Những cơ sở lý luận của công tác tổ chức quản lý phong trào tập luyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Những cơ sở lý luận của công tác tổ chức quản lý phong trào tập luyện

1.4.1. Công tác tổ chức, quản lý phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa. ngoại khóa.

Quản lý thể dục thể thao góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình phát triển xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực tế có nhu cầu cho thể dục thể thao, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, bảo đảm các điều kiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của thể dục thể thao.

Tổ chức quản lý phong trào Karatedo phải tiến hành một cách khoa học và kết hợp chặt chẽ giữa giờ học chính khố và thể thao ngoại khố. Trong đó, chức năng quản lý và giáo dục trong giờ học thể dục thể thao thể hiện: “Giờ học thể dục thể thao là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hồ và cân đối về thể lực và ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhân cách con người”. [50] Học ngoại khoá là một bộ phận của nhu cầu và ham thích trong thời gian nhàn rỗi của học sinh sinh viên, góp phần phát triển năng lực thể chất và nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên.

Khoa học quản lý thể dục thể thao đã chỉ ra công tác tác giáo dục thể chất trong nhà trường và thể dục thể thao trong thế hệ trẻ có mục đích và nhiệm vụ chính là: “Góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi em. Đồng thời góp phần vào việc hồn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất - thể thao cho các em”. [46] Mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là:

- Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên.

- Phát triển được các tố chất thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể. - Phát triển tố chất phối hợp các động tác.

- Phát triển năng lực tâm lý cho các em, sẵn sàng tập luyện, phấn đấu trong tập luyện, thi đấu.

- Tạo cho các em ý thức tập luyện, thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng hứng thú bền vững lâu dài cho học sinh sinh viên.

- Giáo dục đạo đức thể thao xã hội chủ nghĩa.

Do đó nhiệm vụ của cơng tác tổ chức quản lý phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhà trường phải có một chương trình thống nhất theo đặc điểm của lứa tuổi. Việc xác định mục tiêu công tác thể dục thể thao trong thế hệ trẻ không nên chỉ là mục tiêu kiến thức mà phải thống nhất giữa các mặt: Kiến thức, thể lực và kỹ thuật động tác. Cần phải đưa chương trình dạy thể dục ở phổ thơng đến Đại học thành pháp lệnh, kế hoạch, cần có chế độ thích hợp để động viên việc tổ chức hướng dẫn hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao cho sinh viên. Trong công tác giáo dục thể chất phải thực hiện tốt công tác tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể thao trong học sinh, tổ chức các Câu lạc bộ thể thao, các lớp tự tập luyện, các đội tuyển các môn thể thao. Đồng thời, công tác tập luyện huấn luyện thi đấu đóng góp vào hoạt động văn hố tinh thần của đơng đảo học sinh sinh viên.

1.4.2. Vai trị của cơng tác tổ chức tập luyện, thi đấu Karatedo ngoại khóa đối với sinh viên.

Tổ chức tập luyện, thi đấu Karatedo có tác dụng giáo dục tích cực nhiều mặt phẩm chất đạo đức, ý chí, nỗ lực của con người và là phương tiện giao lưu giữa các tập thể địa phương, ngành và quốc gia trên thế giới.

1.4.2.1. Bồi dưỡng về phẩm chất ý chí.

Trong q trình tập luyện và thi đấu, những tình huống gay go, căng thẳng nhất là lúc con người bộc lộ tình cảm của mình chân thực nhất. là cơ hội để cho họ được thử thách, rèn luyện các phẩm chất ý chí của mình, giúp họ trở nên cứng rắn hơn, tích luỹ những kinh nghiệm để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và chín chắn trong cuộc sống.

Quá trình tập luyện, thi đấu là q trình mà mỗi VĐV thường xun gắn bó với tập thể, qua đó trau dồi và hình thành tình đồn kết, hạn chế và dẹp bỏ những ham muốn dục vọng cá nhân tầm thường, biết phấn đấu hy sinh vì lợi ích

và danh dự lớn lao của tập thể, sẵn sàng cống hiến cho mục đích chung vì mầu cờ sắc áo và những tấm huy chương. Đó là phẩm chất đáng quý mà con người nổ lực phấn đấu vất vả trong rèn luyện và thử thách mới có được. Trong tập luyện mỗi VĐV có yêu cầu riêng, trong thi đấu mỗi VĐV phải đảm nhiệm một vị trí, nhiệm vụ chiến thuật và trách nhiệm khác nhau nên chỉ tổ chức cao thì các bộ phận mới phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và toàn đội mới đi tới mục đích cuối cùng. Trình độ thi đấu cao địi hỏi cá nhân cũng như tồn đội phải có tinh thần khắc phục khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm. Do thi đấu đối kháng quyết liệt nên đòi hỏi rất cao về thể lực và tâm lý q trình tập luyện thi đấu khó hơn, thời gian trận đấu kéo dài yêu cầu các VĐV phải dẻo dai bền bỉ có tinh thần khắc phục mệt mỏi, có ý chí chiến đấu ngoan cường. Những yếu tố đó giúp cho những đội dù yếu hơn nhưng lại giành được chiến thắng trước đội được coi là mạnh hơn.

1.4.2.2. Tổ chức tập luyện và tiến hành các cuộc thi đấu Karatedo nhằm phát triển các tố chất thể lực.

Karatedo là một trong những môn thể thao phát triển rộng rãi nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, là phương tiện lôi cuốn tuổi trẻ và mọi người tập luyện TDTT hệ thống, chuẩn bị tích cực để kiểm tra và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đồng thời cũng là phương tiện nghỉ ngơi tích cực.

Tập luyện Karatedo góp phần phát triển hệ vận động, rèn luyện các tố chất thể lực cần cho đời sống như khéo léo, bền bỉ, phản ứng nhanh, tăng cường hệ hơ hấp - tuần hồn, hệ cơ xương và làm giảm mệt mỏi hệ thần kinh. Ngoài tác dụng về vệ sinh nâng cao sức khỏe, Karatedo cịn có tác dụng giáo dục tuyên truyền rất lớn. Thi đấu thể thao không chỉ hấp dẫn với người tham gia mà cả với khán giả, giúp con người có hồi bảo trở thành mạnh mẽ, khéo léo, gan dạ, biết điều khiển hoạt động của mình phục vụ quyền lợi của tập thể. Như một phương tiện GDTC quan trọng, Karatedo phát triển rộng ở mọi tổ chức phong trào thể dục thể thao.

1.5. Đặc điểm và vai trị của hoạt động ngoại khố trong công tác giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao.

1.5.1. Đặc điểm và các hình thức tổ chức buổi tập thể dục thể thao.

Buổi tập TDTT chính khố (giờ học chính khóa) có những đặc điểm chung của hình thức lớp - bài. Dấu hiệu quan trọng nhất của hình thức lớp - bài là nhà sư phạm (giáo viên TDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên) giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động tương hỗ giữa người dạy và người học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình giáo dục thể chất. Ưu thế của buổi tập chính khố cịn thể hiện ở chỗ: Buổi tập được tiến hành theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường học, theo thời khố biểu chung của tồn trường; lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động đã liên kết học sinh thành tập thể. Đó là những điều kiện không kém quan trọng để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng trong quá trình giáo dục thể chất. Giờ học TDTT được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm chung, với những nguyên tắc giáo dục thể chất. Đồng thời việc tiến hành giờ học TDTT phải đảm bảo được những yêu cầu sau: [48]

1. Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và sức khoẻ.

2. Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối giờ học.

3. Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc. 4. Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồng thời chú ý đặc điểm cá nhân người tập.

5. Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, để được giải quyết ngay trong giờ học. Nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra có thể thực hiện theo hình thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân.

Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt là cả lớp được giao một nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được học sinh thực hiện dưới sự điều khiển chung của giáo viên.

Theo hình thức nhóm, sinh viên được chia thành nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm. Trong trường hợp này giáo viên hướng dẫn chủ yếu ở một nhóm, hoặc lần lượt chuyển từ nhóm này qua nhóm khác. Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ riêng cho mình và thực hiện độc lập. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng người theo sự lựa chọn của mình.

Mỗi hình thức kể trên đều có ưu, nhược điểm. Ví dụ: Tổ chức hoạt động

của học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất cả lớp học nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế. Ngược lại, sử dụng hình thức nhóm và cá nhân thì việc tăng cường đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân tăng cường, nhưng hạn chế khả năng bao quát toàn bộ học sinh. Nói chung, trong các giờ học chính khố, thường sử dụng tổng hợp cả 3 hình thức tổ chức hoạt động kể trên. Trong phần chuẩn bị, hoạt động của học sinh thường đồng loạt. Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân. Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức đồng loạt.

Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập. Theo của nội dung, giờ học chính khố được chia thành giờ học chuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao và giờ giáo dục chuẩn bị thể chất nghề nghiệp.

- Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong các trường học: mẫu giáo, phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp, lượng vận động vừa phải.

- Giờ học thể thao: Áp dụng trong giảng dạy - Huấn luyện một môn thể thao lựa chọn mang tính chất chuyên môn. Các giờ loại này tiến hành theo

phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương.

- Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp được tiến hành cho các đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đặc điểm tiêu biểu của nội dung giờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng mang tính chất thể lực chuyên môn phù hợp với lao động nghề nghiệp.

- Theo đặc điểm hoạt động dạy học, còn chia giờ học chính khố thành các loại: Giờ học nội dung mới, giờ học củng cố, hoàn thiện, giờ học kiểm tra và giờ học hỗn hợp.

Đặc điểm của giờ học nội dung mới là mật độ vận động tương đối thấp do mất nhiều thời gian cho làm mẫu, giảng giải, sửa chữa lỗi sai. Trong giờ học hoàn thiện và củng cố, mật độ vận động tăng tới mức tối đa.

Giờ học kiểm tra thường được tiến hành dưới hình thức thi đấu thể thao. Trong các giờ học này cần phải đảm bảo trật tự nghiêm ngặt, tuân thủ luật thi đấu, xác định chính xác thành tích. Giờ học hỗn hợp các nội dung mới, củng cố - hoàn thiện, kiểm tra nội dung cũ được sử dụng rộng rãi hơn cả trong thực tiễn giáo dục thể chất.

Giáo dục thể chất cịn tiến hành theo hình thức buổi tập ngoại khố. Vì thời gian học tập chỉ chiếm một khoảng tương đối ngắn trong cuộc sống của con người. Ví dụ: Trong 12 năm học phổ thông, học sinh chỉ được học khoảng 700 giờ học TDTT chính khố. Trong khi đó thời gian tập luyện TDTT ngoại khoá nhiều hơn.

Tập luyện TDTT ngoại khố là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động. [48]

Các buổi tập ngoại khố thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập chính khố. Hình thức tập luyện này địi hỏi ý thức tập luyện, tự giác, độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khố

chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân. Cũng như buổi tập chính khố, cấu trúc buổi tự tập phải đảm bảo cho cơ thể dần dần bước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện phần cơ bản và phần kết thúc buổi tập. Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủ thuật đã được giáo viên hướng dẫn trong giờ học chính khố để định mức lượng vận động, giúp đỡ và bảo hiểm (khi tập theo nhóm) và tự tổ chức.

Do nội dung buổi tập ngoại khố có nét khác biệt nên cách tổ chức tập luyện có đặc trưng riêng. Theo tính chất hướng dẫn các buổi tập ngoại khoá được chia thành: Các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, các buổi tập theo nhóm có tổ chức.

Thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao.

Thể dục vệ sinh là một hình thức tự tập đơn giản nhất. Nó thường bao gồm: Đi bộ, chạy và một số bài tập phát triển chung được thực hiện trong 8 phút - 10 phút. Tập thể dục vệ sinh có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng bước vào hoạt động hàng ngày, duy trì khả năng hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tích cực. Các buổi tập thể dục vệ sinh thường thể hiện với lực đối kháng như tạ tay, tạ bình vơi, dây đàn hồi… có thể tập trong nhà hoặc ngồi trời. Cần phải lựa chọn bài tập và định mức lượng vận động sao cho cơ thể dần dần bước vào hoạt động và các nhóm cơ lớn đều tham gia vận động. Dần dần cần đổi các bài tập và nâng cao độ phức tạp. Mỗi người đều có thể và cần phải tập thể dục vệ sinh trong suốt cuộc đời. Các hình thức tập luyện cá nhân này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và rất quan trọng trong phong trào TDTT [56].

Tự tập thể lực cá nhân như tập thể lực chung, thể lực chuyên môn, thể lực thực dụng là hình thức tập cá nhân có cấu trúc tương đối phức tạp. Đặc điểm của các buổi tự tập thể lực thể hiện ở tính hệ thống chặt chẽ trong xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ sống đặc biệt, nhìn chung buổi tự tập thể lực phải có cấu trúc như giờ học chính khố.

Điển hình là trị chơi, du lịch, thi đấu và các hình thức tập luyện khác dưới sự hướng dẫn của một người được các thành viên của nhóm bầu ra hoặc được chỉ định. Hình thức tập theo nhóm tự nguyện phổ biến nhất là trò chơi vận động. Theo xu hướng tập luyện, các trị chơi có thể được chia thành: Trò chơi học tập, trò chơi nâng cao sức khoẻ, trị chơi giải trí, trị chơi thi đấu.

Ở các nước kinh tế văn hố phát triển hình thức du lịch tích cực được phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của nam sinh viên đại học quốc gia hà nội thông qua tập luyện ngoại khóa môn võ karatedo (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)