Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 33 - 36)

Làng nghề đúc đồng Đại Bái có từ rất lâu đời, đây là một làng nghề truyền thống với các ngành nghề chính như: Đúc đồng, đúc nhôm, dát mỏng kim loại, gia

Hiện nay sản xuất làng nghề tập trung chủ yếu tại các hộ gia đình, sản xuất thủ công nhỏ lẻ. Bên cạnh đó chỉ có một số hộ tham gia sản xuất tại cụm công nghiệp làng nghề. Diện tích cụm công nghiệp là 6.2 ha, có 164 hộ đăng ký tham gia sản xuất tại cụm công nghiệp, nhưng đến nay chỉ có khoảng 78 hộ tham gia sản xuất và xây dựng, chiếm 47,56 % số hộ đăng ký.

Toàn xã có khoảng 800 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng, đúc nhôm truyền thống và các loại hình phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày sản phẩm,… góp phần giải quyết 2.000 lao động địa phương và những vùng phụ cận. Làng Đại Bái có số dân đông nhất xã: 1475 hộ với 6033 nhân khẩu. Trong đó có 325 hộ làm thuần nông, 855 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp kiêm nông nghiệp, 295 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Hình 4.1. Cơ cấu sản xuất tại làng Đại Bái năm 2008

(Nguồn: UBND xã Đại Bái)

Sản xuất làng nghề tập trung ở làng Đại Bái, trong đó xóm tham gia sản xuất nhiều là xóm Sôn, xóm Ngoài và xóm Tây Giữa. Tại cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt và công nghiệp đang đi vào hoạt động do Nhà nước tài trợ, ngoài ra để tất các hộ sản xuất tại cụm công nghiệp đều phải xây dựng ống khói cao 10m. Tuy nhiên, việc tham gia sản xuất tại cum công nghiệp còn nhiều bất cập nên số hộ sản xuất tham gia không nhiều, mà chủ yếu phân bố tại các hộ gia đình.

Hiện trong làng Đại Bái có các loại hình sản xuất: gò, đúc, và một số hộ sản xuất các loại hình sản phẩm khác như dát chân đế màn bằng nhôm, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí… Thiết bị máy móc trong làng có 42 máy cán, 15 máy thụt xoong và 12 máy miết chảo, ấm. Trong xã có 30 công ty, hợp tác xã và 875 hộ sản xuất vừa và nhỏ.

Quy trình đúc đồng tại xã vẫn mang tính truyền thống và thủ công. Nguyên liệu sử dụng là các phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như: dây điện, phôi đồng, các loại vỏ máy, ấm, xoong chảo thủng… Nhiên liệu sử dụng trong quá trình nung chảy phế liệu và đúc là than và điện với lượng tiêu thụ khoảng 2.500 tấn than/ năm, ngoài ra một số hộ còn sử dụng gas thay cho dùng than nhưng vẫn chưa phổ biến.

Do nguyên liệu sản xuất chủ yếu là phế liệu kim loại và công nghệ sản xuất thủ công nên sản phẩm chỉ thu được 60 – 70%, còn lại 30 – 40% là bã kim loại và tạp chất. Bên cạnh các nguồn phế thải rắn của lò đúc đồng, nhôm còn một lượng lứon nước thải từ quá trình gò, dát mỏng kim loại có dùng hoá chất để đánh bóng sản phẩm.

Hoạt động sản xuất tại làng nghề, mỗi tháng cung cấp khoảng 432 tấn đồng thành phẩm cho thị trường. Hoạt động này đem lại nguồn lợi lớn cho người dân và tận dụng lại lượng lớn phế thải kim loại, nhưng bên cạnh đó quá trình sản xuất cũng tạo ra một lượng lớn chất thải chứa nhiều kim loại nặng và hoá chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân của xã.

4.2.2. Quy trình sản xuất Lò n u ấ đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w