Top 10 bài viết về nghiệp vụ sư phạm hay nhất.

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm.

Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo dành cho những đối tượng có nhu cầu và mong muốn trở thành giáo viên, giảng viên nhưng chưa được đào tạo qua các cơ sở đào tạo về sư phạm. Nếu bạn đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các trường nghề, bạn có trình độ, có chuyên môn và giờ muốn đi giảng dạy nhưng lại học một chuyên ngành bất kỳ chứ không phải sư phạm. Bạn có thể đi học khóa học nghiệp vụ sư phạm, với thời gian đào tạo chỉ từ 2 – 3 tháng là bạn đã có thể trở thành giáo viên, giảng viên để đứng lớp.

Trong tất cả các ngành nghề khác nhau thì giáo viên luôn là nghề được coi trọng và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Vậy, những điều kiện pháp lý cần phải có để trở thành giáo viên là gì và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được quy định như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này 123doc đã tìm hiểu và tập hợp những bài viết hay nhất về nghiệp vụ sư phạm để đem đến góc nhìn chân thực nhất cho bạn đọc, hãy cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.

Nội dung chính

I. Những bài viết hay về nghiệp vụ sư phạm.

1. Bài tập lớn nghiệp vụ sư phạm.

Sau quá trình học tập và tìm hiểu kiến thức nhóm sinh viên đã hoàn thiện xuất sắc bài tập lớn môn nghiệp vụ sư phạm về chủ đề du lịch. Bài tập được đánh giá tốt từ phía giảng viên và được coi là một bài tập thành công. Sau đây là bản đầy đủ và chi tiết về bài của nhóm sinh viên này hãy cùng tham khảo để hoàn thiện bài tập của chính mình nhé.

Bài tập lớn nghiệp vụ sư phạm.
Bài tập lớn nghiệp vụ sư phạm.

Download tài liệu

2. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học Phương Đông.

Giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên được cấu thành bởi các yếu tố: Trình độ kiến thức, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, và phẩm chất đạo đức, phương pháp dạy học. Trong đó năng lực sư phạm và phương pháp dạy học là những yếu tố rất quan trọng.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua trường đại học Phương Đông đã có nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, thông qua đó đa số các giảng viên đã có sự phát triển tốt, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học Phương Đông.
Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học Phương Đông.

Download tài liệu

3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tại trường THPT ở huyện tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, sự nghiệp

giáo dục đào tạo ở Việt Nam là một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm.

Đây là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân, trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng

nòng cốt và có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục. Tại Hội nghị lần thứ 2, ban chấp hành trung ương khóa 8 đã khẳng định:“ Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết cũng đã nêu rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội tôn vinh”.

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tại trường THPT ở huyện tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tại trường THPT ở huyện tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Download tài liệu

4. Các biện pháp tổ chức , bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế.

Căn cứ nhu cầu nâng cao năng lực giảng dạy cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo h­ướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n­ước và hội nhập quốc tế.

Khoa Giáo dục tổ chức giảng dạy lớp Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Sau đây là những biện pháp hiệu quả giúp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên đặc biện là giảng viên các khối ngành kinh tế.

Các biện pháp tổ chức , bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế.
Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế.

Download tài liệu

5. Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm.

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp trong đào tạo giáo viên. Qua đó, người học được từng bước làm quen những kĩ năng, thái độ, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của một giáo viên tương lai. Để hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thực sự mang lại hiệu quả, các cơ sở đào tạo sư phạm phải có kế hoạch, có sự hợp tác chặt chẽ với trường thực hành.

Nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu đối với giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó chính bản thân sinh viên phải có thái độ nghiêm túc tìm hiểu học tập và tích cực trau dồi tri thức.

Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm.
Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm.

Download tài liệu

6. Đẩy mạnh rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên.

Tay nghề sư phạm của sinh viên sư phạm  trước tiên được hình thành trong hoạt động và giao tiếp của sinh viên thông qua các hoạt động tập thể trong trường sư phạm . Giai đoạn học ở trường sư phạm là 1 giai đoạn rất quan trọng trong việc hình thành khuynh hướng sư phạm, năng lực sư phạm và tính cách người giáo viên dạy nghề trong tương lai.

Để có được trình độ nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong xã hội phát triển, người giáo viên dạy nghề tương lai, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm phải được học tập và rèn luyện một cách hệ thống, thường xuyên. Từ đó củng cố, nâng dần và hoàn thiện tay nghề sư phạm trong quá trình dạy học ở các trường dạy nghề sau này.

Đẩy mạnh rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên.
Đẩy mạnh rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên.

Download tài liệu

7. Kế hoạch tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm.

Với mục đích tạo môi trường, cơ hội đề các giáo viên trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên về chuyên môn, nghiệp vụ, sớm khẳng định tài năng sư phạm của mình, đồng thời là dịp để trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trẻ với giáo viên lớn tuổi, lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Tạo “sân chơi” bổ ích cho các giáo viên trẻ phát huy tài năng, góp phần tích cực vào phong trào thi đua, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp trong những năm tiếp theo.

Đầy mạnh phong trào đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đúc kết và phát huy sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới, sáng tạo trong dạy và tạo tiền đề cho tiến trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Kế hoạch tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm.
Kế hoạch tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm.

Download tài liệu

8. Tài liệu hỏi thi nghiệp vụ sư phạm.

Nhận thấy được nhu cầu tài liệu tham khảo cho ngành sư phạm ngày càng cần thiết và có nhu cầu cao. Để giúp cho sinh viên ngành này thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và hoàn thành tốt phần thi nghiệp vụ sư phạm của mình ,sau đây là tập tài liệu được soạn từ những thầy cô có nhiều kinh nghiệm mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn sinh viên ngành sư phạm.

Tài liệu hỏi thi nghiệp vụ sư phạm
Tài liệu hỏi thi nghiệp vụ sư phạm

Download tài liệu

9. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm.

Giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên được cấu thành bởi các yếu tố: Trình độ kiến thức, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, và phẩm chất đạo đức, phương pháp dạy học. Trong đó năng lực sư phạm và phương pháp dạy học là những yếu tố rất quan trọng.

Tuy nhiên hiện nay, phương pháp giảng dạy của một số ít giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học bậc đại học, năng lực xử lý các tình huống sư phạm chưa linh hoạt, giảng dạy chủ yếu là theo phương pháp dạy học truyền thụ một chiều. Thực tiễn cho thấy, đây không phải là phương pháp dạy học thích hợp với điều kiện khoa học công nghệ phát triển như ngày nay. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Sau đây là các biện pháp.

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm.
Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm.

Download tài liệu

10. Kết hợp lý thuyết và thực tiễn trong giáo dục nghiệp vụ sư phạm.

Chương trình  đào tạo nghiệp vụ sư phạm đã được thực hiện nhiều năm nhưng chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc hình thành các kỹ năng sơ đẳng như cách trình bày vấn đề, viết, vẽ bảng, diễn giải, gợi mở vấn đề bằng hệ thống câu hỏi, xử lý tình huống sư phạm v.v… Do đó, chương trình này tỏ ra không phù hợp trước những biến đổi của khoa học, kỹ thuật, thông tin và công nghệ.

Trong khi đó các kỹ năng như làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng giao tiếp, hội nhập, kỹ năng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn địa phương, kỹ năng định hướng, kế hoạch hóa, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá v.v… chưa được chú trọng.

Kết hợp lý thuyết và thực tiễn trong giáo dục nghiệp vụ sư phạm.
Kết hợp lý thuyết và thực tiễn trong giáo dục nghiệp vụ sư phạm.

Download tài liệu

100+ Tài liệu về nghiệp vụ sư phạm hay

Đọc thêm:

Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

II. Một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm

1. Tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học phải được triển khai và thực hiện ngay từ chính người thầy dạy đại học

Người thầy ở đây là các giảng viên đại học, bao gồm tất cả các giảng viên của các môn giáo dục đại cương ; giáo dục chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm. Rèn kỹ năng là một quá trình. Người thầy không thể chỉ ngồi nghiên cứu tài liệu Đông, Tây, kim cổ, tìm ra biết bao phương pháp mới, so sánh, đối chiếu phát hiện ra những ưu điểm so với phương pháp truyền thống để rồi truyền tải những kiến thức rất mới này cho sinh viên bằng phương pháp… truyền thống.

Tức là chưa ý thức được việc dạy cho sinh viên cách tư duy, cách học sáng tạo. Người thầy chưa phải là cố vấn, huấn luyện viên, người quản lý, điều khiển quá trình học tập của sinh viên. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần “đào tạo” ra những sinh viên ngơ ngác, non, yếu,… 

2. Phải tạo được sự thống nhất giữa việc trang bị tri thức và kỹ năng nghề dạy học cho sinh viên

Về tri thức nghề, trường sư phạm phải trang bị cho sinh viên một vốn tri thức khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, không nên xem nhẹ loại tri thức nào. Vấn đề đặt ra cần chú ý là ở trường sư phạm việc trang bị tri thức khoa học cơ bản phải được tổ chức dạy và học theo hướng đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo nghề.

Đối với khoa học giáo dục, cần cung cấp cho sinh viên những tri thức như : tri thức chung về nghề sư phạm, tri thức về đặc điểm tâm sinh lí học sinh, tri thức về phương pháp – kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập – giáo dục cho học sinh và tri thức tạo tiềm lực cho người học,… Những tri thức này, sinh viên được học tập, nghiên cứu, tiếp thu qua các môn học Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn.

 Kỹ năng nghề của sinh viên sư phạm được hình thành trên cơ sở các tri thức nghề, đặc biệt là hệ thống các tri thức về khoa học giáo dục. Kỹ năng nghề sư phạm, bao gồm nhiều loại khác nhau tạo thành một hệ thống kỹ năng hoàn chỉnh, trong đó có ba nhóm kỹ năng chủ yếu : kỹ năng dạy học, kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp.

Các môn Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn được xem là những môn học cung cấp tri thức sư phạm cho sinh viên. Điều đó có nghĩa là chúng có mối quan hệ mật thiết với việc hình thành các kỹ năng sư phạm . Sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức sư phạm này để xử lý các tình huống giáo dục cụ thể :

– Thứ nhất, giảng viên các bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học cần theo sát nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho thiết thực và hiệu quả.

– Thứ hai, các nhà đào tạo, các nhà nghiên cứu xây dựng khung chương trình đào tạo và phát triển giáo viên trong trường sư phạm phải sắp xếp thời gian cũng như thời lượng giảng dạy của các môn học này sao cho phù hợp và hiệu quả với các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm .

– Thứ ba, bộ môn Phương pháp dạy học phải căn cứ vào thực tiễn dạy học ở trường , để xây dựng các chuyên đề mang tính thiết thực rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Ví dụ : tham khảo mẫu soạn giáo án của giáo viên phổ thông, trình tự lên lớp, cách hướng dẫn học sinh học bài, thu thập các tình huống giáo dục từ giáo viên chủ nhiệm để hướng dẫn sinh viên tập xử lý,… Nên tăng cường các chuyên đề mang tính thực hành, bớt các chuyên đề nặng tính lý thuyết, hàn lâm.

3. Thay đổi, chỉnh lý chương trình đào tạo cho thích hợp với mô h́nh người giáo viên mà thực tiễn đòi hỏi

Các trường đại học sư phạm cần phải xác định cấu trúc chương trình và quy cách đào tạo phải khác với cấu trúc chương trình và quy cách đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học khác. Cụ thể :

– Tăng cường tính chất thực tiễn của chương trình cũng như hiệu quả của đào tạo. Áp sát hơn nữa chương trình đào tạo ở đại học sư phạm với chương trình đào tạo ở trường phổ thông.

– Hoàn chỉnh chương trình đào tạo trên tinh thần xác định đúng mối quan hệ giữa dạy chữ với dạy nghề, đồng thời với việc kết hợp mục tiêu dạy chữ với mục tiêu dạy nghề, giải quyết tốt mối quan hệ giữa học với hành.

4. Cho sinh viên xuống các trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất

Vào năm thứ nhất, cần bố trí cho sinh viên có từ 1 đến 2 tuần tiếp xúc với giáo dục phổ thông. Mục đích là để sinh viên làm quen với với giáo dục phổ thông với tư cách người giáo viên. Có thể không cần phải tổ chức quy mô như các đợt kiến tập, thực tập mà định hướng cho các khoa, từ các khoa triển khai cho các lớp cụ thể về việc đăng ký kết nghĩa với các trường phổ thông gần trường sư phạm; làm việc với Ban Giám hiệu các trường phổ thông cho sinh viên về trường tham gia làm công tác chủ nhiệm, tham gia dự giờ, sinh hoạt.

Tại trường sư phạm, nên phân sinh viên thành các nhóm nhỏ hoặc vẫn duy trì các nhóm tham gia sinh hoạt ở trường phổ thông. Giảng viên tùy vào nội dung môn mình phụ trách để đưa ra các vấn đề, các tình huống hoặc tổ chức cho sinh viên nghĩ ra các vấn đề, các tình huống khác để suy nghĩ tìm ra các phương án giải quyết. Các vấn đề, các tình huống có thể là việc khai thác sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý.

Là cách trình bày bảng thế nào cho khoa học. Diễn đạt trước một tập thể làm sao cho khỏi lúng túng, nói năng thế nào cho lưu loát, xử lý một em học sinh có thái độ vô lễ thì phải như thế nào ?

 Chuẩn bị kỹ cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất như thế chắc chắn đến các đợt kiến tập, thực tập ở những năm sau, sinh viên sẽ bớt lúng túng, bỡ ngỡ ; thậm chí còn phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục khác tại trường phổ thông.

5. Đầu tư cơ sở vật chất tốt cho các trường thực hành

Trường sư phạm có sinh viên xuống thực hành cần phải có kinh phí hỗ trợ để có thể xây dựng, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Trường thực hành có kế hoạch xây dựng những phòng học chất lượng cao (đa năng) để sinh viên có thể thực hành tốt, đảm bảo giảng dạy tốt nhưng không làm xáo trộn đến lớp học ; xây dựng những không gian cần thiết để tổ chức hoạt động ngoài giờ.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Vấn đề nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự nỗ lực tổng hợp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các giảng viên trực tiếp đứng lớp, đặc biệt đòi hỏi sự nỗ lực tự thân của sinh viên. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến năm vấn đề góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Chúc các bạn thành công!