Biên pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường ĐH Phương Đông
Trang 1Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường Đại học Phương Đông Hà Nội
Võ Thị Sương
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
đội ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông Nghiên cứu thực trạng vấn đề tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông Hà Nội Đề xuất các giải pháp tổ chức tốt quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên của trường
Keywords: Quản lý giáo dục; Bồi dưỡng nghiệp vụ; Nghiệp vụ sư phạm; Giảng viên;
Trường Đại học Phương Đông
Content
1 Lí do chọn đề tài
Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của xã hội” Một đất nước muốn phát triển hay không người ta đánh giá và nhìn vào nền giáo dục của nước đó có bền vững và phát triển ổn định hay không
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 khóa VIII cũng đã chỉ ra: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo.”
Điều 70 Luật Giáo dục đã khẳng định: “ Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt
+ Có tư tưởng tốt
+ Đạt trình độ chuẩn, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ”
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.”
Trang 2Khi nói đến vai trò quan trọng của nghiệp vụ sư phạm nguyên tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: “Nghề thầy giáo là nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải nghề phổ thông”
Một bất cập đang tồn tại hiện nay là đội ngũ giáo viên trong các trường từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được đào tạo trong hệ thống các trường sư phạm từ trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, các kĩ năng sư phạm Còn ở các trường từ trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học số giảng viên đang trực tiếp giảng dạy không được đào tạo từ các trường sư phạm lại chiếm một tỉ lệ khá cao (47,1%) Đã có một thời gian dài chúng ta đã quá coi trọng trình độ năng lực chuyên môn
và cho rằng chỉ cần có đủ điều kiện về chuyên môn là có thể làm tốt công tác giảng dạy
Vì vậy, có nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn tốt có học hàm học vị từ thạc sĩ đến tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, giáo sư tiến sĩ khoa học, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân nhưng chưa được chú trọng về đào tạo nghiệp vụ sư phạm nên đã gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy (Các môn như: Giao tiếp sư phạm, Lý luận giáo dục, Lý luận dạy học đại học, Tâm lý học đại học, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Tổ chức quản lí giáo dục, Kiểm định và Đánh giá kết quả giáo dục)
Đứng trước thực trạng đó việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
và giảng viên các trường cao đẳng, đại học trong cả nước nói chung và các trường Cao đẳng, Đại học thuộc khối kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là một trong những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên nói riêng, và chất lượng Giáo dục - Đào tạo nói chung, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục
tiêu giáo dục từ nay đến 2010 Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức, bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học Phương Đông - Hà Nôi” để
làm luận văn tốt nghiệp cho mình với mong muốn sẽ góp thêm tiếng nói trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi chúng
ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO
3 Đối tƣợng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trang 3Hoạt động bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Phương Đông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học Phương Đông
4 Giả thuyết khoa học
Công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường đại
học trong những năm qua dù có những thành tựu, song trong thực tế còn gặp không ít khó khăn và hạn chế trong công tác tổ chức bồi dưỡng Nếu có những biện pháp quản lý tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dựa trên những nhu cầu, năng lực, điều kiện của giảng viên thì hiệu quả của việc bồi dưỡng NVSP cho giảng viên sẻ có hiệu quả, chất lượng tốt hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông
5.2 Nghiên cứu thực trạng vấn đề tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của đội
ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông Hà Nội
5.3 Đề xuất các giải pháp tổ chức tốt quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giảng viên trường Đại học Phương Đông
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp như: phân tích; tổng hợp; khái quát hoá;… để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn là nhóm phương pháp nghiên cứu trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn
để làm bộc lộ rõ bản chất và các quy luật vận động của các đối tượng ấy
6.2.1 Phương pháp điều tra viết
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
6.2.3 Phương pháp quan sát
Trang 46.2.4 Ngoài ra sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục;
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
7 Phạm vi nghiên cứu
200 giảng viên của trường Đại học Phương Đông Hà Nội
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức, bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Phương Hà Nội
Chương 3: Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông Hà Nội
Tuy nhiên, chưa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu về việc tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học nói chung và giảng viên trường đại học Phương Đông nói riêng
1.2 Lý luận về quản lý
1.2.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng và môi
Trang 5trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định
1.2.2 Chức năng của quản lý
a Chức năng kế hoạch hoá
Nghiệp vụ: Từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Như ý đã cho rằng:
“Nghiệp vụ là công việc chuyên môn của một nghề.”
Sƣ phạm: Khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học
Nghiệp vụ sƣ phạm: Là công việc chuyên môn của nghề dạy học
1.3.2 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.4 Quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên
1.4.1 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
Mục tiêu bồi dƣỡng:
+ Về kiến thức
+ Về kĩ năng: Hình thành cho người học hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để
có thể giảng dạy tốt ở bậc đại học
+ Về thái độ: Hình thành cho người học ý thức nghề nghiệp và tác phong sư phạm của Nhà giáo bậc đại học (Giảng viên đại học)
1.4.2 Các nội dung của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cần bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên trường đại học Phương Đông
+ Khối kiến thức bắt buộc:
Trang 6+ Khối kiến thức tự chọn:
1.4.3 Nội dung của hoạt động bồi dưỡng
1.5 Yêu cầu tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.5.1 Dự trù kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1.5.2 Xây dựng chương trình khung: Gồm 33 đơn vị học trình
+ Khối kiến thức: bắt buộc (19 đvht)
+ Khối kiến thức tự chọn: (14đvht)
1.5.3 Tổ chức bồi dưỡng
1.5.4 Tổ chức kiểm tra đánh giá
Kết luận chương 1
Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên của trường đại học Phương Đông chúng tôi thấy rằng:
- Vấn đề cấp thiết của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và trường đại học Phương Đông nói riêng
đã phần nào giúp cho đội ngũ giảng viên Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ vững vàng hơn khi lên lớp, truyền thụ kiến thức có sức thuyết phục hơn, giao lưu giữa giảng viên và sinh viên gần gũi hơn thân mật hơn, chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt (Thông qua khảo sát chất lượng và dự giờ đổi mới phương pháp dạy học tại trường đại học nêu trên.)
Đó là mục tiêu của Ngành giáo dục để bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên nói chung
và giảng viên các trường đại học nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn từ nay đến 2020 mà Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục - Đào tạo đã đề ra và có căn cứ để xây dựng chiến lược cho việc đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt trình độ chuẩn đến năm 2030
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
HÀ NỘI 2.1 Khái quát về trường Đại học Phương Đông Hà Nội
2.2 Thực trạng biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên của trường đại học Phương Đông
* Nhận thức của cán bộ giảng viên của trường đại học Phương Đông về việc tổ chức bồi dưỡng NVSP
Bảng 2.1: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP cho
giảng viên và quản lý hoạt động RLNVSP
GV có trình độ ThS trở lên, thâm niên công tác từ
Nhận xét: Đa số giảng viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao tầm quan trọng
của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đánh giá rất quan trọng là: 83,3%; đánh giá quan trọng là: 12,5%, chỉ có: 4,2% đánh giá là ít quan trọng
Trang 8* Nhận thức về tính cấp thiết của các nội dung hoạt động tổ chức bồi dưỡng
RLNVSP cho giảng viên
Bảng 2.2: Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên của trường đại học Phương Đông về
tính cấp thiết của các nội dung hoạt động tổ chức bồi dưỡng RLNVSP
Điểm trung bình: 1 X,Y 3
cần thiêt
Cần thiết
Không cần thiết
bậc
4 Lí luận giáo dục đại học 119 27 22.0 2.58 4
5 Lí luận dạy học đại học 109 45 14.0 2.57 5
Trang 9Nội dung: Bồi dưỡng về Tâm lí học đại học, Tâm lí học sư phạm và lứa tuổi, Tâm
lí học giao tiếp, lí luận giáo dục, lí luận dạy học, Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đại học được các cán bộ, giảng viên cho là cần thiết nhất
Nội dung: Bồi dường về Tổ chức quản lí giáo dục đại học, Phương pháp giảng dạy
bộ môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Quản lí công tác giảng dạy đại học, được cho là cần thiết thứ 2
Nội dung: Bồi dưỡng Thực tập sư phạm, được đánh giá là cần thiết thứ 3
Nội dung được đánh giá là ít cần thiết nhất là nội dung: Bồi dưỡng Các nội dung khác (Tổ chức các hoạt động ngoại khoá )
2.3 Thực trạng biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường ĐH Phương Đông Hà Nội
* Thực trạng hình thức tổ chức các lớp chứng chỉ NVSP
Bảng 2.3 Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường đại học Phương Đông
TT Nội dung
Chưa thực hiện Đã thực hiện
Có hiệu quả Bình thường Không
hiệu quả
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Trang 10Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức bồi dưỡng NVSP
tổ chức bồi dưỡng NVSP phù hợp ở các mức độ khác nhau, không có ý kiến nào đánh giá
là không phù hợp Trong đó mức độ rất phù hợp và phù hợp với 145/168 ý kiến chiếm 86,3% Mức độ bình thường chỉ có 13,3% là rõ ràng và không thể phủ định Để tìm hiểu
vấn đề này, chúng tôi điều tra các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về hiệu quả và tác dụng của hình thức tổ chức bồi dưỡng NVSP Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về hiệu quả và tác dụng của hình
thức tổ chức bồi dưỡng NVSP
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những ý kiến đánh giá hình thức học tập này đạt hiệu quả chưa rõ rệt (11,9%) Vì giảng viên chưa coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết và mang tính bắt buộc
Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trường Đại học Phương Đông, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý
Trang 11kiến đánh giá của các điều tra và tiến hành nghiên cứu, phân tích kế hoạch bồi dưỡng NVSP ở các năm học, các văn bản hướng dẫn việc tổ chức các lớp bồi dưỡng NVSP của trường ĐH Phương Đông
Bảng 2.6 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên (Mức độ thực hiện)
3 Xây dựng nội dung chương trình 168 100 1
vị trí vô cùng quan trọng nó giúp cho các nhà quản lí năm rõ hơn về dặc thù của từng nhà trường để lập kế hoạch cho thật sát cho tiết khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của trường
Bảng 2.7 Tương quan giữa mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt
động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên
STT Biện pháp quản lý
Mức độ phù hợp
Hiệu quả
Trang 123 Xây dựng nội dung chương trình 100 1 100 1
và nghiên cứu khoa học của trường, cho dự giờ mẫu, các giờ đổi mới phương pháp giảng dạy, các hội thi, hội giảng (Đặc biệt đội ngũ cán bộ trẻ) có sự kèm cặp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ kèm cặp của các nhà giáo lão thành, các giáo sư, tiến sĩ các nhà khoa học, những người đi trước… nhằm giúp đỡ cho họ nhanh chóng hòa nhập, tự tin, chủ động, sáng tạo tích tực trong công tác giảng dạy chuyên môn để tự khẳng định mình khi đứng trên bục giảng là giảng viên của trường đại học
2.4.2 Khó khăn
Trong quá trình giảng dạy số giảng viên Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ họ thường gặp không ít khó khăn vì chủ yếu họ được giữ lại trường làm công tác giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm, thực tập… sau khi đỗ tốt nghiệp đại học loại ưu, chưa qua một trường, lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng sư phạm nào cho nên họ rất lúng túng trong khi lên lớp giảng bài, giao tiếp sư phạm giữa thầy và trò (Giảng viên và sinh viên) phương pháp giảng dạy: lí luận giáo dục, lí luận dạy học, cách trình bày một bài giảng sao cho khoa học dễ hiểu và đặc biệt trong quá trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học làm các bài tập lớn các đề tài nghiên cứu có độ chuyên sâu…họ gặp rất nhiều khó khăn cả về kiến thức và kinh nghiệm
2.4.3 Mặt mạnh
Đội ngũ giảng viên của các trường đại học hiện nay đều có trình độ cao về chuyên môn (từ Thạc sĩ trở lên) có khả năng sử dụng máy tính thành thạo, biết từ 2 đến 3 ngoại ngữ, rất am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận giảng dạy, có sự chuyên
Trang 13môn hóa cao, nhanh nhạy, năng động sáng tạo, có sự cầu tiến, ham học hỏi, biết tận dụng tối đa sự ửng hộ và giúp đỡ của các thầy cô (Những giáo sư tiến sĩ những nhà khoa học) trong hội đồng giáo dục nhà trường (những cây đa cây đề) là những người đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, họ biết khai thác thông tin tri thức từ rất nhiều nguồn khác nhau từ kiến thức trong sách vở, báo chí ti vi, Internet… để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình
2.4.4 Mặt yếu
Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu trên trong công tác giảng dạy đội ngũ giảng viên của trường đại học Phương Đông Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ, qua khảo sát được biết một bất cập và rất khó khăn, lúng túng của đội ngũ này khi đứng trước bục giảng là: Tác phong sư phạm, khả năng truyền thụ tri thức, là sự giao lưu giữa giảng viên và học viên, là cách trình bày bảng, bố cục bài giảng sao cho khoa học, sáng tạo giúp cho nổi bật trọng tâm vấn đề cần được trình bày
2.4.5 Nguyên nhân
Do nhu cầu đào tạo ngày càng tăng của xã hội, nhu cầu người học ngày càng cao do
đó một số trường đại học trên cả nước hiện nay đã có chủ trương giữ lại số sinh viên đạt kết quả xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học ở lại trường làm giảng viên sau khi đã tạo điều kiện cho đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ, một số giảng viên chuyển từ các trường đại học về trường…
Do xã hội hoá giáo dục nên nhu cầu học tập của người dân càng được xã hội đáp ứng vì thế đòi hỏi số lượng giáo viên phải nhiều lên để đáp ứng nhu cầu đó
Do đó số giảng viên này chưa được đào tạo qua nghiệp vụ sư phạm, hoặc không phải tốt nghiệp của trường Đại học sư phạm để làm giảng viên do vậy đội ngũ này họ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy lên lớp hoặc hướng dẫn thực hành, thực nghiệm, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ) Chính vì thế các trường đại học nói chung và trường đại học Phương Đông Hà Nội đã mạnh dạn, chủ động tự tìm ra con đường, biện pháp khắc phục để tự khẳng định vị thế, chất lượng và thương hiệu của trường mình trong hệ thống các trường đại học nói riêng
và toàn Ngành gíáo dục của đất nước nói chung
Bảng 2.8 Một số ý kiến đánh giá về nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên
trường Phương Đông
Điểm trung Bình: 1 X 3
Trang 141 Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng NVSP chưa chi tiết,
chưa cụ thể, chưa đổi mới 123 32 13.0 2.65 1
2
Nội dung tổ chức bồi dưỡng NVSP, chưa
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của đại
học
94 59 15.0 2.47 6
3
Hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa linh
hoạt, phong phú đa dạng, chưa tạo điều
kiện cho người học (Giảng viên)
90 68 10.0 2.48 5
4
Các phương pháp bồi dưỡng, điều kiện
phục vụ cho công tác tổ chức bồi dưỡng
NVSP còn thiếu chưa đồng bộ
109 45 14.0 2.57 3
5
Chưa có sự phối,kết hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành, các bộ phận có liên quan trong việc thực
hiện tổ chức bồi dưỡng NVSP
113 45 10.0 2.61 2
6
Việc kiểm tra,đánh giá kết quả của công
tác tổ chức bồi dưỡng NVSP chưa được
diễn ra thường xuyên, chưa chặt chẽ
103 50 15.0 2.52 4
7
Phong trào rèn luyện bồi dưỡng NVSP cho
đội ngũ giảng viên ở các tổ chuyên môn, các
khoa, và các trường đại học chưa được diễn
ra thường xuyên, liên tục, kịp thời
85 71 10.0 2.42 7
8
Chưa có sự động viên khích lệ, khen
thưởng những giảng viên đạt kết quả tốt
trong quá trình tham gia học tập bồi dưỡng
hoặc tự bồi dưỡng NVSP
83 67 18.0 2.39 8
Nhận xét:
+ Trong quá trình điều tra chúng tôi thu được kết quả đa số những ý kiến của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí đều cho rằng: Nguyên nhân khách quan dẫn đến những tồn tại hiện nay trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên là do công tác tổ chức, quản lí hoạt động này chưa được các cấp, ngành cơ quan quản lí trực tiếp có liên
Trang 15quan, Ban giám hiệu nhà trường chưa được sát sao, chưa thấy được tính cấp bách của công tác này đối với đội ngũ giảng viên đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ khi đứng trên bục giảng
+ Các phương tiện, điều kiện phụ vụ cho công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm còn thiếu và chưa đồng bộ
+ Việc kiểm tra, đánh giá, quản lí kết quả (Sản phẩm) của hoạt động này chưa được diễn
ra thường xuyên, chưa thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lí, khoa học
+ Hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên còn chưa phong phú, đa dạng, linh hoạt
+ Nội dung bồi dưỡng phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục đại học của đất nước, đặc biệt khi chúng ta gia nhập WTO
+ Chưa có những biện pháp động viên khen thưởng hoặc kỉ luật kịp thời để khích
lệ được đội ngũ giảng viên
+ Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ giũa các khoa trong trường đại học, các ban ngành có liên quan trong công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bảng 2.9 Một số ý kiến đánh giá về nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường
đại học Phương Đông
Điểm trung Bình: 1 X 3
Các Mức độ Đồng
2 Một số giảng viên chưa thật sự tâm
huyết với nghề của mình 98 63 7.0 2.54 5
3
Việc tham gia vào hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm chưa là động lực là
yêu cầu bắt buộc nên giảng viên chưa
có hứng thú, tự nguyện tham gia
115 42 11.0 2.62 2
4 Một số giảng viên chưa thực sự có
năng khiếu kĩ năng sư phạm ( nói, viết, 109 45 14.0 2.57 4