CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam hoặc nghiên cứu về phương tiện, phương pháp phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên luôn được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này là cơ sở, tiền đề cho hầu hết các ngành khác trong xã hội. Đầu tiên phải kể đến tác giả Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền (1970, 1971) đã nghiên cứu về các hằng số hình thái học người Việt Nam và các chế độ đánh giá thể lực học sinh Việt Nam. Trong giai đoạn này, cơng trình nghiên cứu có giá trị nhất là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự (1962 - 1975), tác giả đã chuẩn hoá một số chỉ tiêu về hình thái và chức năng được cơng nhận hằng số sinh học của người Việt Nam năm 1975. Tác giả Đinh Kỷ (1973) nghiên cứu về hình thái cơ thể. Tác giả Cao Quốc Việt và Vũ Bắc (1972) nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khoẻ học sinh.
Nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái học người Việt Nam bình thường là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm như: Trịnh Hữu Vách và cộng sự (1986); Trịnh Văn Minh, Trần Vương Sinh và cộng sự (giai đoạn 1992 -
1994) đã điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc của người Việt Nam bình thường. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá 17 chỉ số hình thái của người Việt Nam bình thường có độ tuổi từ 16 đến trên 60.
Tác giả Trần Đồng Lâm, Trịnh Trung Hiếu và Vũ Huyền (1978 - 1985) nghiên cứu chương trình dạy học thể dục cho học sinh các cấp, từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả Lê Văn Lẫm và Trần Đồng Lâm (1982 - 1992) đã biên soạn sách thể dục cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Nghiên cứu có tính chất điều tra cơ bản đối với học sinh nhằm tìm ra quy luật phổ biến về sự phát triển thể chất ở lứa tuổi học sinh phổ thơng có cơng trình nghiên cứu của tác giả Phan Hồng Minh (1980) nghiên cứu về sự phát triển thể chất học sinh phổ thông từ 7 đến 17 tuổi; Nguyễn Kim Minh và cộng sự (1986) nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5 - 18 tuổi; Thẩm Hoàng Diệp và cộng sự (1989); Phạm Thị Uyên và cộng sự (1998) đặc điểm phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ 7 - 18 tuổi phía Bắc Việt Nam.
Để đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Vụ Thể thao Quần chúng (Tổng cục Thể dục thể thao), Viện Khoa học TDTT và 12 Sở Giáo dục và Đào tạo trên phạm vi toàn quốc đại diện cho các vùng, miền cả nước gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Tây Ninh, Thái Bình, Nghệ An… đã tiến hành khảo sát thể chất học sinh phổ thông từ 7 đến 18 tuổi vào năm 1996 với số lượng 28.800 (mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính và ở mỗi tỉnh đo 100 em, nghĩa là ở mỗi tỉnh khảo sát 2400 em), cùng với mục đích trên nhóm cơng tác đã phối hợp với các giáo viên các trường đại học thuộc diện khảo sát tiến hành vào năm 1998 để khảo sát 6902 sinh viên nam nữ lứa tuổi 18 - 22 của 8 trường đại học thuộc 4 khu vực Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các chỉ tiêu dùng để khảo sát nói chung bao gồm 2 nhóm là một vài chỉ tiêu cơ bản về hình thái và tố chất thể lực, các chỉ tiêu này được hình thành và làm cơ sở cho các đợt khảo sát, về cơ bản là dựa trên các kết quả khảo sát của các tác giả Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Vũ Bích Huệ, Trần Đồng Lâm và các cộng sự (1972 - 1973) tiến hành trên 7135 học sinh ở lứa tuổi 7 - 17 thuộc vùng đồng bằng
và trung du Bắc bộ, cũng như dựa trên nghiên cứu của Phan Hồng Minh và cộng sự ở 6867 học sinh lứa tuổi 7 - 18 tiến hành vào năm 1979 - 1981 trên các miền đất nước. Mục đích là điều tra hiện trạng phát triển thể chất của người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu về hình thái và năng lực vận động của học sinh chịu ảnh hưởng mạnh của môi trường sống và giáo dục.
Trong dự án nghiên cứu điều tra sự phát triển thể chất của người Việt Nam thuộc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước (2001), Viện Khoa học TDTT đã phối hợp với các trường Đại học TDTT trên phạm vi toàn quốc tiến hành điều tra, đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đã xác định được các chỉ số về thể chất của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000); Bùi Quang Hải (2007), đã nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi) cho thấy, thể chất học sinh tiểu học phát triển theo quy luật tự nhiên, năm sau cao hơn năm trước, sự phát triển này trong chừng mực nhất định chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - xã hội. Quá trình nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn đánh sự phát triển thể chất cho đối tượng trên.
Về các cơng trình nghiên cứu phát triển thể chất cho đối tượng học sinh THPT có sự đóng góp của các tác giả: Phạm Tuấn Hiệp (2004) với đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả bài tập trò chơi phát triển sức bền chung cho học sinh phổ thông trung học cơ sở độ tuổi từ 12 - 15 vùng nông thôn”; Bùi Quang Hải
(2008) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc”; Trần Đức Dũng (2010) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013)”…
Trong những năm qua, việc nghiên cứu, điều tra đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng ln được quan tâm nghiên cứu. Về công tác GDTC trong nhà trường, cũng như nghiên
cứu hiệu quả tập luyện các môn thể thao đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, trước hết phải kể đến các tác giả: Vũ Thị Thư (1994); Nguyễn Võ Kỳ Anh, Vũ Đức Thu và cộng sự (1998); Nguyễn Anh Tuấn (1998); Nguyễn Ngọc Tuấn (2007); Vũ Đức Văn (2008, 2009); Nguyễn Phương Thảo (2007); Nguyễn Ngọc Việt (2011)… các tác giả khi tiến hành đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp, đã đánh giá khá toàn diện hoạt động dạy học TDTT chính khóa, hoạt động TDTT ngoại khóa đồng thời, đề xuất tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công tác GDTC trường học trên các mặt: trường có dạy thể dục, có nề nếp chương trình GDTC, hoạt động ngoại khố của học sinh, sinh viên, cũng như xác định được hiệu quả tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao trong rèn luyện tố chất khéo léo cho học sinh.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Minh (2006) với đề tài “Đổi
mới phương pháp dạy học môn thể dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thơng”. Kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất và ứng
dụng các biện pháp nâng cao chất lượng tập luyện các môn thể thao tự chọn như một phương tiện và phương pháp GDTC hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, trung học cơ sở và có tác dụng nâng cao rõ rệt thể lực cho các đối tượng nghiên cứu.
Các tác giả Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu (2000) khi nghiên cứu tình hình phát triển thể chất của học sinh phổ thông ở nước ta trong những thập kỷ qua đã cho thấy, trong những năm 1980 - 1990, thể chất của học sinh phổ thông tốt hơn khi so với học sinh cùng giới và cùng tuổi ở thập kỷ 70, trong đó chiều cao, cân nặng, sức nhanh, sức mạnh tốt hơn đáng kể, nhưng sức bền lại phát triển không tương xứng với các tố chất thể lực khác, nhất là đối với học sinh ở các đô thị. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của các đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã kiến nghị cải tiến hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục và đánh giá thể chất học sinh, góp phần từng bước nâng cao thể chất cho học sinh.
Việc điều tra nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể chất và trình độ thể lực của học sinh đã có nhiều cơng trình của các tác giả và các cơ quan chức năng nghiên cứu tiến hành. Năm 1972 Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp điều tra thể lực học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 (lớp 12 hiện nay) của học sinh phổ thông tỉnh Hà Tây (cũ) với 4800 học sinh. Nội dung bao gồm các số đo hình thái, chức năng và phát triển tố chất thể lực. Năm 1999 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành nghiên cứu điều tra các chỉ số về hình thái trên 1200 học sinh của tỉnh Kiên Giang. Đến năm 2002 Viện khoa học Thể dục thể thao đã tiến hành nghiên cứu điều tra chỉ số về hình thái và trình độ thể lực của học sinh phổ thông. Nội dung bao gồm các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mức độ phát triển thể lực theo các chỉ tiêu về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo với số học sinh tham gia là 28.800 học sinh của 12 tỉnh thành đại diện cho 12 khu vực trên phạm vi tồn quốc. Những thơng tin thu nhận được trong quá trình nghiên cứu là cơ sở khoa học nhằm tiến hành cải tiến nội dung, phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá và tổ chức quá trình GDTC cho học sinh cả nước, góp phần đánh giá sự phát triển thể chất và trình độ thể lực của trẻ em Việt Nam lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay…
Trong lĩnh vực nghiên cứu hiệu quả tập luyện TDTT ngoại khóa, cũng như ảnh hưởng của tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao đến sự phát triển thể chất của học sinh, sinh viên đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Trước hết phải kể đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Mai Thị Thu Hà (2014) với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động
ngoại khoá đối với học sinh tiểu học”. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã:
- Đánh giá được thực trạng công tác GDTC trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng GDTC trong các nhà trường như: Cơng tác tổ chức ngoại khóa các mơn thể thao cịn nhiều hạn chế (chỉ có 14.64% số trường có hoạt động ngoại khóa khơng thường xun), trong số đó, chỉ có 10% số trường có tổ chức tập luyện ngoại khố mơn thể dục Aerobic theo các loại hình lớp năng khiếu hoặc duy trì
đội tuyển. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được nhu cầu tập luyện ngoại khóa mơn thể dục Aerobic của học sinh Tiểu học ở mức tương đối lớn, với động cơ ham thích mơn thể dục Aerobic (chiếm tỷ lệ 43.47%); để nâng cao sức khoẻ, tổ chất thể lực (chiếm tỷ lệ 37.45%).
- Xác định được nội dung tập luyện ngoại khố mơn thể dục Aerobic cho học sinh tiểu học gồm 14 bài tập gồm các động tác cơ bản, các động tác liên hoàn nâng cao kết hợp độ khó cùng với các bài tập liên hồn trong tập luyện và thi đấu. Nội dung các bài tập lựa chọn được đại đa số ý kiến các chuyên gia, HLV thừa nhận, có đủ độ tin cậy, phù hợp với với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Các nội dung tập luyện ngoại khoá thể dục Aerobic lựa chọn được tổ chức thực hiện dưới mơ hình các câu lạc bộ, lớp năng khiếu thể thao do nhà trường tổ chức. Với phương thức tổ chức tập luyện như vậy là phù hợp với điều kiện của nhà trường, có khả năng thu hút số lượng học sinh tham gia tập luyện. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và hoàn chỉnh phương thức tổ chức hoạt động tập luyện ngoại khố các mơn thể thao, góp phần nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực cho lứa tuổi học sinh tiểu học đang là yêu cầu cấp thiết theo định hướng của Chính phủ và của Ngành Thể dục thể thao (theo Đề án nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Tiếp đến phải kể đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Quyết (2012) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng chương trình “điền kinh cho trẻ
em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh quốc tế tại một số trường tiểu học khu vực phía Bắc Việt Nam”. Trên cơ sở chương trình “Điền kinh cho trẻ em”
của IAAF, kết quả nghiên cứu của tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm, hội thảo khoa học đã lựa chọn ra được các bài tập dưới dạng trò chơi tập thể phù hợp lứa tuổi 7 - 10 để ứng dụng trong các trường Tiểu học. Hệ thống các bài tập được phân theo các nhóm: Chạy; nhảy; ném, với quỹ thời gian 70 tiết học chính khóa theo quy định và thêm 35 tiết ngoại khóa. Luận án đã đề xuất một số phương pháp giảng dạy lồng ghép vào các tiết học
chính khóa và tăng giờ ngoại khóa, kết hợp với việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị gần gũi, thân thiện với tự nhiên, dễ tìm kiếm, khơng hao tốn về kinh tế, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Qua thời gian 1 năm ứng dụng chương trình “Điền kinh cho trẻ em” của IAAF cho đối tượng nghiên cứu, tác giả đã khẳng định được tính hiệu quả, mức độ tác động của chương trình đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học lứa tuổi 7 - 10.
Trong lĩnh vực nghiên cứu hiệu quả tập luyện ngoại khóa các mơn võ phải kể đến 02 cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mang tính chất tham khảo của các tác giả: Nguyễn Dũng Minh (2009) với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện ngoại
khố mơn Karatedo của sinh viên trường Đại học Phú Xuân Huế” và tác giả Đào
Trung Tú (2014) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất nam sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân thông qua tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo”. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chứng minh được hiệu quả của
tập luyện ngoại khóa mơn võ Karatedo đến sự phát triển thể chất của sinh viên thông qua việc so sánh sự khác biệt về thể chất, cũng như tố chất thể lực thơng qua các test giữa 2 nhóm sinh viên có tập luyện ngoại khóa theo mơ hình tổ chức CLB của nhà trường và nhóm sinh viên khơng tập ngoại khóa mơn Karatedo. Trên cơ sở đó xây dựng được mơ hình câu lạc bộ Karatedo cho sinh viên nhằm cải tiến phương thức tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao nói chung và mơn võ Karatedo nói riêng. Mơ hình tổ chức này bước đầu đã được sự thừa nhận của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo viên và HLV. Đồng thời các tác giả cũng đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá xếp loại trình độ thể lực cho sinh viên tham gia tập luyện tại CLB Karatedo.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên của các tác giả đều là những tư liệu hết sức đáng quý trong lĩnh vực GDTC cho học sinh nói chung và cách thức tổ chức tập luyện ngoại khoá, cũng như đánh giá hiệu quả tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao cho sinh viên các trường Đại học. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được mơ hình tổ chức tập luyện ngoại khố trong các trường
Đại học không chuyên ngành TDTT, hay đánh giá hiệu quả tác động của tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo cho sinh viên ngành Cơng an nhân dân. Còn đối với việc đánh giá hiệu quả tác động của tập luyện ngoại khóa mơn Karatedo đến