CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng thể lực và cơng tác tổ chức tập luyện ngoại khóa mơn
3.1.4. Bàn luận về thực trạng thể lực và công tác tổ chức tập luyện ngoạ
ngoại khóa mơn Karatedo cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.1.4.1. Về thực trạng tố chất thể lực của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết quả khảo sát, kiểm tra sư phạm đánh giá thực trạng thể lực của của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội được đề tài đánh giá qua các tiêu chí: Kết quả học tập các mơn học GDTC, các chỉ số hình thái, các test thể lực chung theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên. Vấn đề này cũng phù hợp với các cơng trình nghiên cứu về thể chất của học sinh, sinh viên đã công bố như: Nguyễn Dũng Minh (2009); Trần Kim Cương (2010); Trần Thị Xoan, Nguyễn Đức Thành (2013); Nguyễn Ngọc Việt (2011)…
Kết quả học tập lý thuyết và thực hành trung bình trung các mơn GDTC của sinh viên chưa cao, có xu hướng giảm theo các năm học thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Nên sinh viên chưa thể nắm đầy đủ những kỹ năng thực hành cần thiết, và cịn thể hiện phương pháp tổ chức q trình giảng dạy nội khóa chưa thu hút sự ham thích và hứng thú tập luyện của sinh viên. Với thực trạng kết quả học tập như đã trình bày ở bảng 3.1 chương 3 cho thấy, nhận thức và hiểu biết của sinh viên về nội dung môn học GDTC chưa cao. Sinh viên chưa nắm bắt được đầy đủ những kỹ năng thực hành cần thiết, và điều đó phần nào thể hiện phương pháp tổ chức q trình giảng dạy nội khóa chưa thu hút sự ham thích và hứng thú tập luyện của sinh viên.
Trình độ thể lực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã có tăng trưởng qua các năm học từ năm học thứ nhất đến năm học thứ ba, tuy còn chậm và không đều nhau giữa các năm học (các bảng 3.2 đến 3.5). So với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đã được ban hành thì trình độ thể lực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ở mức trung bình. Nếu so sánh với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì hầu hết ở các test lựa chọn, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ đạt ở mức trung bình, một số test đạt mức trung bình yếu. Điều này cho thấy cần thiết phải có biện pháp tác động nhằm nâng cao năng lực thể chất nói chung và tố chất thể lực nói riêng hiện nay cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việc đánh giá thực trạng cơng tác GDTC và trình độ thể lực của sinh viên các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự ảnh hưởng của quá trình tập luyện là một vấn đề quan trọng. Bằng phương pháp kiểm tra sư phạm, đề tài bước đầu đánh giá được thực trạng tố chất thể lực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ở các năm học khác nhau qua nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhằm tạo cơ sở định hướng cho việc đánh giá hiệu quả tập luyện ngoại khố mơn Karatedo đến sự phát triển thể chất của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyên nhân của thực trạng này do cơng tác giảng dạy nội khóa hiện nay của Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao đang tiến hành chưa đáp ứng giải quyết nhiệm vụ nâng cao nhận thức và phát triển thể lực của học sinh sinh viên. Đồng thời cũng chứng tỏ, sinh viên không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và không tập luyện theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, cũng như chưa nhận thức đúng đắn về vị trí mơn học và của cơng tác GDTC đối với sức khoẻ. Đồng thời các điều kiện đảm bảo về thể dục thể thao của nhà trường chưa động viên và đáp ứng được yêu cầu tập luyện của sinh viên, thiếu chế độ chính sách và tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện.
3.1.4.2. Về thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết quả thu được ở bảng 3.9 về thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa TDTT nói chung và tập luyện môn Karatedo nói riêng của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội là tương đối đa dạng, nhưng cũng khá tản mạn, tự phát. Do nhiều khó khăn nên các hình thức mà sinh viên lựa chọn có thể là phụ thuộc theo điều kiện thực tế chứ không hẳn là do u thích. Trong đó, số sinh viên khơng có điều kiện tập luyện ngoại khóa chiếm tỷ lệ 16.65%, tham gia tập luyện ngoại khóa do bị bắt buộc chiếm tỷ lệ 7.64%. Tuy nhiên, một điều dễ thấy là dù nhu cầu tập luyện ngoại khóa TDTT như thế nào, nhưng về tổng thể, số sinh viên tập luyện thường xuyên cũng chỉ chiếm con số rất khiêm tốn (chiếm tỷ lệ 48.84%), số sinh viên thỉnh thoảng mới tham gia tập luyện ngoại khóa chiếm tỷ lệ cịn khá cao (36.65%) và số sinh viên không tập chiếm tỷ lệ 14.50%. Kết quả khảo sát thu được cũng phù hợp với kết quả xác định nhu cầu tập luyện ngoại khóa của các tác giả đã cơng bố như Trần Thị Xoan (2010), Nguyễn Đức Thành (2013), Đào Trung Tú (2014) khi tác giả cho rằng: Nhu cầu và các hình thức tập luyện rất đa dạng và phong phú, nhưng nhìn chung là khơng thường xuyên và chưa trở thành thói quen trong sinh viên một số trường Đại học. Do đó nhiệm vụ của công tác tổ chức hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa (đặc biệt là mơn Karatedo) là cần thay đổi tồn diện hiện trạng này, mang lại một diện mạo mới sao cho phong trào có quy mơ sâu và rộng về số lượng cũng như chất lượng.
Thực trạng hình thức tổ chức tại bảng 3.9 cũng cho thấy, đa phần sinh viên tập luyện chủ yếu là khơng có hướng dẫn (chiếm tỷ lệ 39.55%). Đây cũng là do khó khăn chung về thiếu lực lượng giảng viên TDTT tại Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao (bảng 3.10 và 3.12). Tình hình này cũng tương đồng với ý kiến của tác giả Trần Kim Cương (2010), Đào Trung Tú (2014) khi tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa TDTT trên đối tượng học sinh, sinh viên. Các tác giả cho rằng: Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao hiện nay còn rất thấp (15%), số giáo viên TDTT tham gia hướng dẫn tập luyện ngoại khóa cịn thiếu chưa khai thác nhiều nguồn đầu tư từ
trong nhà trường và ngoài nhà trường để đầu tư cho học sinh tập luyện ngoại khóa.
Cũng tượng tự như vậy, tác giả Trần Thị Xoan (2010), Nguyễn Đức Thành (2013) đã đưa ra nhận định: Tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên các trường Đại học chưa được tổ chức, quản lý chặt chẽ và cụ thể…, nói chung cịn tản mạn, chưa gây thành phong trào có định hướng cho nữ sinh. Khi so sánh với đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học của Nguyễn Ngọc Việt (2011), tác giả cũng cho rằng: Hoạt động TDTT ngoại khóa cịn mang nặng tính tự phát, chưa thường xuyên và chưa có hệ thống, tập luyện chủ yếu theo mùa vụ, tự do và chưa có hướng dẫn tập luyện…
Về nhu cầu tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao nói chung và sự ham thích tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo nói riêng, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Dũng Minh (2009) trên đối tượng sinh viên trường Đại học Phú Xuân Huế nhận thấy, có một thực tế khá tương đồng giữa sinh viên trường Đại học Phú Xuân Huế và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội là chưa được tập luyện dưới sự tổ chức chặt chẽ theo hướng dẫn mà đa phần chỉ tập tự phát, ngẫu hứng. Tuy nhiên cúng có đến trên 80% số sinh viên được hỏi đều cho rằng rất muôn tham gia tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo nếu như được nhà trường tổ chức. Điều đó có thể lý giải rằng, đại đa sinh viên đều nhận thấy tác dụng của môn Karatedo đến sự phát triển thể chất nói chung, và tố chất thể lực nói riêng.
Như vậy có thể thấy rõ rằng, khi tham gia bất kỳ hoạt động nào sinh viên đều ít nhiều đắn đo, cân nhắc với quỹ thời gian hiện có của mình. Do đó, để thu hút sinh viên tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao, trong đó cụ thể là mơn Karatedo, nhà trường cần phải đổi mới hình thức tổ chức, đa dạng hình thức và nội dung tập luyện, đồng thời chứng minh được lợi ích thiết thực và sự hấp dẫn, bổ ích của loại hình tập luyện ngoại khóa mơn thể thao này.
3.1.4.3. Về thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo phát triển phong trào tập luyện ngoại khố mơn Karatedo của Đại học Quốc gia Hà Nội
Có thể thấy rằng, động cơ tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao, trong đó có mơn Karatedo của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đều xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nhà trường. Các yếu tố và điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, sự quan tâm đầu tư và kinh phí giành cho hoạt động ngoại khóa TDTT của nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến động cơ tập luyện ngoại khóa của sinh viên. Thực tế cũng cho thấy chuyên cần tập luyện của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội là khá thấp. Hay nói cách khác tình hình tập luyện ngoại khóa TDTT nói chung và mơn Karatedo là không thường xuyên, chưa trở thành thói quen tốt của sinh viên khi có đến trên 80% sinh viên chỉ thỉnh thoảng hoặc ít tập luyện (bảng 3.9). Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân như khó khăn về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ… nhưng có lẽ ngun nhân chính yếu là do chưa có người đứng ra tổ chức, phát động phong trào tập luyện bài bản, quy cũ. Đây cũng là điểm mấu chốt mà mọi hoạt động tập thể đều cần đến. Điều này cũng hoàn toàn trùng hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Dũng Minh (2009); Trần Kim Cương (2010); Trần Thị Xoan (2010), Nguyễn Đức Thành (2013)…
Thông thường thời điểm tập luyện ngoại khóa TDTT là linh hoạt và mềm hóa, phụ thuộc theo thời gian rảnh rỗi của sinh viên, có thể bất kỳ lúc nào trong ngày miễn sao thuận lợi (sáng, trưa, chiều hoặc tối). Mặt khác, các yếu tố về sân bãi dụng cụ, công tác tổ chức cũng ảnh hưởng lớn đến thực trạng tập luyện của sinh viên. Thực tế khảo sát (bảng 3.9) đã cho thấy, đa số sinh viên (chiếm 44.71%) cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện ngoại khóa TDTT nói chung và mơn Karatedo nói riêng là do điều kiện sân bãi, nhà tập thiếu thốn; yếu tố thiếu dụng cụ, trang thiết bị tập luyện chiếm tỷ lệ 40.37%; còn lại là do yếu tố nguồn nhân lực (trình độ giảng viên, HLV) chiếm tỷ lệ 8.10% và bản thân sinh viên khơng có đủ các trang bị cá nhân tối thiểu như trang phục tập luyện (chiếm tỷ lệ 6.82%). Thực trạng này về cơ bản là phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố, điều kiện đảm bảo của nhà trường cho cơng tác tập luyện ngoại khóa TDTT cho sinh viên (các bảng từ 3.10 đến 3.12).
Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả về vấn đề này cũng cho thấy có sự phù hợp về một số điểm như: Do khó khăn về sân bãi là thực trạng của đa số các trường hiện nay nên phần đông sinh viên hiện đang chọn địa điểm tập luyện là các nơi khác ngồi trường, nhất là các trường ngồi cơng lập (62.30%), số sinh viên tập luyện trong khuôn viên sân trường chiếm tỷ lệ 22.60% và số sinh viên tập tại ký túc xá là 15.20%, điều này cũng dễ hiểu. So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác như:
Theo đánh giá của các tác giả Phùng Thị Hòa, Vũ Đức Thu (2008) thì “Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề nằm trong tình trạng khơng có đất dành cho xây dựng các cơng trình TDTT…. Trung bình đất dành cho xây dựng các cơng trình TDTT từ 1.2 đến 1.3 m2/sinh viên. Ở một số trường có điều kiện về đất đai thì khơng có kinh phí cho việc xây dựng các cơng trình TDTT”.
Kết quả khảo sát của đề tài cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Cường (2007), Nguyễn Đăng Chiêu (2009), khi các tác giả cho rằng điều kiện sân bãi của các trường còn thiếu thốn. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân khách quan chiếm khoảng 44.00%, trong khi nguyên nhân chủ quan chiếm 52.00% (thiếu người hướng dẫn, thiếu quyết tâm, kế hoạch, thời gian…) mới là chủ yếu cần khắc phục (bảng 3.9) để có thể tiến hành cơng tác ngoại khóa TDTT một cách thuận lợi.
Tác giả Hồng Minh Tần (2010) thì cũng có kết quả tương tự khi 15% sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên thường tập luyện ngoại khóa TDTT trong sân trường và có khoảng 30.00% sinh viên nội trú tập ngoại khóa TDTT. Tác giả Lê Quý Phượng (2002) cho rằng, với mục tiêu TDTT vì sức khỏe thì địa điểm tập luyện có thể bất kỳ ở đâu mà người tập thấy thuận tiện cho mình (tại nhà, đường phố, ngõ xóm, cơng viên, sân vận động hay các trung tâm TDTT…). Theo nhận định của Thủ tướng Chính phủ, đây cũng là khó khăn chung trên cả nước: “Hoạt động TDTT trong những năm gần đây ở nước ta đã có những tiến bộ, đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Tuy vậy, TDTT của
ta cịn ở trình độ thấp. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT còn rất yếu kém, ngay cả ở thành phố, các địa bàn tập trung dân cư, các trường học và các cơ sở của lực lượng vũ trang. Nhiều sân bãi, cơ sở tập luyện TDTT còn bị lấn chiếm, bị sử dụng vào việc khác”. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Địa chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay những việc cấp bách, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho TDTT trường học.
Tuỳ điều kiện cụ thể từng nơi, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động ngoại khóa TDTT trong nhà trường. Các trường học có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại hoặc cải tạo các cơ sở vật chất hiện có dành cho hoạt động TDTT, vui chơi của học sinh, sinh viên. Ở những trường có điều kiện thì cần tăng thêm diện tích sân bãi, cơ sở tập luyện TDTT.
Ở tầm vi mơ, vấn đề này địi hỏi người làm công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT phải đứng ra thuyết phục các cấp lãnh đạo trong nhà trường ưu tiên đầu tư không gian sân bãi cho hoạt động TDTT. Nếu quá khó khó khăn có thể liên kết với các Trung tâm TDTT, Phịng Văn hóa - Thơng tin, Cung Văn hóa, Hồ bơi, Nhà thi đấu… hoặc thuê mượn sân bãi để tập trung, tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT theo chủ đích. Tùy điều kiện sân bãi mà lựa chọn tổ chức các mơn thể thao ngoại khóa sao cho phù hợp.