II.4.2.2 VIỆT NAM, NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU THÍ ĐIỂM PLCTRTN

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú (Trang 32 - 36)

II.4 MÔ HÌNH ÁP DỤNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM

II.4.2.2 VIỆT NAM, NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU THÍ ĐIỂM PLCTRTN

Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam , ở nước ta các khu đô thị mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50% lượng chất thải trong cả nước. Trước đây việc quản lý rác thải tại các đô thị của Việt Nam chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lý bằng chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác thải. Những năm gần đây, chu trình quản lý này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cự ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đã được tập chung và xử lý trong nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên số lượng các nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài địa phương có nhà máy xử lý một phần rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Rác thải không được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lý không những ở các nhà máy mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phân loại nên khả năng tận dụng để tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi.

Vài năm gần đây một số địa phương đã bước đầu thí điểm việc PLCTRTN.

Tại Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình trong phường được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai túi, một loại có túi màu đen đựng rác hữu cơ có thể làm

phân composr và loại còn lại màu trắng đựng rác vô cơ. Cuối ngày, hai xe chuyên dụng chuyên dụng của Uren co sẽ thu gom những túi rác được tập kết ở đầu thành phố. Tuy nhiên theo phản ánh của người dân trong phường, dự án khó khả thi bởi giờ thu gom rác của Urenco không cố định. Rác được tập kết tại một điểm mà chưa được thu gom ngay dẫn tới việc một số người bới rác tiếp tục bới những túi này gây lên tình trạng lộn xộn, ô nhiễm. Trong khi đó, nhiều gia đình chưa tạo được thói quen phân loại rác, tiếp tục “quên” hoặc bỏ rác nhầm túi. Sau khi dự án kết thúc thì quá trình phân loại rác cũng chấm dứt. Từ tháng 3/2007 với sự hỗ trợ từ phía chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA, thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai dự án phân loại rác tại nguồn áp dụng đối với 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa. Các hộ gia đình trên địa bàn 4 quận sẽ được tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của tái chế rác thải và sự cần thiết của phân loại rác tại nhà.

Tại thành phố Đà Nẵng. Mỗi hộ gia đình cũng được trang bị hai thùng rác với hai màu khác nhau để phân loại rác dễ phân huỷ và khó phân huỷ. Tuy mới thực hiện nhưng dự án cũng khá thành công và tạo được thói quen tốt cho người dân, từ chỗ bỏ rác lẫn lộn vào một thùng nay chuyển sang hai thùng. Nhưng sau bao khó khăn tạo thó quen cho người dân, và sự nỗ lực không nhỏ của người dân thì đến khâu thu gom, lại chỉ có 1 thùng hoặc một xe vào hẻm, rác lại được đổ chung tất cả, thành ra phân loại rồi cũng như không.

Gần đây, tại thị xã Long An đã triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn dưới sự hỗ trợ của Liên Minh Châu Aâu. Dự án sẽ cung cấp túi nilông cùng thùng đựng rác hai màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ phân huỷ và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với công nghệ phân loại rác tại nguồn ở quận 5”-VNM5-20, trong chương trình ASIA URABS với sự tài trơ của Uỷ ban châu Aâu đã được triển khai từ năm 2004 và kết thúc vào tháng 9/2006. Mục tiêu của dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường bức thiết trên địa bàn quận 5- một trong những quận có mật độ dân cư cao.

Tiếp sau ngày 11.3.2006 tại 7 phường quận 6 đã triển khai phân loại tại nguồn (các hộ dân, cơ quan, trường học…) tuy nhiên điều đáng buồn là rác sau khi phân loại đã bị trộn và đổ chung với nhau. Hiện nay thành phố đã thực hiện triển khai thí điểm tại 4 quận (1,4,5,10) và Củ Chi, tuy nhiên cũng đang rất lúng túng và gặp nhiều khó khăn vì là dự án mới.

II.4.3. Nhận xét và kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện PLRTN

Tuy chưa đạt được nhiều thành qủa nhưng đây cũng là các dấu hiệu đáng mừng, một mặt chúng ta hy vọng các dự án này thành công, nhưng mặt khác phải nhìn nhận các dự án này do tổ chức quốc tế tài trợ chỉ đóng vai trò phát động, kích hoạt phong trào tái chế, tái sử dụng rác và thúc đẩy phân loại rác tại nhà để tái chế và đạt kết quả tốt. Phong trào chỉ thực sự thành công khi chính các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và mọi người dân Việt Nam có chuyển biến về nhận thức và sẵn sàng tham gia hoạt động phân loại, tái chế rác thải. Điều này chỉ đạt được khi đã gần hội đủ ba yếu tố:

- Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn;

- Hai là sự đầu tư thoả đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã phân loại sơ bộ tại nguồn;

- Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý, tái chế phần lớn lượng rác thải hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.

Về điều kiện khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể chờ đến khi đạt mức GDP trên 7.000USD/người/năm mới bắt đầu tổ chức tái chế rác và tiến hành phân loại rác tại nguồn. Từ kinh nghiệm học tập từ các nước, cũng như những bất cập của các lần thí điểm trong nước có thể chủ động thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động tái sử dụng, tái chế và phân loại rác tại nguồn ở nước ta theo hai điểm xuất phát sau:

- Với các khu vực dân cư phát triển về nhận thức xã hội và có mức sống tương đối cao (các phường, quận trung tâm của thành phố lớn), cần song song đầu tư các cơ sở tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác được phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, thanh toán phí xử lý hợp đồng, đồng thời ban ngành khuyến khích, bắt buộc người dân phân loại rác tại nguồn, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác. Phải đảm bảo cho các cơ sở tái chế rác có thể tự cân đối về mặt kinh tế để tồn tại và phát triển ổn định.

- Với các khu vực còn lại, nhà nước cần có vai trò “bà đỡ” của một phong trào có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững đất nước, sẽ chủ động giảm đầu tư bãi chôn lấp, thay vào đó là sự đầu tư các nhà máy xử lý rác có dây truyền tách lọc và tái chế rác thải chưa phân loại tại nguồn tạo thành các sản phẩm mới (dù chất lượng còn hạn chế do nguyên liệu đầu vào chưa tốt. Đồng thời với sự đầu tư cho nhà máy tái chế cần tăng cường vận động và cưỡng chế mọi cơ quan, gia đình và người dân phân loại rác tại nguồn. Khi đó rác tập kết tại các nhà máy xử lý sẽ được phân loại và chất lượng sản phẩm tái chế sẽ tốt hơn.

Giáo dục môi trường là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc thực hiện PLRTN. Chính quyền tại các thành phố và các cơ quan truyền thông cố gắng lôi kéo sự chú ý của người dân bằng các thông báo trên radio, trên các chương trình truyền hình, chương trình thông tin trên các tờ truyền đơn, bằng các cuộc biểu diễn tại rạp hát, bằng các chuyến tham quan về rác như các nơi thải bỏ cuối cùng…Tổ chức cuộc gặp gỡ tại các trường học, nhà thờ, tập chung nhiều đến việc giáo dục cho trẻ em. Đối với từng hộ gia đình, thường thực hiện bằng đội ngũ sinh viên, giúp đỡ và phổ biến thông tin, thuyết phục người dân tham gia thực hiện PLRTN.

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮNTẠI TP.HCM TẠI TP.HCM

III.1. HIỆN TRẠNG CHT THẢI RN TẠI TPHCM

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w