giải pháp rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Trang 1Viện chiến lược vμ chương trình
giáo dục
-D 8 E -
NGUYễN THị ThúY HƯờNG
TháI độ Đối với việc rèn luyện nghiệp vụ SƯ PHạM Của sinh viên cao đẳng sư phạm
Chuyên ngành: tâm lý học CHUYÊN NGμNH
M∙ số: 62.31.80.05
TóM TắT Luận án tiến sĩ tâm lý học
Hμ nội - 2007
Trang 2chiến lược và chương trình giáo dục
Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng
chấm luận án cấp nhà nước họp tại:
………
………
……… Vào hồi……giờ….ngày……tháng……năm 200
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục, thư viện Quốc gia, Hà nội
Trang 3Liên quan đến luận án
1 Một số giải pháp rèn luyện nghiệp vụ cho SV Cao đẳng SP Tạp chí GD số 101/11 - 2004,
trang 22
2 Hình thành thái độ tích cực rèn luyện nghiệp vụ cho SV Cao đẳng SP Tạp chí Tâm
lý học số 3/2007
Trang 4Mở ĐầU
1 Lí do chọn đề tài
Việc cung cấp kiến thức chuyên môn và RLNVSP là hai bộ phận chính trong nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của trường SP Trong đó RLNVSP được coi là bộ phận quan trọng, quyết định sự thành bại quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường, vì trường SP là một trường nghề Do đó trường SP cần xây dựng thái độ tích cực của SV đối với việc RLNVSP - một yếu tố đặc trưng cơ bản cấu thành nên nhân cách người GV Thực tiễn công tác RLNVSP cho SV tại các trường CĐSP hiện nay cho thấy, đã có một số trường CĐSP thành công trong RLNVSP cho SV Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, đa số các trường CĐSP, chất lượng RLNVSP cho SV còn rất kém Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do các trường CĐSP chưa kích thích được thái độ tích cực của SV đối với RLNVSP Điều đó dẫn tới tình trạng SV thờ ơ, coi nhẹ công tác này Để góp phần nâng cao chất lượng RLNVSP, đồng thời làm phong phú thêm lý luận về thái độ RLNVSP của SVSP nói chung, SVCĐSP nói riêng,
chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Thái độ đối với việc RLNVSP của SV CĐSP”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm xác định thực trạng thái độ đối với việc RLNVSP của SVCĐSP, nguyên nhân của thực trạng đó để đưa ra các biện pháp sư phạm hình thành thái độ tích cực RLNVSP cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ GV THCS trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
3.1 Xác định cơ sở lý luận của vấn đề thái độ đối với việc RLNVSP 3.2 Đánh giá thực trạng thái độ đối với việc RLNVSP của SVCĐSP và phân tích các điều kiện và nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng đó 3.3 Đề xuất một số biện pháp SP nhằm hình thành thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SV CĐSP và tổ chức thực nghiệm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của 4 trong số các biện pháp SP đã đề xuất
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thái độ đối với việc RLNVSP của SV CĐSP 4.2 Khách thể nghiên cứu: 1058 SV, 150 GV của các trường CĐSP Nha
Trang, Tây Ninh, Đà Lạt; 12 cán bộ chỉ đạo thực tập SP của các tỉnh này
4.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu trên 1058
SV hệ chính qui của trường CĐSP Nha Trang, Tây Ninh, Đà Lạt 27 GV dạy các môn nghiệp vụ (TLH, GDH, PPGD các môn học)
5 Giả thuyết khoa học
Đa số SV CĐSP chưa biểu hiện thái độ tích cực đối với việc RLNV
Trang 5SP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các trường CĐSP chưa giúp SV nhận thức đầy đủ, sâu sắc
về NVSP, RLNVSP và biến những nhận thức đó thành tình cảm, hành vi
đối với việc RLNVSP Vì vậy, để hình thành và nâng cao thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SV, các trường CĐSP cần GD cho SV
đầy đủ, sâu sắc cả ba mặt này
6 Các phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Nhoựm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp xử lý các kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
(Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hệ thống phương pháp nghiên cứu ở chương 2, phần 2.3)
7 Đóng góp mới của luận án
- Thử vận dụng khái niệm TLH hiện đại về thái độ để nghiên cứu thái
độ của SVCĐSP đối với việc RLNVSP
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng thái độ đối với việc RLNVSP của SVCĐSP hiện nay và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới thực trạng đó
- Đề tài đã đề xuất được hệ thống biện pháp SP cụ thể tác động đến từng mặt biểu hiện của thái độ đối với việc RLNVSP (nhận thức, tình cảm, hành vi) của SVCĐSP nói riêng, thái độ đối với việc RLNVSP cho SVCĐSP nói chung, để hình thành, nâng cao thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SV
- Đề tài đã đề xuất đổi mới kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, cách đánh giá, qui trình RLNVSP cho SVCĐSP Đề tài cũng đã xây dựng được qui trình rèn luyện các KNSP chủ yếu của người GV cho
SV CĐSP: KNDH, KNGD, KN xử lý THSP để hình thành thái độ tích cực RLNVSP cho SV Kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, cách
đánh giá, qui trình RLNVSP, qui trình rèn luyện các KNSP … này đã
được kiểm nghiệm qua thực nghiệm SP và đã chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của nó Các trường CĐSP có thể vận dụng để rèn luyện NVSP cho SV nhằm khắc phục một trong những mặt còn yếu kém của công tác đào tạo NVSP cho SV tại các trường CĐSP hiện nay đó là KNSP nói chung, KN giáo dục, KN xử lý THSP … của SV còn yếu kém
- Thử tổ chức thực nghiệm chứng minh tính khả thi và hiệu quả của hệ thống biện pháp hình thành, nâng cao thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SVCĐSP
- Những kết quả đạt được của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị và thực sự hữu ích đối với SV, GV các trường CĐSP trong việc tổ chức RLNVSP cho SV trong giai đoạn hiện nay.
Trang 6Chương 1: cơ sở lý luận CủA Đề TμI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu thái độ ở nước ngoài
ở Liên xô (cũ) việc nghiên cứu thái độ chủ yếu dựa trên nền tảng của Tâm lý học hoạt động và Tâm lý học tâm thế Các nhà nghiên cứu không
sử dụng khái niệm “Thái độ” mà dùng khái niệm tương đương là “Tâm thế xã hội” khi giải thích hành vi xã hội của cá nhân [94] Vấn đề thái độ cũng được quan tâm nghiên cứu khá kỹ trong TLH xã hội CHDC Đức (cũ), tiêu biểu là các nhà TLH xã hội như: H.Hipsơ, M.Phovec, V.Nây zơ, V.Dorxtơ M.Phovec Trong tâm lý học phương Tây, vấn đề thái độ (attitude)
được đặt ra nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1918 do hai nhà TLH W.I.Thomac và F.Znaniecki và được các tác giả Likert, LaPiere, Allport, Krechfield [90] nghiên cứu mạnh mẽ trong những năm 30,
50 của thế kỷ này
1.1.2 Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam
ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ nói chung, thái độ xã hội nói riêng còn rất ít Tuy nhiên, gần đây các quan điểm của TLH phương Tây về thái độ đã bắt đầu được các nhà nghiên cứu Việt Nam
chú ý: "Thái độ học tập của SV trường đại học An Ninh nhân dân" (Nguyễn Đức Hưởng – Luận văn thạc sỹ) [42]; " Thái độ của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên" (Chu Liên
Anh – Luận văn thạc sỹ) [3]
1.1.3 Nghiên cứu về thái độ RLNVSP
ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây những nghiên cứu trong lĩnh vực chuẩn bị cho SV làm công tác thực hành DH, GD trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc với những công trình nghiên cứu của N.V.Kuzmina, Ph.N Gônôbônin, Va Oniskyk Những công trình nghiên cứu này cho thấy một cách nhìn rất cơ bản, toàn diện về quá trình RLNVSP cho GV tương lai ở các nước phương Tây, với
đường lối thực dụng đã dựa trên cơ sở các thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện kỹ năng sư phạm cho SV ở Đại học Stanford (Mỹ) nhóm Phi Delta Kapkar đã đưa báo
cáo “Khoa học và nghệ thuật đào tạo các thầy giáo” Các tác giả đã trình
bày 5 nhóm kỹ thuật của người GV đứng lớp có thể xem tương ứng với 5 bước lên lớp và phân tích thành các bộ phận, những hành động có thể dạy và đánh giá
được cho người thầy tương lai ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ RLNVSP của SVSP còn rất ít, mới chỉ có một số tác giả quan
tâm nghiên cứu vấn đề này: Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Thị Hoa, Lâm
Trang 7Thị Sang, Lương Minh Như …
1.2 Những cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1 Lý luận về thái độ
1.2.1.1 Các lý thuyết về thái độ: Lý thuyết hành động hợp lý, Thuyết cân bằng
của Heider; Lý thuyết thái độ theo đánh giá xã hội; Lý thuyết đồng hóa và tương
phản; Lý thuyết nhấn mạnh
1.2.1.2 Khái niệm "thái độ": Có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ Theo
chúng tôi, khái niệm “Thái độ” hiểu một cách đầy đủ và phù hợp với luận án này như sau: "Thái độ là sự đánh giá bền vững - dương tính hoặc âm tính về con người, sự vật và hiện tượng" (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna , 1993) (84)
1.2.1.3 Cấu trúc của thái độ: Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định
nghĩa khác nhau về thái độ, song phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với cấu trúc ba thành phần của thái độ do Smith.M đưa ra (1942) [94] Theo ông, thái độ bao gồm tình cảm, nhận thức và hành động của cá nhân với đối tượng
1.2.1.4 Chức năng của thái độ : Katz (1960) lập luận rằng thái độ phục vụ 4
chức năng khác nhau [23]: Chức năng hiểu biết , chức năng điều chỉnh hay hiệu dụng, chức năng diễn đạt giá trị, chức năng bảo vệ cái tôi Tương
tự, Smith, Bruner và White (1956) cho rằng có 3 chức năng khác của thái
độ là: đánh giá đối tượng, điều chỉnh xã hội và ngoại hiện hóa [23] TheoB.Krawczyk (1965), M.Vorwerg (1968), H Schwarz (1970) thái độ gồm các chức năng cơ bản sau: thích nghi, tiết kiệm trí lực, thể hiện giá trị, tự
vệ, điều chỉnh hành vi và hành động
1.2.1.5 Các loại thái độ : Nghiên cứu về thái độ, các nhà tâm lý học đã
tiến hành phân loại thái độ Đứng ở các góc độ khác nhau các nhà tâm lý học phân loại thái độ theo những cách khác nhau
Dựa vào tính chất của thái độ V.N.Miasixev đã chia thái độ thành các loại: Thái độ tích cực hay thái độ tiêu cực, thái độ trung tính hay phân cực Biểu hiện của nó có thể là phản ứng hoặc đánh giá thích hay không thích, đồng ý hay phản đối [Theo 72]
Dựa vào tính chi phối của thái độ B.Ph.Lomov đã chia thái độ thành hai loại: Thái độ chủ đạo hay thứ yếu Các thái độ chủ đạo (hay chi phối)
là các thái độ có liên quan đến mục đích sống và động cơ chủ đạo của cá nhân, chi phối toàn bộ hệ thống thái độ [Theo 72]
ở luận án này chúng tôi phân chia thái độ theo cách phân loại của V.N.Miasixev Với cách phân loại này, thái độ được phân thành hai loại:
Thái độ tích cực và thái độ tiêu cực
1.2.1.6 Các mức độ của thái độ: Dựa vào các chỉ số khác nhau của thái
độ, các nhà tâm lý học đã phân chia thái độ thành các mức độ khác nhau Theo H.Benesch – Nhà tâm lý học người Đức thái độ gồm các
Trang 8mức độ sau [Theo 72]:
- Về mức độ: Nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên, cao hay thấp
- Về cường độ: Tích cực, nhiệt tình, chủ động
Theo B.Ph Lomov [Theo 72]:
- Xét về cường độ, Thái độ gồm các mức độ: mạnh hay yếu Trong quá
trình phát triển thái độ có sự thay đổi cường độ, có thể ở thời kì gia tăng (rất mạnh mẽ) hoặc ở thời kì suy yếu Khi thái độ ở cường độ bão hòa có thể dẫn đến sự thay đổi tính chất thái độ
- Xét về độ rộng: Sự phong phú hay hạn hẹp, thể hiện ở tập hợp các
đối tượng hay khía cạnh của hoạt động mà cá nhân tỏ thái độ
- Xét về mức độ tích cực: Mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với tính
- Về mức độ tích cực, gồm: Rất tích cực, tích cực, ít tích cực, chưa tỏ thái độ
- Về mức độ thường xuyên: Thường xuyên, thỉnh thoảng, rất ít khi, chưa bao giờ
1.2.1.7 Sự thay đổi thái độ: Một trong những công trình nghiên cứu
tổng quát nhất hơn 50 năm qua trong lĩnh vực này là khảo cứu Yale của các nhà Tâm lý học xã hội Hovland và cộng sự (Hovland, Janis và Kelley, 1953) về một thông điệp thuyết phục có tính hiệu quả [84] Song song với các nghiên cứu Yale và nghiên cứu về hệ quả, người ta cũng đã xây dựng nhiều lý thuyết cố gắng giải thích sự thay đổi thái độ [92, 22]
1.2.2 Lý luận về nghiệp vụ SP và rèn luyện nghiệp vụ SP
1.2.2.1 Khái niệm nghiệp vụ SP: Là sự thể hiện trình độ chuyên môn và tay
nghề của người GV trong thực tiễn GD
NVSP của người GV gồm: Trình độ chuyên môn của người GV (tri thức khoa học bộ môn, tri thức khoa học NV), tay nghề của người GV (Hệ thống KNSP, hệ thống NLSP), văn hóa giao tiếp SP
1.2.2.2 Rèn luyện NVSP: Là quá trình SV thực hành một cách có hệ
thống những KNSP trên cơ sở củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp (dưới vai trò chủ đạo của GV), giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ
DH và GD HS mà sau này họ sẽ đảm nhiệm
1.2.2.3 Vai trò của RLNVSP trong đào tạo GV tại trường SP: Trường SP
là loại trường chuyên ngành, nhằm đào tạo cho người học có được một
một nghề nghiệp nhất định là: “Nghề dạy học” RLNVSP giữ vai trò
trung tâm trong toàn bộ quá trình đào tạo SV ở các trường SP, đây là công
Trang 9tác trọng tâm nhằm hình thành tay nghề cho SV
1.2.3 Lý luận về thái độ của SVCĐSP đối với việc RLNVSP
1.2.3.1.Khái niệm SV, SVCĐSP, đặc điểm tâm lý nhân cách SV, đặc
điểm hoạt động học tập nghề nghiệp của SVCĐSP
1.2.3.2 Thái độ của SVCĐSP đối với việc RLNVSP: Là sự đánh giá
bền vững - dương tính hoặc âm tính của SVSP với các ND, HT,
điều kiện, phương tiện RLNVSP, biểu hiện thành một kiểu đánh giá lựa chọn riêng, thể hiện ra ở quá trình nhận thức, cảm xúc, hành vi của SV trong trong quá trình RLNVSP
Kết luận chương 1
Chương 2: tổ chức nghiên cứU
2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu
trên một số lượng khách thể lớn, bao gồm nhiều loại: 1058 SV, 150 GV (27 GV NV: TLH, GDH, PPGD; 223 GV bộ môn) của 3 trường CĐSP Nha Trang, Đà lạt, Tây Ninh; 12 cán bộ chỉ đạo thực tập của 3 tỉnh Khánh Hòa Lâm Đồng, Tây Ninh
2.2.Vài nét về tiến trình nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng
10 năm 2003 Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện theo tiến trình sau: Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra, các nội dung phỏng vấn, nội dung quan sát; Điều tra thử để chỉnh sưả phiếu điều tra cho phù hợp với thực tế; Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể đã chọn; Xử lý, phân tích kết quả điều tra; Đề xuất một số biện pháp sư phạm hình thành thái
độ tích cực đối với việc RLNV cho SVCĐSP; Soạn thảo nội dung thực nghiệm; Tổ chức thực nghiệm 4 trong số các biện pháp Tâm lý – Giáo dục đã đề xuất nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của chúng; Viết báo cáo khoa học
2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.2.1 Phương pháp điều bằng phiếu hỏi
Trang 10c Nội dung thực nghiệm
d Khách thể thực nghiệm
e Qui trình thực nghiệm
* Tiếp xúc và nêu các nhiệm vụ đối với các khách thể tham gia thực nghiệm
Ngày 10/10/2003, trường CĐSP Nha Trang tiến hành khai giảng năm học
2003 - 2004 Đối với SV năm thứ nhất năm học đầu tiên chính thức được bắt
đầu Ngay từ tuần đầu tiên này chúng tôi đã tiếp xúc trực tiếp với SV lớp Văn - Nhạc 1 (Khóa 29) và bí mật không cho SV biết việc tiến hành thực nghiệm của mình trên họ Sau khi làm quen, tạo ra mối quan hệ thuận lợi, chúng tôi trình bày trước SV vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc RLNVSP, tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng RLNVSP trong trường CĐSP hiện nay và trách nhiệm của mỗi SV đối với việc nâng cao chất lượng RLNVSP Chúng tôi khéo léo nêu yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể đối với SV tham gia thực nghiệm
* Khảo sát trình độ ban đầu của khách thể thực nghiệm
Ngay từ tuần thứ hai của năm học thứ nhất, trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thái độ đối với việc RLNVSP của SV lớp Văn - Nhạc
1 Sau khi sử dụng phương pháp an két để khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 : Kết quả khảo sát thái độ đối với việc rèn luyện NVSP của SV lớp Văn – Nhạc 1 (Khóa 29, trường CĐSP Nha Trang)
SV (chiếm 3,4 %) thể hiện rõ thái độ nhưng ở mức "chưa tích cực" Như vậy
xét về các mặt: nhận thức, tình cảm, hành vi, SV lớp thực nghiệm chưa tỏ rõ thái độ đối với rèn luyện NVSP
* Tổ chức lực lượng GV tham gia thực nghiệm, gồm có: Cán bộ phòng đào tạo
phụ trách NVSP, các đồng chí trưởng, phó khoa xã hội, GV dạy các môn học chung, các môn học chuyên ngành, các môn học nghiệp vụ tại lớp Văn - Nhạc
1 (khóa 29), trường CĐSP Nha Trang Chúng tôi đã thảo luận để thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung và các bước tiến hành thực nghiệm SP
* Xây dựng qui trình RLNVSP và hệ thống câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả việc
Trang 11hình thành thái độ tích cực RLNVSP cho SV lớp thực nghiệm
- Xây dựng qui trình RLNVSP cho SV tại trường SP và trường PT cho từng học kì, cho toàn khóa học Trong đó thể hiện rõ nội dung, hình thức RLNVSP, sản phẩm cần đạt
- Dựa vào qui trình RLNVSP đã được xây dựng cho cả khóa học, các GV
SP lần lượt thiết kế giáo án cụ thể cho từng bài học, cho từng buổi RLNVSP cho
SV tại trường SP hay trường PT
- Để kiểm tra, đánh giá mặt nhận thức, tình cảm, hành vi trong thái độ tích cực RLNVSP của SV, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập gồm nhiều loại (Phụ lục 22.1, 22.1, 22.3, 23.1, 23.2, 23.3)
* Xây dựng chuẩn và thang đánh giá
Kết quả đánh giá là mức độ biểu hiện thái độ tích cực đối với việc RLNVSP của SV khi tham gia các hoạt động NVSP ở trên lớp thông qua các giờ học ngoại khóa tại trường SP, ngoại khóa tại trường PT do trường, khoa, GV các tổ chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức Những biểu hiện cơ bản của thái độ tích cực đối với việc RLNVSP được thể hiện ra ngoài có thể khảo sát được như :
- Về mức độ nhận thức: SV nhận thức được đúng, đầy đủ, sâu sắc khái
niệm NVSP, rèn luyện NVSP, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung, hình thức rèn luyện NVSP, từ đó tự giác, tích cực, thường xuyên tham gia rèn luyện, nhằm hình thành những kĩ năng sư phạm
- Về mức độ hứng thú đối với việc rèn luyện NVSP: Biểu hiện ở sự hứng thú
hoặc không hứng thú với các nội dung, hình thức RLNVSP của SV
- Về mức độ hành vi của SV thể hiện trong RLNVSP: Tích cực, thường
xuyên tham gia các nội dung, hình thức RLNVSP, các nội dung kiến tập, thực tập sư phạm năm thứ hai, năm thứ ba nhằm rèn luyện các kĩ năng SP cơ bản: Kĩ năng DH, kĩ năng chủ nhiệm lớp, kĩ năng xử lý tình huống SP
- Về kết quả rèn luyện NVSP: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng kiến thức,
kĩ năng DH, kĩ năng chủ nhiệm lớp, kĩ năng xử lý THSP được hình thành ở SV,
tình cảm của SV đối với rèn luyện NVSP nói riêng, nghề nghiệp nói chung
Để xác định được thực trạng thái độ của SV trước và sau khi thực nghiệm, dựa vào kết quả định lượng thu được, chúng tôi sẽ đánh giá định tính (Xếp loại A,B,C,D) của từng SV
Để đánh giá sự thay đổi thái độ RLNVSP cho SV lớp thực nghiệm trong quá trình tác động sư phạm, chúng tôi đã xây dựng 3 bộ đề kiểm tra: Một bộ dành để đo lần 1 vào cuối học kì 2 của năm học thứ nhất (Phụ lục 22.1) Một bộ dành để đo lần 2 sau đợt kiến tập SP (Phụ lục 22.2) Một bộ dùng để đo lần 3, sau đợt thực tập tốt nghiệp của SV(Phụ lục 22.3) Cách tính :
Để đánh giá thái độ biểu hiện ở mặt nhận thức, mặt tình cảm, mặt
Trang 12hành động của SV lớp thực nghiệm đối với RLNVSP chúng tôi sử dụng cách tính mà chúng tôi đã trình bày tại chương 2 Riêng mặt hành động, chúng tôi đánh giá kết quả hình thành kĩ năng dạy học, kĩ năng chủ nhiệm lớp,
+ Đối với kĩ năng xử lý THSP: Chúng tôi xây dựng phiếu đánh giá kĩ năng xử lý THSP cho SV lớp thực nghiệm (Phụ lục 24)
* Tiến hành thực nghiệm
Hình thành thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SV lớp Văn - Nhạc khóa 29, trường CĐSP Nha Trang, chúng tôi đã tiến hành đồng thời 4 biện pháp trong 3 năm học (Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba) Biện pháp thứ nhất : Kích thích thái độ tích cực đối với việc RLNVSP của SVCĐSP bằng việc giúp SV ý thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò của việc RLNVSP đối với bản thân khi còn học tại trường CĐSP cũng như đối với nghề nghiệp tương lai nhằm hình thành yếu tố nhận thức trong thái độ tích cực đối với việc RLNVSP cho SVCĐSP:
- Thông qua quá trình DH các môn học ở trên lớp
+ Dựa trên qui trình RLNVSP đã được xây dựng dành cho cả khóa đào tạo, các GV tham gia dạy tại lớp thực nghiệm tiến hành thiết kế giáo án cho các giờ học trên lớp hay các giờ thực hành thường xuyên ngoại khoá tại trường SP và trường PT theo mục đích thực nghiệm
+ Các GV tổ chức thi công giáo án đó
Công việc này được GV các bộ môn chung, chuyên ngành cũng như
GV các môn khoa học NV thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình
DH trên lớp cho đến khi kết thúc môn học
- Thông qua hoạt động RLNVSP thường xuyên cho SV tại trường SP
và trường PT
+ Tại trường SP: SV được THSPTX 2 buổi/1 tuần (1 buổi có GV
nghiệp vụ hướng dẫn trực tiếp và 1 buổi SV tự rèn luyện theo lớp, nhóm, tổ dưới
sự hướng dẫn của GV nghiệp vụ về nội dung, cách thức tiến hành)
Trong các giờ học nội khoá, các giờ thực hành ngoại khoá tại trường SP có GVNV hướng dẫn trực tiếp, dù với nội dung, hình thức RLNVSP nào thì trước khi luyện tập GV đều phải nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của từng nội dung, hình thức Chỉ cho SV sự cần thiết phải rèn luyện và tự rèn luyện các nội dung đó Giúp SV biến những nhận thức về
Trang 13NVSP thành nhu cầu rèn luyện, thành yếu tố điều khiển, điều chỉnh SV khi tham gia rèn luyện
Tổ chức cho SV nghe báo cáo kinh nghiệm dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi của GV phổ thông, yêu cầu SV viết thu hoạch, sau đó thu và chấm
điểm thực hành
Tổ chức cho SV thi hiểu biết SP trong hội thi NVSP các cấp (tổ, lớp, khoa, trường), thu hút nhiều đối tượng SV tham gia để nâng cao hiểu biết của các em về nghề nghiệp nói chung, NVSP nói riêng
+ Tại trường PT: SV THSPTX tại trường PT ít nhất 2 buổi/1 tuần
(Không lấy trong quĩ đạo tạo và không ảnh hưởng đến việc học tập của SV) trong suốt quá trình đào tạo, không kể thời gian SV đi kiến tập, thực tập SP Chúng tôi đã chọn 4 lớp 6 của trường THCS Thái Nguyên - 1 trong những trường thực hành của trường CĐSP Nha Trang
Chia lớp thực nghiệm thành 4 tổ, mỗi tổ được phân vào thực hành tại một lớp trong suốt 3 năm học lớp 6, lớp 7, lớp 8, cho đến khi SV học hết học kì I của năm thứ ba (trước khi SV đi thực tập SP) Nhờ được thâm nhập thực tế PT, tiếp xúc với GV, HS, với thực tiễn DH, GD HS của nhà trường, được tổ chức các hoạt động GD, được giải quyết những THSP phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn, khắc phục hiện tượng HS cá biệt về học tập hoặc đạo đức Những nhận thức về nghề nghiệp của SV không những ngày càng phong phú và hoàn thiện mà SV còn có nhiều
điều kiện hơn để củng cố, khắc sâu, thể hiện, kiểm nghiệm những gì đã học được tại trường sư phạm
- Thông qua thực tập SP năm thứ hai và năm thứ ba tại trường PT
Tham gia thực tập SP năm thứ hai, năm thứ ba, SV được củng cố, nâng cao nhận thức về trường THCS, về địa phương nơi trường đóng Mặt khác, thực tập SP năm thứ hai và năm thứ ba, lần đầu tiên SV được tham gia giảng dạy trên lớp, chủ nhiệm lớp như một GV thực thụ, qua đó các em còn nhận thức được những thuận lợi, khó khăn do yêu cầu nghề nghiệp đặt ra đối với bản thân về phẩm chất, năng lực SV có những định hướng mới cho quá trình RLNVSP của bản thân tại trường SP và trường
PT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao sau này
Biện pháp thứ hai: Kích thích thái độ tích cực đối với việc RLNVSP của SVCĐSP bằng việc đổi mới kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức RLNVSP theo hướng tăng cường giáo dục tình cảm nghề nghiệp nhằm hình thành yếu tố tình cảm trong thái độ tích cực RLNVSP cho SV
Để hình thành hứng thú trên cơ sở đó hình thành tình cảm tích cực
đối với việc RLNVSP cho SV chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:
- Sắp xếp lại kế hoạch dạy học các môn học nghiệp vụ theo hướng tăng