Phương pháp kiểm tra sư phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm, mục đích nhằm đánh giá thực trạng trình độ thể lực và so sánh thực trạng trình độ thể lực của các nhóm đối tượng nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính thực tiễn, tính khả thi của hệ thống các test đánh giá trình độ thể lực đã xác định cũng như xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực đã xây dựng trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp kiểm tra sư phạm được triển khai trong quá trình đánh giá thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối tượng kiểm tra sư phạm gồm 1500 nam sinh viên đang học năm thứ nhất đến năm thứ ba tại các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (được lựa chọn ngẫu nhiên). Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề tài tiến hành so sánh sự khác biệt và đánh giá mức độ tăng trưởng (theo phương pháp cắt ngang) của các chỉ tiêu thể lực từ năm thứ nhất đến năm thứ ba.

Ngồi ra, q trình tổ chức kiểm tra sư phạm đánh giá hiệu quả tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo được tiến hành trong 09 tháng (tương ứng với 1 năm học). Đối tượng kiểm tra sư phạm của đề tài là 336 nam sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên thuộc các khoá đại học là các sinh viên đang học từ năm thứ nhất (170 sinh viên) và năm thứ hai (166 sinh viên) tại trường, được tham gia tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo theo mơ hình câu lạc bộ do đề tài nghiên cứu triển khai (với thời gian 1 năm). Kết quả kiểm tra sẽ được so sánh với trình độ thể lực với các đối tượng không tham gia tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo tại câu lạc bộ

này (hoặc bản thân sinh viên tự tập luyện) bao gồm 500 nam sinh viên năm thứ nhất, và 500 nam sinh viên năm thứ hai.

Các đối tượng sinh viên nêu trên đều được học tập, tập luyện theo chương trình GDTC do Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng. Trong quá trình kiểm tra sư phạm, đề tài đã sử dụng hệ thống test đánh giá trình độ thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các test bao gồm:

1) Lực bóp tay thuận (kG).

Hiện trường kiểm tra: Phòng học, bàn, ghế ngồi. Dụng cụ kiểm tra: Lực kế bóp tay điện tử.

Cách thức kiểm tra: Xác định tay thuận là tay thường dùng để thực hiện

các động tác quan trọng trong cuộc sống như ném, đánh, đấm… tay thuận thường có sức mạnh hơn tay khơng thuận. Đối tượng điều tra đứng dạng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng sang ngang, tạo nên góc 45 so với trục dọc của cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người. Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ơm chặt thân lực kế và bóp hết sức bàn tay vào lực kế. Yêu cầu bóp đều, từ từ, gắng sức trong vịng 2 giây, khơng bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hoặc các động tác thừa.

Chú ý: Kiểm tra, điều chỉnh lực kế về “0”. Hỏi đối tượng điều tra thuận tay nào, hướng dẫn cách cầm lực kế và cách bóp đúng yêu cầu. Quan sát thao tác của đối tượng điều tra, như hướng dẫn ở trên. Có thể cho đối tượng điều tra thử 1 - 2 lần.

Phân công điều tra viên: 01 người kiểm tra lực kế bóp tay, 01 người ghi

phiếu điều tra.

Hiện trường kiểm tra: Phòng học, bàn, ghế ngồi. Dụng cụ kiểm tra: Thảm, đồng hồ bấm giây.

Cách thức kiểm tra: Đối tượng điều tra nằm trên thảm, bằng phẳng, sạch

sẽ. Chân co một góc khoảng 90 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu. Người thứ 2 hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng điều tra, 2 tay giữ ở phần dưới cẳng chân nhằm không cho bàn chân của đối tượng điều tra tách khỏi sàn. Đối tượng điều tra nằm ngửa, 2 bả vai chạm sàn sau đó co người gập bụng thành ngồi, 2 khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập dao động đến 90. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính 1 lần. Cần bố trí 2 điều tra viên để kiểm tra đối tượng điều tra từ tư thế ngồi ban đầu. Điều tra viên 1 ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô “kết thúc”, điều tra viên 2 đếm số lần gập bụng. Yêu cầu đối tượng điều tra làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện số lần cao nhất trong vòng 30 giây.

Những điều cần chú ý: Điều tra viên hướng dẫn đối tượng điều tra làm đúng kỹ thuật động tác. Chỉ tính số lần đạt được khi đối tượng điều tra làm đúng kỹ thuật. Cho đối tượng điều tra thực hiện thử một vài lần.

Phân công điều tra viên: 01 người bấm giây và đếm số lần đo, 01 người

ghi phiếu điều tra. Tính số lần thực hiện trong 30 giây. 3) Bật xa tại chỗ (cm): Đánh giá sức mạnh bột phát.

Hiện trường kiểm tra: Địa điểm kiểm tra bằng phẳng trải thảm bật xa,

kích thước 3  1,5 m.

Dụng cụ kiểm tra: Thước đo là một thanh hợp kim dài 3m, rộng 0,3cm,

đặt trên mặt phẳng nằm ngang, được ghim chặt xuống sàn để tránh xê dịch trong quá trình điều tra. Mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

Cách thức kiểm tra: Đối tượng điều tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón

chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gập khớp gối, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau, dùng hết sức, phối hợp toàn thân, dùng mũi bàn chân bật nhảy ra xa, (đầu

ngón chân chạm mép ngồi của vạch xuất phát), đồng thời 2 tay vung mạnh ra trước, khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính bằng cm, là độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên sàn).

Phân công điều tra viên: 01 người thực hiện đo, 01 người ghi kết quả vào

phiếu điều tra.

4) Chạy 30m XPC (s): Nhằm đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ.

Hiện trường kiểm tra: Đường chạy có chiều dài ít nhất là 40m, bằng phẳng, có chiều rộng ít nhất 2m, cho 2 người cùng chạy một đợt. Kẻ đường xuất phát và đường đích, ở 2 đầu đường chạy đặt cọc tiêu. Sau đích có ít nhất khoảng trống 10m để hỗn xung khi về đích.

Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.

Cách thức kiểm tra: Đối với đối tượng điều tra (chạy bằng chân không

hoặc giày, không chạy bằng dép, guốc), sau khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy dự lệnh “sẵn sàng”, hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có khẩu lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích. Khơng chạy lấn sang phần đường khác.

Điều tra viên hô “vào chỗ”, tay giơ cao cờ, quan sát tư thế người chạy. Từ “sẵn sàng” đến “chạy” thông thường 2 - 3 giây. Khi hơ “chạy” thì cùng lúc hạ cờ lệnh để trọng tài đích nhận được tín hiệu và cho đồng hồ chạy. Nếu người chạy phạm quy, cho nghỉ ngơi chạy đợt khác.

Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm đồng hồ. Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng. Thành tích xác định là giây và số lẻ 1/100.

Phân công điều tra viên: Đối với 01 đường chạy cần: Một người ra lệnh

xuất phát bằng lời hô và bằng cờ tín hiệu ở sau vạch xuất phát. Số người bấm giờ phụ thuộc vào số người chạy mỗi đợt và số đồng hồ bấm giây có được. Mỗi người theo dõi và bấm giờ cho 1 người chạy. Người bấm giờ đứng ngang vạch đích, một người ghi kết quả.

5) Chạy con thoi 410m (s): Đánh giá năng lực khéo léo và sức nhanh.

Hiện trường kiểm tra: Đường chạy có kích thước 10  1,2 m cho 1 đường

chạy, 4 góc có vật chuẩn để quay đầu, đường chạy bằng phẳng, không trơn. Để an tồn 2 đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 2 m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, 4 vật chuẩn đánh dấu 4 góc.

Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cờ lệnh, cọc tiêu.

Cách thức kiểm tra: Đối tượng điều tra thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ

- sẵn sàng - chạy” giống như thao tác được trình bày trong nội dung kiểm tra test chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần 1 chân chạm vạch lập tức nhanh chóng quay ngoắt tồn thân vịng lại về vạch xuất phát. u cầu học sinh thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay. Chú ý chỉ chạy 1 lần.

Những điều cần chú ý: Điều tra viên giải thích rõ cho đối tượng điều tra và làm mẫu chậm 1 lần, để đối tượng điều tra nắm được yêu cầu của chạy con thoi. Đặc biệt là kỹ thuật quay vòng, và số lần quay vịng.

Phân cơng điều tra viên: 1 điều tra viên ra lệnh xuất phát, kiêm thư ký ghi kết quả vào phiếu điều tra, 1 điều tra viên theo dõi, kiểm tra đối tượng điều tra quay vịng có đúng khơng, 1 - 2 điều tra viên bấm giờ. Khi đối tượng điều tra sắp kết thúc 2 vòng sau khi quay lần 2 (cịn 10m cuối cùng), thì điều tra viên hô “đoạn cuối cùng”, để đối tượng điều tra gắng sức đến đích. Đường chạy rộng trên 2m, có thể sắp xếp 2 người chạy 1 đợt, nhưng có đường phân ranh giới khoảng cách 1,2m. Kết quả lập test tính bằng giây và số lẻ đến 1/100.

Phân cơng điều tra viên: Đối với 01 đường chạy cần: 01 người phất cờ

6) Chạy tùy sức 5 phút (m): Đánh giá sức bền chung (ưa khí).

Hiện trường kiểm tra: Đường chạy dài ít nhất 50m, rộng ít nhất 2m, 2 đầu

kẻ 2 đường giới hạn, phía ngồi 2 đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1 m để chạy quay vòng. Giữa 2 đầu đường chạy và dọc theo “tim đường” đặt vật chuẩn để phân luồng chạy và quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường sau khi hết thời gian chạy.

Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích kê tương ứng với mỗi số đeo. Số đeo, đợt chạy ghi vào phiếu điều tra.

Cách thức kiểm tra: Tất cả các thao tác của điều tra viên và đối tượng

điều tra tương tự như chạy con thoi. Khi có lệnh “chạy” đối tượng điều tra chạy trong ơ chạy, hết đoạn đường 50m vịng bên trái qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút. Nên phân phối đều và tuỳ sức của mình mà tăng tốc dần, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ. Mỗi đối tượng điều tra có 1 số đeo ở ngực và tay cầm 1 tích kê có số tương ứng. Khi có lệnh dừng lập tức thả ngay tích kê xuống nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng để hồi phục. Đơn vị đo quãng đường chạy là mét (trong 5 phút, chạy được quãng đường càng dài càng tốt).

Phân công điều tra viên: 1 điều tra viên đứng ở vạch xuất phát, phát lệnh,

theo dõi thời gian từng đợt chạy, kiểm tra vòng quay, ra lệnh dừng, điều chỉnh tốc độ chạy của toàn đợt. Ghi kết quả vào phiếu điều tra. Các điều tra viên khác theo dõi số vòng chạy được bằng cách đánh dấu số vòng đã được in ngay trong phiếu và đặc biệt là số lẻ quãng đường mà đối tượng điều tra chạy được, sau khi đối tượng điều tra thả tích kê xuống đường chạy khi hết giờ. Số điều tra viên này đứng rải đều 10 m/người, có người kiểm tra nơi quay vòng. Từ vạch xuất phát đến quay trở lại được tính 1 vịng = 100m.

Những điều cần chú ý: Điều tra viên cần nhắc nhở chạy vừa sức. Khi phát

hiện thấy người chạy mệt mỏi phải gắng sức (khơng cịn là hoạt động ưa khí) thì chủ động u cầu ngừng chạy để đi bộ hết 5 phút. Theo dõi người chạy nếu quá mệt, mặt tái, có hiện tượng sốc… ra lệnh dừng và gọi y tế hỗ trợ. Sau khi kết thúc

chạy vẫn yêu cầu đối tượng điều tra tiếp tục chạy hay đi bộ, tránh dừng đột ngột đề phịng ngất xỉu.

Trong q trình nghiên cứu, đề tài tiến hành tổ chức kiểm tra sư phạm (với 6 test nêu trên) trên nhóm sinh viên có tham gia tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo với mục đích nhằm đánh giá thực trạng thể lực chung và so sánh thể lực chung với nhóm học sinh khơng tham gia tập luyện ngoại khóa. Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng phát triển thể chất (nội dung đánh giá trình độ thể lực) của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội được đề tài tiến hành so sánh với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đối với học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Q trình kiểm tra sư phạm nhóm sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo được tiến hành kiểm tra tại thời điểm ban đầu và kết thúc học kỳ I, học kỳ II nhằm xác định các giá trị trung bình cộng, độ lệch chuẩn làm cơ sở so sánh thể lực của các đối tượng nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa tại CLB Karatedo tại Đại học Quốc gia Hà Nội (do đề tài nghiên cứu đề xuất).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)