GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

183 357 1
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………ii MỤC LỤC…………………………………………………………………………..iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT…………………………….....vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT TIẾNG ANH………………………………...ix DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………..........................X DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………...xi MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………10 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH…………………………10 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG………………………………..10 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ngành hàng không……………………………..10 1.2. An ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không………………………14 1.2.1. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không…………………………………………………………………………….14 1.2. ỉ.2. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không…………………………………………………………………………….15 1.2.3. Các chỉ tiều đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không………………………………………………………………………………………22 1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định…………….....……………22 1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo an toàn………………....28 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không………………………………………………………………………34 1.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp ngành hàng không trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam………………......................43 1.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp hàng không trên thế giới……………………………………………………………….44 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp NHK Việt Nam………………………………………………………………………………48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………...49 CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………50 THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH……………………………………………50 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM…………50 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp hàng không Việt Nam…………………......50 2.2. Thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam…………………………………………………………………………………61 2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ảnh mức độ ổn định…………………………61 2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ảnh khả năng đảm bảo an toàn tài chính……………………………………………………………………………..87 2.2.3. Sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động của các nhân tố cơ bản tới khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam.........116 2.3. Đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam………………………………………………………………………………..121 2.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………….121 2.3.2. Hạn chế……………………………………………………………..122 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế…………………………….……..124 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………….130 CHƯƠNG 3………………………………………………………………………131 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH……………………………......131 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM………………..131 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam trong thời gian tới……………………………………………………………………….131 3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội………………………………………………….131 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp ngành hàng không thời gian tới…………………………………………………………………….134 3.2. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong thời gian tới……………………………………………………………136 3.2. 1. Giải pháp đổi với doanh nghiệp…………………………………..……..136 3.2.2. Kiến nghị với Nhà nước……………………………………………..169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………….178 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..179 TÀI LIỆU THAM KHÁO…………………………………………………………182 Vll DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ANTCDN An ninh tài chính doanh nghiệp BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản CHK Cảng hàng không CPBH Chi phí bán hàng DTT Doanh thu thuần ĐBTC đòn bẩy tài chính GTVT Giao thông vận tải HK Hàng không HKDD Hàng không dân dụng HQKD Hiệu quả kinh doanh KNSL Khả năng sinh lời LCTT Lưu chuyển tiền thuần LNST Lợi nhuận sau thuế NCKH Nghiên cứu khoa học NHK Ngành hàng không NHTM Ngân hàng thương mại NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn NV Nguồn vốn NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên TMDV Thương mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hừu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VN Việt Nam DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẢT TIẾNG ANH ASEAN Association of Southest Asian Nation Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương CARS Center of Aviation Safety Research Trung tâm nghiên cứu an toàn hàng không Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài NIM Net interest margin Thu nhập từ lãi biên NWC Net working Capital Nguồn vốn lưu động thường xuyên ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS Return on Sales Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 64 Bảng 2.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 66 Bảng 2.3 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 68 Bảng 2.4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 70 Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 73 Bảng 2.6 ROE và các nhân tố ảnh hưởng tới ROE của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 76 Bảng 2.7 LCTT của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 81 Bảng 2.8 Chỉ số phá sản của NHK Việt Nam 85 Bảng 2.9 Chỉ số Z” của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 86 Bảng 2.10 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Bảng 2.11 Khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Bảng 2.12 Khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 94 Bảng 2.13 Khả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 96 Bảng 2.14 Khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 100 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Tốc độ tăng Nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2016 58 Hình 2.2 Hệ số nợ trung bình của các doanh nghiệp trong NHK Việt Nam. 59 Hình 2.3 Biến động hệ số nợ của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 60 Hình 2.4 Tỷ lệ đầu tư vào TSNH giai đoạn 2011 - 2016 61 Hình 2.5 Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 65 Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 67 Hình 2.7 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 69 Hình 2.8 Biến động ROA của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 71 Hình 2.9 Tỷ lệ doanh nghiệp NHK Việt Nam theo mức độ tín nhiệm của các ngân hàng 72 Hình 2.10 Biến động ROE của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 74 Hình 2.11 Tỷ lệ doanh nghiệp trong NHK Việt Nam có ROE tăng, ROE giảm qua các năm 75 Hình 2.12 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 75 Hình 2.13 Tỷ lệ doanh nghiệp có Nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng, giảm qua các năm. 80 Hình 2.14 Lưu chuyển tiền thuần của các doanh nghiệp NHK Việt Nam. 83 Hình 2.15 Tỷ lệ doanh nghiệp ở các mức LCTT qua các năm. 84 Hình 2.16 Biến động chỉ số Z” của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 87 Hình 2.17 Đánh giá chỉ số Z” của các doanh nghiệp trong NHK Việt Nam 87 Hình 2.18 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Hình 2.19 Khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Hình 2.20 xếp loại khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp 92 Xll NHK Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 Hình 2.21 Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 94 Hình 2.22 xếp loại khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015 95 Hình 2.23 Khả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 97 Hình 2.24 Khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp NHK Việt Nam 100 Hình 3.1 Dự báo ROE của các doanh nghiệp trong NHK giai đoạn 2015-2017 121 Hình 3.1 Dòng tiền của doanh nghiệp 129 Hình 3.2 Chu kỳ tạo tiền mặt 130 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro phát sinh. Những rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng nảy sinh do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro kỹ thuật - công nghệ, rủi ro pháp luật, rủi ro từ các yếu tố tự nhiên.V.V.. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực, từng ngành nhất định sẽ chịu tác động của các loại rủi ro khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, bất kỳ loại rủi ro nào nảy sinh đều Để dọa đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây với cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu cho thấy nhiều doanh nghiệp ở các nước bị Để dọa sự tồn tại bởi rủi ro tài chính. Do vậy, việc đảm bảo anh ninh tài chính của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra một cách gay gắt đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong cuộc suy thoái kinh tế vừa qua cũng bộc lộ rõ hon tình trạng không ít những doanh nghiệp kể cả một số doanh nghiệp lớn bị mất an ninh tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. Cùng với xu thế toàn cầu hóa chứa đựng nhiều nguy cơ bất ổn, các dòng vốn tự do di chuyền làm tăng mối quan tâm của các quốc gia đối với việc đảm bảo cho khu vực tài chính được hoạt động một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Đó là an ninh tài chính ở cấp độ quốc gia. Còn trong phạm vi doanh nghiệp, an ninh tài chính cũng được xem xét trên các khía cạnh như tính lành mạnh, an toàn và hiệu quả theo quan điểm của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay bởi những rủi ro trong hoạt động tài chính luôn tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề an ninh tài chính còn phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp cũng như phương pháp và chất lượng thông tin thu thập để đánh giá. Cuối năm 2006, nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của Tồ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành hàng không nói riêng, trong đó có vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp. Trước đây, ngành hàng không là ngành độc quyền hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước, vì vậy tính minh bạch thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Nhưng sau mở cửa nền thị trường, ngành hàng không cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách như: làm thế nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng không quốc tế, đảm bảo an toàn đường bay, đảm bảo an ninh tài chính, tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp. Hiện nay, ngành hàng không trên thế giới đang phải đối mặt với “khủng hoảng hàng không thế giới”. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, chi phí nhiên liệu dưới tác động của giá xăng dầu đứng ở mức cao; sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không ngày càng gay gắt, sự uy hiếp an toàn hàng không liên tiếp xảy ra làm cho các doanh nghiệp ngành hàng không gặp khó khăn trong kinh doanh, lợi nhuận giảm và có nhiều doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản. Trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam bị phá sản như: Hãng hàng không Trãi Thiên, Indochina Airlines, còn Air Mekong đang có nguy cơ phá sản... Các doanh nghiệp ngành Hàng không có những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật hết sức đặc thù như: trang bị cơ sở vật chất kỹ thuận rất hiện đại, rủi ro kinh doanh rất lớn, hạch toán kinh tế toàn ngành; điều này đã đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp Hàng không cũng như các nhà nghiên cứu luôn luôn trăn trở tìm các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh - an toàn tài chính cho các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Vì vậy, đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng không là một bức xúc, có tính thời sự cao trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam ” đê tập trung nghiên cứu là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính, duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp Hàng không Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra những lý luận về an ninh tài chính trong doanh nghiệp để từ đó phân tích thực trạng đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thề: - Hệ thống hóa lý luận về về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không, chỉ rõ khái niệm, nội dung và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. - Tìm hiểu thực trạng về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không trong thời gian qua. Từ đó, dánh giá thực trạng về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không trong thời gian qua trên các mặt kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đưa ra các giải pháp dưới góc độ vi mô của doanh nghiệp kết hợp với những giải pháp quản lí vĩ mô của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu Đối tượng nghiên cứu: an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không gồm 3 tống công ty và 1 CTCP. Trong đó: - Tổng công ty hàng không Việt Nam, tổng công ty Quản lý bay, tổng công ty cảng hàng không Việt Nam và CTCP Hàng Không Vietjet Air từ năm 2011 đến năm 2016. - CTCP Hàng Không Vietjet Air từ năm 2013 -2016. Riêng đôi với tông công ty cảng hàng không Việt Nam sô liệu trước năm 2013 là số liệu tập hợp của ba đơn vị Cảng hàng không miền Bắc, Cảng hàng không miền Trung và cảng hàng không miền Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đặt được mục đích và hướng nghiên cứu kể trên luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trongquá trình triền khai nghiên cứu luận án. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tư liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty quản lý bay Áp dụng phương pháp thống kê, phân tổ, phân tích tổng hợp, so sánh phương pháp mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 5. Tình hình nghiên cứu 5.1. Công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về an ninh tài chính tiếp cận dưới những góc độ và mức độ khác nhau được đăng tải trên các sách, đề tài khoa học,.... Trong số đó có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Đã có một số đề tài, bài báo nghiên cứu vấn đề an ninh tài chính nói chung hoặc đề cập đến an ninh tài chính của doanh nghiệp Việt Nam ở một số nội dung nhất định. -Để tài khoa học cấp Nhà nước của Viện Khoa học Tài chính (2002) “Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc tế”, đã đề cập đến an ninh tài chính quốc gia trong phát triển và hội nhập quốc tế trong đó có đề cập đến an ninh tài chính doanh nghiệp. - GS,TSKH Tào Hữu Phùng(2004) -Cuốn sách “An ninh tài chính Quốc gia - Lí luận - cảnh báo - đối sách”, đã đề cập vấn đề an ninh tài chính quốc gia nói chung đưa ra các cảnh báo và các hướng xử lý, trong đó có phân tích vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam. - GS,TSKH Tào Hữu Phùng, Th.sĩ Trần Tiến Hưng(2003)- Cuốn sách “An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập quốc tế”, đi sâu phân tích an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhà nước đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. - Trần Tiến Hưng( 2008), Một số giải pháp bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, đã khái quát hóa lý luận về an ninh tài chính doanh nghiệp, thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007 chỉ rõ các kết quả đạt được, những hạn chế về an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam và nguyên nhân của tồn tại đó. Xuất phát từ các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân hạn chế về an ninh tài chính doanh nghiệp, luận án đề xuất các giải pháp dưới góc độ vĩ mô kết hợp với các giải pháp vi mô nhằm bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam. - Vũ Minh Tâm ( 2009), An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LA Tiến sỹ kinh tế, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về thị trường tài chính và an ninh tài chính cho thị trường tài chính. Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam. - Phạm Thị Vân Anh ( 2013) Để tài NCKH cấp Học viện “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam”, đề tài đã đi sâu đưa ra cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp trong ngành TMDV từ đó tìm hiểu về an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành TMDV. Từ khái niệm an ninh tài chính của các doanh nghiệp nhóm tác giả đã trình bày năm nhóm tiêu chí đánh giá an ninh tài chính của các doanh nghiệp, đã đánh giá được một số kết quả đạt được, hạn chế về thực trạng an ninh tài chính của doanh nghiệp trong ngành TMDV ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016 trên các nội dung và theo các tiêu chí đánh giá về an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính cho các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam. 5.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài Công trình nghiên cứu “Risk Management Practices ỉn the Airlỉne Industry ”, Sharon Femando, Đại học Simon Fraser, 2006. Nghiên cứu tập trung vào chính sách phòng ngừa rủi ro trong ngành hàng không bằng các công cụ phái sinh tại các hãng hàng không quốc gia của 15 nước trên toàn thế giới. Công cụ phái sinh chủ yếu đựoc sử dụng để kiểm soát sự biến động của giá dầu, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Công trình nghiên cứu uThe effectiveness of the operationaỉ and Financỉaỉ Hedge: Evidence from the Airline Industry”, Stephen Decatur Treanor, 2008. Công trình cho rằng ngành hàng không có nhiều khả năng xảy ra rủi ro, nhất là với giá nhiên liệu máy bay. Để phòng ngừa rủi ro này, các hãng đều sử dụng kết hợp biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động và phòng ngừa rủi ro tài chính. Biện pháp ngăn cản rủi ro tài chính chủ yếu là sử dụng công cụ phái sinh. Trong khi đó, biện pháp ngăn cản rủi ro hoạt động được ưu tiên sử dụng là đa dạng hoá đội bay hoặc cho thuế máy bay của hãng hàng không. Việc đa dạng hoá đội bay và sử dụng một đội tàu thuế riêng cho phép một hãng hàng không điều chỉnh đội tàu vận hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường năng động. Một đội bay tiết kiệm nhiên liệu sẽ làm giảm tổng chi phí nhiên liệu của hãng hàng không. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hãng hàng không thường sử dụng công cụ tài chính để đạt đựoc các mục tiêu trong ngắn hạn, còn phòng ngừa rủi ro hoạt động trong dài hạn. “Jet Fuel Hedging and Modern Fỉnancỉal Theory ỉn the u.s Aỉrlỉne Industry”, Brandon Lee Scheweitzer, 2017. Bài viết sử dụng lý thuyết tài chính hiện đại của Simkowitz về chính sách nợ, chính sách chia cổ tức và chính sách đầu tư để nghiên cứu cách thức phòng ngừa rủi ro tài chính của các nhà quản trị hàng không Mỹ, nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra từ việc biến động giá nhiên liệu đầu vào. “Enterprise Rỉsk Management ỉn the Airline ỉndustry — Risk management Structures and Practices”, Anna Misura, 5/2015. Luận án đã giải quyết những khoảng trống nghiên cứu trong lý thuyết quản trị rủi ro với thực tế hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management — ERM) trong các hang hang không, thong qua các tiếp cận đa chiều để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro, chứ không nhắm mục tiêu vào các loại rủi ro cụ thể như rủi ro về tài chính hay an toàn hang không. Nghiên cứu giải thích cách thức mà hệ thống quản lý rủi ro đựoc phát triển để cân bằng các yêu cầu về kỹ thuật và thể chế. Từ đó, khẳng định vai trò và tính linh động trong sử dụng của hệ thống ERM. Nó cho thấy bản chất phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống ERM trong các hang hang không với các hệ thống quản lý khác. Hệ thống ERM hang không thúc đẩy sự phát triển của các thể chế, quy tắc và các thủ tục mới để quản lý rủi ro toàn diện. “Integrated Safety Management Systems - Lessons from the Aviation lndustry,\ Rob Lee, Phd, 2011. Theo hội thảo khoa học, hệ thống quản lý an toàn bắt buộc phải bao gồm quy trình quản trị trong các bộ phận: kinh doanh, tài chính và Nguồn nhân lực. Đặc biệt, xây dựng đựoc quy trình kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa quản trị tài chính và hệ thống quản lý an toàn. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới nội dung nghiên cứu đều hệ thống hoá những lý luận cơ bản về an ninh tài chính và các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính. Tuy nhiên, với những ngành nghề khác biệt, mỗi loại hình doanh nghiệp cũng nhu’ các góc độ tiếp cận khác nhau mà hiện nay chua có một luận án nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không. Chính vì thế, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống về an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam là một vấn đề mới mẻ, có tính thời sự. Để làm được điều này, tác giả tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh cốt lõi sau đây: - Hệ thống hóa toàn bộ lý luận về doanh nghiệp hàng không và đặc điểm của các doanh nghiệp hàng không so với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng - Luận án trình bày những vấn đề thực tiễn về đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không ở Việt Nam. Mặt khác, luận án chỉ ra bằng mô hình kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số Z- chỉ số cảnh báo nguy cơ rủi ro đối với các doanh nghiệp hàng không. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong hoạt động đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hiện nay. -Luận án sẽ đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài nghiên cứu ❖ về lý luận Tập hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Trên cơ sở tập hợp những lý luận này, tác giả sẽ giúp doanh nghiệp có những giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không . Đây sẽ là một đóng góp của tác giả về mặt khoa học trong việc đưa ra các lý luận vào áp dụng trong thực tiễn cho các doanh nghiệp. ♦> Về mặt thực tiễn - Khái quát, phân tích thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam hiện nay. - Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp trợ giúp các doanh nghiệp trong ngành hàng không tăng trưởng bền vững. 7. Cấu trúc luận án Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm ba chương sau: Chương 1: Lý luận chung về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Chương 2: Thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÈ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp ngành hàng không 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngành hàng không Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp phát triển một cách đa dạng, phong phú. Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau. -Neu căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. -Neu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. -Neu dựa vào hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp thì doanh nghiệp được chia thành: Công ty TNHH; công ty cổ phần; công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các loại doanh nghiệp khác nhau tuy có những đặc trưng riêng nhưng tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều cần phải sử dụng những yếu tố cần thiết là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để thực hiện mục tiêu kinh doanh - lợi nhuận. NHK (vận tải hàng không) nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. Như vậy có thể nói doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích khai thác và phục vụ việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả 1.1.2. Phân loại các doanh nghiệp trong ngành hàng không Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chính, các doanh nghiệp hàng không được phân chia làm 3 loại: - Nhóm các doanh nghiệp vận tải hàng không: Vận tải hành khách hàng không (vận chuyển hàng không đối với hành khách); vận tải hàng hóa hàng không (vận chuyển hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư) - Nhóm các doanh nghiệp hổ trợ vận tải hàng không ở mặt đất: Đầu tư, quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các cảng hàng không sân bay; Đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay; Cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không; Cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các trang thiết bị khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khoa học, công nghệ trong và ngoài nước; Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; Xuất nhập khẩu, mua bán bán vật tư, phụ tùng, thiết bị hàng không; Cung ứng dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không sân bay; Cung ứng xăng dầu, mờ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu tại các cảng hàng không, sân bay. Cung cấp kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa sân bay. - Nhóm doanh nghiệp hỗ trợ vận tải hàng không trên không: Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay Cung ứng tín hiệu liên lạc và giám sát Dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị bảo đảm hoạt động bay Dịch vụ không lưu được cung cấp nhằm các mục đích: (i) Ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay; (ii) Ngăn ngừa va chạm giữa tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay; (iii) thúc đẩy và điều hòa hoạt động bay; (iv) Cung cấp và tư vấn những tin tức có ích cho việc thực hiện chuyến bay an toàn và hiệu quả; (v) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về tàu bay cần phải tìm kiếm, cứu nạn và trợ giúp các cơ quan, đơn vị này theo yêu cầu. 1.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành hàng không NHK là ngành vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại gắn liền với an toàn và mức độ phục vụ mang tính cạnh tranh cao nên các doanh nghiệp trong ngành hàng không có các đặc điểm cơ bản sau: ♦> Đầu tư lớn vào tài sản cố định: Trang thiết bị của NHK gồm: đội máy bay vận tải dân dụng các loại. Thiết bị điện tử - viễn thông hàng không.Thiết bị phù trợ không vận, vận chuyển thương mại hàng không. Máy móc và thiết bị bảo dưỡng máy bay, bộ phận cơ điện lạnh, máy vận chuyển và nâng hạ... . Phần lớn các trang thiết bị này rất đắt tiền đòi hỏi một sự đầu tư lớn của doanh nghiệp. ♦♦♦ Rủi ro kinh doanh cao: Các doanh nghiệp ngành hàng không thường sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao, nếu lượng hành khách giảm sút, doanh thu giảm với tỷ lệ nhỏ thì EBIT đã sụt giảm mạnh, từ đó có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. ❖ Trình độ của người lao động khá cao: Tùy thuộc phạm vi chuyên ngành và vị trí lao động, cần tối thiểu hóa trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, với kiến thức khá tốt về Toán, Anh văn. Có hiểu biết nhất định về NHK, khả năng tập trung chú ý cao, cảm nhận vấn đề tốt. Có kỹ năng lao động chân tay, thao tác tư duy tốt, tập trung chú ý tốt và luôn có ý thức cao trong việc chấp hàng tổ chức kỷ luật, những quy định về kỹ thuật an toàn,... Riêng đội ngũ phi công đòi hỏi trình độ cao, sức khỏe tốt mới có thề điều khiển máy bay thành thạo và đảm bảo an toàn đường bay ❖ Điều kiện lao động có nhiều khó khăn, đòi hỏi sức khỏe tốt: Trừ nghề phi công và tiếp viên là phải làm việc trên bầu trời khi máy bay cất cánh nên thương chịu tác hại bởi vì khí hậu lạnh và tải gia trọng. Nghề khai thác vận tải hàng không có tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để vận chuyển hàng hóa, đồng thời thường bị tác hại bởi tiếng ồn và chấn động động cơ nổ của các loại máy bay gây ra. Còn các nghề khác thì làm việc ở cảng hàng không, thường làm việc ở trạng thái căng thẳng và ức chế tâm lý do công việc phục vụ liên tục, cần phải chuẩn xác và khoa học. Trong điều kiện làm việc, người lao động phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. Trong NHK dân dụng có những yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là: vi khí hậu nóng, tiếng ồn và chấn động, bức xạ nhiệt, sự căng thẳng về thần kinh và thị giác... Do đó, những người mắc các bệnh sau đây sẽ không phù hợp để làm việc trong NHK dân dụng: dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng tiền đình, các bệnh đau đầu, chóng mặt, các bệnh về phổi, rối loạn sắc giáp, thấp khớp nặng, thị lực yếu... 1.1.4. Vai trò của các doanh nghiệp ngành hàng không trong nền kinh tế Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp NHK đã khẳng định vị trí, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống Trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp NHK đã góp phần vào việc thúc đây kinh tế phát triển: NHK được ví như mạng lưới liên kết các ngành khác nhau trong nền kinh tế do đó các doanh nghiệp NHK có một vai trò không thể thiếu khi là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau giúp thúc đẩy sự hợp tác, giao thương giữa các vùng trong cả. Hoạt động của các doanh nghiệp NHK đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa ngày càng sâu rộng, xúc tiến các hoạt động du lịch, các hoạt động đầu tư,...các doanh nghiệp NHK đã, đang và sẽ tiếp tục phục vụ nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của nền kinh tế. Như vậy thông qua đó các ngành khác cũng mở rộng phát triển. Ngoài ra, một lượng ngoại tệ nhất định nằm trong doanh thu của các doanh nghiệp NHK giúp cho cán cân thanh toán được cải thiện, một khối lượng việc làm lớn được giúp cho người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất,... Các doanh nghiệp NHK đóng vai trò to lớn trong an ninh, quốc phòng của mọi đất nước. Các doanh nghiệp NHK cả trong quá khứ lẫn hiện tại đã và đang chiếm một vị trí không hề nhỏ trong công tác chính trị ngoại giao quân sự. Các doanh nghiệp NHK giúp mở rộng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy giao lưu hợp tác, các cuộc đối thoại song phương và đa phương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp NHK đã góp phần thúc đây lợi ích xã hội: Bên cạnh những lợi ích mà ngành hàng không mang lại về mặt kinh tế, về lợi ích xã hội ngành hàng không cũng đã mang lại kết quả to lớn cho đất nước: Vận tải hàng không được xem như một phương tiện hữu dụng nhất có thể cung cấp hàng hóa đến những vùng sâu vùng xa từ đó thúc đẩy việc hòa nhập xã hội. Mặt khác, mạng lưới vận tải hàng không tạo điều kiện cho việc cứu trợ khẩn cấp và phân phối Nguồn viện trợ nhân đạo đến bất cứ nơi đâu trên hành tinh, đảm bảo mang đến các thiết bị y tế hay các bộ phận cấy ghép một cách an toàn và nhanh chóng nhất. NHK giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mở rộng giải trí và trải nghiệm văn hóa cho người dân. Bởi vì dịch vụ hàng không cung cấp một sự lựa chọn rộng rãi về địa điểm nghỉ ngơi khắp thế giới- dịch vụ du lịch. Thông qua dịch vụ của ngành hàng không giúp người dân thăm viếng người thân bạn bè - là phương tiện giúp cho con người gần gũi nhau hơn. 1.2. An ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không 1.2.1. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không 1.2.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm thực hiện được các mục đích trong kinh doanh. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu v.v. và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá đó để thu lợi nhuận. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp. Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu như: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước ( doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách...); quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác( việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhau); quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác (doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội ...); quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp (doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, tiền lương hay thực hiện thưởng, phạt vật chất với người lao động của DN...); quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp(các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn vào, hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp ...); quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp (quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp) Như vậy tài chính doanh nghiệp chính là các quan hệ tài chính nảy sinh gan liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp 1.2.1.2. Khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Theo Đại từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin -năm 1998, an ninh là "yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm". Từ điên Tiêng Việt do nhà xuất bản Đà Nang- năm 2000 định nghĩa, an ninh là "yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội"; trong tiếng Anh, theo sự giải thích của Từ điển Oxford, security- chỉ hành động liên quan đến việc bảo vệ một đất nước, hay con người chống lại sự tấn công hay nguy hiểm hoặc sự bảo vệ tránh những điều không hay có thể xảy ra trong tương lai. Từ điến Le Petit Larousse (1993) của Pháp định nghĩa: an ninh (sécurité) là tình trạng trong đó một người hoặc vật hoặc sự việc không bị nguy hiểm, rủi ro, bị tấn công, bị tai nạn, bị bất ngờ suy thoái; Từ điển Tiếng Nga - Ogiêgốp.I - 1978 định nghĩa an ninh là tình trạng trong đó không ai hay cái gì bị nguy hiểm Các khái niệm về an ninh trên tuy có sự khác biệt nhưng cơ bản đều giống nhau: là trạng thái hay tình trạng ổn định, an toàn không bị nguy hiểm hay rủi ro của một người, một vật hay một sự vật hoặc một sự việc. Theo quan điểm truyền thống trước kia, khi đề cập đến vấn đề an ninh, người ta thường coi an ninh như là vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đặt tiêu điểm quan tâm tập trung vào công việc quốc tế. Nhưng cùng với sự phát triển của thời đại, nhận thức về an ninh được mở rộng. An ninh không phải chỉ là nội dung quốc phòng, cũng không phải chỉ là giữ quan hệ quốc tế nào đó mà phạm vi nó đề cập rộng hơn. Trên thực tế, các mặt hoạt động của nhân loại hiện nay đều liên quan đến vấn đề an ninh. Khái niệm an ninh đã mở rộng với nhiều đối tượng khác nhau như: an ninh chính trị, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh tài chính,... Với mồi đối tượng cụ thể, khái niệm và nội hàm của an ninh cũng khác nhau. An ninh lương thực khác an ninh kinh tế, khác an ninh tài chính, khác an ninh tài nguyên,... Trong phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, khái niệm về an ninh tài chính doanh nghiệp vẫn chưa được nhận thức thống nhất và còn nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, an ninh tài chính doanh nghiệp là sự ổn định của các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp, tức là sự duy trì một cách bình thường các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của doanh nghiệp. Quan niệm an ninh tài chính doanh nghiệp hiểu theo nghĩa ổn định mối quan hệ tài chính doanh nghiệp xuất phát từ bản chất của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Quan niệm này mang tính khái quát cao và đề cập một cách chung nhất tính ổn định trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chưa phản ánh được nội dung biểu hiện cũng như những yếu tố quyết định đến tính an toàn của tài chính doanh nghiệp. Nghĩa là, chưa đề cập được cụ thể trạng thái không bị nguy hiểm từ những tác động tiêu cực và các yếu tố quyết định tính an toàn của quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Ý kiến khác cho rằng, an ninh tài chính doanh nghiệp đồng nghĩa với cân bằng tài chính doanh nghiệp. Cân bằng tài chính doanh nghiệp được hiểu là việc duy trì cân đối giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào của doanh nghiệp. An ninh tài chính doanh nghiệp không được đảm bảo khi tài chính doanh nghiệp mất cân bằng. Mức độ mất cân bằng cao nhất trong tài chính doanh nghiệp là khủng hoảng tài chính. Tránh được khủng hoảng tài chính là mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp. Như vậy, Quan điểm anninh tài chính doanh nghiệp hiều theo nghĩa cân bằng tài chính xuất phát từ nhận thức tài chính doanh nghiệp dưới góc độ về sự vận động các luồng tài chính của doanh nghiệp. Do đó, quan điểm này cũng mới chỉ xem xét vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp trên một khía cạnh của sự ổn định trong sự vận động các luồng tài chính doanh nghiệp mà chưa đề cập đến tính an toàn của những vận động này. Theo một cách hiểu khác, an ninh tài chính doanh nghiệp là trạng thái an toàn của tài chính doanh nghiệp trước những rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quan niệm này xuất phát từ nhận thức về vấn đề rủi ro đối với doanh nghiệp. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất nhạy cảm, mọi biến động bất lợi của nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động này, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và làm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rủi ro đối với doanh nghiệp có nhiều loại: rủi ro về giá cả, rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro về công nghệ kỹ thuật, V.V.. Các rủi ro này tác động tiêu cực tới tài chính doanh nghiệp từ các góc độ khác nhau, với những mức độ khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến tài chính doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức độ tác động của các rủi ro mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp. Neư khả năng đề kháng của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thì tài chính doanh nghiệp giữ được an toàn. Nghĩa là đã bảo đảm được an ninh tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khả năng đề kháng của doanh nghiệp nhỏ hơn mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thì tài chính doanh nghiệp không an toàn. Quan niệm này đã đề cập đến những tác động của các loại rủi ro đến sự an toàn của tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chưa phản ánh được nội dung cũng như tính ổn định của tài chính doanh nghiệp. Các quan niệm về an ninh tài chính doanh nghiệp trên đã đề cập đến sự ổn định và an toàn đối với tài chính doanh nghiệp. Đứng trên những góc độ khác nhau, mỗi quan niệm đánh giá vấn đề này ở một khía cạnh. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam đã tiếp cận khái niệm an ninh tài chính doanh nghiệp một cách tương đối đầy đủ, toàn diện: An ninh tài chính doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ trạng thái giữ được ổn định về tình hình tài chính doanh nghiệp trong giới hạn an toàn cho phép theo các tiêu chuẩn đánh giá của những người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm trên có thể cần được tiếp tục nghiên cứu. Bởi vì, giới hạn an toàn cho phép theo các tiêu chuẩn đánh giá phải là chung cho tất cả các đối tượng chứ không theo các tiêu chuẩn đánh giá dưới góc độ của riêng người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn đánh giá của đối tượng này chỉ phản ánh mặt nhận thức chủ quan của những người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, có thể đúng, có thể sai. Bên cạnh đó, vì số lượng doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp trên thế giới rất lớn nên số lượng những đối tượng bỏ vốn cũng rất nhiều, các tiêu chuẩn đánh giá an toàn tài chính doanh nghiệp do vậy đa dạng, phong phú, không có chuẩn mực thống nhất đánh giá đúng đắn thực trạng an toàn của tài chính doanh nghiệp. Từ những phân tích một số quan niệm về an ninh tài chính doanh nghiệp nêu trên, chúng tôi cho rằng, “An ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng không trong giới hạn an toàn Với quan niệm về an ninh tài chính như trên, nội hàm khái niệm này trước hêt được hiêu là mức độ ổn định. Ổn định được hiểu là duy trì hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, bất thường. Các hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu,... cũng như các nội dung liên quan đến nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối,.... diễn ra bình thường, không có biến động thất thường. Nghĩa là, quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ; các quan hệ tài chính của doanh nghiệp không có biến động bất thường. Việc ổn định tài chính rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một tình trạng tài chính không ổn định làm cho doanh nghiệp dễ bị tổn thương, rơi vào tình trạng không an toàn. Tuy nhiên, cần phải hiểu sự ổn định đặt trong sự vận động và phát triển, ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ các hoạt động tài chính doanh nghiệp như những năm trước mà là giữ được ổn định quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, các mối quan hệ kinh tế trong tiến trình đi lên, không ngừng hoàn thiện và phát triển của doanh nghiệp. Nội dung thứ hai trong hàm ý khái niệm là khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác động bên trong và bên ngoài. Nói một cách khác, các hoạt động liên quan đến tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp không bị tổn thương, không bị nguy hiểm từ những rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ, các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp giữ được an toàn. Sự không an toàn về tài chính làm cho doanh nghiệp dễ rơi vào khủng hoảng, thậm chí dẫn tới phá sản. Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mình, đồng thời, ngăn chặn, chống lại được những tác động tiêu cực từ bên ngoài và do đó, uy tín tăng lên giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Như vậy, đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không chính là việc duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của các doanh nghiệp này.

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………ii MỤC LỤC………………………………………………………………………… iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT…………………………… vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT TIẾNG ANH……………………………… ix DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………… X DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………… xi MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………10 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH…………………………10 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG……………………………… 10 1.1 Tổng quan doanh nghiệp ngành hàng không…………………………… 10 1.2 An ninh tài doanh nghiệp hàng không………………………14 1.2.1 Khái niệm an ninh tài doanh nghiệp hàng không…………………………………………………………………………….14 1.2.ỉ.2 Khái niệm an ninh tài doanh nghiệp hàng không…………………………………………………………………………….15 1.2.3 Các tiều đánh giá an ninh tài doanh nghiệp hàng không………………………………………………………………………………………22 1.2.3.1 Nhóm tiêu phản ánh mức độ ổn định…………… ……………22 1.1.3.2 Nhóm tiêu phản ánh khả đảm bảo an toàn……………… 28 1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài doanh nghiệp hàng không………………………………………………………………………34 1.3 Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài số doanh nghiệp ngành hàng không giới học rút Việt Nam……………… 43 1.3.1 Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài số doanh nghiệp hàng không giới……………………………………………………………….44 1.3.2 Bài học kinh nghiệm doanh nghiệp NHK Việt Nam………………………………………………………………………………48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………… 49 CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………50 THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH……………………………………………50 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM…………50 2.1 Tổng quan doanh nghiệp hàng không Việt Nam………………… 50 2.2 Thực trạng an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam…………………………………………………………………………………61 2.2.1 Nhóm tiêu phản ảnh mức độ ổn định…………………………61 2.2.2 Nhóm tiêu phản ảnh khả đảm bảo an toàn tài chính…………………………………………………………………………… 87 2.2.3 Sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động nhân tố tới khả phá sản doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam .116 2.3 Đánh giá an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam……………………………………………………………………………… 121 2.3.1 Kết đạt được…………………………………………………….121 2.3.2 Hạn chế…………………………………………………………… 122 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế…………………………….…… 124 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………….130 CHƯƠNG 3………………………………………………………………………131 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH…………………………… 131 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM……………… 131 3.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam thời gian tới……………………………………………………………………….131 3.1.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội………………………………………………….131 3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển doanh nghiệp ngành hàng không thời gian tới…………………………………………………………………….134 3.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam thời gian tới……………………………………………………………136 3.2 Giải pháp đổi với doanh nghiệp………………………………… …… 136 3.2.2 Kiến nghị với Nhà nước…………………………………………… 169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………………….178 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 179 TÀI LIỆU THAM KHÁO…………………………………………………………182 Vll DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ANTCDN An ninh tài doanh nghiệp BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản CHK Cảng hàng không CPBH Chi phí bán hàng DTT Doanh thu ĐBTC đòn bẩy tài GTVT Giao thông vận tải HK Hàng không HKDD Hàng không dân dụng HQKD Hiệu kinh doanh KNSL Khả sinh lời LCTT Lưu chuyển tiền LNST Lợi nhuận sau thuế NCKH Nghiên cứu khoa học NHK Ngành hàng không NHTM Ngân hàng thương mại NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn NV Nguồn vốn NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên TMDV Thương mại dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hừu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VN Việt Nam IX DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẢT TIẾNG ANH ASEAN Association of Southest Asian Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á Nation APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Cooperation Bình Dương Center of Aviation Safety Trung tâm nghiên cứu an toàn hàng không Research Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước NIM Net interest margin Thu nhập từ lãi biên Net working Capital Nguồn vốn lưu động thường xuyên ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROS Return on Sales Tỷ suất lợi nhuận doanh thu World Trade Organization Tổ chức thương mại giới CARS NWC WTO 10 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Bảng 2.2 Khả sinh lời doanh nghiệp NHK Việt Nam Tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu (ROS) doanh nghiệp NHK Việt Nam Bảng 2.3 64 66 Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản doanh nghiệp NHK Việt 68 Nam Bảng 2.4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh doanh 70 nghiệp NHK Việt Nam Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu doanh nghiệp NHK Việt 73 Nam Bảng 2.6 ROE nhân tố ảnh hưởng tới ROE doanh nghiệp 76 NHK Việt Nam Bảng 2.7 LCTT doanh nghiệp NHK Việt Nam 81 Bảng 2.8 Chỉ số phá sản NHK Việt Nam 85 Bảng 2.9 Chỉ số Z” doanh nghiệp NHK Việt Nam 86 Bảng 2.10 Khả toán doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Bảng 2.11 Khả toán thời doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Khả toán nhanh doanh nghiệp 94 Bảng 2.12 NHK Việt Nam Bảng 2.13 Khả toán tức thời doanh nghiệp NHK Việt Nam 96 Bảng 2.14 Khả toán lãi vay doanh nghiệp NHK Việt Nam 100 11 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Tốc độ tăng Nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2016 58 Hình 2.2 Hệ số nợ trung bình doanh nghiệp NHK Việt Nam 59 Hình 2.3 Biến động hệ số nợ doanh nghiệp NHK Việt Nam 60 Hình 2.4 Tỷ lệ đầu tư vào TSNH giai đoạn 2011 - 2016 Hình 2.5 Khả sinh lời doanh nghiệp NHK Việt Nam 61 65 Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu doanh nghiệp 67 NHK Việt Nam Hình 2.7 Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản doanh nghiệp NHK 69 Việt Nam Hình 2.8 Biến động ROA doanh nghiệp NHK Việt Nam 71 Hình 2.9 Tỷ lệ doanh nghiệp NHK Việt Nam theo mức độ tín nhiệm 72 ngân hàng Hình 2.10 Biến động ROE doanh nghiệp NHK Việt Nam 74 Hình 2.11 Tỷ lệ doanh nghiệp NHK Việt Nam có ROE tăng, ROE 75 giảm qua năm Hình 2.12 Nguồn vốn lưu động thường xuyên doanh nghiệp NHK 75 Việt Nam Hình 2.13 Tỷ lệ doanh nghiệp có Nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng, 80 giảm qua năm Hình 2.14 Lưu chuyển tiền doanh nghiệp NHK Việt Nam 83 Hình 2.15 Tỷ lệ doanh nghiệp mức LCTT qua năm 84 Hình 2.16 Biến động số Z” doanh nghiệp NHK Việt Nam 87 Hình 2.17 Đánh giá số Z” doanh nghiệp NHK Việt Nam 87 Hình 2.18 Khả toán doanh nghiệp NHK Việt Nam 89 Hình 2.19 Khả toán thời doanh nghiệp NHK Việt Nam 91 Hình 2.20 xếp loại khả toán thời doanh nghiệp 92 Xll NHK Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 Hình 2.21 Khả toán doanh nghiệp NHK Việt Nam 94 Hình 2.22 xếp loại khả toán nhanh doanh nghiệp từ năm 95 2010 đến năm 2015 Hình 2.23 Khả toán tức thời doanh nghiệp NHK Việt Nam 97 Hình 2.24 Khả toán lãi vay doanh nghiệp NHK Việt Nam 100 Hình 3.1 Dự báo ROE doanh nghiệp NHK giai đoạn 2015-2017 121 Hình 3.1 Dòng tiền doanh nghiệp 129 Hình 3.2 Chu kỳ tạo tiền mặt 130 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài luận án Trong kinh tế thị trường, trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro phát sinh Những rủi ro kinh doanh đa dạng nảy sinh nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ quan rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro kỹ thuật - công nghệ, rủi ro pháp luật, rủi ro từ yếu tố tự nhiên.V.V Mỗi doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực, ngành định chịu tác động loại rủi ro khác mức độ rủi ro khác Tuy nhiên, loại rủi ro nảy sinh Để dọa đến tồn phát triển doanh nghiệp Trong năm gần với khủng hoảng kinh tế phạm vi toàn cầu cho thấy nhiều doanh nghiệp nước bị Để dọa tồn rủi ro tài Do vậy, việc đảm bảo anh ninh tài doanh nghiệp vấn đề đặt cách gay gắt nhà quản trị doanh nghiệp Ở Việt Nam, suy thoái kinh tế vừa qua bộc lộ rõ hon tình trạng doanh nghiệp kể số doanh nghiệp lớn bị an ninh tài có nguy rơi vào tình trạng phá sản Cùng với xu toàn cầu hóa chứa đựng nhiều nguy bất ổn, dòng vốn tự di chuyền làm tăng mối quan tâm quốc gia việc đảm bảo cho khu vực tài hoạt động cách lành mạnh, an toàn hiệu Đó an ninh tài cấp độ quốc gia Còn phạm vi doanh nghiệp, an ninh tài xem xét khía cạnh tính lành mạnh, an toàn hiệu theo quan điểm chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay rủi ro hoạt động tài tồn Tuy nhiên, vấn đề an ninh tài phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động doanh nghiệp phương pháp chất lượng thông tin thu thập để đánh giá Cuối năm 2006, nước ta thức thành viên thứ 150 Tồ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu mốc quan trọng trình hội nhập kinh tế định xử lý hành vi đề bảo vệ hành khách khác bảo vệ doanh nghiệp 3.2.2 Kiến nghị với Nhà nước 3.2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thong văn quy phạm pháp luật tiêu chuân an toàn hàng không Cơ sở pháp lý yếu tố tảng định tồn tại, phát triển ngành nghề nói chung NHK nói riêng Từ NHK đời năm 2016, Chính phủ, Bộ GTVT đưa nhiều văn quy định hoạt động, tiêu chuẩn an toàn NHK chưa thực đồng Đồng thời, NHK có hoạt động liên quan đến quốc tế phải tuân thủ theo quy định quốc tế nước có đường bay qua Vì vậy, Chính phủ Bộ GTVT cần phải đưa văn pháp luật, văn hướng dẫn đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định tổ chức vận tải hàng không quốc tế Đồng thời, phối hợp với hiệp hội, tố chức hàng không giới SkyTeam, chuyên gia lĩnh vực kinh tế, hàng không Chính phủ nước khác có NHK phát triển để liên tục cập nhật tiêu chuân an toàn đưa có quy định phù hợp với quôc tế sách phát triển đất nước 3.2.2.2 Xây dựng sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý định hướng phát triển ngành phù hợp Nhà nước ưu tiên sử dụng Nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích phương án hợp vốn đầu tư nước tất thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước nhiều hình thức khác Khuyến khích Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước (FDI), dạng đầu tư BT, BOT, BOO, ppp cho việc phát triển CHK Chu Lai, Long Thành, CHK, sân bay mới, phát triển công nghiệp HK (sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, chế tạo linh kiện, khí tài, vật tư ), sở kỹ thuật thương mại khác CHK Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có sách ưu tiên điều kiện cho vay vốn hãng hàng không giúp hãng có đủ điều kiện vay vốn, đủ lượng vốn cần thiết cho việc hoạt động, đổi máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống sân bay, cảng hàng không đại, trang bị thêm loại máy bay dân dụng mới, đại Bộ GTVT cần đưa định hướng phát triển NHK, chiến lược phát triển cụ thể theo giai đoạn giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cho mình; Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn an toàn hàng không rõ ràng, chặt chẽ Đồng thời, Bộ GTVT cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động hãng hàng không nước, nắm bắt tình hình để có điều chỉnh phù hợp 3.2.23 Các sách phát triển NHK ngành khác nhât ngành Du lịch cần phải thực cách đồng quán NHK ngành nghề, lĩnh vực kinh tế vĩ mô đất nước Nen kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định, thu nhập người dân nâng cao việc người dân di chuyển máy bay tăng lên, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt tăng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, giúp cho doanh thu doanh nghiệp NHK tăng lên, hoạt động kinh doanh hiệu Như vậy, Nhà nước cần có sách tài chính, sách tiền tệ phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, với định hướng phát triển đất nước, kìm chế lạm phát, phát triển kinh tế vĩ mô bền vững, gia tăng thu nhập người dân, nâng cao chất lượng đời sống người dân NHK đường bay nước mà đường bay khắp giới, doanh nghiệp ngành cần ổn định tỷ giá hối đoái tỷ giá đồng Đola Chẳng hạn ngành giáo dục: Các sở Giáo dục - Đào tạo mà cụ thể Học viện, trường Đại học, Cao đẳng nơi cung cấp Nguồn nhân lực cho doanh nhiệp NHK Để nâng cao hiệu kinh doanh, phát triển mở rộng doanh nghiệp cần có Nguồn nhân lực có chất lượng cao Vì vậy, sở Giáo dục - Đào tạo cần thực giải pháp: - Các sở Giáo dục - Đào tạo cần đào tạo tăng cường thực hành thay giảng dạy lý thuyết thông thường, phối hợp với doanh nghiệp hàng không tổ chức cho sinh viên có hội thực tế, nâng cao kỹ làm việc thực tế sinh viên - Các sở Giáo dục - Đào tạo kết hợp với doanh nghiệp hàng không tổ chức khóa học với giảng viên người làm việc doanh nghiệp đó, thi tìm hiểu chuyên môn nghiệp vụ để sinh viên hiểu công việc tới mình, từ có định hướng hoàn thiện thân - Các doanh nghiệp hàng không cần có sách đầu tư vào sở Giáo dục - Đào tạo, gây dựng quỹ học bổng đào tạo nhân tài - Các sở Giáo dục - Đào tạo cần đầu tư trang thiết bị, máy móc kỹ thuật giúp cho việc học tập, rèn luyện sinh viên thêm sinh động, giống với thực tế - Khuyến khích sinh viên tham gia chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tham gia câu lạc để nâng cao trình độ kỹ làm việc - Đặc biệt, để phát triển việc sản xuất, chế tạo phận, máy móc, thiết bị máy bay dân dụng cho doanh nghiệp NHK sở Giáo dục Đào tạo, trường đào tạo kỹ sư kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, càn bổ sung thêm chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao cho ngành Đồng thời, phát triển thành phần kinh tế khác kích thích NHK phát triển theo ngành nghề, lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau, tương trợ phát triển Đặc biệt ngành Du lịch, ngành có mối quan hệ mật thiết với NHK số lượng khách du lịch tăng lượng khách máy bay tăng theo Hiện nay, số lượng khách du lịch máy bay ngày tăng chiếm tỷ trọng ngày cao so với phương tiện giao thông khác.Theo Tổ chức du lịch giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) dự báo lượng khách du lịch giới sè tăng trưởng bình quân 3,3%/năm đến năm 2030 Dòng khách du lịch giới có xu hướng thay đổi bản, chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Đông Nam Á, nơi có kinh tế phát triển động, trị hòa bình ổn định, có nhiều địa điếm du lịch hấp dẫn nhờ đa dạng thiên nhiên, khí hậu văn hóa, có nước ta Dự báo năm 2030, lượng khách du lịch thị trường gia tăng tỷ trọng nên tới 30% phía Việt Nam, Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày cao cấu GDP Dự kiến đến năm 2020 đón 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa Đển năm 2030, nước ta đón 18 triệu lượt khách quốc tế 71 triêu lượt khách nội địa Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 - 2030 dự báo tăng trưởng bình quân từ 10 - 20%/năm Không thể phủ nhận điều rằng, phát triển ngành Du lịch NHK liền với Vì vậy, để phát triển NHK, tăng doanh thu ta cần phát triển ngành Du lịch, cần có sách tổng thể phối hợp phát triển hai ngành này: - Các doanh nghiệp NHK cần tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch VN Tại sân bay, máy bay, trang Web doanh nghiệp cần có thông tin du lịch VN để hành khách tham gia giao thông máy bay, tìm kiếm thông tin hay đến đưa, đón người thân nhìn thấy - Các tiếp viên hàng không cần có kiến thức du lịch nước - Tăng cường, đầy nhanh hội nhập quốc tế mặt - Các doanh nghiệp NHK cần liên kết, thường xuyên trao công ty lữ hành nước đề trao đối thông tin đoàn khách du lịch chương trình khuyến mại hai bên, giúp phát triển - Ngoài ra, Nhà nước địa phương cần có biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh, địa danh du lịch có sách phát triển hạ tầng giao thông kinh tế vùng du lịch đó, nhằm phát triển ngành Du lịch gián tiếp phát triển NHK - Chính quyền cần đặc biệt nghiêm khắc xử lý cá nhân, đơn vị có hành vi bắt chẹt khách du lịch, tạo tâm lý phản cảm khách du lịch - Mỗi người dân cần có tinh thần tự hào, quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế Nhất doanh nghiệp NHK cần tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch VN Tại sân bay, máy bay, trang Web doanh nghiệp cần có thông tin du lịch VN để hành khách tham gia giao thông máy bay, tìm kiếm thông tin hay đến đưa, đón người thân nhìn thấy 3.2.2.4 Cải thiện môi trường kinh doanh ♦♦♦ Cải thiện sở hạ tầng Việt Nam trung tâm khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ biển số quốc gia Lào, Thái Lan Đó lợi cho NHK nước ta Bộ GTVT, NHK cần tập trung Nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng sở CHK (đặc biệt CHK có vai trò then chốt điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai) nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, lực, chất lượng phục vụ NHK năm tới Sau nước ta mở cửa toàn diện có nhiều hãng hàng không nước mở đường bay tới nước ta hãng hàng không nước ta mở đường bay nước khác Nước ta cần phải hoàn thiện đại sở hạ tầng cảng hàng không để thu hút ngày nhiều hãng hàng không nước đến nước ta, từ đó, giúp làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp toàn ngành hàng không ♦♦♦ Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh Ngày nay, nhu cầu lại, vận chuyển máy bay người dân ngày tăng hãng HK không thề đáp ứng đủ nhu cầu, Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập hãng HK mới, khuyến khích tham gia kinh doanh dịch vụ HK tất doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác Tuy nhiên, hãng HK phải tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện NHK để đảm bảo hãng HK hoạt động cạnh tranh thị trường Hiện nay, không doanh nghiệp nước mà doanh nghiệp nước tham gia NHK nước ta Đặc biệt, sau thức trở thành thành viên WTO, nước ta mở cửa toàn diện, đồng thời có nhiều hãng hàng không nước tham gia hoạt động nước ta Như vậy, số lượng hãng hàng không tăng lên cạnh tranh hãng hàng không tăng lên Để đảm bảo doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh bảo vệ hãng hàng không nước Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh công ♦♦♦ Ổn định tình hình kinh tế, ổn định lạm phát tỷ giá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Cụ thể có nhóm giải pháp sau: - Tăng đầu tư tác động chuyển biến mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đời sống nông dân, thực có hiệu chương trình xây dựng nông thôn - Tăng khả tiết kiệm vốn doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vừa nhỏ, doanh nghiệp xuất - Phối hợp hài hòa sách tiền tệ sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị sức mua tiền đồng, tăng dần dự trữ ngoại hối, tăng trả nợ, giảm vay nợ, chấm dứt đầu tư dàn trải đầu tư dàn trải doanh nghiệp nhà nước Nghiên cứu, đánh giá lại hiệu Quỹ bình ổn giá xăng dầu, khắc phục tình trạng bù lỗ hỗ trợ thuế, đồng thời có chế giám sát, kiểm tra đối chiếu minh bạch việc điều hành quỹ - Thực tốt sách an sinh xã hội - Rà soát, giảm bớt thủ tục hành gây khó cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng 3.2.2.5 Đây nhanh tiến trình tái câu trúc thị trường chứng khoán Phát triển thị trường chứng khoán giải pháp vĩ mô quan trọng giúp doanh nghiệp ngành hàng điều kiện đa dạng hóa Nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu kinh doanh doanh nghiệp Một là, khuyến khích doanh nghiệp niêm yết, tiếp tục đẩy mạnh cố phần hoá doanh nghiệp, tống công ty, tập đoàn nhà nước Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp, Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế NHTM, gắn việc cố phần hoá với niêm yết TTCK; mở rộng việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn thị trường Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực việc bán tiếp phần vốn Nhà nước doanh nghiệpNN không cần giữ cổ phần chi phối không cần nắm giữ cổ phần Chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước sang hình thức công ty cổ phần niêm yết, giao dịch TTCK Hai là,tăng quy mô, củng cố tính khoản cho thị trường chứng khoán Phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế Chú trọng việc phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức nước để giúp hệ thống tài phòng vệ chống lại ảnh hưởng cú sốc bên Ba là, nâng cao sức cạnh tranh định chế trung gian thị trường tố chức phụ trợ Hệ thống tổ chức trung gian chứng khoán phải củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ lực tài chính, công nghệ Nguồn nhân lực đề cạnh tranh với tồ chức kinh doanh chứng khoán khu vực phù hợp với xu hướng chung giới mô hình tổ chức công ty chứng khoán theo mô hình đa củng cố hệ thống quản trị rủi ro định chế Bốn là,từng bước đại hóa Sở Giao dịch Chứng khoán với hệ thống giao dịch, giám sát công bố thông tin đại có khả kết nối với Sở Giao dịch Chứng khoán quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu thị trường Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò Sở Giao dịch Chứng khoán phát triển thị trường giai đoạn trước mắt, tiến tới thống thị trường dài hạn Kiện toàn phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; đại hóa hoạt động Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, bước tham gia kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quốc tế khu vực Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, công ty chứng khoán tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích an toàn Năm /à, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển thị trường Hội nhập quốc tế xu hướng tất yếu nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả cạnh tranh TTCK Việt Nam khu vực giới Để có lợi ích lớn từ hội nhập quốc tế giảm thiểu rủi ro tham gia trình này, quan quản lý cần chủ động xây dựng sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển TTCK kinh tế Việt Nam giai đoạn Sáu là,tăng cường lực quản lý, giám sát, tra cưỡng chế thực thi quan quản lý nhà nước lĩnh vực chứng khoán sở phân định rõ chức giám sát Bộ Tài chính/úy ban Chứng khoán Nhà nước với ngành, cấp giám sát khác theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát tổ chức tự quản tổ chức hiệp hội; thiết lập chế thức phối kết hợp quan quản lý nhà nước nước lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiềm, nhằm bảo đảm hiệu hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán TTCK Việt Nam KÉT LUẬN CHƯƠNG Mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2030 trở thành quốc gia có NHK phát triển nằm tốp nước dẫn đầu giao thông hàng không khu vực Đông Nam Á trở thành doanh nghiệp bưu quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 Trên sở quan điểm, mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam , luận án tập trung phân tích sâu vào giải pháp doanh nghiệp, đồng thời đưa kiến nghị với Cơ quan nhà nước Các giải pháp doanh nghiệp bao gồm nội dung sau: Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với doanh nghiệp ngành hàng không nhằm gia tăng Nguồn lực tài góp phần bảo đảm an ninh tài chính; thực tốt quản trị dòng tiền, cải thiện khả toán đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp; doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài doanh nghiệp; tiếp tục triển khai việc sử dụng công cụ tài phái sinh mức độ cao tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động tình hình an ninh sân bay máy bay; nâng cao trình độ, lực làm việc cho nhân viên NHK doanh nghiệp NHK; nâng cao thương hiệu doanh nghiệp NHK Việt Nam; chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức hiểu biết người tham gia giao thông máy bay Những kiến nghị qsuan Nhà nước gồm năm nội dung sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn quy phạm pháp luật tiêu chuẩn an toàn hàng không; xây dựng sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý định hướng phát triển ngành phù hợp; sách phát triển NHK ngành khác ngành Du lịch cần phải thực cách đồng quán; cải thiện môi trường kinh doanh; đầy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Đây giải pháp bản, quan trọng nhằm đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không thời gian tới KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế nay, doanh nghiệp muốn tồn phát triển đòi hỏi phải có tiềm lực tài mạnh mẽ, đảm bảo an ninh tài trình hoạt động kinh doanh An ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không trạng thái ổn định tình hình tài doanh nghiệp ngành hàng không giới hạn an toàn Đây vấn đề thu hút quan tâm không doanh nghiệp, Nhà nước mà đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp ngân hàng, người đầu tư, đối tác, Luận án sâu phân tích khái niệm an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Đồng thời, nhóm tiêu đánh giá an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Bên cạnh đó, tác giả sâu tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không giúp nhà quản lí kinh tế mà chủ doanh nghiệp đưa biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Ngoài ra, luận án đưa kinh nghiệm số hãng hàng không giới học rút cho Việt Nam việcđảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Luận án đánh giá số ưu điểm, hạn chế thực trạng an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam thời gian qua nội dung theo tiêu chí đánh giá an ninh tài doanh nghiệp Luận án sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động nhân tố co tới khả phá sản doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam.Đồng thời nguyên nhân hạn chế trên.Đây sở quan trọng để tác giả đưa nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam Đó giải pháp doanh nghiệp đưa kiến nghị với Nhà nước Các giải pháp bên bao gồm nội dung sau: Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với doanh nghiệp ngành hàng không nhằm gia tăng Nguồn lực tài góp phần bảo đảm an ninh tài chính; thực tốt quản trị dòng tiền, cải thiện khả toán đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp; doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài doanh nghiệp ;Tiếp tục triên khai việc sử dụng công cụ tài phái sinh mức độ cao hơn; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động tình hình an ninh sân bay máy bay; nâng cao trình độ, lực làm việc cho nhân viên NHK doanh nghiệp NHK; nâng cao thương hiệu doanh nghiệp NHK Việt Nam; chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức hiểu biết người tham gia giao thông máy bay Nhóm giải pháp bên gồm năm nội dung sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn quy phạm pháp luật tiêu chuẩn an toàn hàng không; xây dựng sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý định hướng phát triển ngành phù hợp; sách phát triển NHK ngành khác ngành Du lịch cần phải thực cách đồng quán; cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Đề tài nghiên cứu luận án vấn đề lớn, phức tạp mà thân tác giả với khả nghiên cứu hạn chế nên không tránh khỏi khiếm khuyết Rất mong nhận tham gia góp ý quan, cá nhân nhà khoa học, đồng nghiệp người quan tâm / DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phạm Thị Phương Anh(2014),“ Tái cấu doanh nghiệp nhà nước: Hết đường lùi ”, Tạp chí Tài & Đầu tư số 9/2014 Phạm Thị Phương Anh (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh Tài doanh nghiệp ngành Hàng không giới”, Tạp chí Tài kỳ tháng 6/2015 Phạm Thị Phương Anh (2015),“ Vì doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống tiêu đánh giá an ninh tài chính?”- Tạp chí Thanh tra Tài tháng 7/2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo phân tích doanh nghiệp Vietnam Airlines, Công ty cổ phần chứng khoán BIDV, 2014 Báo cáo phân tích Vietnam Airlines, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, 2014 Báo cáo tài năm 2011,2012, Cảng hàng không miền Bắc, Cảng hàng không miền Trung, Cảng hàng không miền Nam Báo cáo tài năm 2011,2012, 2013, 2014 Tổng công ty hàng không Việt Nam Báo cáo tài năm 2011,2012, 2013, 2014 Tổng công ty quản lý bay Bernard Guerrien (2007), Từ đỉến phân tích kinh tế, NXB Tri thức Bùi Hữu Phước (2004), Tài doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội GS,TSKH Tào Hữu Phùng, Th.sĩ Trần Tiến Hưng(2003)- Cuốn sách “An ninh tài doanh nghiệp nhà nước điều kiện chủ động hội nhập quôc tề” GS,TSKH Tào Hữu Phùng(2004) -Cuốn sách “An ninh tài Quốc gia - Lí luận - cảnh háo - đoi sách”, Nxb Tài chính, Hà Nội 10 Huỳnh Năm (2011) Tăng cường quản trị công ty - Giải pháp nâng cao hiệu phát trỉên bền vững doanh nghiệp sau cô phần hóa, NXB Đà Nang 11 Kế hoạch lợi nhuận 2014- 2018 Tổng công ty HK Việt Nam công ty con, công ty liên kết 12 Lê Hồng Hạnh (2004), Cô phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước - Những vấn đề lý luận thực tiễn NXB CTQG,Hà Nội 13 Mai Công Quyền (2010), hổ trợ tài doanh nghiệp nhà nước sau cô phần hóa, Tạp chí kinh tế & Phát triển, tr51-55 14 Nguyễn Hải Sản (2006), Quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, TP Hồ Chí Minh 15 Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài doanh nghiệp, Nxb Tài chính, TP Hồ Chí Minh 16 Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh 18 Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh 19 Phạm Thị Vân Anh (2013) Để tài NCKH cấp Học viện “Giải pháp đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ Việt Nam” 20 Quốc Hội (2006), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 21 Quốc Hội (2014), Luật sửa đôi bô sung so điều Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 22 Rob Reider, Quản trị dòng tiền, Đại học Quốc gia Hà Nội 23 Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định số 94/2009/QĐ - TTg ngày 16 tháng 07 năm 2009 việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Cục hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải 24 Trần Tiến Hưng( 2008), Một số giải pháp bảo đảm an ninh tài doanh nghiệp Việt Nam trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài 25 TS Trần Ngọc Thơ(2003), Tài doanh nghiệp đại, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh 26 Viện nghiên cứu Tài (2003), Nghiên cứu sở lí luận thực tiễn hệ thong giải pháp đảm bảo an ninh tài Việt Nam phát triển hội nhập quốc tế, Để tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội 27 Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài hoạt động tỏ chức tín dụng, Nxb Tài chính, Hà Nội 28 Vũ Minh Tâm ( 2009), An ninh tài cho thị trường tài Việt Nam điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LA Tiến sỹ kinh tế 29 Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 30 Các tạp chí kinh tế tài nhiều tài liệu khác 31 Các văn chế độ tài chính, kế toán doanh nghiệp; kiểm toán; tín dụng ngân hàng; 32 Aviation Sa/etỵ Management Systems Return on Investment Studỵ (2011),CASR - Center of Aviation Safety Research 33 Avỉationỷỉnance (2013), Pwc 34 Aviation security: Costing, pricỉng, ýìnance and perỷormance (2014), David Gillen 35 Large Capital In/usions, Investor Reactions, and the Return and Rỉsk Performance of Financial Institutỉons over the Business Cycle and Recent Financial Crisis (2010), Elyasiani, E.Loretta RMester, Michael S.Pagano ... trạng an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam - Chỉ kết đạt hạn an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam - Đưa giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp ngành hàng không, ... rủi ro doanh nghiệp hàng không Từ thành công hạn chế hoạt động đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam -Luận án đưa giải pháp đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam thời... chung an ninh tài doanh nghiệp hàng không Chương 2: Thực trạng an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài doanh nghiệp hàng không Việt Nam CHƯƠNG NHỮNG

Ngày đăng: 22/07/2017, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan