CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Đặc điểm và vai trò của hoạt động ngoại khố trong cơng tác giảng dạy
1.5.1. Đặc điểm và các hình thức tổ chức buổi tập thể dục thể thao
Buổi tập TDTT chính khố (giờ học chính khóa) có những đặc điểm chung của hình thức lớp - bài. Dấu hiệu quan trọng nhất của hình thức lớp - bài là nhà sư phạm (giáo viên TDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên) giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động tương hỗ giữa người dạy và người học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình giáo dục thể chất. Ưu thế của buổi tập chính khố cịn thể hiện ở chỗ: Buổi tập được tiến hành theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường học, theo thời khoá biểu chung của toàn trường; lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động đã liên kết học sinh thành tập thể. Đó là những điều kiện không kém quan trọng để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng trong quá trình giáo dục thể chất. Giờ học TDTT được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm chung, với những nguyên tắc giáo dục thể chất. Đồng thời việc tiến hành giờ học TDTT phải đảm bảo được những yêu cầu sau: [48]
1. Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và sức khoẻ.
2. Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối giờ học.
3. Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc. 4. Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồng thời chú ý đặc điểm cá nhân người tập.
5. Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, để được giải quyết ngay trong giờ học. Nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra có thể thực hiện theo hình thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân.
Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt là cả lớp được giao một nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được học sinh thực hiện dưới sự điều khiển chung của giáo viên.
Theo hình thức nhóm, sinh viên được chia thành nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm. Trong trường hợp này giáo viên hướng dẫn chủ yếu ở một nhóm, hoặc lần lượt chuyển từ nhóm này qua nhóm khác. Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ riêng cho mình và thực hiện độc lập. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng người theo sự lựa chọn của mình.
Mỗi hình thức kể trên đều có ưu, nhược điểm. Ví dụ: Tổ chức hoạt động
của học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất cả lớp học nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế. Ngược lại, sử dụng hình thức nhóm và cá nhân thì việc tăng cường đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân tăng cường, nhưng hạn chế khả năng bao qt tồn bộ học sinh. Nói chung, trong các giờ học chính khố, thường sử dụng tổng hợp cả 3 hình thức tổ chức hoạt động kể trên. Trong phần chuẩn bị, hoạt động của học sinh thường đồng loạt. Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân. Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức đồng loạt.
Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập. Theo của nội dung, giờ học chính khoá được chia thành giờ học chuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao và giờ giáo dục chuẩn bị thể chất nghề nghiệp.
- Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong các trường học: mẫu giáo, phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp, lượng vận động vừa phải.
- Giờ học thể thao: Áp dụng trong giảng dạy - Huấn luyện một môn thể thao lựa chọn mang tính chất chun mơn. Các giờ loại này tiến hành theo
phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương.
- Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp được tiến hành cho các đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đặc điểm tiêu biểu của nội dung giờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng mang tính chất thể lực chuyên môn phù hợp với lao động nghề nghiệp.
- Theo đặc điểm hoạt động dạy học, cịn chia giờ học chính khố thành các loại: Giờ học nội dung mới, giờ học củng cố, hoàn thiện, giờ học kiểm tra và giờ học hỗn hợp.
Đặc điểm của giờ học nội dung mới là mật độ vận động tương đối thấp do mất nhiều thời gian cho làm mẫu, giảng giải, sửa chữa lỗi sai. Trong giờ học hoàn thiện và củng cố, mật độ vận động tăng tới mức tối đa.
Giờ học kiểm tra thường được tiến hành dưới hình thức thi đấu thể thao. Trong các giờ học này cần phải đảm bảo trật tự nghiêm ngặt, tuân thủ luật thi đấu, xác định chính xác thành tích. Giờ học hỗn hợp các nội dung mới, củng cố - hoàn thiện, kiểm tra nội dung cũ được sử dụng rộng rãi hơn cả trong thực tiễn giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất cịn tiến hành theo hình thức buổi tập ngoại khố. Vì thời gian học tập chỉ chiếm một khoảng tương đối ngắn trong cuộc sống của con người. Ví dụ: Trong 12 năm học phổ thông, học sinh chỉ được học khoảng 700 giờ học TDTT chính khố. Trong khi đó thời gian tập luyện TDTT ngoại khoá nhiều hơn.
Tập luyện TDTT ngoại khố là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động. [48]
Các buổi tập ngoại khố thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập chính khố. Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức tập luyện, tự giác, độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khoá
chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân. Cũng như buổi tập chính khố, cấu trúc buổi tự tập phải đảm bảo cho cơ thể dần dần bước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện phần cơ bản và phần kết thúc buổi tập. Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủ thuật đã được giáo viên hướng dẫn trong giờ học chính khố để định mức lượng vận động, giúp đỡ và bảo hiểm (khi tập theo nhóm) và tự tổ chức.
Do nội dung buổi tập ngoại khố có nét khác biệt nên cách tổ chức tập luyện có đặc trưng riêng. Theo tính chất hướng dẫn các buổi tập ngoại khoá được chia thành: Các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, các buổi tập theo nhóm có tổ chức.
Thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao.
Thể dục vệ sinh là một hình thức tự tập đơn giản nhất. Nó thường bao gồm: Đi bộ, chạy và một số bài tập phát triển chung được thực hiện trong 8 phút - 10 phút. Tập thể dục vệ sinh có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng bước vào hoạt động hàng ngày, duy trì khả năng hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tích cực. Các buổi tập thể dục vệ sinh thường thể hiện với lực đối kháng như tạ tay, tạ bình vơi, dây đàn hồi… có thể tập trong nhà hoặc ngoài trời. Cần phải lựa chọn bài tập và định mức lượng vận động sao cho cơ thể dần dần bước vào hoạt động và các nhóm cơ lớn đều tham gia vận động. Dần dần cần đổi các bài tập và nâng cao độ phức tạp. Mỗi người đều có thể và cần phải tập thể dục vệ sinh trong suốt cuộc đời. Các hình thức tập luyện cá nhân này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và rất quan trọng trong phong trào TDTT [56].
Tự tập thể lực cá nhân như tập thể lực chung, thể lực chuyên môn, thể lực thực dụng là hình thức tập cá nhân có cấu trúc tương đối phức tạp. Đặc điểm của các buổi tự tập thể lực thể hiện ở tính hệ thống chặt chẽ trong xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ sống đặc biệt, nhìn chung buổi tự tập thể lực phải có cấu trúc như giờ học chính khố.
Điển hình là trị chơi, du lịch, thi đấu và các hình thức tập luyện khác dưới sự hướng dẫn của một người được các thành viên của nhóm bầu ra hoặc được chỉ định. Hình thức tập theo nhóm tự nguyện phổ biến nhất là trị chơi vận động. Theo xu hướng tập luyện, các trị chơi có thể được chia thành: Trị chơi học tập, trị chơi nâng cao sức khoẻ, trị chơi giải trí, trị chơi thi đấu.
Ở các nước kinh tế văn hoá phát triển hình thức du lịch tích cực được phát triển rộng rãi. Đó là những cuộc tham quan dạo chơi, hành quân được tổ chức có kế hoạch và tự nguyện, tập luyện theo hình thức du lịch có tác dụng làm phong phú chi tiết kỹ năng kỹ xảo thực dụng tôi luyện cơ thể và giáo dục tố chất thể lực trong điều kiện khí hậu và địa hình thay đổi.
Hiệu quả tập luyện theo nhóm tự nguyện phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chính xác người chỉ đạo, có uy tín về nhân cách, có kiến thức cơ bản về phương pháp tổ chức tập luyện, hiểu biết luật thi đấu, có kinh nghiệm tổ chức dưới sự điều khiển của những người làm cơng tác chun mơn. Tập luyện theo nhóm tổ chức thường là các cuộc thi đấu thể thao, các buổi tập nâng cao sức khoẻ, trong các cơ quan, xí nghiệp, các ngày hội thể thao…
Chức năng của các cuộc thi đấu rất phong phú. Thi đấu thể thao được tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau: Xác định thành tích của VĐV, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm, củng cố tình đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc, mở rộng quan hệ Quốc tế… đồng thời còn là phương pháp giáo dục thể chất độc đáo. Tham gia thi đấu theo hệ thống có tác dụng kích thích mạnh sự phát triển trình độ thể lực chuẩn bị của VĐV. Các hình thức tập luyện đã nêu là các khâu của quá trình giáo dục thể chất nếu chúng được liên kết với nhau thành chỉnh thể. Cơ sở để liên kết các buổi tập là các nguyên tắc giáo dục thể chất, mà trước nhất là hệ thống, vừa sức, tăng tiến. Đồng thời, trật tự liên kết các hình thức tập luyện khác nhau cịn phụ thuộc vào xu hướng của chúng trong các giai đoạn của quá trình giáo dục thể chất nhiều năm; đặc điểm người tập; chế độ hoạt động cơ bản và điều kiện sinh hoạt của người tập.
Như vậy mục đích của tập luyện TDTT ngoại khố là tổ chức thời gian nhàn rỗi của các em học sinh có nội dung; giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện giáo dục TDTT khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày. Những buổi tập ngoại khố có nội dung khác nhau giúp cho học sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ tham gia thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Ngồi ra giúp cho việc hồn thiện các mơn thể thao tự chọn. Giáo dục TDTT ngoại khố giúp cho em hình thành được những phẩm chất ý chi đạo đức giúp cho việc phát triển những kỹ năng chung và giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ở nhà trường.
Giữa hình thức tập luyện chính khố và ngoại khố có mối liên hệ lẫn nhau. Tập luyện ngoại khố giữ vị trí là bổ sung và củng cố hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, góp phần tạo nếp sống mới lành mạnh, sơi nổi, phong phú, tươi vui, lạc quan loại bỏ được cuộc sống trống rỗng vô vị, chơi bời, lêu lổng của học sinh trong các giờ nhàn rỗi, đặc biệt là học sinh thành thị [46], [51].
Việc kết hợp tốt giữa tập luyện TDTT nội khoá với ngoại khoá giúp con người có sức khoẻ tốt tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập của học sinh. Qua nhiều năm nghiên cứu thực nghiệm, một nhóm các nhà khoa học của Viện nghiên cứu khoa học TDTT (Liên xô cũ) do X.X.Groshenkốp phụ trách đã kết luận: “Kết quả học tập của nhóm học sinh tham gia tập luyện TDTT tăng 12%,
trong khi đó kết quả học tập của nhóm học sinh khác chỉ tăng 6%”.
Tập TDTT có tác dụng rất tốt với sức khoẻ, vì muốn có sức khoẻ phải thường xuyên tham gia tập luyện TDTT, thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ học, thể dục giữa giờ và ngoại khố. Nếu khơng tổ chức được tập thể dục buổi sáng cho học sinh nên làm tốt thể dục trước giờ học vì thể dục trước giờ có tác dụng tích cực chuẩn bị trạng thái sinh lý, tâm lý cho học sinh bước vào học tập, đặc biệt là tăng khả năng chú ý cao trong học tập. Thể dục giữa giờ và một số
hoạt động vui chơi, múa hát… là hình thức làm thay đổi trạng thái căng thẳng của thần kinh và giảm mệt mỏi.
Nội dung giáo dục thể chất trong nhà trường được xác định trên cơ sở phân tích tác dụng của các nhân tố hàng ngày ảnh hưởng tới cơ thể học sinh. Người ta xếp 4 loại nhân tố chính: Vệ sinh, TDTT, các chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng [47].