CáC GIốNG ĐU Đủ PHổ BIế Nở NƯớC TA

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na, đu đủ, hồng xiêm (Trang 62 - 63)

Đu đủ có khả năng giao phấn rất lớn và lại nhân giống bằng hạt, vì vậy các giống và dòng đu đủ trên thế giới khá nhiều, có đến hơn 70 dòng và giống khác nhau. Nhiều giống mới nhờ lai tạo đã làm phong phú thêm các dòng và giống hiện có, thoả mãn đ−ợc thị hiếu và yêu cầu của ng−ời tiêu dùng. ở n−ớc ta hiện nay th−ờng trồng các giống sau:

1. Đu đủ ta

Bao gồm các giống có tên gọi là đu đủ ta đ−ợc trồng khá phổ biến ở vùng trung du, bán sơn địa, vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc tính chung là lá xanh đậm, mỏng, cuống lá dài nhỏ, có màu xanh, cây cao, sinh tr−ởng khoẻ t−ơng đối chịu sâu bệnh cũng nh− điều kiện bất thuận. Quả nhỏ, có 1 - 3 quả/cuống, trọng l−ợng trung bình 0,3 - 0,8kg/quả, thịt quả vàng, mỏng, ăn ngọt, vỏ mỏng dễ bị giập khi vận chuyển.

2. Đu đủ Mêhicô

Đây là giống nhập năm 1970. Cây cao trung bình, to, khoẻ, các đốt rất sít nhau, lá xanh đậm, dày, cuống lá to, màu xanh. Quả dài t−ơng đối đặc ruột. Da quả sù sì, dày, t−ơng đối chịu vận chuyển. Trọng l−ợng quả 0,6 - 1,2kg/quả. Thịt quả chắc, phẩm chất khá. Là giống có tỷ lệ cây l−ỡng tính và cây cái rất cao. Yêu cầu thâm canh cao, rất dễ nhiễm bệnh hoa lá (vi rút).

3. Đu đủ Solo

Giống có nguồn gốc từ đảo Haoai đ−ợc nhập vào n−ớc ta khá lâu và trồng nhiều ở miền Nam, sau đó mới nhập và trồng ở miền Bắc. Giống Solo sớm có quả, thấp cây, năng suất t−ơng đối cao. Quả có dạng hình quả lê, trọng l−ợng 0,8 - 2,0kg/quả, phẩm chất trung bình. Hiện nay trồng nhiều dạng hình khác nhau nh− giống: Thuận Vi, giống thầu dầu v.v…

4. Đu đủ Trung Quốc

Nguồn gốc: Năm 1972 Sở Khoa học nông nghiệp thành phố Quảng Châu chọn đ−ợc giống đu đủ này nhờ kết quả lai kép: con lai F1 là con lai giữa Lĩnh Nam số 6 - làm mẹ và Trung Sơn có khả năng cho quả sai - làm bố. Con lai F1 đ−ợc gọi là Huệ Trung (Huệ - tên gọi riêng của thành phố Quảng Châu), Trung - chữ đầu của Trung Sơn - một huyện của tỉnh Quảng Đông. Tiếp tục dùng con lai F1 Huệ Trung làm mẹ, dùng giống đu đủ ruột đỏ Thái Lan làm bố, chọn ra đ−ợc giống đu đủ ''Huệ Trung hồng''. Giống này có −u điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất ngon, năng suất ổn định. Là giống trồng chủ yếu ở vùng ngoại ô Quảng Châu hiện nay.

Đặc điểm: thấp cây, quả dài, cọng lá th−ờng có màu tím phiến lá chia thuỳ khá sâu, năng suất khá. Có giống quả thịt vàng và có giống thịt quả đỏ.

5. Các giống nhập nội khác

Nhập từ Thái Lan và một số n−ớc khác trong thời gian gần đây là các giống Sunrise, Knows you, Tai nung v.v...

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na, đu đủ, hồng xiêm (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)