Thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 52)

Làng Đại Bái có 5 xóm là xóm Sôn, Tây Giữa, Ngoài, Trại, Mới. Trong đó, chỉ có 4 xóm là Tây Giữa, Ngoài, Trại, Mới có thành lập đội thu gom rác thải do Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của xóm đứng ra tổ chức, với tần suất thu gom là từ 2-3 ngày/lần. Rác thải thu gom được vận chuyển đến bãi rác của làng ở cuối xóm Mới,

gần khu nghĩa địa. Còn xóm Sôn do chưa tổ chức được đội thu gom nên hầu hết rác thải sinh hoạt của người dân được đổ trực tiếp ra môi trường như đổ ra sông hồ, cống rãnh xung quanh gây mất vệ sinh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tỷ lệ thu hồi các loại rác thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh còn hạn chế, chủ yếu là thu hồi tái sủ dụng kim loại do hoạt động sản xuất làng nghề. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở bãi rác lộ thiên, không có sự kiểm soát môi trường. Việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh vẫn chưa được thực hiện.

Mặc dù đã có tổ thu gom, nhưng khi nhóm nghiên cứu hỏi các hộ gia đình thì hầu hết người dân đều trả lời rác thải sinh hoạt của hộ chỉ được thu gom 1 phần, chủ yếu là rác vô cơ như các loại túi nilon, vỏ hộp, giấy, thủy tinh còn lại 1 số loại rác hữu cơ (như cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, 1 số loại xác động vât chết…) thì được được đổ trực tiếp ra môi trường như ra ao, vườn xung quanh gia đình. Hầu hết nước thải sinh hoạt của gia đình đều đổ chung cùng nước thải ra từ quá trình sản xuất rồi xả thẳng ra hệ thống mương, ao, hồ trong làng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, sau đó ảnh hưởng, làm ô nhiễm đất và nước ngầm.

Tỉ lệ các loại hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân trong các xóm làng Đại được minh họa trong biểu đồ dưới đây:

Hình 4.6. Tỷ lệ các loại hình xử lý CTRSH của người dân trong làng Đại Bái

(Nguồn: Ban Môi trường xã Đại Bái và tổng hợp phiếu điều tra, năm 2009)

Khi được hỏi về đánh giá chung của người dân về môi trường của địa phương thì có tới gần 86% hộ gia đình trả lời rằng môi trường địa phương mình là bị ô nhiễm 12% cho rằng là bình thường, và chỉ có gần 3% người dân cho rằng là môi trường địa phương là sạch sẽ, dễ chịu chưa bị ô nhiễm. Điều đó cho thấy đa phần người dân địa phương đã nhận thức được địa phương mình đang bị ảnh hưởng tới môi trường, cũng như sức khỏe từ những hoạt động sản xuất, những hành vi thải rác bừa bãi của mình. Nhưng cũng do điều kiện kinh tế mà người dân không thể đầu tư những công trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường. Điều này nguyên nhân một phần cũng do chính quyền địa phương chưa có biện pháp cụ thể nào trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Hình 4.7. Đánh giá của người dân về tình hình môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 49 - 52)