4.3.2.1. Hiện trạng môi trường đất
Quá trình sản xuất tại làng nghề đúc đồng đã thải ra lượng chất thải rắn khá lớn, chất thải chủ yếu là tro xỉ than cháy và từ kim loại nóng chảy… Ngoài ra quá trình gia công nguyên liệu cũng thải ra một lượng đáng kể gỉ sắt mẩu vụn kim loại.
Hầu hết các lượng xỉ than phát sinh trong công nghệ sản xuất đều được người dân ở làng Đại Bái sử dụng san lấp đường làng, ngõ xóm…Một phần được đổ thải bừa bãi và phần còn lại đi theo môi trường nước và tích luỹ kim loại trong đất. Lượng chất thải này không đựơc quản lý sẽ tích luỹ dần trong đất gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người dân.
Các chất thải từ hoạt động sản xuất làng nghề qua hệ thống cống rãnh được thải ra sông, hồ và ruộng lúa trong làng. Do đó, trong đất nông nghiệp tại Đại Bái đã bị tích lũy KLN.
Bảng 4.5. Hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số trong đất nông ngiệp Xã Đại Bái
(Đơn vị tính: mg/kg đất khô) STT CuTS PbTS ZnTS CuDT PbDT ZnDT 1 83.64 56.87 166.51 53.94 25.4 37.5 2 58.7 54.56 103.33 47.19 11.2 29.9 3 31.5 63.81 53.02 27.24 10.7 27.5 4 36.1 40.68 111.52 8.99 6.3 8.8 5 216.1 77.69 122.83 93.26 17.2 50.0 6 51.2 73.83 90.65 34.74 8.3 20.5 7 28.9 63.04 55.16 20.11 7.7 17.7 8 50.5 59.18 99.04 31.01 12.1 35.1 9 49.6 55.33 92.02 44.47 15.1 46.3 10 55.5 53.01 82.27 46.60 12.1 43.6 11 33.6 42.99 113.86 11.70 7.8 6.4 12 25.1 52.24 106.25 7.13 5.1 12.6 13 47.2 47.62 116.59 19.26 13.5 41.8 QCVN 50 70 200
03:2008
(Nguồn: [7])
Theo Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Hàm lượng Cu tổng số, dễ tiêu trong đất:
Cu tổng số trong đất 6/13 mẫu đất nghiên cứu bị ô nhiễm, vượt quá quy chuẩn cho phép của QCVN 03:2008 từ 1.01 đến 4.32 lần. Trong 6 mẫu bị ô nhiễm đều tập trung ở làng Đại Bái, nơi sản xuất làng nghề chủ yếu của xã.
Giá trị hàm lượng Cu tổng số cao nhất (216.1 mg/kg đất) tại xóm Mới thuộc thôn Đại Bái là nơi gần bãi rác tập trung của xã, đây cũng là địa điểm chính thu gom xỉ lò của các cơ sở đúc đồng, nhôm, cách mương chính đưa nước vào ruộng 20m, sát thôn Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài nơi cũng làm nghề đúc đồng.
Đất của thôn Ngọc xuyên, thôn Đoan Bái không có hoạt động làng nghề, đất chủ yếu được sử dụng cho trồng trọt (lúa, hoa màu) dao động từ 25.1 đến 47.2 mg/kg đất nên chưa bị ô nhiễm Cu.
Hàm lượng Cu dễ tiêu trong đất: Đối chiếu với QCVN 03:2008, thì 2/13 mẫu đất có hàm lượng Cu dễ tiêu dao động từ 53.94 đến 93.26 mg/kg đất, vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với Cu tổng số từ 1.08 đến 1.86 lần.
Hàm lượng Pb tổng số, dễ tiêu trong đất
Hàm lượng Pb tổng số trong 13 mẫu đất nghiên cứu biến động khá rộng, dao động từ 42.99 đến 77,69 mg/kg đất. Mẫu đất nông nghiệp nằm trên địa bàn thôn Đại Bái có hàm lượng Pb tổng số trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,04 đến 1.11 lần. Mẫu đất có hàm lượng Pb tổng số tích luỹ trong đất cao nhất là 77.69mg/ kg đất, đây là bãi rác tập trung của xã, là nơi chịu ảnh hưởng chính của nguồn nước thải sinh hoạt, làng nghề.
So với QCVN 03:2008 thì 11/13 mẫu đất nông nghiệp của xã Đại Bái chưa bị ô nhiễm Pb.
Khác với Cu và Zn, Pb không phải là nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng, Pb dễ tiêu trong đất càng nhiều thì mức độ gây độ đối với cây trồng và môi trường
càng lớn. Sự phân bố của Pb dễ tiêu trong các mẫu đất tương đối đồng đều dao động từ 5.1 đến 25.4 mg/kg trong đất, tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng Pb dễ tiêu dưới ngưỡng ô nhiễm đất.
Hàm lượng Zn tổng số, dễ tiêu trong đất
Số liệu trình bày ở bảng cho thấy đất nông nghiệp của xã Đại Bái tuy chưa bị ô nhiễm, mức độ tích lũy dao động từ 53.02 đến 166.51 mg/kg đất. Tuy nhiên mẫu đất số 1 lấy ở gần nguồn thải cụm công nghiệp làng nghề nằm ở địa bàn thôn Đại Bái đang ở ngưỡng xấp xỉ ô nhiễm 166.51 mg/kg đất.
Zn là một nguyên tố dinh dưỡng vi lượng không thể thiếu đối với cây trồng, tuy nhiên nếu hàm lượng Zn trong đất quá cao thì sẽ gây độc cho cây trồng và môi trường. Hàm lượng Zn dễ tiêu trong các mẫu đất phân tích dao động từ 6.4 đến 50mg/kg, tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng Zn dễ tiêu dưới ngưỡng ô nhiễm đất.
4.4.2.2 Môi trường nước
Nước thải từ làng nghề đúc đồng phát sinh trong quá trình làm mát, tẩy rửa, mạ kim loại… nước thải thường chứa nhiều bụi kim loại, gỉ sắt, dầu mỡ và hoá chất (axít, NaOH, các kim loại như: CN-, Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+,…) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, đặc biệt nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm.
Theo nghiên cứu mới đây, một số kết quả nghiên cứu về tính chất và hàm lượng Cu, Pb, Zn trong nước được thể hiện:
Bảng 4.6. Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nước mặt xã Đại Bái
STT pH Cuht Pbht Znht 1 3.2 897.2 11.02 332.12 2 6.7 0.34 0.12 2.43 3 7.2 0.55 0.31 2.34 4 7.0 4.12 0.97 1.09 5 7.1 3.32 0.07 1.91 6 7.0 1.34 0.3 2.15
8 6.9 0.55 0.08 1.339 7.1 0.91 0.09 0.53 9 7.1 0.91 0.09 0.53 10 7.1 0.63 0.09 0.34 11 7.1 0.49 0.57 0.67 12 6.9 2.14 0.09 0.89 13 6.9 1.12 0.05 0.9 QCVN 08:2008 (B2) 5.5 – 9 1.0 0.05 2 (Nguồn: [7])
Ghi chú: - Cột B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
- Mẫu nước số 01 lấy ngay tại nguồn xả thải của cụm công nghiệp Hàm lượng Cu hoà tan
pH của nước mặt xã Đại Bái dao động kha rộng từ 3.2 đến 7.2. Giá trị pH phần lớn các mẫu nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08: 2008. Riêng mẫu 1 có giá trị pH nằm dưới ngưỡng cho phép, nước đã bị axít làm chua hoá. Mẫu nước được lấy tại nguồn xả thải tập trung của cụm công nghiệp làng nghề. Lượng axít này lấy từ quá trình gò, dát mỏng kim loại có dùng axít để đánh bóng sản phẩm, nước thải được đổ thải trực tiếp ra rãnh mương thoát nước rồi chảy ra ao, hồ…
Các mẫu nước mặt có hàm lượng Cu dao động từ 0. 34 Đến 4.12 mg/lít. Đối chiếu với QCVN 08: 2008 thì 6/12 mẫu nước mặt tại xã Đại Bái đã bị ô nhiễm. Mẫu nước NDB 01 có hàm lượng Cu hoà tan cao nhất 897.2mg/lít, mẫu này được lấy từ nguồn xả thải của cụm công nghiệp làng nghề.
Qua điều tra thì quy trình đúc đồng ở đây vẫn mang tính thủ công, qua quá trình phân loại, xử lý các phế liệu kim loại, nguồn nước thải này không được xử lý đổ thải trực tiếp ra nguồn thải chung. Đây là nguyên nhân chính cho thấy các mẫu nước có hàm lượng Cu hoà tan vượt ngưỡng tối đa cho phép đều nằm trên địa bàn thôn Đại Bái, nơi tập trung đông các hộ làng nghề.
Pb là nguyên tố có khả năng gây độc cao, số liệu ở bảng cho thấy hàm lượng Pb có sự biến động rộng từ 0.05mg/lít đến 0.97 mg/lít. Đối chiếu với QCVN 08: 2008 thì 11/12 mẫu nước mặt vượt quá ngưỡng cho phép từ 1.4 đến 19.4 lần. 1mẫu nằm ở ngưỡng tối đa giới hạn cho phép là 0.05mg/lít.
Hàm lượng Pb hoà tan tại mẫu nước số1 lấy tại nguồn thải của cụm công nghiệp có giá trị vượt trội 11.02 mg/lít vượt quá ngưỡng quy định 220.4 lần. Vậy có thể khẳng định hoạt động sản xuất làng nghề là nguyên nhân chính làm nguồn nước mặt của xã có hàm lượng Pb hoà tan cao gấp nhiều lần so với quy định như vậy.
Hàm lượng Zn hoà tan
Qua bảng cho thấy hàm lượng Zn hoà tan biến động từ 0.29 mg/lít đến 2.43 mg/lít. 25% số mẫu nước mặt được nghiên cứu đã bị ô nhiễm Zn, lượng Zn hoà tan vượut từ 1.08 đến 1.25 lần so với QCVN 08:2008 quy định.
Hàm lượng Zn hoà tan có giá trị cao nhất là 332.12mg/lít ( mẫu số 1) được lấy tại nguồn xả thải của cụm công nghiệp làng nghề vượt quy đinh so với QCVN 08: 2008 là 166.06 lần.
4.3.2.3. Môi trường không khí
Các chất ô nhiễm không khí có nhiều nguồn gốc khác nhau như: bụi từ phát sinh trong quy trình công nghệ sản xuất tại làng nghề, mùi từ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ từ nước thải, chất thải rắn.
Ở làng nghề Đại Bái, khí gây ô nhiễm với khối lượng lớn phát sinh chủ yếu từ các quá trình công nghệ sử dụng nhiên liệu là than, khí thải chứa các khí gây ô nhiễm như: SO2, CO, NO2, NO,… Ngoài ra còn có bụi kim loại, hơi dung môi hữu cơ phát sinh từ quá trình gia công nguyên liệu, tẩy rửa, mạ và đánh bóng sản phẩm.
Nhiên liệu chủ yếu sử dụng để đốt lò tại Đại Bái là than đá. Theo UBND xã Đại Bái thì sản xuất làng nghề tại làng Đại Bái trung bình sử dụng khoảng 2500 tấn than/năm. Sử dụng công cụ đánh giá nhanh của WHO về hệ số tải lượng của các chất ô nhiễm khi đốt than ta ước tính được tải lượng các chất khí ô nhiễm thải ra
Bảng 4.7. Lượng phát sinh khí thải do đốt than tại làng nghề Đại Bái trong 1 năm CO2 CO SO2 NOx Bụi Hệ số tải lượng (kg/tấn than) 2,203 15 11,03 8,47 9,1 Lượng khí thải ra do đốt than (kg/năm) 5507,5 37500 27575 21175 22750 Mặt khác, kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ sản xuất cho biết: để nấu đồng thì tỉ lệ than cần dùng là 1:3, tức là nấu 1 tấn đồng cần khoảng 330 – 350 kg than. Đối với nấu nhôm thì tỉ lệ này ít hơn khoảng 1:7, tức là nấu 1 tấn nhôm cần khoảng 150 – 160 kg than (do nhiệt độ nóng chảy của nhôm thấp hơn đồng). Từ đó, ta ước tính được lượng phát sinh khí thải trên 1 đơn vị nguyên liệu như sau:
Bảng 4.8. Lượng phát sinh khí thải trên 1 tấn nguyên liệu sản xuất tại làng nghề Đại Bái
(Đơn vị: kg khí thải/tấn nguyên liệu)
CO2 CO SO2 NOx Bụi
Lượng khí thải ra khi
nấu 1 tấn đồng 0,77 5,25 3,86 2,96 3,19
Lượng khí thải ra khi
nấu 1 tấn nhôm 0,35 2,40 1,76 1,36 1,46