HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NONHƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
Trang 1HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
Hiểu và phân tích được một số vấn đề chung về sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Phân tích và đánh giá được thực trạng sinh hoạt chuyên môn của trường mầm non đang công tác
Biết cách lập kế hoạch tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Chủ động, tích cực trong tổ chức thực hiện phát triển chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp thông qua sinh hoạt chuyên môn tại trường
NỘI DUNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
1 Khái niệm
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; tạo sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp, giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời
Sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non Là hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng nhu cầu, mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em trên cơ sở phù hợp với các điều kiện thực tế của trường mầm non về nhiệm vụ chuyên môn, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính, nhân lực, văn hóa nhà trường và địa phương
2 Vai trò của sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp trong việc thực hiện cũng như tổ chức sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, bao gồm cả tiến độ và chất lượng
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có; đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí
cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực
- Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
về việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế của công việc
- Tạo cơ sở cho việc đưa ra quyết định quản lý chỉ đạo phù hợp; tạo hiệu quả thiết thực cho các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực
sư phạm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; khẳng định được uy tín lãnh đạo
Trang 2- Phát triển năng lực tổ trưởng chuyên môn; giúp các tổ trưởng chuyên môn hoàn thiện kỹ năng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của tổ chuyên môn; từ đó có những hướng dẫn tổ viên xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân hiệu quả góp phần gia tăng sự kết nối giữa các đồng nghiệp
- Tạo môi trường học tập tích cực; kích thích phát triển đội ngũ, năng lực cập nhật cái mới, hiện đại Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có cơ hội phát huy năng lực của bản thân, chủ động, tích cực khi được tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn phù hợp với khả năng của mình Từ đó, cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên có thể lan tỏa tới đồng nghiệp
- Giúp giáo viên nhân viên hình thành năng lực đánh giá và tự đánh giá xác định được thuận lợi và khó khăn, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như sự tiến bộ của bản thân và đồng nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra ra
- Phát triển ở đội ngũ giáo viên, nhân viên kỹ năng làm việc nhóm; xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, phát triển kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin; kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, góp phần khuyến khích họ tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được các mục tiêu mới cao hơn
- Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em cũng như chất lượng đội ngũ của nhà trường; khẳng định tính đặc thù nhưng đa dạng của mỗi nhà trường; tránh việc gặp khuôn, máy móc, chạy theo trào lưu, hình thức
3 Đặc điểm sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mầm non
- Có kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng đáp ứng các vấn đề thực tế mà nhà trường đang gặp phải về chuyên môn (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ)
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu sẵn sàng có được sử dụng, vận dụng hợp lý và hiệu quả, đúng đối tượng, phù hợp về số lượng
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non gắn với nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch năm học của nhà trường
- Hình thức sinh hoạt chuyên môn linh hoạt đa dạng mức độ thoải mái của đối tượng tham gia ở mức cao thời điểm thời lượng sinh hoạt chuyên môn không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường địa điểm không gian thuận lợi cho đa số cán bộ quản lý giáo viên nhân viên tham gia
- Thành phần tham gia sinh hoạt chuyên môn đúng đối tượng mục tiêu của từng hoạt động cụ thể
- Kết quả sinh hoạt chuyên môn đạt được tương thích với mục tiêu đề ra và điều kiện hiện có của nhà trường tổ nhóm cá nhân
4 Yêu cầu của việc sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Trang 3- Xây dựng kế hoạch xác, định mục tiêu dựa trên nhu cầu mong muốn khả năng của đội ngũ giáo viên, nhân viên và thực tế trải nghiệm, kinh nghiệm của cán
bộ quản lý ở mỗi nhà trường; đảm bảo nhà trường, tổ, nhóm có thể đạt được, giải quyết được các vấn đề Mọi thành viên trong nhà trường đều phải tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo quy định; sử dụng và bảo quản đảm bảo hiệu quả; cải tạo, sửa chữa định kỳ
- Lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn phải căn cứ trên các điều kiện thực tế (về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực, trình độ của đội ngũ; mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường ) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng chuyên môn
- Tăng cường sự quản lý chặt chẽ của cán bộ quản lý đối với việc lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, phân bố thời gian, phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ
- Tận dụng các cơ hội ở mọi lúc mọi nơi để bồi dưỡng chuyên môn cho cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; khuyến khích động viên đội ngũ nêu cao tinh thần
tự học, tự bồi dưỡng, khai thác các nguồn tài nguyên mở
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành đội ngũ tổ trưởng chuyên môn; phát huy vai trò của họ trong việc kết nối giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên, nhân viên
- Xây dựng nền nếp sinh hoạt chuyên môn ổn định, thường xuyên, chất lượng, đúng kế hoạch; có sự đánh giá về việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn và điều chỉnh bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế để sinh hoạt chuyên môn phong phú
và hiệu quả hơn
NỘI DUNG 2: THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY
1 Thời gian sinh hoạt chuyên môn tại trường mầm non
Thời gian sinh hoạt chuyên môn cho tổ chuyên môn tại trường cũng như thu xếp cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực cá nhân hiện nay đang gặp một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện các văn bản quy định hiện hành và việc đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đó là:
- Sinh hoạt chuyên môn trong thời gian hoạt động của trẻ
* Ưu điểm: Thuận tiện trong việc tập trung được một phần đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; có thể trao đổi thảo luận, thống nhất một số nội dung chuyên môn
Trang 4* Khó khăn, hạn chế: Không tập trung đầy đủ đội ngũ, giáo viên phải ra ngoài lớp tham gia hoạt động, không đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho trẻ; số lượng nhân viên tham gia rất ít, đặc biệt là buổi sáng (thời gian cao điểm phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn)
- Sinh hoạt chuyên môn trong giờ trẻ ngủ trưa
* Ưu điểm: Thuận tiện trong việc tập trung được số lượng lớn đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên; tập trung toàn phần được tổ chăm sóc nuôi dưỡng; có thể trao đổi, thảo luận, phổ biến, thống nhất được các nội dung chuyên môn cần có sự đồng thuận của tất cả các tổ chuyên môn
* Khó khăn, hạn chế: Thời gian sinh hoạt chuyên môn ngắn; không tập trung được đầy đủ đội ngũ giáo viên; tiềm ẩn một số nguy cơ không đảm bảo an toàn khi không đảm bảo đủ số lượng giáo viên trong lớp; ảnh hưởng đến sức khỏe của cán
bộ, giáo viên, nhân viên do thời gian làm việc trong ngày quá dài, không được nghỉ trưa, dẫn đến hiệu quả sinh hoạt chuyên môn cũng như hiệu quả lao động vào buổi chiều sẽ giảm
- Sinh hoạt chuyên môn ngoài giờ làm việc
* Ưu điểm: Tập trung đầy đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia sinh hoạt chuyên môn; mất ít thời gian để phổ biến, thống nhất nội dung sinh hoạt chuyên môn; hiệu quả cao trong việc thống nhất các nội dung sinh hoạt chuyên môn
* Khó khăn, hạn chế: Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải làm thêm giờ, ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc gia đình, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái; vi phạm luật lao động Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chính sách hỗ trợ cho giáo viên khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn ngoài giờ
Một số quy định hiện hành ảnh hưởng đến việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn tại trường mầm non như:
- Khoản 1, Điều 13, Điều lệ Trường mầm non: tổ chuyên môn sinh hoạt định
kì ít nhất 2 tuần 1 lần
- Khoản 1, Điều 16, Điều lệ Trường mầm non: Trường mầm non phải thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Trang 5- Khoản 2, Điều 27, Điều lệ Trường mầm non: Giáo viên phải thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình Giáo dục mầm non
- Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định biên số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: các trường mầm non công lập không có giáo viên phụ hay giáo viên hổ trợ để thay thế cho giáo viên ra khỏi lớp sinh hoạt chuyên môn Điều đó có nghĩa là giáo viên mầm non phải bao quát trẻ từ khi đón đến khi trả trẻ
Do đó, việc xác định thời gian sinh hoạt chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non phù hợp với điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn
2 Nhận thức, năng lực, trình độ của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
Hiện nay, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên thường quan tâm đến trách nhiệm và các quy định về việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn tại trường mầm non Nhận thức về sự phù hợp với điều kiện thực tế trong thực hiện sinh hoạt chuyên môn như: bị động khi tham gia sinh hoạt chuyên môn; sự hời hợt trong công tác, trao đổi, thảo luận nhóm; nhu cầu học hỏi, chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp chưa cao
Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của cán bộ quản lí ngày một nâng cao theo
sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, cán bộ quản lí vẫn còn một số khó khăn khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn như: việc tạo dựng niềm tin, uy tín để thu hút đội ngũ tham gia tích cực vào sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực cá nhân; khả năng định hướng, tổ chức và phát triển sinh hoạt chuyên môn nhà trường, phân công đúng người, đúng việc; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn,…
Việc phân công tổ trưởng chuyên môn chưa đúng với năng lực và trình độ cũng gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chuyên môn Khi xét đến tiêu chuẩn để đảm nhận vị trí tổ trưởng chuyên môn, một số nhà trường xem nhẹ trình độ chuyên môn cũng như năng lực kết nối, tập hợp các thành viên trong tổ, dẫn đến tình trạng tổ trưởng chuyên môn không thể tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn cho tổ viên; không thể làm chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp; không thúc đẩy được sự phát triển chuyên môn của đồng nghiệp Điều đó cũng có nghĩa
Trang 6là việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, điều hành, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn chưa được đảm bảo
Về năng lực, trình độ của giáo viên, nhân viên, một số hạn chế có thể nhận thấy hiện nay như: Kĩ năng làm việc nhóm, kết nối với đồng nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn; khả năng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; sự khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động chuyên môn
3 Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn
Hiện nay, các kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cơ bản được xây dựng căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học, nhu cầu của đội ngũ giáo viên và thực tế trãi nghiệm, kinh nghiệm của cán bộ quản lí Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch chuyên môn phải thực hiện theo một quy trình khó học và tính đến sự phù hợp với thực tế của trường mầm non Một kế hoạch sinh hoạt chuyên môn chưa thể hiện rõ các vấn đề chuyên môn mới trong năm, kế thừa vấn đề chuyên môn của năm trước, điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại và định hướng phát triển trong những năm tiếp theo Mục tiêu của kế hoạch còn thiếu tính cụ thể dẫn đến kế hoạch sinh hoạt chuyên môn không phù hợp với thực tế, chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chất lượng chưa cao
4 Nội dung sinh hoạt chuyên môn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn hiện nay thường gắn với việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn cụ thể
và đáp ứng các nhiệm vụ khác trong năm học của trường mầm non Nội dung sinh hoạt chuyên môn nhìn chung đa phần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ (dành cho giáo viên) hoặc xây dựng thực đơn, chế biến món ăn (dành cho nhân viên) Một số nội dung được mở rộng thêm
có thể là một số các kỹ năng nghiệp vụ thể hiện nhiệm vụ cụ thể trong năm học Các nội dung sinh hoạt chuyên môn để nâng cao lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục của trường mầm non mang tầm chiến lược ít được nhà trường tính đến Các nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hay nguồn tài nguyên trên internet chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, đầy đủ ý nghĩa Nhiều trường mầm non chưa quan tâm tới tính phù hợp với điều kiện thực tế trong việc lựa chọn các nội dung sinh hoạt chuyên môn
5 Hình thức sinh hoạt chuyên môn
Có rất nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn, mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn tại các trường mầm non chưa phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn khi triển khai, không
Trang 7mang lại hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu sinh hoạt chuyên môn Ví dụ sinh hoạt chuyên môn nhưng chỉ tập trung một người nói còn tập thể lắng nghe; sinh hoạt chuyên môn thông qua dự giờ nhưng tổ không đầu tư xây dựng hoạt động mẫu hoặc chỉ đơn giản là cả tổ đến xem rồi nhận xét đánh giá đồng nghiệp; sinh hoạt chuyên môn bó hẹp trong phạm vi trường; sinh hoạt chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong khi khả năng về công nghệ của đại đa số đội ngũ còn rất thấp; sinh hoạt chuyên môn nặng về thuyết không có thời gian thực hành; một số nơi chưa coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong sinh hoạt chuyên môn
6 Cơ sở vật chất của trường mầm non
Hầu hết các trường mầm non hiện nay đều sử dụng các phòng chức năng để thực hiện sinh hoạt chuyên môn Một số trường mầm non ở các vùng khó khăn phải sử dụng các phòng hành chính quản trị hoặc phòng cán bộ quản lý mỗi khi tổ chức hội họp Các trường mầm non chưa được quan tâm đầu tư vào việc dành phòng riêng với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, học liệu, tài liệu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện sinh hoạt chuyên môn linh hoạt về thời gian Do điều kiện về cơ sở vật chất của các nhà trường là khác nhau nên việc sinh hoạt chuyên môn giữa các trường cũng không giống nhau Một số trường không có điều kiện về phòng tổ chức sinh hoạt chuyên môn áp dụng máy móc việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung theo quy định 2 tuần 1 lần dẫn đến tâm lý nặng nề mỗi lần sinh hoạt chuyên môn hoặc những nơi không có trang thiết bị công nghệ hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện sinh hoạt chuyên môn dẫn đến tình trạng hình thức, không hiệu quả
NỘI DUNG 3: HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
Hoạt động 3: Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Bước 1 xác định các điều kiện thực tế của trường mầm non
a Nhiệm vụ năm học
Những nhiệm vụ chuyên môn của ngành, cấp học, địa phương giao cho nhà trường trong năm học được cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh giá hoặc phấn đấu Những nhiệm vụ chuyên môn do nhà trường đặt ra để phấn đấu nâng cao chất lượng so với năm học trước
b Cơ sở vật chất
Trường và khoảng cách giữa các điểm trường hoặc khoảng cách tới các địa điểm khác dự kiến tổ chức sinh hoạt chuyên môn: xác định điều kiện đi lại của cán
bộ, giáo viên, nhân viên thuận lợi hay khó khăn
Nơi tổ chức sinh hoạt chuyên môn: có phòng riêng hay sử dụng phòng chung, diện tích phù hợp với quy mô hội họp số lượng bao nhiêu người
Trang 8- Trang thiết bị đặc biệt là các trang thiết bị công nghệ (máy tính, máy chiếu, đường truyền internet): khả năng và mức độ đáp ứng được việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn
- Đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu,
c Nhân lực:
- Số người tham gia sinh hoạt chuyên môn
- Nhận thức, năng lực, trình độ người tham gia sinh hoạt chuyên môn
- Nhiệm vụ chuyên môn của người tham gia sinh hoạt chuyên môn
- Lịch làm việc của người tham gia sinh hoạt chuyên môn
d Tài chính:
- Nguồn tài chính chi cho sinh hoạt chuyên môn trong một năm học và sự phân bổ cho các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cụ thể
e Văn hóa nhà trường và địa phương
- Đặc điểm tính cách cá nhân của các thành viên trong trường
- Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, sự gắn kết giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, giữa nhà trường và nhân viên địa phương
- Thói quen tập quán vùng miền
Bước 2: Xác định mục tiêu sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Mục tiêu sinh hoạt chuyên môn của nhà trường xuất phát từ mục tiêu chung trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Tuy nhiên các điều kiện khác nhau thì mỗi nhà trường, tổ, nhóm, lớp có các mục tiêu khác nhau Cán bộ quản lý cần khảo sát nhu cầu đề xuất của đội ngũ; hướng dẫn từng tổ chuyên môn xác định mục tiêu cụ thể của mỗi tổ, nhóm, lớp Trong đó các mục tiêu đề xuất cần đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện thực tế và tính đến mức độ khả thi của kết quả đạt được Các mục tiêu cụ thể là:
- Thực hiện nhiệm vụ năm học đáp ứng Chương trình Giáo dục mầm non
- Củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cũng như của tổ chuyên môn
- Phát triển số lượng, chất lượng, tiến độ của hoạt động sinh hoạt chuyên môn
- Đạt được kết quả (sản phẩm) cụ thể
Ví dụ: theo nhiệm vụ năm học, 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề hình thức đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Theo nhu cầu của tổ chuyên môn, 100% giáo viên lớp mẫu giáo bé được bồi dưỡng kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ, xây dựng 3 hoạt động mẫu
về chuyên đề phát triển vận động, 100% nhân viên được bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn thực phẩm an toàn
Bước 3: Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Trang 9Căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm non, nhiệm vụ năm học, nhu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và điều kiện thực tế của nhà trường Các nhà trường
có thể lựa chọn các nội dung sinh hoạt chuyên môn nhằm phát triển các năng lực của đội ngũ hoặc cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ; đảm bảo và nâng cao chất lượng nhà trường… Tùy vào nhu cầu mục tiêu sinh hoạt chuyên môn mà có thể lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng cho toàn trường hoặc dành cho một trong các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng)
Dưới đây là gợi ý một số nội dung sinh hoạt chuyên môn:
a Nội dung sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực của đội ngũ”
- Phong cách lãnh đạo, quản lý trong đổi mới giáo dục và phát triển nhà trường gắn với tiêu chí nhà trường là cộng đồng học tập
- Văn hóa lắng nghe và học hỏi; hình thành quan hệ tôn trọng, tin tưởng đồng nghiệp; tinh thần cầu thị, chia sẻ, mong muốn tiến bộ…
- Cách xây dựng và duy trì bầu không khí tâm lý thân thiện, dân chủ
- Năng lực kết nối với cha mẹ trẻ và cộng đồng: giao tiếp, thuyết phục, tuyên truyền; hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Phương án tuyển sinh
b Nội dung sinh hoạt chuyên môn đáp ứng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục:
- Thực hiện điều chỉnh nội dung, kế hoạch giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương, thông qua quan sát trẻ (cách xây dựng và cách lựa chọn nội dung giáo dục)
- Các hoạt động trải nghiệm cho trẻ gắn với môi trường thiên nhiên, văn hóa địa phương và các mối quan hệ xã hội
- Bảo vệ môi trường và kỹ năng ứng phó biến đổi khí hậu, vấn đề về bình đẳng giới, kỹ năng bảo vệ an toàn trong bối cảnh dịch bệnh…
- Các thí nghiệm khoa học đơn giản, kết hợp yếu tố về toán, ngôn ngữ
- Sử dụng hiệu quả sân vườn, không gian lớp học, trường, các khu vực phụ cận
- Lựa chọn và sử dụng tài liệu, đồ chơi, học liệu và cách tạo các đồ dùng đồ chơi thay thế
- Hỗ trợ khó khăn thường gặp của trẻ tại trường như: trẻ thiếu tự tự tin, khó giao tiếp với bạn; trẻ khó khăn và có một số thói quen hoặc đặc biệt; trẻ dân tộc thiểu số chưa nói được tiếng Việt
- Khai thác công nghệ và sử dụng nguồn tài nguyên internet…
- Bảo quản, chế biến thức ăn bảo toàn tối đa các vi chất trong thực phẩm; sử dụng thực phẩm thay thế, ưu tiên thực phẩm địa phương theo mùa
- Phương án di chuyển trẻ, tài sản khi có tình huống bất lợi, nguy hiểm… ứng phó tình huống khẩn cấp, cháy nổ, mưa bão, dịch bệnh
Trang 10- Cập nhật và phổ biến các kỹ năng an toàn cho trẻ
c Nội dung sinh hoạt chuyên môn và các điều kiện đảm bảo chất lượng
- Kỹ năng kiểm tra giám sát của các cá nhân
- Sử dụng và bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất nhà trường
- Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường
- Các chính sách về chế độ của trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Phân công và sắp xếp nhân sự trong trường
- Quy trình xây dựng, thu thập, lưu trữ các tiêu chí kiểm định chất lượng…
- Bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng
Trên cơ sở xác định nhu cầu mục tiêu và điều kiện thực tế cán bộ quản lý tổ chuyên môn và Tổ văn phòng có thể lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợp
Bước 4: Lựa chọn hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non
Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường mầm non cán bộ giáo viên nhân viên
có thể lựa chọn các hình thức sinh hoạt chuyên môn sau đây:
a Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo quy mô, thành phần tham gia:
- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường (tổ chuyên môn cùng nhóm lứa tuổi; tổ chuyên môn giáo dục hoặc tổ chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng)
- Sinh hoạt chuyên môn cấp xã, cấp huyện; cấp tỉnh (cụm trường)
b Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo điều kiện tổ chức:
- Sinh hoạt chuyên môn trực tiếp:
+ Sinh hoạt chuyên môn tập trung tập trung tại trường hoặc cơ sở giáo dục khác, địa điểm khác ngoài trường (offline)
- Sinh hoạt chuyên môn thông qua sử dụng công nghệ (online-trực tuyến) Hiện có các công cụ hỗ trợ trực tuyến như các phần mềm công nghệ (zoom, team Microsoft…) hoặc mạng xã hội (Zalo, Facebook…)
- Sinh hoạt chuyên môn kết hợp trực tiếp và gián tiếp (online và offline)
c Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cách thức tổ chức:
- Bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề
- Hội thảo, trao đổi, thảo luận
- Thao giảng, hội thi
- Nghiên cứu bài học
- Tham quan, dự giờ
- Tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng
Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và cả giáo viên mầm non cần phải có khả năng phân tích tổng hợp các điều kiện thực tế và đặc điểm của hình thức sinh hoạt chuyên môn để có sự lựa chọn phù hợp đạt hiệu quả khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn