1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Luận án kinh tế: Giải pháp tài chính tái cấu trúc các doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường

201 870 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 31,37 MB

Nội dung

Bài luận án tiến sĩ Kinh tế gồm 201 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo.Lời cam đoanTôi xin cảm đoan là bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả tài liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYÊN TUẦN ĐẠT

Giải pháp tài chính tái câu trúc các

doanh nghiệp thuộc Bộ Quôc phong

phù hợp với điêu kiện kinh tê thị

trường

LUẬN ÁN TIÊN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LOI CAM DOAN

Toi xin cam doan ban luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

gua, tai liéu néu trong luan án là trung thực Và CÓ HgHÓH 8ÓC rõ ràng

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trang 3

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là DNQĐ) trong những

năm vừa qua đã có những bước phát triển tốt, khẳng định được thương hiệu, uy tín,

duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, góp phần vào việc duy trì tăng

trưởng kinh tế và bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự suy giảm về hiệu quả hoạt động của các DNNN, điển

hình là các vụ việc như Vinashin, Vinalines đã khiến vấn đề tái cấu trúc DNNN

trở thành một trong những trọng tâm của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Các

DNQĐ là một bộ phận của khu vực DNNN nên cũng nằm trong chương trình tái

cấu trúc này

Tái cấu trúc DNQĐ là giải pháp căn bản giúp nâng cao hiệu quả hoạt động

SXKD và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng Trong điều kiện kinh tế thị

trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì

các chính sách, công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt là các giải pháp tài chính vĩ mô

(thuế, chỉ tiêu công, các thể chế cho sự vận hành của thị trường tài chính ) vả vi mô

luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho DN phát triển cũng như hỗ

trợ thúc day qua trinh tai cấu trúc DN Hơn nữa, cùng với sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường các DNQĐ có những đặc thù riêng nên các chính sách,

giải pháp tài chính của NN cần được nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cho phù hợp

với đặc điểm, tình hình thị trường và mục tiêu, định hướng phát triển các DNQĐ

của Đảng và Nhà nước

Kể từ năm 2011 đến nay Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách nhằm thúc đây quá trình tái cấu các DNNN, trong đó có các DNQĐ Mặc dù vậy, quá trình tái cấu trúc các DNQĐ diễn ra tương đối chậm chạp Nguyên nhân dẫn đến

quá trình tái cấu trúc các DNQĐÐ không đạt được tiến độ như mong muốn là do các

kế hoạch tái cấu trúc chưa được xây dựng một cách khoa học, chưa toàn diện, chỉ

tiết và do vậy chưa có tính khả thi cao Nhà nước, Bộ Quốc phòng lẫn các DNQĐ đều chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của tài chính trong quá trình tái cấu trúc các

Trang 4

đặc thù của DNQĐ cũng như chưa dành một nguồn lực tài chính thích đáng cho

mục tiêu này

Xuất phát từ mục tiêu đây nhanh quá trình tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả

hoạt động của DNQĐ trong nền kinh tế thị trường gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc

phòng Luận án di sâu vào phân tích, đánh giá thực trang vai trò của tải chính trong

quá trình tái cấu trúc các DNQĐ thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt được cũng

như những hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính phù hợp nhằm thúc đầy quá trình tái cầu trúc các DNQĐ trong thời gian tới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất cho được các giải pháp phát huy vai trò của tài chính nhằm thúc đây quá trình tái cấu trúc các DNQĐ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNQĐ trong điều kiện kinh tế thị

trường

Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ cần phải giải quyết là:

e Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp, vai trò của tài chính trong quá trình tái cấu trúc các DN

e Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của tài chính trong quá trình tái cấu

trúc các DNQĐÐ ở Việt Nam thời gian qua

e_ Đề xuất các quan điểm giải pháp và kiến nghị phát huy vai trò của tài chính

nhằm thúc đây quá trình tái cấu trúc các DNQĐ thời gian tới

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là vai trò của tài chính đối với tái cấu trúc các DNQĐ

vé phạm vi, Luận án nghiên cứu thực trạng được khảo sát trong giai đoạn từ

năm 2007 đến năm 2015, từ đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020 và những

năm tiếp theo Các số liệu tài chính của DNQĐ được tổng hợp, phân tích chủ yếu cho giai đoạn 2007-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Về tổng thể, các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử

Trang 5

thuyết nghiên cứu và việc phân tích các mối quan hệ, các xu hướng biến động của

cấu trúc và hiệu quả hoạt động của DNQĐ được đề cập trong Luận án

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương

pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích

và tổng hợp số liệu Việc sử dụng các bảng thống kê và các biểu đồ giúp mô tả rõ

thực trạng, trên cơ sở đó so sánh, phân tích sự biến động và xác định xu hướng biến

động, chuyển dịch cơ cầu của các đối tượng nghiên cứu

Các số liệu và tư liệu được thu thập trên cơ sở các ấn phẩm đã được công bố như sách, báo, tạp chí và các tài liệu, báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu,

trên các website Số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài bao gồm: Các bài viết về quá

trình hình thành, phát triển của DNQĐ, cơ chế quản lý, chính sách, công cụ tài chính đang áp dụng đối với các DNQĐ

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sau:

e Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp và vai trò của tài chính trong tái cấu trac DN

e Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các chính sách và cơ chế tài chính

nhằm TCT các DNQĐ ở Việt Nam, tìm ra những điểm còn hạn chế, xác định

nguyên nhân và đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa

vai trò của tài chính thúc đầy quá trình tái cấu trúc các DNQĐ thời gian tới

Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và sinh viên đại học quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc các

DNNN nói chung và các DNQĐ nói riêng 6 Kết cấu của Luận án

Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, phần

nội dung chính được chia thành 04 chương với 193 trang như sau:

Chương 1: Tông quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của tài chính trong tái cấu trúc nghiệp

Chương 3: Tài chính trong tái cấu trúc các DNQĐ Việt Nam thời gian qua

Trang 6

Chương 1

TỎNG QUAN

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐÈ TÀI

1.1 NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VA BAI VIET CO LIEN QUAN Tái cấu trúc, tái cơ cấu DN là một khái niệm khá mới ở Việt Nam và xuất

hiện nhiều trong thời gian gần đây, khi cộng đồng DN nói riêng và nền kinh tế nói

chung bị ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng lạm phát cao, lãi suất cao cũng như các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 Kể từ đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến tái cơ cấu DNNN (DNNN) như: Quyết

định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế (TĐKT), Tổng công ty NN giai đoạn 2011-2015”, Quyết

định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 phê duyệt “Đề án TCT thị trường chứng

khoán và DN bảo hiểm”, Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 về phê duyệt phương án đổi mới quản trị DN theo thông lệ kinh tế thị trường, Chỉ thị số 03/CT- TTg ngày 17/01/2012 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 về đây mạnh tái cơ

cầu DNNN

Tính đến quý II⁄2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 20/20 tập đoàn, Tổng công ty NN thuộc thấm quyền Các bộ, Ngành, địa

phương đã phê duyệt 70 đề án TCT các Tổng công ty NN trực thuộc Trên cơ sở đề án tái cơ cầu được cấp có thấm quyền phê duyệt, các TĐKT, Tổng công ty NN đã

và đang triển khai phương án sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý điều hành,

đầy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thành viên, đi đôi với việc tái cơ cấu

lao động, triển khai nghiên cứu, bổ sung các chính sách và mô hình quản trị hiện

đại, phù hợp với định hướng phát triển của DN sau tái cơ cấu

DN có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra

tổng sản phẩm trong nước (GDP) Hoạt động của DN góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp

phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu,

tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo

Trang 7

trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nên đây là chủ đề nhận được rất nhiều sự

quan tâm của các nhà quản lý, học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước

Đã có nhiều hội thảo được tổ chức liên quan đến chủ đề TCT doanh nghiệp, trong

đó tập trung vào TCT các DNNN do vị trí quan trọng của DNNN trong nền kinh tế Tuy nhiên, hầu hết bài viết tại các hội thảo mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung trong TCT doanh nghiệp NN như quan điểm, nguyên tắc, nội dung Những vấn đề

cụ thể hay đối tượng cụ thể trong quá trình TCT doanh nghiệp như: TCT chiến lược, TCT quản trị, TCT tổ chức, TCT tài chính thường chỉ được bàn đến tại các công trình nghiên cứu như Đề tài nghiên cứu khoa học; Luận án tiến sỹ; Luận văn

thạc sỹ và các bài báo chuyên ngành

Trong số những công trình nghiên cứu về TCT doanh nghiệp có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tương đối có tính hệ thống và chỉ tiết, bao gồm:

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1 Mergers, Acquisitions, and Corporate Restructurings - Sáp nhập, mua lại

và tái cầu trúc DN Sách được viết bởi Patriek A.Gaughan, do NXB John Wiley and

Sons, Mỹ, tái bản lần 6 năm 2015 Sách cung cấp lý thuyết chung về tái cấu trúc

DN Nội dung chính của sách là một hướng dẫn toàn diện về sáp nhập và mua lại,

để nhằm minh họa làm thế nào tái cấu trúc DN có thể được sử dụng thành công, cách thức mua lại và sáp nhập diễn ra như thế nào, và các luật lệ chi phối lĩnh vực này Cuốn sách này bao gồm các số liệu thống kê, nghiên cứu, đồ thị, và các nghiên

cứu về các trường hợp tái cơ cấu mới nhất trên thị trường vốn CSH tư nhân; các vấn

đề đạo đức, khuôn khổ pháp lý và quản trị DN được tiếp cận nhiều hơn Được viết từ tác giả giàu kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn, cuốn sách phân tích thấu đáo

chiến lược và những động cơ truyền cảm hứng cho việc sáp nhập và mua lại, yếu tố

pháp lý liên quan và các kỹ thuật tấn công và phòng thủ sử dụng trong quá trình

mua lại công ty đối thủ Tái cơ cấu DN là không thê thiếu trong việc xây dựng một

thế hệ mới của các công ty, tạo dựng sức mạnh và nguồn lực để cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu Cuốn sách này liệt kê các giao dịch, từ những giao dịch lớn tới các

giao dịch thu hẹp quy mô công ty, nó đưa ra một cái nhìn mới về tái cơ cấu DN và

làm thế nào tái cơ cấu DN được sử dụng để tái tạo sức mạnh cho công ty Cuốn sách

Trang 8

+Tìm hiểu làm thế nào tái cơ cấu DN sẽ giúp các công ty cạnh tranh +Khám phá những động lực thúc đây phổ biến đằng sau M & A

+Pháp luật và các quy tắc chi phối trong lĩnh vực

+Kiểm tra các chiến lược hiệu quả hơn để mua lại công ty thù địch

+Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới thúc đây việc sáp nhập và tái cấu trúc

DN

2 Creating value through Corporate Restructuring: Case studies in

Bankruptcies, Buyouts, and Breakups - Tao dung gia tri thông qua Tái cấu tric DN:

Các nghiên cứu về phá sản, mua lại và dé vo Tac gia Stuart C.Gilson, tái bản lần 2

năm 2010, NXB: John Wiley & Sons, New Jersey My

Nội dung cuốn sách cung cấp kiến thức mới cập nhật về việc tái cơ cấu DN thực sự diễn ra như thế nào Tác giả nghiên cứu các trường hợp thực tế về tái cơ cấu

công ty nổi bật nhất trong mười năm qua, đồng thời nhắn mạnh vai trò quan trọng

của các quỹ đầu tư Hedge funds' trong bối cảnh khó khăn tài chính; người đọc sẽ

hiểu tốt hơn về quá trình tái cơ cấu và làm thế nào nó có thể thực sự tạo ra gia tri

Ngoài việc nghiên các trường hợp mua lại và tái cấu trúc "cổ điển" (các ví dụ điển

hình), ấn bản thứ hai này liệt kê sự phục hồi và tái cơ cấu tài chính của các hãng

như Delphi, General Motors, Finova Group và Warren Buffett, Kmart và Sears,

Adelphia, Communications, Seagate Technology, Dupont-Conoco, Eurotunnel Cuốn sách bao quát các vấn đề như việc tổ chức lại công ty phá sản, cơ cấu lại nợ, đầu tư kiểu "kền kền", chia tách công ty, chia tách tài sản, và chỉ ra hiệu quả việc sa

thải nhân viên và thu hẹp quy mô của công ty Cuốn sách đưa ra lời khuyên các

công ty phân nên phân bổ các ng'uồn tài nguyên/nguồn lực như thế nào khi phải

đứng trước việc đưa ra quyết định sống còn

3 Corporate Restructuring: From Cause Analysis to Execution - Tái cấu trúc DN, từ phân tích đến thực tiễn; sách của giáo sư David E Vance đại học Rutgers University, New Jersey Mỹ, NXB Springer 2009, tái bản lần 2 năm 2010 Cuỗn

sách là một cách tiếp cận thực tế để giải cứu các công ty đang gặp rắc rối về tài

' Hedge fund là loại quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt Khái niệm "Hedge Fund" không nhằm ám chỉ tới một loại pháp nhân riêng biệt của thị trường vốn, mà chỉ là cách người ta gọi

Trang 9

chính và là cứu cánh cho các công ty hoạt động yếu kém để nó hoạt động tốt nhất Cuốn sách kết hợp các chiến lược tái cơ cấu đã được chứng minh bằng lý thuyết

phân tích nghiêm ngặt Cuốn sách này giải thích làm thế nào để thiết lập và đạt được tài sản, nguồn nhân sự, mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận Chủ đề sách bao

gồm các công cụ để chuẩn đoán xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ yếu tố con người ảnh hưởng đến sự phát triển hay tàn lụi công ty, dịch vụ khách hàng và

quan hệ tiếp thị, hệ thống khách hàng thông minh, phát triển sản phẩm mới, lập bản

đồ quy trình, cải tiến quy trình liên tục và tái cơ cấu cũng như tích hợp CNTT vào chiến lược của công ty Nó cũng được thảo luận làm thế nào để tìm thấy những

nguồn lực cần thiết để giữ cho một công ty tồn tại trong tái cấu trúc và ngăn ngừa

sự phá sản

4 The Determinants of Enterprise Restructuring in Transition: An

Assessment of the Evidence cua hai tac gia Simeon Djankov and Peter Murrell do

The International Bank for Reconstruction and Development xuat ban thang 09 nam 2000 Tái cơ cấu DN diễn ra thành công ở một số nước nhiều hơn các nước khác, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm ra các bài học kinh nghiệm và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu Murrell và Djankov đã tổng hop tir 31 nghiên cứu thực

nghiệm trước đó về tái cơ câu DN ở các nước có nền kinh tế chuyên đổi để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu Các yếu tổ được xác định đó là:

loại hình sở hữu DN (tư nhân hay nhà nước), loại hình chủ sở hữu mới của DN (sau khi cổ phần hóa các DNNN), yếu tố khuyến khích hoặc thay thế người quản lý DN,

yếu tố thắt chặt ngân sách ràng buộc của nhà nước và yếu tố cạnh tranh thị trường

Một số yếu tô ở trên có mối liên quan và là động lực thúc đây quá trình tái cơ cấu

xảy ra, ví dụ như loại hình sở hữu DN, sự thất chặt ngân sách của nhà nước và yếu

tố cạnh tranh thị trường; và một số yếu tổ được chỉ ra có ảnh hưởng tích cực tới kết quả của tái cơ cấu, ví dụ như yếu tố chủ sở hữu mới của DN sau khi tư nhân hóa và yếu tố nhà quản lý DN Một số nghiên cứu về tái cơ cấu DN ở các nước có nền kinh

tế chuyển đổi cho rằng các nhà quản lý tốt là một yếu tố quan trọng Roland và

Sekkat cho rằng các kỹ năng của người quán lý là tài sản cụ thể, là triển vọng cho

quá trình tái cơ cấu DN, và Murrell và Djankow sau khi kiểm tra 6 nghiên cứu thực

Trang 10

đến tái cơ cầu so với việc chỉ đưa ra các ưu đãi để khuyến khích các nhà quản lý nói

chung

5 Economic crisis and Corporate Restructuring in Korea: Reforming the

Chaebol-Khủng hoảng kinh tế và tái cơ cấu DN ở Hàn Quốc: Cải cách các Chaebol

Tac gia Stephen Haggard, Wonhyuk Lim va Euysung Kim; NXB sach Cambridge

University, nam 2003

Cuốn sách sưu tầm các tiểu luận của các nhà khoa học và các nhà kinh tế

chính trị hàng đầu cung cấp một cái nhìn toàn diện về những vấn đề của Chaebol

(các tập đoàn tài phiệt lớn ở Hàn Quốc) trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài

chính châu Á Các tác giả xem xét sự phát triển lịch sử của các chaebol và đóng góp

của họ cho sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 Sách nói về

cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 97-98, vai trò của Chaebol trong giai đoạn này, phân tích việc tái cơ cấu của các tập đoàn như Samsung, Huyndai

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1 “Tài chính Việt Nam 2011, chủ đề: Tái cấu trúc DNNN: Rủi ro, thách

thức và hướng giải quyết” của nhóm nghiên cứu Viện CL&CSTC NXB Tài chính

đã có những đánh giá về thực trạng và thách thức của DNNN Thông qua việc xem

xét, đánh giá quy mô tài sản, quy mô doanh thu và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động cho thấy khu vực DNNN có khả năng sinh lời thấp, kết quả hoạt động chưa tương

xứng với nguồn lực nắm giữ; Chưa đảm bảo hệ số an toàn tài chính; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải Từ phân tích thực trạng về công tác quản trị DN, vai trò

của NN trong việc quản lý, giám sát hoạt động của khu vực DNNN, nhóm tác giả đã

chỉ ra những rủi ro trong TCT Các rủi ro được đề cập đến gồm: Rủi ro TCT ngành

nghề; rủi ro cạnh tranh không lành mạnh; rủi ro trong TCT tài chính; rủi ro nguồn

nhân lực và quản tri DN; rui ro quan ly NN tai DNNN trong va sau TCT Trén co so

nhận diện các rủi ro trong quá trình TCT doanh nghiệp NN, nhóm tác giả đã xác

định hướng giải quyết đối với rủi ro liên quan

2 “Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2010, Chủ đề: Một số xu hướng TCT doanh nghiệp Việt Nam” Tác giả: Phạm Thị Thu Hằng, Lương Minh Luân, Nguyễn Minh Tuấn Nhà xuất bản: Thông tin và Truyền thông 2011 Tác giả đề cập

Trang 11

của khu vực DNNN và DN tư nhân qua việc xác định hiệu quả hoạt động của các

DN sau quá trình tổ chức, sắp xếp lại Đối với DN tư nhân, quy mô vốn và tài sản

vẫn còn quá thấp, hệ số nợ trên vốn CSH có xu hướng tăng lên nhưng hiệu quả sinh

lời của tài sản cao hơn so với các DN khác, số lượng lao động tại các DN tư nhân

cũng chiếm tỷ trọng cao Đối với DNNN, các tác giả cũng kháng định trong các

hình thức TCT thì hình thức CPH là hiệu quả nhất bên cạnh các hình thức sáp nhập,

hợp nhất, giao, bán, khoán kinh doanh Đánh giá về quá trình thực hiện TCT, các

tác giả đã nêu ra một số hạn chế gồm: Còn nhiều DNNN hoạt động trong những

lĩnh vực mà NN không cần tham gia và hiệu quả hoạt động thấp, thậm chí không

bảo toàn được vốn NN; Các DNNN còn chậm trong đổi mới công nghệ, thiết bị nên

bộ máy còn cồng kénh, chi phi cao; tốc độ CPH các TCT NN còn chậm nhiều so

với kế hoạch Các giải pháp về tài chính hỗ trợ và thúc đây quá trình TCT doanh nghiệp cũng được đề xuất gồm: Bồ sung sửa đổi cơ chế quản lý tài chính đối với

DNNN và quản lý vốn NN đầu tư vào các DN khác; hoàn thiện cơ chế phân phối lợi

nhuận của DNNN theo hướng gắn với hiệu quả kinh doanh và kết quả xếp loại DN;

bồ sung các chính sách tăng cường sự kiểm tra, giám sát tài chính DN; tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá

3 “Đề tài cấp Học viện - Học viện Tài chính: Tái cấu trúc tại các Tổng công

ty xây dựng ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và giải pháp” của PGS.TS Vũ Công

Ty - Chủ nhiệm đề tài đã đề cập đầy đủ, chỉ tiết các vấn đề lý luận trong TCT công ty như: Khái niệm; nội dung; các cách tiếp cận Theo nhóm tác giả, quá trình TCT được thực hiện trên ba khía cạnh chủ yếu là: TCT tài chính; TCT hoạt động; TCT

chiến lược và trải qua ba giai đoạn cơ bản là: Đánh giá thực trạng, phác thảo tư tưởng TCT và tư tưởng chỉ tiết Nhóm tác giả đã chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản

dẫn đến nhu cầu thực thi giải pháp TCT các Tổng công ty XD đó là: đầu tư dàn trải,

hệ số nợ cao dẫn tới mắt cân đối tài chính lớn Nhóm tác giả đã đưa ra cách tiếp cận

chủ đạo là: TCT tự nguyện và TCT thông qua công ty quản lý tài sản Trên cơ sở

những khảo sát thực nghiệm về kinh nghiệm quá trình TCT tại Châu Âu; những

tổng kết kinh nghiệm TCT của Ngân hàng Thế giới nhóm tác giả đã nêu ra bài học

kinh nghiệm áp dụng trong TCT các Tổng công ty xây dựng tại Việt Nam Ngoài ra,

Trang 12

10

phát triển thị trường mua bán nợ; xây dựng kế hoạch TCT thuyết phục; cải thiện cơ

chế khuyến khích các định chế tài chính là những giải pháp hoàn thiện quá trình

TCT các Tổng công ty xây dựng

4 Luận án Tiến sĩ với đề tài” Tái cấu trúc DNNN ngành xây dựng ở Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Phúc Hưởng, Đại học Thái Nguyên năm 2013 Tác giả đã xây dựng lên được khung lý thuyết về TCT doanh nghiệp gồm có 10 biến chính;

trong đó nghiên cứu đã phân tích và chỉ rõ được 13 vấn đề cơ bản đặt ra cần phải giải quyết khi tiến hành TCT các DNNN ngành xây dựng ở Việt nam Nghiên cứu

đã đưa ra nhận định về tác động không tích cực đối với kết quả TCT doanh nghiệp

khi mà các Cá nhân/Tổ chức/DN được NN cử làm đại diện quản lý phần vốn tại DN

không có ngành nghề, kinh nghiệm tương thích với ngành nghề kinh doanh Tác giả

đã đề xuất mô hình thích hợp nhất đối với Tổng công ty Vinaconex sau TCT, nội

dung cơ bản là: Tổng công ty chỉ nên tập trung vào hai ngành nghề kinh doanh cốt

lõi là đầu tư kinh doanh bất động sản và xây dựng - bao gồm cả các ngành dịch vụ

hỗ trợ; Cần rút bớt đầu mối, chuyên nhượng phần vốn tại các công ty có ngành nghề

hoạt động không thuộc ngành nghề kinh doanh cốt lõi, đồng thời cần đầu tư để tăng sức mạnh cho các công ty nòng cốt để có sức cạnh tranh tốt hơn; Nên đầu tư nguồn

lực cho việc đổi mới công nghệ - đổi mới ngay khi công nghệ chưa bước vào giai

đoạn lạc hậu Đồng thời cần đổi mới đồng bộ cung cách quản trị, tiếp cận với cung

cách quản lý của các quốc gia tiên tiến Về phía NN, tác giả kiến nghị các chính sách về mua bán nợ/mua bán, sáp nhập DN, các chính sách quy định cụ thể hướng

dẫn, hỗ trợ DN trong việc thực thi quá trình TCT còn rất thiếu và chưa đáp ứng

được nhu cầu TCT cho các DN ở Việt Nam hiện nay

5 “Luận án Tiến sỹ kinh tế: Tái cấu trúc tài chính ở các DN nhằm thu hút và

sử đụng hiệu quá vốn đầu tư” tác giả: Nguyễn Thị Uyên Uyên, Đại học Kinh tế TP

Hồ Chí Minh, năm 2002 Tác giả đã phân tích rõ về mặt lý luận các khái niệm TCT

tài chính DN; lý thuyết về mối quan hệ giữa giá trị DN trong việc xác lập CTTC

trên cơ sở tổng hợp các yếu té tài chính Tác giả cũng đã phân tích các yếu tố tài

chính cấu thành nên giá trị của DN và các phương pháp định lượng các yếu té tai

chính nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình TCT tài chính cho các DN Trên cơ sở

Trang 13

11

của DN để làm căn cứ cho việc hoạch định chiến lược tài trợ tối ưu nhằm nâng cao

hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư Nghiên cứu này cũng đưa ra các đề

nghị về chính sách vĩ mô để hỗ trợ cho quá trình TCT tài chính của DN thành công

trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cho rằng TCT tài chính cho các DN là một

nội dung quan trọng trong quá trình TCT nền kinh tế của nước ta

6 Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành đề cập đến nhiều khía cạnh

trong TCT doanh nghiệp như: “Tái cơ cấu DN ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Long đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Số 4 (2013)

Trong bài viết này tác giả đã đưa ra mô hình tái cơ cấu DN theo hướng tư vấn ở

Việt Nam “Mô hình 7S”; những khó khăn mà lãnh đạo DN phải đối mặt trong quá trình tái cơ cấu; và vai trò của lãnh đạo DN để tái cơ cấu thành công “TCT các

DNNN tại Việt Nam” Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; nguồn: idoc.vn

2012; Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong có nhiều bài viết đăng nhiều kỳ phân tích, đánh

giá, xác định nguyên tắc, xây dựng xu hướng TCT doanh nghiệp như: “Những

nguyên tắc TCT DNNN trong giai đoạn phát triển mới”; Thực tiễn TCT DNNN ở

Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới kỳ 2,3 Tác giả Dương Thị Nhi trên Tạp

chí Tài chính năm 2010 đề cập đến xu hướng và sự cần thiết “TCT doanh nghiệp

Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng” Tác giả đã đi sâu phân tích sự cần thiết và xu hướng tất yếu của việc TCT đối với DN sau quá trình biến động của môi trường

kinh doanh, các yếu tố vĩ mô do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền

tệ Trước đó, cùng quan điểm này, trong luận văn Thạc sỹ “TCT các DNNN ngành

mía đường Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới” tác giả Trịnh Minh

Châu - Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh 2005 đã cho rằng, trong xu thế hội

nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các DN nói chung và DN ngành mía đường nói

riêng phải luôn xác định TCT là việc làm thường xuyên dé DN mia đường tồn tại,

phát triển trong hội nhập kinh tế thế giới

Như vậy, các công trình nghiên cứu mặc dù có sự khác nhau về quy mô,

quan điểm, nội dung, trình tự tiến hành cũng như nhìn nhận các xu hướng vận động

khác nhau trong TCT DN nhưng đều cho rằng TCT DN là xu thế tất yếu và là điều

kiện đề DN tồn tại, phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới TCT DN cũng là một

Trang 14

12

quả hoạt động và thích nghỉ với sự thay đổi của thị trường và chính từ sự thay đổi

trong nội tại của DN Về phía NN, tái cấu trúc DN được xác định là một trong

những nội dung hết sức quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ

mô Song, các nghiên cứu chưa đề cập cụ thể, chỉ tiết, trình tự, nguyên tắc triển khai TCT doanh nghiệp, cũng như chưa nghiên cứu sâu trình tự, nội dung, mục tiêu, phương pháp triển khai tái cấu trúc một lĩnh vực cụ thể Và đăc biệt, nội dung tài chính với tái cấu trúc DN cũng chưa được bàn bạc, thảo luận một cách kỹ càng, cụ

thể trong quá trình tái cấu trúc DN mặc dù đây là nhân tố hết sức quan trọng đảm

bảo cho trình tái cấu trúc DN diễn ra thành công

1.1.3 Khái quát các nội dung đã được nghiên cứu

Những vấn đề về tái cấu trúc DN đã được giải quyết ở các nghiên cứu trước

đó, bao gồm:

- Khảng định tính tất yếu khách quan và những yếu tố tác động đến tái cấu

trúc DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Trình tự, nguyên tắc trong quá trình tái cầu trúc và những rủi ro mà DN gặp

phải trong quá trình thực hiện tái cấu trúc

- Cùng với tái cấu trúc các lĩnh vực khác, tái cấu trúc tài chính, nguồn vốn là

nội dung và là bước quan trọng giúp duy trì hoạt động và tiễn tới nâng cao hiệu quả

hoạt động của DN

- Các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị trường có vai trò quan trọng đối với việc

triển khai và thành công của quá trình tái cau trac DN

- Vai trò của NN trong việc định hướng và thực thi các chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời sẽ quyết định sự thành công của chương trình tái cấu trúc DN

1.2 KHOẢNG TRÓNG VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Khoảng trống nghiên cứu về tài chính với tái cẫu trúc doanh nghiệp

Có thể nói, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập từ lý thuyết tái câu trúc DN, các phương thức tái cầu trúc, cấp độ tái cầu trúc, các lĩnh vực tái cấu trúc

Trong thực tiễn, hoạt động tái cấu trúc DN được triển khai dưới nhiều hình thức

khác nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố Các nghiên cứu cũng đã phân tích,

tổng kết những thành công trong quá trình tái cấu trúc cũng như xem xét mối quan

Trang 15

13

nghiên cứu trong nước về TCT doanh nghiệp mới chỉ chủ yếu tập trung vào các DNNN theo ngành hay nghiên cứu các tập đoàn, tổng công ty NN đơn lẻ Vấn đề tái

cấu trúc các DNQĐ, đặc biệt là tài chính đối với TCT doanh nghiệp chưa được nghiên cứu, xem xét cụ thể và toàn diện Để đảm bảo cho quá trình tái cấu trúc

thành công đòi hỏi NN, nhà quản lý DN phải sử dụng công cụ, chính sách tài chính và các nguồn lực tài chính trên cả phương diện tài chính vĩ mô (công cụ, chính

sách) và tài chính vi mô (tài chính DN) để tác động vào hoạt động của DN Tài

chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề thực hiện và là điều kiện

thành công của quá trình tái cấu trúc DN

1.2.2 Những vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ:

- Những vấn đề cơ bản về tái cấu trúc doanh nghiệp;

- Vai trò của tài chính đối với quá trình tái cầu trúc doanh nghiệp;

- Thực trạng tài chính đối với TCT các DNQĐ ở Việt Nam trong thời gian

vừa qua;

- Các giải pháp phát huy vai trò của tài chính nhằm thúc đây quá trình tái cau

Trang 16

14

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG TAI CAU TRÚC DOANH NGHIỆP

2.1 NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

2.1.1 Khái niệm cấu trúc doanh nghiệp

Cấu trúc là khái niệm được dùng để chỉ các cấu thành tạo nên một chỉnh thể

cũng như mối quan hệ giữa chúng Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau, người ta

có thể xem xét cấu trúc của DN dưới nhiều góc độ

Trên góc độ vĩ mô, cấu trúc DN có thể chia thành:

- Cầu trúc doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực kinh doanh;

- Cấu trúc doanh nghiệp theo cấp, cơ quan quản lý;

- Cầu trúc DN theo hình thức, tỷ lệ sở hữu;

- Cấu trúc DN theo hình thức pháp lý Ở mỗi loại hình, hình thức pháp lý của

mình thì các lĩnh vực, bộ phận sẽ được tổ chức theo các cấu trúc khác nhau để vận

hành trong quá trình hoạt động của DN

Nếu nhìn dưới góc độ vi mô, chẳng hạn cấu trúc tổ chức của DN, cấu trúc

của DN có thể bao gồm các bộ phận như: bộ phận kinh doanh (marketing), bộ phận tài chính - kế toán, bộ phận quản lý nguồn nhân lực, bộ phận thông tin Nói cách

khác, cấu trúc tổ chức DN là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính chính

thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi bộ phận của DN phải hoàn thành, và các

phương thức hợp tác giữa những bộ phận này Đây là cách nhìn cấu trúc DN theo chiều ngang

Tuy nhiên, nếu nhìn theo chiều dọc, cấu trúc DN có thể bao gồm các tang, nắấc quản lý khác nhau Dưới góc độ quản lý, cấu trúc của DN chính là sự phân

quyền giữa các cấp khác nhau thông qua các quy chế về việc đưa ra các quyết định

Cấu trúc của DN còn có thể được nhìn dưới góc độ nguồn lực, bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực Đây là các yếu tố tạo nên chi phí của DN

Trang 17

15

là tỷ trọng các nguồn vốn mà DN huy động để tài trợ cho các tài sản của mình, ví dụ

như tỷ trọng vốn tự có hay vốn vay so với tổng tài sản Ngoài ra, mỗi nguồn vốn

này có thể được xem xét, phân tích dưới góc độ chủ thể tài trợ như NN hay các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân, tức là dưới góc độ sở hữu Về khía cạnh sở hữu của DN,

còn có thể phân tích cấu trúc DN theo mức độ tập trung hay phân tán Các DN chi có một số nhà đầu tư lớn nắm giữ là các DN có cấu trúc sở hữu tập trung, và ngược

lại là các DN có cấu trúc sở hữu phân tán

Như vậy, khi phân tích cấu trúc của DN, ching ta xem DN như một tổng thể với các bộ phận tạo thành bộ máy tô chức, quản lý cũng như các nguồn lực Đối với

bắt kỳ DN nào, cấu trúc tổ chức, quản lý, sở hữu, huy động và phân bồ nguồn lực

luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi đó là nền tảng tạo nên phương thức vận hành

của DN, từ đó giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu đề ra

Mặc dù sự hình thành và phát triển cấu trúc DN phải tuân theo các nguyên

tắc, quy luật nhất định, nhưng mỗi DN đều cần có cấu trúc riêng, phù hợp với các

đặc thù của lĩnh vực hoạt động Có như vậy, DN mới tạo được cấu trúc tối ưu để đạt

được kết quả cao nhất trong hoạt động SXKD của mình

2.1.2 Các loại cấu trúc chú yếu của doanh nghiệp

Mặc dù có sự khác nhau về loại hình, quy mô, địa vị pháp lý, ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi hoạt động tuy nhiên, về cơ bản cấu trúc của một DN bao gồm

các cấu trúc bộ phận sau:

2.1.2.1 Cầu trúc vốn

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp

hình thành nên nguồn vốn để DN có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật

chất và hoạt động kinh doanh

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức DN tìm kiếm nguồn tài chính thông qua

các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái

phiếu và đi vay Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, DN có chỉ phí vốn nhỏ

nhất và có giá cô phiếu cao nhất Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng

với mọi DN không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tô chức

Trang 18

16

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của

DN Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho DN, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư) Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với DN Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh đoanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa DN Tài trợ từ vốn góp

cổ phần không tạo ra chỉ phí sử dụng vốn cho DN Tuy nhiên, các cổ đông có thể

can thiệp vào hoạt động điều hành DN Kỳ vọng cao vào hiệu quả SXKD của các

nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý

Cấu trúc vốn của DN được thể hiện trên cấu trúc của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán chỉ ra phần nào của tổng tài sản DN hình thành từ vốn góp của

chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động DN và

phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ

khác nhau)

Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi

suất chiết khấu Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn

CSH và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay

đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một DN Chang hạn một DN có quá

ít vỗn CSH và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ cao hơn nhiều đo giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài chính có thể có tác động tiêu

cực lên các quyết định quản lý của ban giám đốc và tình trạng tài chính công ty

Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động kinh doanh cũng

là việc phức tạp, do tính chất ngành nghề và thời điểm, đối tượng nghiên cứu

2.1.2.2 Cầu trúc tổ chức quản trị

Cấu trúc tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên

môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo cấp quản

lý nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã

xác định

Cấu trúc tổ chức quản trị ở từng DN không nhất thiết phải giống nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng DN Giữa cấu trúc tổ chức quản trị và cấu

Trang 19

17

quản trị trước hết là bản thân cấu trúc tổ chức sản xuất của DN Đây là mối quan hệ giữa giữa chủ thể và đối tượng quản lý

Tuy nhiên cấu trúc tổ chức quản trị có tính độc lập tương đối để đảm bảo

thực hiện được những chức năng quản trị phức tạp nhằm đạt mục tiêu quản trị đã

xác định Cấu trúc tổ chức quản trị được hình thành bởi các bộ phận quản trị và cấp

quản trị

Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt có những chức năng quản lý nhất

định như: Phòng kế hoạch, phòng tài chính Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả

các bộ phận quản trị ở một trình độ nhất định như cấp phân xưởng, DN Số bộ phận

quản trị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn số cấp

quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc Sự phân chia theo

chiều ngang thể hiện trình độ chuyên môn hóa trong phân công lao động quản trị Còn sự phân chia chức năng quản trị theo chiều đọc tùy thuộc vào trình độ tập trung

quản trị và có liên quan đến vấn để chỉ huy trực tuyến và hệ thống cấp bậc Lý

thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng cần thiết phải đảm bảo sự ăn khớp giữa các

bộ phận quản trị và cấp sản xuất

Cấu trúc tổ chức quản trị của DN phải đảm bảo:

-Tính tối wu: Giữa các khâu và các cấp quản trị cần thiết lập những mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản trị ít nhất trong DN, nhưng cơ cấu tô chức quản trị

phải mang tính năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ sản xuất, kinh doanh

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tô chức quản trị có khả năng thích ứng linh hoạt với

bắt kỳ tình huỗng nào xảy ra trong DN cũng như ngồi mơi trường

- Thống nhất chỉ huy: Mỗi thành viên trong tô chức chỉ chịu trách nhiệm báo

cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình

- Gan với mục tiêu: Bộ máy của DN luôn phải phù hợp với mục tiêu Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của DN

- Cân đói: Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về các công việc giữa các đơn vị với nhau Sự cân đối sẽ tạo sự ồn định trong DN và phải có cân đối

trong mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung

Trang 20

18

- Linh hoạt: Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt

động đề có những quyết định đáp ứng với sự thay đôi của tô chức

2.1.2.3 Cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn CSH, tức là mối tương quan tỷ lệ vốn CSH được nắm giữ bởi các chủ thê khác nhau Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng

rất lớn trong vai trò điều hành DN do nó tác động tới việc ra quyết định của các nhà

quản lý Cấu trúc sở hữu được phân loại theo:

- Cấu trúc sở hữu tập trung: Câu trúc sở hữu tập trung được hiểu là việc một

cá nhân/tổ chức hoặc một nhóm cá nhân/tô chức liên quan nắm giữ phần lớn vốn

CSH của một DN và có quyền chỉ phối việc ra quyết định của DN đó Bởi vậy, cấu trúc sở hữu tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ Những cổ đông lớn kiểm soát DN trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành, cô đông

lớn có thể khơng sở hữu tồn bộ vốn nhưng có quyền biểu quyết lớn nên vẫn có thể

kiểm soát được DN

- Cấu trúc sở hữu phân tán: Là việc không có cá nhân, nhóm cá nhân, tổ

chức nào sở hữu phần lớn vốn và có quyền chi phối DN Đối với cấu trúc này, một

DN có nhiều cổ đông Mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần của DN, quyền kiêm

soát hoạt động của DN do hội đồng quản trị Các cổ đông nhỏ ít có động lực kiểm sốt hoạt động và khơng muốn tham gia điều hành DN Bởi vậy họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc phân tán được gọi là hệ thống bên ngoài

Ngoài phân loại theo hai hình thức trên, cấu trúc sở hữu có thể được phân

loại dựa vào đối tượng sở hữu như: sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu

chéo

Mỗi hệ thống cầu trúc sở hữu có những điểm thuận lợi và bất lợi cũng như

tiềm ấn những thách thức về quản trị DN Đối với cấu trúc sở hữu tập trung, DN do

những người bên trong kiểm soát có những điểm thuận lợi đáng chú ý Những người này có quyền lực và động lực để kiểm soát DN chặt chẽ, nhờ đó, giảm thiểu

được tình trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành

Hơn nữa, do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có

Trang 21

19

những quyết định giúp tăng cường hiệu quả hoạt động đài hạn hơn là những quyết

định mang lại lợi ích ngắn hạn

Tuy nhiên, hệ thống này cũng có thể dẫn DN đến những thất bại trong quản

trị Chẳng hạn, khi những người điều hành là các cổ đông lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến quyết định của hội đồng quản trị sao cho có lợi cho mình nhưng lại không có lợi cho công ty

Cấu trúc sở hữu tập trung hay phân tán đều có điểm mạnh và điểm yếu,

nhưng điều quan trọng là cần tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi của quản trị DN Đó

là tính chính trực, trách nhiệm và minh bạch Quản trị công ty là một chặng đường dài nhiều trở lực Trước mắt, tính minh bạch và công khai thể hiện qua việc công bố

thông tin là khởi đầu cho những nỗ lực hoàn thiện quản trị DN

2.1.2.4 Cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có

mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hố và có những trách nhiệm,

quyền hạn nhất định được bồ trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm

bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của

DN

Ta thấy rằng, bản chất của việc tồn tại cơ cấu tô chức là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý Vì vậy cấu trúc tổ chức một mặt phản ánh cơ cấu

trách nhiệm của mỗi người/cấp quản lý/ bộ phận trong DN, mặt khác tác động tích

cực đến việc phát triển DN

Trong cấu trúc tổ chức DN ta thấy có các cấp quản lý, ví dụ cấp Công ty, cấp

đơn vị, cấp chức năng Các cấp quản lý này phản ánh sự phân chia chức năng quản

lý theo chiều đọc (trực tuyến) thể hiện sự tập trung hoá trong quản lý Trong cơ cầu

ta thấy các bộ phận, phòng ban chức năng như phòng tổ chức, phòng tài chính,

phòng Marketing, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng sản xuất các bộ phận,

phòng ban này thể hiện sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang, biểu thị

sự chuyên mơn hố trong phân cơng lao động quản lý

Cấu trúc tô chức được thiết lập ra không phải vì mục đích tự thân mà để thực

Trang 22

20

phải thích ứng với môi trường hoạt động của nó Môi trường hoạt động không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà còn có cả môi trường khu vực và toàn cầu Khi

các yếu tổ môi trường thuận lợi sẽ là những điều kiện tốt để nhà quản trị xây dựng cấu trúc tổ chức gọn nhẹ, bao gồm ít cấp, ít khâu, cơ chế vận hành đơn giản và hiệu

quả Trong môi trường có nhiều biến động đòi hỏi phải có cấu trúc linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của hoạt động kinh doanh; (ii) Công nghệ - công nghệ

là một yếu tố rất quan trọng để xác định loại cấu trúc tổ chức nào phù hợp Công

nghệ được đề cập ở đây bao gồm cả đặc điểm kĩ thuật chế tạo sản phẩm, trình độ kĩ thuật sản xuất, tính chất phức tạp của kết cấu sản phẩm Mặt khác, cùng trong một

ngành nghề, trình độ trang thiết bị và áp dụng quy trình công nghệ khác nhau cũng

dẫn đến việc hình thành những cấu trúc tổ chức không giống nhau Với trang thiết bị

hiện đại hoặc quy trình công nghệ tiên tiến là điều kiện hình thành một cấu trúc tổ chức gọn nhẹ, ít khâu, ít cấp và hiệu quả (iii) Nguồn lực, nếu trình độ đội ngũ cán

bộ quản lý cao là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc tổ chức có hiệu

quả

2.2 TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

2.2.1 Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp

Ở tầm vi mô, Tái cấu trúc DN là quá trình thay đổi cấu trúc hiện tại để hình

thành mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “thê trạng” tốt hơn cho DN, giúp DN thành

công với điều kiện mới và phát triển bền vững, hiệu quả hơn

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của TCT là đạt được một “thể trạng” tốt hơn cho DN, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng

cường tính bền vững, dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn sẵn có của DN

Tái cấu trúc DN là giải pháp quan trọng trong trường hợp các DN phải đối

phó với khủng hoảng hoặc những bất ổn lớn trong nội tại của mình Tuy nhiên việc

TCT doanh nghiệp cũng luôn phải được xem xét một cách thường xuyên, nếu

không, tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thế xảy ra bất cứ lúc nào

Tái cấu trúc DN, về bản chất, là sự thay đổi của DN cho phù hợp với điều

kiện, môi trường hiện tại để duy trì hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại

và phát triển Nói cách khác, TCT không chỉ giới hạn ở những DN đang gặp khó

Trang 23

21

cầu TCT là cần thiết đối với cả những DN đang hoạt động tốt, bởi đơn giản TCT sẽ

giúp cải thiện một khâu, một mảng, một bộ phận nào đó vận hành tốt hơn, hiệu quả

hơn Tất cả sự thay đối, phát triển của một DN, hay sự xuất hiện của một nhân tố

mới trong môi trường kinh doanh đều có thể dẫn đến một sự không tương thích giữa

các bộ phận trong cơ chế quản lý, hoạt động của DN Hơn nữa, muốn tổn tại và phát triển trong môi trường tự do cạnh tranh như hiện nay, DN phải luôn vận động, phát

triển về mọi mặt Điều này dẫn đến sự không ăn khớp hoặc nảy sinh các mâu thuẫn

trong bộ máy quản lý và hoạt động ở các khâu, các bộ phận trong DN với nhiều

mức độ khác nhau

Ở tầm vĩ mô của nền kinh tế, tái cấu trúc DN là quá trình sắp xép, bé tri, diéu

chỉnh lại các DN đã có theo những tiêu chi nhất định để tạo ra một hệ thống DN của

nền kinh tế hoạt động hiệu quả và ổn định hơn Từ đó thúc đẩy và tăng cường sự

cạnh tranh của nền kinh tế

2.2.2 Mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp

Ở tầm vi mô, mục tiêu của tái cấu trúc DN là nâng cao hiệu quả hoạt động

của DN, được thể hiện qua giá trị của tài sản hữu hình và vô hình Đối với các DN

đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị của DN được thể hiện qua giá cổ phiếu của DN đó Để có được mục tiêu cuối cùng nói trên, các DN phải đạt được

các mục tiêu trung gian về hiệu quả hoạt động, tính bền vững cũng như khả năng

duy trì và gia tăng thị phần

- _ Nâng cao hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với

hầu hết các DN Tính hiệu quả trong hoạt động của DN được thể hiện qua các chỉ số như: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh

thu thuần; Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)= (Lợi nhuận trước thuế và

lãi/Bình quân giá tri tong tài sản) x100%; Tý suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh

doanh; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)= (Lợi nhuận sau

thué/Téng TS) x 100%; Ty suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) = (Lợi nhuận sau

thuế/Vốn CSH) x 100%; Thu nhập của một cô phiếu thường (EPS) = (Lợi nhuận

sau thuế - Lợi nhuận sau thuế cổ phiếu ưu đãi được hưởng)/Tổng số cổ phiếu

Trang 24

22

nguồn vốn cũng là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản

lý của DN

- Gia tang thi phan

Mặc dù lợi nhuận là thước đo hiệu quả quan trọng, nhưng trong một số

trường hợp, các DN lại quan tâm trước tiên đến mục tiêu thị phần, bởi nếu không giữ hoặc gia tăng được thị phan, loi nhuan sé bi sut giam trong dai han

Nhiều DN, trong ngắn hạn đã áp dụng các chiến lược kinh doanh nhằm ha

giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung các dịch vụ bán hàng, để giữ

hoặc gia tăng thị phần Đối với chiến lược này, cái giá là phải hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn Tuy nhiên, khi DN có thị phần ôn định hoặc gia tăng, lợi nhuận

trong dài hạn có thê sẽ bù đắp những tổn thất ban đầu này

TCT chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về thị phần thường

được áp dụng trong bối cảnh khủng hoảng hoặc trong giai đoạn DN mới gia nhập

thị trường

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thu nhập của người dân giảm dẫn tới

việc thị trường bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh gia tắng cùng với sự xuất hiện các sản

phẩm, dịch vụ thay thế mới khiến các DN phải TCT để điều chỉnh lại chiến lược về

sản phẩm, về giá, tiếp thị, thị trường Việc xây dựng các chiến lược phù hợp với điều kiện hiện tại sẽ giúp DN từng bước chiếm lĩnh thị phần và phát triển thị trường

Như vậy, vấn đề là DN phải nhận biết được nhu cầu của thị trường để qua đó có chiến lược cung cấp sản phẩm đúng đắn thời điểm, phù hợp với nhu cầu của thị

trường sẽ góp phần giúp DN thúc đây hoạt động kinh doanh, tăng trưởng về doanh

thu, lợi nhuận

Gia tăng thị phần cũng là bước đi đầu tiên trong chiến lược phát triển dài hạn

của DN Khi tham gia vào một thị trường mới, để phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình, DN muốn chiếm lĩnh thị phần đòi hỏi phải có lợi thế cạnh tranh của mình về

giá, về chất lượng hay cả về dịch vụ bán hàng Trong giai đoạn này DN phải đặt

mục tiêu chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu hàng đầu, trong đó có thể phải hy sinh

mục tiêu lợi nhuận trước mắt để cạnh tranh, đánh bại các đối thủ trên thị trường

Sau khi đã chiếm lĩnh được thị phần, thì mới là lúc DN tiến tới mục tiêu lợi nhuận

Trang 25

23

Do vậy, mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của DN, chẳng hạn như trong trường hợp DN tham

gia vào thị trường muộn, sản phâm bị cạnh tranh gay gắt Tuy nhiên, đôi khi mục

tiêu chiếm lĩnh thị phần đơn giản là xuất phát từ việc DN muốn mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình

- Dam bảo sự an toàn và lành mạnh về tình hình tài chính

Giá trị của DN không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của DN đó, mà

còn phụ thuộc vào các chỉ số đo mức độ lành mạnh về tài chính Một DN có tỷ lệ

sinh lời trên vốn va tai sản cao, nhưng tỷ lệ vay nợ cũng cao, thì chưa chắc đã có giá

trị cao, bởi các nhà đầu tư sẽ lo ngại về khả năng thanh toán nợ nần của DN này

Chính vì vậy, một trong những mục tiêu không kém phần quan trọng của quá trình TCT doanh nghiệp là phải làm lành mạnh hóa tình tình tài chính của DN Điều này

rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của DN

Trên tầm vĩ mô, mục tiêu của tái cấu trúc DN nhằm nâng cao hiệu quả, sức

cạnh tranh của DN trong nền kinh tế Đồng thời, mục tiêu tái cấu trúc DN nhằm đổi

mới tư duy, đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế và chính sách, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN để tạo ra hệ thống DN hoạt động hiệu quả hơn

góp phần thúc đây nền kinh tế phát triển

2.2.3 Quy trình thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp

Hoạt động tái cấu trúc tại mỗi DN sẽ được triển khai theo nhiều cách khác

nhau về nội dung, phương thức, đối tượng Quy trình tái cấu trúc DN là một quá

trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều bước công việc khác nhau Ý tưởng tái cấu

trúc xuất hiện khi chủ sở hữu, nhà quản lý DN nhận thấy những hạn chế, bất cập,

rủi ro trong hoạt động SXKD của DN mình Quy trình tái cấu trúc DN có thể do

chính ban lãnh đạo DN tự xây dựng hoặc thuê chuyên gia tư vấn hoặc kết hợp cả hai Về cơ bản, quy trình tái cấu trúc thường tiến hành theo 03 bước:

Bước 1: Đánh giá thực trạng của DN Mục tiêu của bước này là giúp chủ DN

và nhà tư vấn nhìn nhận đúng tình hình thực tại của DN Chỉ khi dựa trên cơ sở

những thông tin minh bạch và tin cậy thì mới có thê đề xuất các giải pháp tái cấu

Trang 26

24

được hợp nhất và phân tích kỹ lưỡng Dựa trên đánh giá về thực trạng để xác định

đúng đối tượng, lĩnh vực, mục tiêu tái cầu trúc và thứ tự ưu tiên

Bước 2: Xác định phương án tái cầu trúc Phương án tái cấu trúc trên các mặt

hoạt động của DN thường bao gồm: tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc tài chính Hoạt động tái cấu trúc các lĩnh vực này phải được được xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt động của DN, bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế, ngành và chiến lược trung và dài hạn của DN Bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất, triển vọng của ngành, xu hướng của thị trường có tác động rất lớn đến hoạt động và mục tiêu của DN Tái cấu trúc trên cơ sở đánh giá, nhận diện những tác động của nền kinh tế và ngành

giúp DN nhận diện được những cơ hội cũng như nguy cơ và xác định những ngành

kinh doanh triển vọng

Bước 3: Triển khai phương án tái cấu trúc Ở bước này, DN tiến hành cụ thể

hóa phương án tái cấu trúc theo kế hoạch, triển khai các giải pháp theo lộ trình cụ

thể Các giải pháp được xây dựng phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tổ tác

tác động và điều kiện cần đảm bảo cho quá trình tái cấu trúc Bên cạnh đó lộ trình

tái cầu trúc cũng cần phù hợp với bối cảnh vĩ mô tại thời điểm triển khai và dự báo xu hướng của thị trường

2.2.4 Nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp

2.2.4.1 Nội dung tái cấu trúc DN ở tầm vĩ mô

Ở tầm vĩ mô, tái cấu trúc DN là sự thay đôi về phương thức quản lý của NN

đối với DN thông qua hệ thống chính sách pháp luật và công cụ điều tiết vĩ mô của

chính phủ Qua việc sử dụng các chính sách và công cụ tài chính, tiền tệ để tác động vào DN nhằm mục đích hướng các DN hoạt động theo định hướng của nhà nước

Bên cạnh đó, tái cdu trac DN thực hiện trên phương diện vĩ mô còn bao gồm cả nội

dung phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sở hữu, cơ chế quản lý của NN đối với các

DNNN Đây cũng là những nội dung mà chỉ có Nhà nước mới có thể triển khai được

a) Cấu trúc lại ngành nghề hoạt động

Trang 27

25

phát triển ngành nghề trong dài hạn phù hợp chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu

của thị trường, khả năng về vốn, trình độ tay nghề và năng lực trình độ quản lý

Trên cơ sở chiến lược ngành nghề hoạt động phủ hợp và ổn định lâu dài sẽ tạo ra

định hướng để các DN tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh của mình phù hợp với định hướng của Nhà nước

b) Điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu:

Điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu mà chủ yếu là sở hữu nhà nước (tăng, giảm) trong các ngành, lĩnh vực; trong từng DNNN Qua đó phân bồ lại nguồn lực (kế cả

ngân sách nhà nước, các quỹ, đất đai, tài nguyên ) giữa các DNNN; giữa khu vực

KTNN và các khu vực kinh tế khác; điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà nước tại những

DNNN Bên cạnh đó, điều chỉnh cơ cấu sở hữu cũng nhằm đa dạng hóa các hình thức sở hữu để DN chủ động hơn trong tìm kiếm các nguồn vốn mới nhằm tạo điều kiện thúc đây quá trình tái cấu trúc DN Đây mạnh chương trình cổ phần hóa, thoái

vốn cũng là một trong những nội dung quan trọng của tái cấu trúc đối với các

DNNN hiện nay cũng với việc phân loại DNNN theo tỷ lệ nắm giữ vốn trên cơ sở

đó để xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế tài chính đối với từng loại hình DN là

nội dung hết sức quan trong đảm bảo quá trình tái cấu trúc DNNN thành cơng

c) Hồn thiện hệ thong chính sách pháp luật

Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật phù hợp với xu hướng hội nhập và

tham gia vào hệ thống thương mại tự do, các cam kết với quốc tế Hệ thống này

cũng cần thiết phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế là môi trường hoạt

động của các DN Đề hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ thúc đây

quá trình tái cơ cấu DNNN, nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật

có liên quan đến các hoạt động của DN theo hướng phủ hợp và ổn định

d) Xây dựng và sử dụng hệ thống công cụ, cơ chế tài chính phù hợp

Các công cụ và chính sách tài chính là nhân tố hết sức quan trọng cần được

Trang 28

26

2.2.4.2 Nội dung tái cấu trúc DN 6 tam vi mé

Đối với tầm vi mô, tái cấu trúc DN được thực thi trên cơ sở tái cấu trúc các

lĩnh vực hoạt động bao gồm:

a) Túi cấu trúc chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mô hoạt động của DN trong

dài hạn Chiến lược kinh doanh sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp

xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu

thị trường và kỳ vọng của các nhà đầu tư Chiến lược kinh doanh liên quan nhiều

hơn tới việc làm thế nào một DN có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường

cụ thể Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn ngành nghề,

sản phẩm, địa bàn hoạt động, chính sách tiếp thị nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội

mới

Việc xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển DN hợp lý (phù

hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của DN), sẽ là cơ sở định

hướng tốt để DN tiến hành các hoạt động SXKD có hiệu quả như: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của DN trên cơ sở chiến lược kinh đoanh và phát triển DN đã xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động SXKD đã đề ra, tổ chức kiểm

tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên

Nhu cầu TCT chiến lược kinh doanh còn đo thị trường luôn biến động, nhu

cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi Vì vậy nếu không xây dựng và điều chỉnh

kịp thời chiến lược kinh doanh, sẽ không có hướng đi đúng đắn và thích hợp với

hoàn cảnh mới Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược kinh doanh còn kết hợp được sức

mạnh cùng hướng về một mục đích của tất cả mọi người trong DN

Quá trình TCT chiến lược kinh doanh gồm các bước: Thiết lập lại mục tiêu

kinh doanh, đánh giá lại vị trí hiện tại, xây dựng chiến lược kinh doanh mới, chuẩn

bị và thực hiện kế hoạch chiến lược mới, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt

nhất cho thành công của mọi tổ chức Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng, nhu

Trang 29

27

qua các thách thức cũng như tận dụng những cơ hội mà khủng hoảng đem lại DN

cần nhận thức rằng thời kỳ bất ôn nhất, khi mà các điều kiện về kinh tế và tài chính thay đổi có thể là thời kỳ lý tưởng để đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh

quan trọng

Bên cạnh đó nhu cầu TCT chiến lược kinh doanh cũng có thể xuất phát từ

việc hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng Một DN, muốn tôn tại trong một môi trường

thay đổi (gồm những thay đổi trong công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu

dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách và thậm chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường, về quản lý tài nguyên thiên nhiên ), cần phải điều chỉnh chiến

lược kinh doanh để vượt qua những thách thức cũng như tận dụng tốt những cơ hội

có được

b) Tái cấu trúc tài chỉnh

Các khó khăn của DN (có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan)

thường được thể hiện qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ nợ và

chi phí gia tăng, cơ cấu tài chính mất cân đối, tiềm ẩn nhiều rủi ro Chính vì vậy,

khi một DN gặp khó khăn, TCT tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc đây

lùi tình trạng mất khả năng thanh toán, thiết lập lại CTV tối ưu, cung cấp đủ vốn CSH và dòng tiền để tài trợ cho các quyết định đầu tư TCT tài chính thường là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của rất nhiều quá trình TCT

TCT tài chính bao gồm TCT tài sản và TCT nguồn vốn Hai phần này cần được thực hiện đồng thời, bởi sự sụt giảm của giá tài sản sẽ dẫn đến Sự sụt giảm của

vốn CSH, day hệ số nợ tăng cao, dẫn đến thiếu tiền và tính thanh khoản giảm sút Một trong những ảnh hưởng của hệ số nợ cao là khoản chỉ trả lãi vay không lồ ngăn

cản việc đầu tư các nguồn lực cho quá trình tăng trưởng của DN Bên cạnh đó,

những kết quả tài chính nghèo nàn sẽ khiến giá trị của DN không hấp dẫn các nhà

đầu tư Những đòi hỏi về nguồn vốn cho các khoản đầu tư tăng trưởng thường bị

ngân hàng từ chối và việc tài trợ dựa trên nguồn vốn nội sinh là rất hạn hẹp do dòng

tiền nội sinh thấp và phần lớn phải dành trả nợ ngân hàng

TCT tài chính thường đi kèm với TCT hoạt động nhằm giảm bớt áp lực lên

dòng tiền và lợi nhuận bằng việc trả bớt nợ vay, cung cấp những nguồn vốn mới

Trang 30

28

qua việc phát hành cô phiếu cũng như nợ vay cho các đối tác chiến lược, ổn định

hóa nhóm nhà tài trợ, thúc day sự tham gia và chia sẻ của nhóm nhà tài trợ vào thành công của DN Để TCT tài chính có hiệu quả, cần có sự đánh giá xác thực về

tình hình tài chính, những nỗ lực điều phối các lợi ích liên quan thông qua các cuộc thương lượng cũng như sử dụng kết hợp nhiều biện pháp và công cụ tài chính phù hợp trong TCT tài chính

c) Tái cấu trúc tổ chức

Chúng ta biết rằng một trong các tính chất cơ bản của bộ máy quản lý DN là

tính cân bằng động Từ đó ta thấy rằng nếu xét trong toàn bộ quá trình tồn tại và

phát triển của một DN thì bộ máy quản lý DN luôn luôn cần phải biến đồi và hoàn thiện vì các lý do sau: DN, dù là DN sản xuất hay thương mại, đều hoạt động trong

một môi trường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh này bao hàm các yếu

tố như luật pháp, chính trị, văn hố, mơi trường kinh doanh quốc tế, khách hàng, đối

thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp Các yếu tố thuộc môi trường này luôn

luôn biến động Vì vậy các hoạt động ngắn hạn hoặc dài hạn của DN cũng phải biến đổi theo các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu dài hạn Bộ máy tổ chức được tạo lập

để thực hiện các kế hoạch chiến lược và mục tiêu dài hạn nên nó phải biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới

Điều kiện kinh doanh thay đổi trong DN cũng như sự biến động của môi

trường hoạt động thường tạo ra các cơ hội và thách thức đối với các hoạt động sản

xuất, kinh doanh của DN va vi vậy cần phải thay đổi, hoàn thiện bộ máy quản lý để tận dụng thời cơ, tránh được các mối đe doạ, thách thức nhằm đưa DN đạt được

mục tiêu đặt ra Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã tạo ra các máy móc thiết bị, hiện đại, hệ thống thông tin, phần mềm, dây chuyền công

nghệ tiên tiến đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời và vì vậy cần phải hoàn

thiện bộ máy tổ chức Hay như khi quy mô của DN thay đổi tất yếu dẫn đến bộ máy tổ chức phải thay đôi cho phù hợp

Nhìn chung, việc cấu trúc lại bộ máy tổ chức là yêu cầu tất yếu đối với mọi

DN ở mỗi giai đoạn phát triển Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức,

Trang 31

29

tế cao cho quá trình sản xuất, kinh doanh của DN Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ

máy tức là việc phân chia lại các phòng ban chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

mỗi phòng ban sao cho cơ cấu trở nên tối ưu (gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng hiệu quả)

Trong khi đó việc hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy liên quan đến các

nguyên tắc hoạt động của bộ máy, hoàn thiện sự phối hợp giữa các bộ phận, các

phòng ban và các cá nhân nhằm thực hiện các chức năng quản lý

d) Tái cấu trúc sở hữu

TCT sở hữu là một trong những nội dung, đồng thời cũng là một trong những

công cụ quan trọng giúp cho quá trình TCT các DN, đặc biệt là DNNN, được thực hiện thành công Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các DN bổ sung thêm vốn, giảm

nợ nan, tăng mức độ an toàn TCT sở hữu, như vậy, có mối liên hệ mật thiết với TCT tài chính

Đối với các DNNN, TCT sở hữu còn giúp tăng hiệu quả hoạt động thông qua

việc tạo lập các khuyến khích đối với các nhà đầu tư tư nhân Chính vì vậy, việc xác

định đúng phạm vi và quy mô sở hữu NN tại các DN sẽ là giải pháp mang tính then

chốt quyết định hiệu quả của DN Một khi NN còn nắm giữ cô phần tại các DN

không cần sự hiện diện của sở hữu NN sẽ không thể đạt hiệu quả cao nhất về kinh

tế - xã hội bởi sự tồn tại của sở hữu NN đặt ra vấn đề cố hữu - “cha chung không ai

khóc” Chính vì vậy, cách giải quyết thường được nói đến trước tiên để nâng cao

hiệu quả hoạt động của các DN vẫn là giảm thiểu sở hữu NN Dé citing la ly do ma

các nước đã từng đi theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong đó có Việt Nam, phải thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường Xét trên phương diện lý

thuyết, trong nền kinh tế thị trường NN cần can thiệp vào những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể thực hiện tốt hay nói cách khác, sự can thiệp của NN vào các hoạt động kinh tế là nhằm khắc phục các khuyết điểm của thị trường như: Hạn chế

sức mạnh độc quyền của DN, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa công cộng (luật pháp,

an ninh, QP ), giảm thiểu các tác động ngoại ứng (chẳng hạn, ô nhiễm môi trường) hay định hướng các chính sách kinh tế

Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm trước khi NN quyết định can thiệp vào các

hoạt động kinh tế: Thứ nhất, sự can thiệp không đồng nghĩa với việc NN cần nắm

Trang 32

30

giải pháp khác nhau Chang hạn, để hạn chế sức mạnh độc quyền của các DN, NN có thể thực hiện điều tiết giá; để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế việc khai

thác tài nguyên quá mức, NN có thể sử dụng công cụ thuế; để đảm bảo nguồn cung

các hàng hóa công cộng NN có thê đưa ra các đơn đặt hàng cho các DN tư nhân Tiếp đến là bản thân sự can thiệp của NN vào các hoạt động kinh tế thông qua việc nắm giữ sở hữu tại các DN cũng đòi hỏi các chỉ phí Chẳng hạn, các chiến lược đầu

tư kinh doanh của NN nhằm định hướng nền kinh tế cũng có thể mắc phải sai lầm

như các DN tư nhân; các DNNN thường không chịu các rủi ro liên quan đến các

hoạt động thâu tóm, phá sản, thậm chí cả cạnh tranh nên dan đến hiệu quả hoạt động của các DN này thấp do thiếu động cơ; sự tồn tại của các DNNN thường kéo theo

các nguồn đầu tư từ NSNN nên có thể gây áp lực lớn lên nợ công và tình trạng bất

ồn kinh tế vĩ mô Đó là chưa kể đến việc người đại diện cho sở hữu NN khó có thê

được xác định rõ ràng nên dẫn đến những mục tiêu không rõ ràng cũng như các biện

pháp quản lý và giám sát kém hiệu quả

Những lập luận trên ngụ ý rằng, đối với những DN mà NN cần giảm, thậm

chí không cần nắm giữ cổ phần, quá trình thoái vốn cần được thực hiện nhanh

chóng Vấn đề chỉ là lựa chọn trình tự, tốc độ và phương thức hợp lý để vừa đạt

được hiệu quả tối đa về nguồn thu ngân sách, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực về

kinh tế xã hội ? Đối với các DN cần có sự hiện diện của sở hữu NN, vấn đề đặt ra là

cần hoàn thiện các phương pháp quản lý và giám sát ra sao để nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng?

e) Tái cấu trúc nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế hiện đại nguồn nhân lực đóng góp một phần rất quan trọng

trong việc tạo ra sự thành công cũng như khả năng chiến thắng của DN trên thương

trường Một DN hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính đồi dào, nguồn tài

nguyên phong phú với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức

khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa cũng khó có thể đạt được thành công, nếu không biết quản trị nguồn nhân lực Chính vì vậy, trong bối cảnh khủng hoảng, việc

TCT nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định giúp các DN vượt qua các khó

Trang 33

31

Tuy nhiên, vấn đề quản lý con người trong một DN không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản lý hành chính đối với các nhân viên Quan điểm chủ đạo của

thách thức quản trị nhân lực ngày nay là: Con người không còn đơn thuần là một

yếu tố của quá trình SXKD mà là một tài sản quý nhất của DN Nhiều DN đã và đang chuyến từ chiến lược tiết kiệm chỉ phí lao động để giảm giá thành sang

chiến lược đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh vượt trội

thông qua việc tăng năng suất, và nhờ đó gia tăng lợi nhuận đạt được Trong bối

cảnh khủng hoảng, TCT nguồn nhân lực có thể bao gồm việc thay đổi các lãnh đạo cấp cao của DN, cắt giảm lao động để giảm chỉ phí, tuyển dụng những lao

động mới, phù hợp với chiến lược kinh doanh mới hay đơn giản là sắp xếp lại

nguồn nhân lực trong nội bộ DN

Mặc dù vậy, một trong những trọng tâm của TCT nguồn nhân lực là việc cải

thiện chất lượng nguồn nhân lực Để làm được việc này, trước hết phải đo lường

được các kết quả lao động để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại DN, từ

đó phân tích các điểm mạnh và yếu trong hệ thống Từ các dữ liệu này, DN sẽ có cơ

sở xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực hợp lý Việc đo lường các kết quả

còn giúp DN hoạch định các chính sách lương, thưởng, phụ cấp phù hợp với năng lực người lao động cũng như khả năng tài chính của DN, tạo các khuyến khích nâng cao chất lượng

Tất cả các hoạt động SXKD của con người đều vì lợi ích kinh tế Vì thế tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất Do vậy, việc gắn

liền tiền lương với hiệu quả SXKD hay việc nâng cao và ổn định mức sống trên cơ

sở kinh tế là những vấn đề không thê tách rời Trên thực tế, mỗi DN có những mục tiêu khác nhau trong thiết lập một chính sách tiền lương, và có thể các thứ tự ưu tiên

các mục tiêu cũng không giống nhau

Cấu trúc lại chính sách tiền lương để thu hút được các nhân viên tài năng là nhiệm vụ quan trọng Bất cứ một DN nào cũng mong muốn có được một

nguồn nhân lực chất lượng cao dé tang kha nang canh tranh va thich tng voi su

thay déi của môi trường Thu hút được những người tài năng về làm việc cho tổ

Trang 34

32

luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp DN thực hiện mục tiêu của mình Các nghiên cứu cho thấy, các DN trả lương cao hơn mức trung bình trên thị trường

thường thành công hơn trong kinh doanh, bởi họ thu hút được nguồn nhân lực tốt hơn, tạo ra động lực mạnh hơn

Chính sách tiền lương hợp lý cũng để duy trì được đội ngũ nhân viên giỏi Sự

thành công của DN phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên, đặc biệt là những

người tài năng Đội ngũ nhân viên giỏi giúp DN duy trì thế cạnh tranh và thậm chí

họ là những người tạo ra những đột biến cho sự phát triển của DN Vì vậy, việc thu

hút tài năng là chưa đủ mà DN còn phải nhắn mạnh đến các giải pháp nhằm giữ

chân đội ngũ nhân viên giỏi, nhất là trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường

hiện nay, khi mà cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng trở nên gay gắt thì các DN luôn phải coi trọng việc bảo vệ nguồn tài sản quý báu của mình Ngày nay, DN

nào cũng muốn tạo ra được đội ngũ nhân viên giỏi và duy trì đội ngũ nhân viên này

Duy trì đội ngũ nhân viên giỏi có thể được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác

nhau, nhưng vai trò của tiền lương là hết sức đáng kê để kích thích, động viên nhân

viên nâng cao năng suất lao động;

Tuy nhiên, chính sách tiền lương cũng phải kiểm soát được chỉ phí Chi phí

lao động chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chỉ phí của một DN, nên chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, dịch vụ mà DN đó cung ứng cho xã hội Chỉ

phí lao động phải được xác định ở mức cho phép DN đó tăng tối đa hiệu suất của mình trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là vẫn bảo đảm khả năng cạnh tranh

của hàng hóa và dịch vụ về mặt giá cả

Bên cạnh các chính sách thu hút, khuyến khích nhân viên có trình độ cao thì cũng cần xem xét việc sa thải, cắt giảm những nhân viên không còn phù hợp hay

làm việc không hiệu quả để giảm bớt gánh nặng chỉ phí cho DN Tuy nhiên cũng

cần xem xét tới tính pháp lý trong vấn đề sa thải nhân viên sao cho đúng luật để tránh những rắc rối về mặt pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động của DN Hơn nữa, việc

cắt giảm nhân sự có thể ảnh hưởng tới tâm lý đối với những nhân viên khác nhưng

mặt khác việc làm này cũng có thể tạo “động lực” hay áp lực cho những nhân viên

khác làm việc tốt hơn, đạt năng suất cao hơn, từ đó thúc đây DN hoạt động có hiệu

Trang 35

33

f) Tdi cau tric quan tri doanh nghiệp

Quản trị DN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

DN Nhiệm vụ của TCT quản trị DN là xây dựng cho DN một bộ quy chế quản trị

nội bộ, để thực hiện việc khuyến khích, phối hợp các bộ phận trong DN làm việc

hiệu quả Tuy nhiên nếu năng lực quản trị thiếu tầm nhìn và khả năng phân tích vấn đề, thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro yếu kém sẽ làm

tiềm ấn nhiễu rủi ro đối với hoạt động của DN khi khủng hoảng xảy ra

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của quản trị DN, ta có thé

khẳng định rằng chất lượng của quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả SXKD của

DN Khi các quy chế quản trị đảm bảo được sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ

ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng

lực và tỉnh thần trách nhiệm cao, các hoạt động SXKD của DN đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận bị chồng chéo và không rõ

ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt

chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu

qua SXKD cua DN không cao

Do đó việc tập trung tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị DN, tìm hiểu và

vận dụng các phương pháp quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế là điều kiện vô cùng cần thiết để góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN

2.2.5 Các nhân tố ảnh hướng đến tái cấu trúc doanh nghiệp

Cấu trúc DN là phương tiện để thực hiện mục tiêu Mặc dù luôn thay đổi

theo thời gian, cầu trúc DN cần phải có sự ồn định trong thời gian nhất định, thì mới

mang lại hiệu quả và giá trị cao cho DN Trong quá trình vận hành, DN chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể làm thay đổi cấu trúc của DN

Cấu trúc DN phù hợp trong từng giai đoạn chính là tiền đề để DN tồn tại và phát

triển

Tuy nhiên, như đã phân tích, do yếu tố khách quan và chủ quan DN phải

thực hiện tái cấu trúc để duy trì hoạt động hoặc để phát triển hơn Có rất nhiều các

nhân tổ tác động đến quá trình tái cấu trúc DN: Môi trường kinh doanh, rủi ro, tiềm

năng của thị trường; Mục đích, chức năng hoạt động của DN; Yếu tố công nghệ;

Trang 36

34

SXKD của DN; Giai đoạn tăng trưởng của DN; Cấu trúc tài sản của DN hay nói cách khác đó là các nhân tổ bên ngoài và bên trong DN

a) Các nhân tơ bên ngồi doanh nghiệp

- _ Các điều kiện kinh tẾ vĩ mô

Chu kỳ kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô của NN tác động trước tiên tới các biến số kinh tế như tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tổng cầu

Đây là các biến số quan trọng để các DN đưa ra các quyết định về vay nợ, đầu tư, chiến lược trong ngắn hạn, dài hạn với việc mở rộng hay thu hẹp SXKD

Nếu như trong giai đoạn các chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tiền tệ,

chính sách tài khóa) được nới lỏng, tông cầu tăng mạnh, việc tiêu thụ hàng hóa dễ

dàng sẽ kích thích các DN tăng cường vay nợ, đầu tư mở rộng sản xuất, thì ngược lại, trong các giai đoạn kinh tế suy thoái hay lạm phát và lãi suất tăng cao, chính

sách tiền tệ được thắt chặt, các DN thường gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng

hóa và trả nợ vay ngân hàng Các sức ép TCT chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn này

thông qua sự suy giảm của các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, khả năng

thanh tốn Thơng thường, các DN, một mặt, phải xem xét lại chiến lượng kinh doanh để đây mạnh tiêu thụ sản phẩm Nhưng mặt khác, việc điều chỉnh kế hoạch

vay và trả nợ, cắt giảm chỉ phí sản xuất cũng là những công việc hết sức cấp bách - _ Cấu trúc thị trường

Sự thay đổi của cấu trúc thị trường (mức độ cạnh tranh trên thị trường) cũng là một trong những yếu tổ quan trọng dẫn đến nhu cầu phải thực hiện TCT tại các

DN Chang hạn, khi trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, thị phần của DN bị sụt giảm, dẫn đến những khó khăn về doanh thu, lợi nhuận cũng như khả

năng trả nợ Trong một nền kinh tế có mức độ hội nhập cao, sự gia tăng cạnh tranh

không chỉ xuất hiện ở thị trường trong nước, mà còn ở cả thị trường nước ngoài bởi

các đối thủ ngoài nước

Như vậy, hội nhập kinh tế mang đến cho DN cả cơ hội và thách thức Hội

nhập không mang đến thành công cho tất cả các DN Thành quả chỉ thực sự đến với

các DN biết nắm bắt cơ hội cũng như tận dụng, phát huy lợi thế của mình, đồng thời

có những nỗ lực cải cách nhằm vượt qua các thách thức Các DN không thực hiện

Trang 37

35

kinh đoanh, sẽ phải đối mặt với các tác động tiêu cực và đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường

Để tiêu thụ sản phẩm của mình, các DN luôn phải nghiên cứu các đối thủ

cạnh tranh, các sản phẩm của họ để từ đó đưa ra các giải pháp đối phó, từ việc điều chỉnh chính sách giá cả trong ngắn hạn, đến việc đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) để nâng cao chất lượng sản phẩm trong đài hạn cũng như thay đổi

các chính sách liên quan đến marketing, quản lý

- — Nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội sẽ quyết

định sự thành bại của DN Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội không phải là bất di bất

dịch, mà luôn thay đổi Chính vì vậy, các DN cũng luôn phải cải tiến, thay đổi các sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của xã hội Để đáp ứng được điều này, các DN luôn phải xem xét lại quy trình SXKD của mình cũng như các

chính sách về sản phẩm để có các điều chỉnh hợp lý và kịp thời Nếu không thực

hiện điều này, DN có thể rơi vào tình trạng vẫn tiếp tục sản xuất những mặt hàng

mà xã hội không còn có nhu cầu dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được

Thị trường thường thay đổi theo sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật Xác định nhu cầu của thị trường, tham gia và phản ứng với xu thế của thị

trường càng sớm thì càng có nhiều thuận lợi trong chiến lược kinh doanh của DN

Nếu DN phản ứng với nhu cầu, xu thế của thị trường vào giai đoạn cuối, khi đó DN

sẽ không bắt kịp sự chuyền hướng của thị trường, và sẽ phải chịu việc sản phẩm sản

xuất ra tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn

Hành động cụ thể của một DN khi tiến hành TCT để nắm được định hướng thị trường là tập trung vào việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường về nhu cầu

khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh

Những thông tin về môi trường vĩ mô như tình hình chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội và văn hóa, trình độ kỹ thuật và công nghệ, môi trường pháp lý, và ý

thức về những qui định về môi trường giúp DN hiểu được môi trường mà DN

đang hoạt động kinh doanh để qua đó đưa ra những chính sách thích hợp Nắm bắt

sâu sát môi trường kinh doanh cũng giúp DN xác lập xu hướng thị trường vốn là

Trang 38

36

Tình hình cạnh tranh giữa DN và các đối thủ, những diễn biến từ khách hàng và các nhà cung cấp, những sản phẩm có thể thay thế và khả năng thâm nhập thị trường

của những sản phẩm mới, sản phẩm thay thế là những thông tin cần thiết giúp DN

xây dựng chiến lược mới phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường mà mình đang hướng tới

b) Các nhân tổ bên trong doanh nghiệp

Sự phát triển nhanh chóng của DN trên các khía cạnh như quy mô, phạm vi

hoạt động dẫn đến đòi hỏi phải có những thay đổi về chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy cũng như cơ chế quản lý tương ứng, tức là phải thực hiện TCT doanh

nghiệp Trong trường hợp DN không có những điều chỉnh thích hợp về chiến lược,

tổ chức bộ máy cũng như cơ chế quản lý đối với những thay đôi nói trên, các nguồn lực có thể không được sử dụng hiệu quả do tình trạng không tương thích giữa các

bộ phận hoặc ban quán trị DN không còn khả năng kiểm soát hiệu quả đối với một

vài bộ phận nào đó do chúng phát triển quá nhanh

- _ Sự thay đổi về quy mô của DN

Với mỗi quy mô của DN, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức các bộ phận, sắp xếp các công việc sao cho phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh đoanh đã đặt

ra Cách thức tổ chức, sắp xếp bộ phận trong DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

nhau như đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, các mối quan hệ liên kết kinh tế mà DN tham gia Khi quy mô của doanh nghiêp thay đổi (lớn lên hoặc thu hẹp), sẽ xuất

hiện sự mâu thuẫn trong cơ chế quản lý giữa các cấp ở các mức độ khác nhau Việc xác lập một chiến lược tài chính, nhân sự hay thị trường cũng như cơ chế ra quyết

định phù hợp với sự thay đổi về quy mô là thực sự cần thiết để đảm bảo các quan hệ

này luôn hỗ trợ tốt cho nhau trong suốt quá trình hoạt động của DN

- Sự thay đổi về phạm vì, lĩnh vực hoạt động của DN

Trong quá trình hoạt động, các DN, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, gia

tăng giá trị DN, củng cố sức mạnh thị trường trước các đối thủ, hay để giảm thiểu rủi ro, thường tiến hành đa dạng hóa hoạt động của mình, mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực kinh doanh mới Đa dạng hóa nhằm hạn chế tác động tiêu cực của

Trang 39

37

dụng Đa dạng hóa cũng có thể giúp DN đón đầu những trào lưu mới, tạo nên những sản phẩm mới dé DN không bị bỏ lại với tốc độ thay đổi chóng mặt hiện nay

Tuy nhiên, nếu đa dạng hóa sản phẩm không đúng cách, mở rộng hoạt động

sang những lĩnh vực ngành nghề không phải là lĩnh vực mình am hiểu, không có sự

chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nguồn lực cũng như năng lực quản trị, DN có thể sẽ rơi vào tình trạng bị thua lỗ và phá sản Từ mục tiêu đa dạng hóa và mở rộng hoạt động, đòi hỏi DN phải có sự chuẩn bị, đánh giá, cấu trúc lại các nguồn lực hiện có,

chuyển giao nguồn lực giữa những đơn vị kinh doanh để đảm bảo phù hợp với

chiến lược mới của mình

Như vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế các DN có xu hướng mở

rộng thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế Cùng với việc

mở rộng về phạm vi hoạt động là sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, nguồn vốn và chiến lược marketing Bên cạnh đó lĩnh vực hoạt động đóng vai trò then chốt để DN tồn tại và phát triển Xác định lĩnh vực hoạt động chính và mở rộng lĩnh vực hoạt động

khác đòi hỏi kèm theo đó là những thay đổi mang tính cơ bản của các yếu tố quan

trọng trong quá trình hoạt động của DN Nhận diện sự thay đổi về phạm vi, lĩnh vực hoạt động đề điều chỉnh các khâu liên quan trong hoạt động của DN là yếu tố quyết

định sự thành công khi TCT doanh nghiệp

- _ Những cải tiễn về công nghệ trong DN

Sự cải tiến công nghệ là điều kiện cần thiết và quan trọng giúp DN nâng cao lợi thế canh tranh và phát triển bền vững Đồi mới công nghệ là việc chủ động thay

thế phần quan trọng hay tồn bộ cơng nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ

khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn Đổi mới công nghệ có thể chỉ giải quyết bài toán tối ưu về các thông số của quá trình sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc có thé nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường Đổi mới

công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chỉ phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn

Mối quan hệ giữa công nghệ và cấu trúc của DN là mối quan hệ hai chiều

Một mặt, DN phải tạo ra một cấu trúc bên trong có khả năng thúc day su phat trién

Trang 40

38

cấu trúc của DN cũng phải thay đôi cho phù hợp Chang hạn, việc thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa đòi hỏi phải có những thay đổi tương ứng về

cách thức tuyển chọn, đào tạo và quản lý nhân sự, cơ chế trả lương, thưởng

- — Nhu cầu về xây dựng uy tin, thương hiệu và văn hóa DN

Thương hiệu, uy tín, văn hóa của DN là những tài sản vô hình nhưng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển lâu dài của một DN Khi mà môi trường kinh

tế luôn biến động và bị tác động bởi nhiều cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thì chỉ những DN đã xây dựng được uy tín, thương hiệu mạnh mới có thể tổn tại và

phát triển

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng

quan trọng đối với sự thành bại của DN, môi trường văn hóa DN cần phải được quan tâm một cách thích đáng Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế

thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, các DN, để tồn tại và phát triển, buộc phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế Văn hóa

DN sẽ thúc đây sự đổi mới này Đồng thời văn hóa DN cũng thể hiện sự khác nhau

giữa DN này với DN khác trong cùng một ngành, một lĩnh vực Như vậy để DN trở

thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần gia tri

của từng nguồn lực con người đơn lẻ, ban lãnh đạo DN cần phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đây sự đóng góp của tất

cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung

Muốn thực hiện xây dựng uy tín, thương hiệu, văn hóa DN thành công đòi

hỏi DN phải TCT cơ chế khuyến khích đối với người lao động thông qua các chính

sách về tiền lương, thu nhập, chính sách về đào tạo, chính sách về marketing chú trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của DN dựa trên nền tảng các

mục tiêu dài hạn trong chiến lược phát triển của DN

2.3 TÀI CHÍNH ĐÓI VỚI TÁI CÁU TRÚC DOANH NGHIỆP 2.3.1 Nhận thức chung về tài chính

Tài chính là một phạm trù trừu tượng có quan hệ mật thiết với các hoạt động diễn ra trong đời sống xã hội, được biểu hiện đưới các hình thức khác nhau và luôn đi kèm với sự vận động của tiền tệ Tuy nhiên sự vận động của tiền tệ tự thân nó

Ngày đăng: 31/03/2017, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w