Đặc điểm đặc trưng và những ảnh hưởng của môn võ Karatedo đến việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm đặc trưng và những ảnh hưởng của môn võ Karatedo đến việc

việc phát triển tố chất thể lực.

Môn Karatedo mang đặc tính biểu hiện sử dụng các kỹ thuật đơn giản, thực hiện đòn thế đơn giản, khoa học, hợp lý. Đòn thường tung theo đường thẳng và đơn thuần từng địn hoặc phối hợp ít địn, khơng liên hồn, chủ yếu là tay… phong phú nhất là việc sử dụng nắm đấm (teken), cạnh bàn tay (shuto) thay lưỡi dao, mũi kiếm. Karatedo rất chú trọng luyện tay và chân, nhất là bàn tay có sức cơng phá như sắt thép. Khi mới tập võ sinh phải đấm trụ (maki wara). Đòn chân của Karatedo thường cao nhưng rất nhanh, mạnh liên hồn nên khó đỡ và khó phản đòn. Quyền Karatedo chú trọng đòn đi theo đường thẳng, kết hợp các thế căn bản hợp lý với nhau. Bài quyền tổng hợp các đòn để chiến đấu với đơng người. Ngồi ra kỹ thuật một địn cịn biến hoá ra nhiều thế, nhiều chiêu khác [21].

1.3.1. Tính thực dụng của mơn Karatedo.

Karatedo là mơn võ mang tính khoa học, đơn giản, dễ tập và nâng cao sức khoẻ cho người tập. Tính thực dụng thể hiện ở chuẩn bị thể lực tốt phục vụ cho lao động và Karatedo là mơn võ đầy tính chiến đấu thể hiện qua 2 yếu tố phòng thủ và tấn công. Karatedo là nghệ thuật chiến đấu tay không, khi tập luyện môn này không chỉ dừng ở việc nắm kỹ thuật căn bản và giành thành tích trong thi đấu. Kỹ thuật tự vệ Karatedo là kết quả của sự kế thừa, gạn lọc, hiện đại hoá, khoa học hố đơn giản và hiệu quả nhất [41].

Tính thực dụng còn thể hiện qua việc phối hợp hài hoà giữa kỹ thuật tay với kỹ thuật chân, và tồn cơ thể. Các địn đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng nguyên tắc khoa học theo quy luật đường thẳng và lực xoắn. Các kỹ thuật Karatedo yêu cầu hiệu quả cao, dứt điểm nhanh chóng, kết thúc địn phải có thế

thủ (zanshin), vì vậy tấn cơng nhanh theo đường thẳng là hiệu quả nhất. Đường thẳng không những thể hiện trong tấn công mà trong cả quá trình di chuyển khi tấn cơng hay phản cơng, thơng qua các bước di chuyển ngang, trước, sau, nhưng đường thẳng là chủ yếu. Mặt khác còn thể hiện ở kỹ thuật động tác đơn giản, dễ tập và hiệu quả trong thời gian tập luyện tương đối ngắn so với các loại võ khác [41], [36], [37].

1.3.2. Đặc điểm của môn Karatedo đến phát triển tố chất thể lực.

Tập luyện và thi đấu Karatedo gồm 2 nội dung: Thi đấu đối kháng (kumite) và thi đấu quyền (kata) được thể hiện thông qua các yếu tố chủ yếu sau đây: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý.

Về thể lực:

Giáo dục tố chất thể lực là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch xắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm chủ yếu phát triển các mặt chất lượng về khả năng vận động con người. Trong quá trình ấy, tác động sâu sắc với hệ thống thần kinh cơ bắp, cũng như với các cơ quan nội tạng của con người. Mặt khác, muốn có được thành tích cao trong Karatedo, thì cần có tố chất thể lực tốt phù hợp với yêu cầu của từng nội dung. Đương nhiên, trong trường hợp ấy cũng không thể coi nhẹ các mặt khác như: Kỹ thuật, chiến thuật, ý chí, thể lực. Thơng thường, người ta phân biệt tố chất thể lực như sau: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức mềm dẻo và khéo léo.

Sức mạnh: Là một trong những tố chất quan trọng của con người. Nó là

năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. [36] Những hình thức xuất hiện sức mạnh gồm có: Sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền:

- Sức mạnh tuyệt đối (Sức mạnh max): Thành tích của các nội dung trong thi đấu Karatedo ít phụ thc vào sức mạnh tuyệt đối. Tuy vậy, sức mạnh tuyệt đối vẫn rất cần cho người tập Karatedo, làm cơ sở để phát triển sức mạnh nhanh.

- Sức mạnh bền (sức bền trong sức mạnh): Phương pháp chính để giáo dục sức mạnh bền là phương pháp lặp lại nhiều lần tới mệt mỏi với những bài tập mang nặng với trọng lượng khác nhau.

Sức nhanh: Sức nhanh có thể khái quát là khả năng hoạt động với tốc độ

cực hạn. Sự biểu hiện của nó dưới 4 hình thức. - Thời gian tiềm phục của phản ứng động tác - Tốc độ của động tác đơn

- Tần số của động tác

- Tốc độ ban đầu của động tác [37].

Tốc độ của các động tác phối hợp kỹ chiến thuật phức tạp Karatedo (như các động tác trong thi đấu, trong đi quyền) phân tích cho cùng là sự kết hợp của 4 hình thức biểu hiện sức nhanh. Khả năng tăng độ nhanh trong hoạt động nào đó phụ thuộc vào trình độ hồn thiện kỹ thuật (kết cấu lực, không gian, thời gian của động tác). Phải nắm vững kỹ thuật mới, thực hiện được động tác nhanh, nhưng quá trình chú trọng đến kỹ thuật mà thực hiện với tốc độ chậm và trung bình thì cũng khơng có lợi cho việc phát triển sức nhanh sau này. Vì vậy, phải giải quyết tốt quan hệ kỹ thuật và phát triển sức nhanh, phải chú trọng cả 2 mặt.

Sức bền: Sức bền giúp cho người tập Karatedo, có khả năng trong hoạt

động với thời gian dài. Với VĐV Karatedo, sức bền không những rất cần thiết cho thi đấu mà cịn cho việc hồn thành khối lượng huấn luyện lớn. Sức bền gồm: Sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung rất cần thiết cho con người, còn đối với VĐV Karatedo là một thành phần trong phát triển thể lực toàn diện, là kết quả của sự biến đổi tốt, thực sự trước tiên ở hệ thống thần kinh trung ương cũng như các hệ thống tim mạch, hô hấp. Sức bền chung của võ sinh nam Karatedo, là cơ sở để chịu đựng được các lượng vận động lớn. Sức bền chuyên môn cần thiết cho VĐV Karatedo tuỳ theo đặc điểm của từng nội dung thi đấu khác nhau. Sức bền chung tích lũy dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực quanh năm. Đương nhiên, việc huấn luyện chuyên môn cũng giúp cho việc tăng sức bền chung.

Sức bền chung có tác dụng với khả năng làm việc chung và sức khoẻ của người tập Karatedo, là cơ sở vững chắc của VĐV Karatedo trong huấn luyện chuyên môn, trong phát triển sức bền chuyên môn.

Sức mềm dẻo: Sức mềm dẻo (hay còn gọi là khả năng linh hoạt của các

khớp) rất cần thiết cho VĐV Karatedo khi hoàn thành các bài tập với biên độ động tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, VĐV đạt đựơc độ mềm dẻo tốt hơn khi thực hiện các động tác trong thi đấu hay đi quyền. Nếu như khơng có và độ mềm dẻo thì khơng thể đạt được sức nhanh tối đa trong động tác, cũng như không đạt được hiệu quả tốt.

Độ linh hoạt: Độ linh hoạt trong các động tác và biết giải quyết các nhiệm

vụ huấn luyện một cách nhanh, đúng cần phải có sức mạnh, sức nhanh, sức bền và có phẩm chất ý chí cao. Động tác hoạt động càng phức tạp, càng phải nhanh chóng xử lý linh hoạt, có nghĩa là càng phải hồn thiện hơn sức linh hoạt. Trong quá trình huấn luyện và thi đấu, nhiều hoạt động bên ngồi có thể phá hoại độ chính xác của kỹ thuật. Nếu như VĐV Karatedo có sức linh hoạt tốt thì có thể giữ thăng bằng điều chỉnh tư thế động tác.

Về kỹ thuật:

Được thực hiện chủ yếu trên đường thẳng gồm: Kỹ thuật tấn, kỹ thuật tay, kỹ thuật chân. Kỹ thuật Karatedo được xây dựng trên nền tảng của những nguyên lý khoa học được dựa trên các công thức chủ yếu sau:

Động năng: Ec = 1/2mv2

Trong đó: m: Khối lượng của phần cơ thể di động v: Vận tốc của đòn

Áp suất: F/cm2

Lực xoắn: Các đòn thế thi đấu trong Karatedo đều xốy trịn tạo gia tốc, làm lệch phương phản lực và tăng kình lực. Ngồi ra các mơ men, ngẫu lực cộng hưởng đều triệt để áp dụng trong kỹ thuật [41].

Chiến thuật song đấu trong Karatedo là để đối phương tấn công làm đối phương sơ hở để phản cơng vào đó, hoặc tấn cơng đánh lạc hướng đưa đối phương vào phương án phản công của ta làm đối phương không kịp trở tay.

Tấn công ở phương án chủ động: Trong phương án này, tâm lý có tác dụng chính là để đối phương khơng kiểm sốt được kỹ thuật tấn công của ta và ta dùng cách đánh khôn ngoan, sáng tạo, hiệu quả với những địn thật sự mạnh và chính xác. Có thể giả mở địn đấm, địn tấn cơng ở hướng trực tiếp; Hay địn giả nhử đòn ở nhiều hướng khác nhau; Hoặc vơ hiệu hố sự phịng thủ của đối phương bằng tấn công liên tục một hay nhiều hướng; Hay tấn công làm đối phương mất thăng bằng để nắm bắt thời cơ… đánh lạc hướng đối phương.

Tấn công ở phương án thụ động: Trong phương án này thường gạt đỡ đòn

tấn công của đối phương rồi phản công, hoặc đối phương tấn công ta tránh né, rồi phản công chỗ hở đối phương, hay chặn đứng địn tấn cơng của đối phương. Tấn công và đốn đúng phương hướng tấn cơng của đối phương là 2 điểm chủ yếu sử dụng đúng phối hợp thân pháp tránh né linh hoạt nhịp nhàng để phản công hiệu quả cao [36].

Về tâm lý:

Karatedo là mơn tình huống giao đấu đối kháng trực tiếp nên phải linh hoạt về thần kinh (chuyển đổi nhanh giữa quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh), phải ln bình tĩnh để phán đốn tình huống kịp thời đưa ra quyết định khi cần thiết. Yêu cầu VĐV Karatedo phải thuộc loại hình thần kinh mạnh - cân bằng - linh hoạt. VĐV phải có q trình chuẩn bị tâm lý tốt, đồng thời phải có kinh nghiệm phong phú trong q trình thi đấu.

Để hiểu môn võ Karatedo việc nắm bắt về đặc điểm và tính chất của mơn võ là vơ cùng quan trọng, tuy vậy hiểu quy luật diễn biến thành tích của mơn võ cũng là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)