II.4.2 KINH NGHIỆM PLRTN CỦA NHỮNG NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú (Trang 28 - 32)

II.4 MÔ HÌNH ÁP DỤNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM

II.4.2 KINH NGHIỆM PLRTN CỦA NHỮNG NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM

NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM

II.4.1. ĐỊNH NGHĨA

Phân loại rác tại nguồn là phân loại các thành phần chất thải rắn thành các thành phần riêng biệt gồm rác thực phẩm, rác còn lại như: giấy, túi nilon, carton, nhựa , lon, đồ hộp, kim loại, vải..từ nguồn phát sinh (hộ gia đình, trường học, công sở…). Hiện nay rác sinh hoạt được chia thành 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có 10 – 12 thành phần có khả năng tái sinh. Nếu tiến hành phân loại rác tại nguồn thì nguồn lợi có để đạt tới 100 – 280 triệu đồng/ngày.

II.4.2. KINH NGHIỆM PLRTN CỦA NHỮNG NƯỚC PHÁT TRIỂN VAØ TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

II.4.2.1. Kinh nghiệm của những nước phát triển

Tại châu Aâu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại rác tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức .. việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác thu gom và phân loại đã thành nề nếp và người

dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định này. Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thuỷ tinh, vỏ đồ hộp.. được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo quy định thu gom hàng ngày để đưa tới nhà máy sản xuất phân compost. Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện đến bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán kinh phí thông qua việc mua bán tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.

Riêng tại Hà Lan việc áp dụng PLCTRTN có hiệu lực về mặt pháp luật ở mức độ quốc gia và được áp dụng rộng rãi khắp cả nước. Tại đây các chất thải từ hộ gia đình được phân loại tại nguồn và thu gom theo 6 loại rác nhau: (1) rác thực phẩm (rau, củ, quả…), (2) thuỷ tinh, (3) giấy và carton, (4) lon bằng kim loại đựng đồ ăn, thức uống, (5) chai lọ bằng plastic, (6) hộp đựng thức uống.

Tại Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi trường có 7 đạo luật về quản lý và tái chế chất thải rắn. Việc phân loại rác thải tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố của Nhật chủ yếu sử dụng công cụ đốt để xử lý phần rác khó phân huỷ. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân huỷ để làm phân hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa tới nhà máy sản xuất phân compost; Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,.. sẽ được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; Loại rác khó tái chế và không hiệu quả cao nhưng cháy được sẽ đưa tới nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sác khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ thu gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy phạt tiền. Đối với những

loại rác kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hoà, ti vi, giường, bàn ghế…thải loại phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặc trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến trở đi. Điển hình về phân loại rác triệt để là ở thành phố Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. Ơû đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra thảm họa môi trường khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của trên 13.600 người dân thành phố này. Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao về bảo vệ môi trường, rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất thuận tiện cho việc tái chế.

Còn Tại Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật nhưng cách xử lý hơi khác. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn lấp cung cấp cho phát điện, sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết tiến hành khai thác mùn bãi chôn làm phân bón và chôn lấp cho chu kỳ sau.

Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công tuy ở mức độ khác nhau. Ơû mức độ thấp , việc tách chất thải thành hai dòng hữu cơ dễ phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân huỷ, có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần. Quá trình tái chế rác thực sự diễn ra tại các nhà máy tái chế, công việc tiếp theo ở đây là dùng các thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao động thủ công để tiếp tục phân loại rác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ chai thuỷ tinh đã phải chia ra thành 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại, loại này lại phải chia ra theo mỗi màu sắc và kích thước, thường là 3 – 4 loại; loại bị sứt mẻ hay không thể sử dụng lại phải nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thuỷ tinh.

Ơû mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa, các dòng rác ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác tái chế rác thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm chí người dân không phải nộp phí xử lý rác cho chính quyền, mà còn được nhân lại tiền bán phế liệu cho nhà máy tái chế tuy số tiền này không lớn. Người dân thành phố Minamata rất hài lòng và tự hào vì đã đi đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất thải rắn.

Hiện nay ở Châu Aâu đang vận động phân loại rác thành 9 loại. Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan.

- Một là quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn;

- Hai là sự đầu tư thoả đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã phân loại sơ bộ tại nguồn;

- Ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý, tái chế phần lớn lượng rác thải hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.

Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải khó thành công. Tại sao đất nước Hàn Quốc, quá trình vận động phân loại rác tại nguồn diễn ra hàng chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố trên và khi đó mức GDP bình quân đầu người đạt trên 7.000USD/năm.

Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải trên khía cạnh bảo vệ môi trường vì nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ tái chế chất thải chưa cao. Hiện nay, chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế để giảm chi phí ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ chôn lấp đang thực

hiện. Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công được ghi nhận.

Tại Băng Cốc ( Thái Lan) việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một số trường học và vài quận trung tâm, việc tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và quấn nilong rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt quận Tân Phú (Trang 28 - 32)