1. Tính cấp thiết của đề tài. Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Định hướng đến năm 2030, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á. Để đạt được những mục tiêu trên, ngay từ khi học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên luôn ý thức phải trau dồi kiến thức và đặc biệt phải thường xuyên rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt nhằm đáp ứng các yêu cầu học tập và công tác sau này. Chính vì vậy, công tác GDTC đã luôn được Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm, thông qua các phong trào thi đua sôi nổi, lành mạnh, nhà trường luôn phát huy tốt các môn thể thao thế mạnh, bồi dưỡng cá nhân xuất sắc về TDTT, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó trong những năm qua nhà Đại học Quốc gia Hà Nội đã đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT và môn học GDTC dành cho sinh viên, từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện thường xuyên cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong trường như: sân vận động, nhà thi đấu, sân bãi tập luyện… phục vụ cho các hoạt động nội khoá và ngoại khoá sôi nổi và hiệu quả, bên cạnh đó, công tác tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng được nhà trường quan tâm triển khai thực hiện. Trong chương trình GDTC hiện nay, các môn võ thuật được đưa vào giảng dạy chính khóa và ngoại khóa ở khối các trường Đại học, Cao đẳng nhằm rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng vận động cơ bản của võ thuật. Để nâng cao thể lực và khả năng tập luyện cho sinh viên, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Đại học Quốc gia, Trung tâm GDTC và Thể thao đã đưa môn Karatedo vào chương trình tập luyện ngoài giờ chính khóa ngay từ năm học thứ nhất theo mô hình câu lạc bộ Karatedo nhằm mục đích phát triển thể lực cũng như làm quen, thích nghi với các bài tập vận động trong võ thuật và theo định kỳ cứ hai năm một lần có tổ chức giải thi đấu trong phạm vi câu lạc bộ, cũng như tham dự các giải thi đấu trong hệ thống thi đấu của học sinh, sinh viên nhằm đánh giá phong trào tập luyện cũng như trình độ thể lực, võ thuật của sinh viên. Việc tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karatedo của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được duy trì từ năm 2010 cho đến nay với sự chủ trì, quản lý, tổ chức hoạt động của Trung tâm GDTC và Thể thao. Với tinh thần võ đạo Karatedo kết hợp với truyền thống nhân nghĩa phương Đông của dân tộc Việt Nam, cùng với mục tiêu và yêu cầu của công tác đào tạo hiện nay, các hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Karatedo đã được Trung tâm cụ thể hoá mục đích hoạt động, với mục tiêu: Rèn luyện sức khoẻ để học tập tốt; rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; gìn giữ và phát huy tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, bạn bè đồng nghiệp và tình thầy trò… Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện, các công tác xã hội, từng bước tiếp cận thiên nhiên, bảo vệ môi trường, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong tương lai. Đến nay, hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội đã duy trì được gần 10 năm với những thành tựu và kết quả đạt được đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của nhà trường. Để phát huy những thành tựu đạt được với mục tiêu trở thành mô hình tập luyện ngoại khóa tiêu biểu và phát triển câu lạc bộ Karatedo của nhà trường, thì hiệu quả của hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Karatedo đến sự phát triển thể lực của sinh viên cần phải được tổng kết, kiểm tra, đánh giá để từ đó có những bài học kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại nhằm phát triển phong trào, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện. Mặt khác, việc tìm hiểu, nghiên cứu sự phát triển thể lực của sinh viên thông qua việc tập luyện môn võ thuật này còn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác giảng dạy, rèn luyện thể lực chung trong nhà trường. Vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện ngoại khóa các môn thể thao đến sự phát triển thể lực của sinh viên đã được nhiều nhà chuyên môn, các nhà quản lý và các nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu. Trước hết phải kể đến các tác giả Phạm Khánh Ninh (2001) với đề tài: “Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khoá để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Mỏ Địa chất”; tác giả Trần Thị Thuỳ Linh (2001) với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khoá bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học sư phạm Huế”, tác giả Nguyễn Duy Quyết (2006) với đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn điền kinh tại trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Tây”; tác giả Nguyễn Dũng Minh (2009) với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện ngoại khoá môn Karatedo của sinh viên trường Đại học Phú Xuân Huế”; tác giả Đào Trung Tú (2014) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất nam sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ Karatedo”… Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra những mô hình và biện pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá dưới các hình thức là bắt buộc và tự chọn cho sinh viên. Có thể nói rằng, các kết quả nghiên cứu nêu trên của các tác giả đều là những tư liệu hết sức đáng quý trong lĩnh vực GDTC cho sinh viên nói chung và cách thức tổ chức tập luyện ngoại khoá cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay. Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện ngoại khóa môn Karatedo đến sự phát triển thể lực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ Karatedo”. 2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc đánh giá thực trạng thể lực chung của sinh viên, cũng như thực trạng công tác GDTC của Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả của tập luyện ngoại khoá môn Karatedo đến sự phát triển thể lực của nam sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất và bước đầu xác định mức độ phù hợp mô hình câu lạc bộ Karatedo; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam sinh viên (tham gia tập luyện ngoại khóa tại CLB Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội) góp phần nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên 3. Mục tiêu nghiên cứu. Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực và công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Đánh giá thực trạng thể thể lực (theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực) của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đánh giá thực trạng về phong trào tập luyện ngoại khóa môn Karatedo, nội dung chương trình tập luyện, các yếu tố điều kiện đảm bảo cũng như kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục tiêu 2: Xác định hiệu quả của tập luyện ngoại khoá môn Karatedo đến sự phát triển thể lực của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của việc tổ chức, quản lý công tác giáo dục thể chất của nhà trường, giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý tập luyện ngoại khóa môn Karatedo cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đánh giá hiệu quả tác động của tập luyện ngoại khóa môn Karatedo đến sự phát triển thể lực của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua các tiêu chí đánh giá thể lực sau 1 năm tập luyện. Xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể lực của nam sinh viên tham gia tập luyện tại câu lạc bộ Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài. Giả thuyết rằng, tập luyện ngoại khóa môn Karatedo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển thể lực cho người tập. Tuy nhiên vấn đề này cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ tại Câu lạc bộ Karatedo ngoại khóa tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ khẳng định rõ hơn vấn đề nêu trên; đồng thời nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa môn Karatedo, góp phần phát triển thể lực chung cho sinh viên.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI VŨ THU HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THÔNG QUA TẬP LUYỆN NGOẠI KHĨA MƠN VÕ KARATEDO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI VŨ THU HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THÔNG QUA TẬP LUYỆN NGOẠI KHĨA MƠN VÕ KARATEDO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Mã ngành: 8140101 Hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Ngọc Minh HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan, cơng trình nghiên cứu riêng Các số liệu, kết trình bày luận án trung thực chưa cơng bố cơng trình nghiên cứu Tác giả luận văn Vũ Thu Huyền Trang DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CHLB - Cộng hoà liên bang CLB - Câu lạc GDTC - Giáo dục thể chất HLTT - Huấn luyện thể thao HLV - Huấn luyện viên TDTT - Thể dục thể thao VĐV - Vận động viên XPC - Xuất phát cao XPT - Xuất phát thấp DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Thể loại Số 3.1 Nội dung Kết học tập lý thuyết thực hành môn học giáo dục thể chất nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (thời điểm năm học 2018 - 2019 2019 Trang 55 - 2020) Kết kiểm tra đánh giá thực trạng thể lực chung 3.2 thông qua nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thể lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (thời điểm Sau 57 năm học 2019 - 2020) Mức độ tăng trưởng thể lực chung thông qua nội dung, 3.3 tiêu chuẩn rèn luyện thể lực nam sinh viên Đại học Sau 57 Quốc gia Hà Nội (thời điểm năm học 2019 - 2020) Tổng hợp kết nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Biểu 3.4 Nội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực (thời điểm năm 58 học 2019 - 2020) bảng 3.5 3.6 Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Chương trình tập luyện ngoại khóa Karatedo cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 61 62 Khung thời gian chương trình tập luyện ngoại khóa 3.7 môn võ Karatedo sinh viên Đại học Quốc gia Hà 63 Nội 3.8 Kết khảo sát thực trạng công tác giáo dục thể chất Đại học Quốc gia Hà Nội (n = 34) Sau 66 Kết điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại 3.9 khố ham thích tập luyện ngoại khố môn Karatedo sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (n Sau 67 = 2420) Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao Biểu bảng 3.10 Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2010 – 2021 69 Thể loại Số Nội dung Thực trạng sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập 3.11 luyện phục vụ công tác giáo dục thể chất Đại học Trang 71 Quốc gia Hà Nội Thực trạng đội ngũ cán phụ trách công tác tổ 3.12 chức quản lý hoạt động tdtt ngoại khóa cho sinh viên 74 Đại học Quốc gia Hà Nội So sánh kết kiểm tra nội dung đánh giá thể 3.13 lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia tập luyện câu lạc Karatedo (đối Sau 87 tượng nam sinh viên năm thứ năm thứ hai) Diễn biến nhịp tăng trưởng nội dung đánh giá 3.14 thể lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia tập luyện câu lạc Karatedo (đối Sau 87 tượng nam sinh viên năm thứ năm thứ hai) So sánh kết kiểm tra nội dung đánh giá thể 3.15 lực nhóm nam sinh viên khơng tham gia tập luyện nhóm nam sinh viên tham gia tập luyện Sau 87 câu lạc Karatedo Diễn biến nhịp tăng trưởng nội dung đánh giá 3.16 thể lực nhóm nam sinh viên khơng tham gia tập luyện nhóm sinh viên tham gia tập luyện câu Sau 87 lạc Karatedo Tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo nội dung 3.17 nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia tập Sau 89 luyện câu lạc Karatedo Bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực theo nội 3.18 dung nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Sau 89 tham gia tập luyện câu lạc Karatedo Biểu bảng Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trình độ thể 3.19 lực cho sinh viên tập luyện câu lạc Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội 91 Thể loại Số Nội dung So sánh tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trình 3.20 độ thể lực nhóm đối tượng nghiên cứu - năm Trang 92 thứ So sánh tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trình 3.21 độ thể lực nhóm đối tượng nghiên cứu - năm 93 thứ hai 3.22 Số lượng đội tuyển Karatedo số lượng hội viên câu lạc tham gia tập luyện thường xuyên 96 Số lượng giải thi đấu môn Karatedo số lượng 3.23 VĐV thuộc đội tuyển tham gia thi đấu trước năm 2021 (năm học 2019 - 2020) sau năm 2021 (năm 96 học 2020 - 2021) Chức nhiệm vụ đơn vị phụ trách hoạt 3.1 động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đại học Quốc 74 gia Hà Nội Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý câu lạc Karatedo 3.2 Trung tâm Giáo dục thể chất Thể thao - Đại học Quốc gia Hà Nội 85 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục đích nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học đề tài CHƯƠNG TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát số vấn đề công tác giáo dục thể chất trường Đại học 1.2 Các yếu tố điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất trường Đại học 12 1.3 Đặc điểm đặc trưng ảnh hưởng môn võ Karatedo đến việc phát triển tố chất thể lực 17 1.3.1 Tính thực dụng mơn Karatedo 17 1.3.2 Đặc điểm môn Karatedo đến phát triển tố chất thể lực 18 1.4 Những sở lý luận công tác tổ chức quản lý phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa trường Đại học, Cao đẳng 21 1.4.1 Công tác tổ chức, quản lý phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa 22 1.4.2 Vai trị cơng tác tổ chức tập luyện, thi đấu Karatedo ngoại khóa sinh viên 23 1.5 Đặc điểm vai trò hoạt động ngoại khố cơng tác giảng dạy huấn luyện thể dục thể thao 25 1.5.1 Đặc điểm hình thức tổ chức buổi tập thể dục thể thao 25 1.5.2 Vai trò, ý nghĩa hoạt động ngoại khố cơng tác giảng dạy huấn luyện thể thao 31 1.6 Tổng quan số công trình nghiên cứu có liên quan 32 1.7 Nhận xét 39 CHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 41 2.1 Đối tượng khách thể nghiên cứu 41 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41 2.1.2 Khách thể nghiên cứu 41 2.2 Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 42 2.2.2 Phương pháp vấn toạ đàm 42 2.2.3 Phương pháp chuyên gia 43 2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 44 2.1.5 Phương pháp toán học thống kê 50 2.3 Tổ chức nghiên cứu 52 2.3.1 Thời gian nghiên cứu 52 2.3.2 Phạm vi nghiên cứu 53 2.3.3 Địa điểm nghiên cứu 54 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54 3.1 Đánh giá thực trạng thể lực công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 54 3.1.1 Thực trạng tố chất thể lực chung nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 54 3.1.2 Thực trạng việc tổ chức tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 60 3.1.3 Thực trạng yếu tố điều kiện đảm bảo phát triển phong trào tập luyện ngoại khố mơn Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội 68 3.1.4 Bàn luận thực trạng thể lực công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 76 3.2 Xác định hiệu tập luyện ngoại khố mơn Karatedo đến phát triển thể lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 82 3.2.1 Tổ chức kiểm tra sư phạm 82 3.2.2 Đề xuất ứng dụng thí điểm mơ hình tổ chức, quản lý câu lạc Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội 85 3.2.3 Kết kiểm tra sư phạm nội dung đánh giá thể lực nam sinh viên tập luyện câu lạc Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội.87 3.2.4 So sánh thể lực sinh viên tham gia tập luyện câu lạc Karatedo với sinh viên không tham gia tập luyện 88 3.2.5 Xây dựng ứng dụng tiêu chuẩn xây dựng để đánh giá trình độ thể lực sinh viên tập luyện câu lạc Karatedo Đại học Quốc gia Hà Nội 89 3.2.6 Bàn luận hiệu tập luyện ngoại khố mơn Karatedo đến phát triển thể lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 A Kết luận 102 B Kiến nghị 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 105 10 Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh 11 Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra lực thể chất thể thao, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh 12 Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh 13 Tô Thị Việt Châu (2006), Nghiên cứu số biện pháp nhằm thu hút sinh viên trường đại học Cơng đồn tham gia hoạt động câu lạc thể dục, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 14 Dương Nghiệp Chí cộng (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 15 Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học Việt Nam số quốc gia giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, Viện Khoa học thể thao, Số 1/2007 16 Dương Nghiệp Chí (2013), Thể chất người Việt Nam từ đến 60 tuổi đầu kỷ XXI, Nxb TDTT, Hà Nội 17 Trần Kim Cương (2008), Nghiên cứu giải pháp phát triển loại hình câu lạc TDTT sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 18 Văn Đình Cường (2020), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học thành phố Vinh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 19 Hồng Cơng Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh trường dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc từ 15 đến 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 20 Trần Đức Dũng (2010), Nghiên cứu phát triển thể chất học sinh phổ thông từ lớp đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch 106 21 Lê Tấn Đạt (2011), Nghiên cứu phát triển TDTT giải trí tỉnh miền Trung Tây Nguyên để xây dựng môn học chuyên ngành TDTT giải trí trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học Thể dục thể thao 22 Mai Thị Thu Hà (2014), Nghiên cứu hiệu tập luyện thi đấu thể dục Aerobic hoạt động ngoại khoá học sinh tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 23 Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012), Đổi chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 24 Tạ Hồng Hải (2000), Nghiên cứu nâng cao lực thể chất học sinh phổ thông lứa tuổi 11 - 14, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 25 Bùi Quang Hải (2007), Nghiên cứu phát triển thể chất học sinh tiểu học số tỉnh phía Bắc phương pháp quan sát dọc (6 đến 10 tuổi), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 26 Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận phương pháp giáo dục thể dục thể thao nhà trường Nxb TDTT, Hà Nội 27 Nguyễn Việt Hòa (2019), Biện pháp nâng cao hiệu hoạt động học tập môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 28 Ivanơv V.X (1996), Những sở tốn học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội 29 Huỳnh Trọng Khải (2001), Nghiên cứu phát triển thể chất học sinh nữ tiểu học (từ - 11 tuổi) thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 107 30 Lê Văn Lẫm, Nguyễn Văn Trạch, Phạm Trọng Thanh, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Bích Vân (1993), “Nghiên cứu nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa, ngồi trường thiếu niên học sinh trường thể thao thiếu niên 10 - 10”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất nhà trường cấp (lần I), Nxb TDTT, Hà Nội 31 Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000), “Thực trạng phát triển thể chất học sinh, sinh viên trước thềm kỷ 21”, Nxb TDTT, Hà Nội 32 Lê Văn Lẫm (2004), Giáo dục thể chất số nước giới, Nxb TDTT, Hà Nội 33 Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình thể dục thể thao trường học, Nxb TDTT, Hà Nội 34 Đỗ Linh, Lê Văn (2006), Phương pháp học tập hiệu quả, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 35 Trần Thị Thuỳ Linh (2001), “Nghiên cứu hiệu hình thức tập luyện thể dục ngoại khố bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường Đại học sư phạm Huế”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 36 Phan Thanh Long, Lê Tràng Định (2008), Những vấn đề chung giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 37 Lê Văn Long (2010), “Yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDTC hoạt động thể thao Học viện Cảnh sát nhân dân”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 38 Nguyễn Dũng Minh (2009), Nghiên cứu hiệu tập luyện ngoại khố mơn Karatedo sinh viên trường Đại học Phú Xuân - Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 39 Phạm Khánh Ninh (2001), Nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 40 Nôvicôp, Matvêep (1980), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, Nxb TDTT, Hà Nội 108 41 Lương Thị Ánh Ngọc (2011), Sự phát triển thể lực, thành phần thể học sinh 11 - 14 tuổi tác động TDTT trường học Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 42 Philin V.P (1996), Lý luận phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội Dịch: Nguyễn Quang Hưng, 43 Nguyễn Duy Quyết (2012), Nghiên cứu ứng dụng chương trình “điền kinh cho trẻ em” Hiệp hội Liên đoàn điền kinh quốc tế số trường tiểu học khu vực phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 44 Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Gắng (2001), “Nghiên cứu hiệu hoạt động ngoại khóa theo loại hình CLB TDTT hồn thiện phát triển thể chất trường đại học thành phố Huế”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trường học cấp (lần III), Nxb TDTT, Hà Nội, tr.184 - 186 45 Hồng Minh Tần (2001), Bước đầu tìm hiểu sở xã hội hóa thể dục thể thao sinh viên Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 46 Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sinh viên số trường đại học thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 47 Phạm Tất Thắng (2002), Nghiên cứu hiệu ứng dụng hình thức tổ chức Câu lạc TDTT hoàn thiện cho sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 109 48 Nguyễn Thị Mai Thoan (2011), “Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá nâng cao thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 49 Vũ Đức Thu (1995), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, Nxb Giáo dục, Hà Nội 50 Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn (1998), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, Tài liệu dành cho trường đại học chuyên nghiệp, Nxb TDTT, Hà Nội 51 Vũ Đức Thu (1999) “Đánh giá thực trạng định hướng công tác GDTC, sức khoẻ y tế trường học”, GDTC (21), Bộ Giáo dục Đào tạo, Hà Nội, tr 33-39 52 Vũ Đức Thu (1999), Báo cáo thực trạng giáo dục phát triển thể chất thiếu niên, học sinh, sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục Đào tạo, Hà Nội 53 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 54 Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTG ngày 28 tháng năm 2011 Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 55 Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2160/QĐ-TTG ngày 11 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 56 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng năm 2016, phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 57 Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận phương pháp đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội 110 58 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 59 Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 60 Đào Trung Tú (2014), Nghiên cứu phát triển thể chất nam sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân thơng qua tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh 61 Đồng Văn Triệu (2006), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất trường học, Nxb TDTT Hà Nội 62 Trương Anh Tuấn (2009), “Tăng cường lãnh đạo Đảng công tác TDTT trường học”, Bản tin khoa học đào tạo huấn luyện thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số 1, tr.10 63 Nguyễn Anh Tuấn (1998), Nghiên cứu hiệu giáo dục thể chất phát triển tố chất thể lực nam học sinh phổ thơng thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi - 17, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 64 Nguyễn Văn Tuấn (2017), Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 65 Đỗ Thị Tươi (2018), “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hứng thú học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 66 Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 67 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa 68 Viện khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ đến 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT Hà Nội 111 69 Nguyễn Ngọc Việt (2006), “Cơ sở lý luận xây dựng mô hình hoạt động TDTT ngoại khóa có hướng dẫn dành cho học sinh tiểu học”, Tạp chí khoa học thể thao, (6), Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội 70 Trần Thị Xoan (2006), Nghiên cứu phát triển hình thức TDTT ngoại khóa phù hợp với nữ sinh viên, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Độc lập - Tự - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: Đơn vị: Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác GDTC, thực trạng tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, mong đồng chí nghiên cứu kỹ câu hỏi cho cách trả lời cách gạch chân đánh dấu vào ô cần thiết Ý kiến đóng góp đồng chí giúp chúng tơi có thơng tin bổ ích việc đánh giá hiệu tập luyện ngoại khóa môn Karatedo đến phát triển thể lực cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu công tác giáo dục thể lực Xin trân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược thân Họ tên: Tuổi: Trình độ chuyên môn: Chức vụ: Đơn vị công tác: Thâm niên làm công tác Câu hỏi 1: Theo đồng chí, cơng tác GDTC đáp ứng yêu cầu GDĐT nhà trường chưa? - Rất đáp ứng - Đáp ứng - Đáp ứng phần - Chưa đáp ứng Câu hỏi 2: Theo đồng chí, cơng tác GDTC Đại học Quốc gia Hà Nội cần tập trung vào vấn đề gì? - Phải củng cố cơng tác quản lý môn - Phải nâng cao chất lượng giáo viên TDTT - Đảng uỷ, Ban giám hiệu phải quan tâm đến công tác GDTC - Phải cải tiến chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện trường - Phải đảm bảo sở vật chất - Phải tổ chức cải tiến hình thức tập ngoại khố sinh viên - Có biện pháp tổ chức giải thể thao CLB đội tuyển trường Câu hỏi 3: Theo đồng chí, muốn tổ chức quản lý mơn, cần coi trọng cơng việc đây? * Cơ cấu lại môn trực thuộc Trung tâm GDTC&TT? - Rất cần - Cần - Chưa cần * Cơng tác kế hoạch mơn có làm thường xun? - Rất thường xuyên - Thường xuyên - Chưa thường xuyên * Theo đồng chí, giáo viên mơn cần bồi dưỡng gì? - Chính trị - Chuyên môn sâu - Khả huấn luyện - Khả sư phạm - Trình độ lý luận - lý thuyết Câu hỏi 4: Chương trình giảng dạy mơn phù hợp với yêu cầu nhà trường điểm nào? * Về mục tiêu: - Rất phù hợp - Phù hợp - Chưa phù hợp * Thời gian học tập năm - 150 tiết? - Rất phù hợp - Phù hợp - Chưa phù hợp * Chương trình có đảm bảo tính kế thừa cấp học phổ thông chưa? - Được kế thừa - Kế thừa - Khơng kế thừa - Có chồng chéo Câu hỏi 5: Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng GDTC, trường cần đảm bảo sở vật chất? - Sân vận động đơn giản - Xây dựng phòng tập nhà - Mở rộng sân bãi tập trời - Nâng cấp sân bãi - Mua sắm đầy đủ dụng cụ tập luyện Câu hỏi 6: Theo đồng chí, việc tổ chức CLB thể thao có cần thiết không? - Rất cần thiết - Cần thiết - Chưa cần thiết Xin trân trọng cảm ơn cộng tác đồng chí./ Người vấn Ngày tháng năm 201… Người vấn (Ký tên) VŨ THU HUYỀN TRANG PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Độc lập - Tự - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: Đơn vị: Nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khố, ham tích tập luyện mơn Karatedo yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể lực cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, mong anh (chị) nghiên cứu kỹ câu hỏi cho cách trả lời cách gạch chân đánh dấu vào ô cần thiết Ý kiến đóng góp đồng chí giúp chúng tơi có thơng tin bổ ích việc đánh giá hiệu tập luyện ngoại khoá môn Karatedo nâng cao thể lực cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao hiệu công tác giáo dục thể lực Xin trân trọng cảm ơn! Xin anh (chị) cho biết sơ lược thân Họ tên: Tuổi: Trường: Khoá: Khoa/Chuyên ngành: Câu hỏi 1: Xin anh (chị) cho viết động tập luyện TDTT? - Ham thích - Có tác dụng rèn luyện thân thể - Bị lôi - Bị ép buộc - Không có điều kiện - Khơng ham thích Câu hỏi 2: Xin anh (chị) cho biết ý kiến anh (chị) học nội khoá? - Cung cấp kiến thức TDTT - Trang bị kỹ thuật môn thể thao - Cung cấp phương pháp tập luyện - Nâng cao sức khoẻ - Giờ học sôi động - Giờ học khô khan đơn điệu - Đủ dụng cụ sân bãi tập luyện - Không đủ dụng cụ sân bãi tập luyện - Không đủ thời gian tập luyện Câu hỏi 3: Ngoài tập luyện TDTT trường, anh (chị) có tập luyện thể thao ngoại khố khơng? - Thường xun - Thỉnh thoảng - Không tập Câu hỏi 4: Theo anh (chị), yếu tố làm hạn chế kết học tập TDTT anh (chị)? - Do phương pháp lên lớp giáo viên - Do điều kiện sân bãi - Do thiếu thốn dụng cụ tập luyện - Khơng có đủ trang bị: Giầy, quần áo thể thao - Không có tài liệu, sách, giáo trình mơn học Câu hỏi 5: Theo anh (chị), yếu tố ảnh hưởng tới tập luyện ngoại khoá - Khơng có giáo viên tổ chức hướng dẫn - Khơng có thời gian tập luyện ngoại khố - Khơng ham thích mơn thể thao - Khơng có điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện - Không ủng hộ bạn bè, người thân Câu hỏi 6: Nếu có CLB thể thao, anh (chị) có thích tham gia hay khơng? Và thích tập mơn nào? Thích - Bóng ném - Bóng bàn - Bóng đá - Bóng chuyền - Cầu lơng Khơng thích - Bóng rổ - Đá cầu - Cờ vua - Karatedo - Môn khác: Câu hỏi 7: Trong nội dung học tập chương trình mơn học GDTC, mơn kỹ thuật anh (chị) học cấp phổ thông? - Bóng ném - Bóng bàn - Bóng đá - Bóng chuyền - Karatedo - Taekwondo - Vovinam - Bóng chuyền - Bóng đá - Cờ vua Xin trân trọng cảm ơn cộng tác anh (chị)./ Người vấn Ngày tháng năm 201… Người vấn (Ký tên) VŨ THU HUYỀN TRANG PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ, ĐỘI TUYỂN THỀ THAO THUỘC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - NĂM 2019 ... TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI VŨ THU HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THÔNG QUA TẬP LUYỆN NGOẠI KHĨA MƠN VÕ KARATEDO. .. trạng thể lực công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 76 3.2 Xác định hiệu tập luyện ngoại khố mơn Karatedo đến phát triển thể lực nam sinh viên Đại. .. nêu trên, tiến hành nghiên cứu đề tài: ? ?Nghiên cứu phát triển thể lực nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thơng qua tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo? ?? Mục đích nghiên cứu Thơng qua việc đánh