nghề vươn lên để ngành nghề TTCN không ngừng mở rộng và phát triển, thu hút một lượng lao động dư thừa đáng kể trong nông thôn tham gia vào sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã hội người dân.

Một thế mạnh của Đại Bái được tận dụng tương đối triệt để đó là lao động. Bình quân lao động/hộ là 3 lao động, đáp ứng tương đối cho phát triển ngành nghề TTCN của làng. Ngoài ra, còn một lực lượng lớn lao động làm thuê từ các xã khác trong huyện. Trình độ văn hóa và tay nghề của lao động Đại Bái đươc đưa trong bảng dưới đây:

Bảng 4.3. Trình độ văn hoá và bậc thợ làng nghề Đại Bái Tổng số lao CĐ, ĐH TCCN THPT Thợ lành nghề Khác Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 3994 5 0,125 15 0,375 1832 45,87 720 18,03 1422 35,6

(Nguồn: UBND xã Đại Bái, năm 2009)

Trong đó: CĐ, ĐH: Cao đẳng, đại học

THCN: Trung học chuyên nghiệp THPT: trung học phổ thông

4.1.2.5. Y tế và giáo dục

Công tác y tế: Trạm y tế tiếp tục giữ vững danh hiệu trạm chuẩn quốc gia,

duy trì trực trạm 24/24, Năm 2008 đã khám, chữa bệnh cho gần 8000 lượt người. Chủ động phòng chống dịch bệnh, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Xã đã đựơc trung tâm y tế huyện xếp loại xã có phong trào y tế mạnh.

Công tác giáo dục: Đảng, chính quyền và nhân dân luôn chăm lo xây dựng cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sở vật chất, có các hình thức khuyến khích và tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Số học sinh thi tôt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 33)