Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

Trong các nguồn phát sinh chất thải rắn kể trên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy: Chất thải rắn phát sinh từ làng nghề Đại Bái chủ yếu là rác thải sinh hoạt và rác thải từ quá trình sản xuất tại làng nghề.

Bảng 4.4. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn tại xã Đại Bái

Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn

Khu dân cư Hộ gia đình Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP,…), đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (bóng đèn, đồ Máy đột d p, Gò thậ ủ công S n ph mả ẩ thô (xoong, mâm )… ánh Đ bóng Bể nước s chạ Th nhà ph mẩ Ti ng n, ế ồ v n nhômụ

nhựa, thuỷ tinh…), chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, … Khu thương mại

Nhà hàng, chợ, các trạm sữa chữa, bảo hành và

dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải

nguy hại. Cơ quan, công sở Trường học, trạm y tế, cơ

quan hành chính.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải

nguy hại. Công trình

xây dựng

Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường, san nền xây

dựng. Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Chủ yếu sản xuất làng nghề ở hộ gia đình và cụm công nghiệp

Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các

rác thải sinh hoạt.

Nông nghiệp

Đồng ruộng, vườn cây ăn quả,

chăn nuôi.

Chất thải nông nghiệp: lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa, rơm rạ, thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu  Chất thải sinh hoạt:

Đặc điểm chính của chất thải sinh hoạt là chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên dễ bị phân huỷ dặc biệt trong điều kiện nóng ẩm. Kết quả điều tra thực địa bằng bảng hỏi 50 hộ gia đình trong làng Đại Bái như sau:

Rác thải sinh hoạt dao động từ 1 – 3 kg/hộ/ngày. Làng Đại Bái có 1475 hộ, trung bình mỗi hộ có từ 3 đến 6 nhân khẩu. Từ đó, ta ước tính được tổng lượng rác thải sinh hoạt của làng là 1475 – 4425 kg/ngày, trung bình khoảng 2212 kg/ngày. Bên cạnh đó, rác thải từ khu chợ, đường làng, ngõ xóm,… cũng được thu gom và vận chuyển cùng với rác thải sinh hoạt.

Theo kết quả điều tra cùng với số liệu của Ban Môi trường xã Đại Bái, ta có thể ước tính thành phần rác thải sinh hoạt như sau:

Hình 4.4. Thành phần rác thải sinh hoạt làng Đại Bái

Do đặc trưng sản xuất làng nghề tại Đại Bái là tái chế kim loại: đúc đồng, đúc nhôm, … Trong khi đó chất thải sản xuất chưa được xử lý mà vẫn được thu gom cùng RTSH nên thành phần vô cơ và chất thải nguy hại trong RTSH tại làng Đại Bái cao, thành phần vô cơ chiếm 27%, chất thải nguy hại chiếm khoảng 5% tổng lượng RTSH.

 Chất thải sản xuất làng nghề:

Sản xuất làng nghề đa số tập trung theo từng hộ gia đình, manh mún, các cơ sở sản xuất riêng lẻ, chỉ có số ít đã được quy hoạch tập trung trong cụm công nghiệp làng nghề.

Chất thải từ hoạt động sản xuất chủ yếu là: chất thải rắn như bã xỉ kim loại, tạp chất, xỉ than, các khuôn đúc bằng đất sau quá trình đúc đồng được đập bỏ, … Chất thải dạng lỏng như hoá chất dùng tẩy rửa và đánh bóng sản phẩm. Dạng khí như khí thải từ quá trình đốt lò, bụi than, bụi kim loại.

Những chất thải từ quá trình sản xuất một phần chất thải rắn được dùng để rải đường, một phần được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt, còn lại được đổ trực tiếp

vào môi trường… gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí và ảnh hưởng sức khoẻ người dân làng nghề.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w