TỔCHỨC NGHIÊN CỨUTháiđộ đối vớiviệcbảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmtruyềnthốngcủangườidânBảnPakếtvàBảnLè I. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. Khách thể (mẫu) nghiêncứucủa đề tài là 30 người thuộc đồng bàodân tộc Thái ở 2 bản: BảnPakếtvàbảnLè thuộc Phường Trung Tâm – Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái trong đó số lượng cụ thể là 27 nữ và 3 nam. 30 khách thể này thuộc 30 hộ gia đình khác nhau, được chọn lựa ngẫu nhiên từ hơn 160 hộ gia đình của hai bản trên . Trong số 30 khách thể này thì có 25 người là gia đình làm nghềdệtthổcảmvà 5 người gia đình không làm nghề này. Việc xác định mẫu ở cả những gia đình làm nghềvà gia đình không làm nghề là để người viết thu được những số liệu nhiều chiều về tháiđộcủa họ đốivớinghềvàviệcbảotồnvàpháttriển nghề. + Về lứa tuổi: 30 khách thể đều thuộc lứa tuổi từ 15 đến 40. + Về trình độ văn hoá: hầu hết họ chỉ có trình độ THCS, số lượng khách thể có trình độ PTTH rất thấp (3/30 = 10%) và không ai có trình độ đại học. + Tất cả các khách thể đều thuộc gia đình làm nghề nông nhưng trong đó có 3 người theo nghề buôn bán song song bên cạnh nghề nông của gia đìnhvà mặt hàng buôn bán chính của họ là sản phẩm thổ cẩm. Hầu hết các khách thể mà đề tài nghiêncứu là phụ nữ Thái nên đốivới họ, dệtthổcẩm là công việc được coi là mang tính truyền thống. Dù hiện tại có làm nghề hay không làm nghề thì họ vẫn nhận thức được sự tồn tại củanghề này tại địa phương là từ rất lâu đời rồi. Tuy vậy, do trình độ nhận thức hạn chế – như mặt bằng chung củadân trí địa phương – và sự không đồng đều nên họ có những hiểu biết khác nhau về vai trò và ý nghĩa của nghề, củaviệcpháttriểnnghề hiện nay. Việc tiến hành điều tra ở mẫu nghiêncứu được nhóm thực hiện chủ yếu theo phương thức phỏng vấn sâu, sử dụng các câu hỏi linh hoạt khác nhau nhưng có cùng một nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng mẫu. Sau khi thu thập thông tin, nhóm nghiêncứu dựa trên các câu hỏi cùng nội dung ấy để xây dung thành bộ câu hỏi chuẩn được tập hợp làm phiếu điều tra. Trên thực tế, mỗi câu hỏi của phiếu điều tra đã được nhóm nghiêncứu sử dụng triển khai theo nhiều hình thức, cách đặt vấn đề, cách hỏi khác nhau nhưng đều hướng vào một nội dung chính để mẫu nghiêncứu dễ dàng tiếp nhận và cung cấp thông tin chính xác hơn. Ngoài ra, để phục vụ cho việc đề xuất các ý kiến và kiến nghị cho bảnbáo cáo, nhóm nghiêncứu có thực hiện việc trao đổi, phỏng vấn với một số lãnh đạo của Huyện Văn Chấn – Yên Bái để có cái nhìn thực tế khách quan hơn về mẫu nghiêncứu cũng như về nghề đồng thời hiểu biết thêm về một số chính sách của chính quyền địa phương trong vấn đề nhóm quan tâm. Tất nhiên, những người được phỏng vấn này đã cung cấp cho tôi nhiều ý kiến quý báu phục vụ cho việc hoàn thành bảnbáo cáo nhưng họ không thuộc vào khách thể nghiêncứucủa đề tài nên nhữngý kiến của họ không được đưa vào bảng xử lý số liệu. Điều này góp phần đảm bảo cho việc thu thập và trình bày chính xác số liệu thực tế nhưng cũng không làm mất đi những đóng góp khách quan cho đề tài. II. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1. Xây dựng đề cương và cơ sở lý luận. - Nghiêncứu các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phác thảo ra những nội dung chính của phần lý luận. - Trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫnvà xin ý kiến để hoàn thiện đề cương về phần lý luận. 2.2. Xây dựng bảng hỏi. - Dựa trên nội dung cơ sở lý lụân tập hợp và tham khảo được. - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. - Hoàn thành bảng hỏi chính thức theo hình thức phỏng vấn sâu. 2.3. Tiến hành điều tra. - Tiếp xúc với các khách thể đã xác định trong mẫu nghiên cứu, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu theo nền chung của bảng câu hỏi. 2.4. Xử lý số liệu. Dùng phương pháp thống kê toán học để tiến hành xử lý số liệu trên cơ sở những ý kiến thu được sau khi tập hợp lại thành từng nội dung cụ thể như trình bày trong bảng hỏi. Dựa vào phần cơ sở lý luận và nội dung của những câu hỏi mà nhóm nghiêncứu đã sử dụng, số liệu được xử lý theo các vấn đề cụ thể nằm trong cấu trúc củathái độ: Nhận thức – xúc cảm, tình cảm – hành vi. * Phần nhận thức: Để tìm hiểu nhận thức của khách thể đốivới vấn đề bảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmtruyền thống, nhóm nghiêncứu tiến hành xem xét các khía cạnh sau. - Nhận thức củangườidânđốivớinghềdệtthổcẩmcủadân tộc mình: về xuất xứ nghề, quá trình tồn tại vàpháttriển nghề. - Nhận thức củangườidânđốivới vai trò và tầm quan trọng củanghề trong đời sống cá nhân và cộng đồng. - Nhận thức củangườidânđốivớiviệcbảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmtruyềnthống * Phần xúc cảm – tình cảm: Trong phần này nhóm nghiêncứu đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh sau: - Xúc cảm, tình cảmcủangườidânđốivớinghềdệtthổ cẩm. Xúc cảm, tình cảmcủangườidân trước tháiđộ lãnh đạm của giới trẻ vớinghềdệtthổcẩm - Xúc cảm, tình cảmcủangườidânđổivớiviệcbảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmtruyền thống. * Phần hành vi: Thành tố hành vi trong cấu trúc tháiđộ được phân tích chủ yếu theo các tiêu chí sau: - Sự tham gia hoạt động sản xuát nghềdệtthổcẩmcủangười dân. - Hành vi tiêu dùng sản phẩm vải thổcẩmcủangười dân. - Hành vi tham gia vào việcbảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmcủangười dân. Như vậy, thực trạng “Thái độđốivới việc bảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmcủangườidânbảnPakếtvàbảnLè – Phường Trung Tâm – Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái” sẽ được tổng hợp trên cơ sở thu thập ý kiến, phân tích và đánh giá về ba mặt cơ bản: Nhận thức – xúc cảm, tình cảm – hành vi. Trong cấu trúc bảng hỏi và trong nội dung cụ thể của phỏng vấn sâu, mỗi thành tốcủa cấu trúc tháiđộ sẽ được làm rõ theo từng vấn đề khác nhau thể hiện ở những câu hỏi khác nhau. Điều này sẽ giúp nhóm nghiêncứu thu được các ý kiến số liệu thực tế, chính xác, khách quan và đầy đủ nhất. III. GIẢI TRÌNH NGHIÊNCỨU Trước khi tham gia vào quá trình thực tập thực tế, do chưa có được những thông tin đầy đủ về địa bàn thực tập nên nhóm chúng em đã dự định triển khai đề tài nghiêncứucủa mình là “Các phương thức quảng cáo sản phẩm thủ công truyềnthốngcủa làng nghềtruyềnthống ở địa phương”. Tuy nhiên khi tiếp xúc với địa phương bànnghiên cứu, chúng em nhận thấy thực chất nghềdệtthổcẩmtruyềnthống ở địa bàn không phải được tổchức theo tính chất làng nghề mà theo tính chất cá lẻ, hộ gia đình. Thực chất, đồng bàongườiThái ở 2 bảnPakếtvàbảnLè thuộc Thị xã Nghĩa Lộ có nghềdệtthổcẩmtruyềnthống nhưng hầu hết họ chỉ thực hiện hoạt động sản xuất với quy mô nhỏ, hình thức sản xuất manh mún, chủ yếu là sản xuất có tính chất hộ gia đình như một sinh hoạt văn hoá lâu đời, tự cung tự cấp là chính rồi sau đó mới là đem ra chợ bán chứ chưa có sự tổchức để tạo thành làng nghề. Chính vì vậy, ngườidân hoàn toàn không có chút hiểu biết quan tâm về các hình thức, phương thức quảng cáo sản phẩm cũng như hầu hết không có ý định về việc sử dụng quảng cáo cho sản phẩm truyềnthốngcủa mình một cách hiệu quả. Trước tình hình đó, nhóm thực tập đã có sự họp bànvàthống nhất về sự thay đổi đề tài cho phù hợp tình hình. Trên cơ sở nhận thấy giá trị và vai trò củanghềdệtthổcẩmtruyềnthốngcủangườidân địa phương đôivớiđời sống của họ cũng như sự tham khảo ý kiến của các giáo viên có mặt trong đoàn thực tập, chúng em đã quyết định tìm hiểu về việcbảotồnvàpháttriểnnghề ở địa phương này. Qua trao đổivới các nhóm nghiêncứu khác cũng làm cùng mảng đề tài về nghềdệtthổcẩmtruyền thống, chúng em đã tiến hành phác thảo những nội dung chính cần lấy ý kiến và thực hiện điều tra đốivới mẫu nghiên cứu. Sau đợt thực tập, dựa trên những thông tin thu được và tham khảo thêm ý kiến của các giáo viên hướng dẫn, nhóm nghiêncứu đã đi đến quyết định chọn tên đề tài cho báo cáo thực tập của mình là: “Thái độđốivới việc bảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩmtruyềnthốngcủangườidânBảnPakếtvàBảnLè – Phường Trung Tâm – Thị xã Nghĩa Lộ – Tỉnh Yên Bái”. Có thể, do có sự thay đổi đề tài một cách không định trước nên trong quá trình nghiêncứu chúng em chưa có sự chẩn bị trước thật chu đáo, kĩ càng và chi tiết. Tuy nhiên, với tinh thần làm việcnghiêncứu nghiêm túc có trách nhiệm cũng như sự giúp đỡ tận tình của các giáo viên có mặt trong đoàn thực tập, các giáo viên hướng dẫn, các bạn thuộc các nhóm đề tài khác nhau và đặc biệt là sự giúp đỡ đóng góp ý kiến rất tận tình của các đồng chí lãnh đạo địa phương và bà con dân tộc thái ở địa bàn thực tập nên đề tài của chúng em đã hoàn thành đúng chương trình. Chắc chắn nó chưa thể hoàn toàn hoàn thiện nhưng chúng em hi vọng nó sẽ góp phần nào đó vào việcnghiêncứuvà kiến nghị về vấn dề bảotồnvàpháttriểnnghềdệtthổcẩm ở thị xã Nghĩa Lộ nói riêng và nền văn hoá Việt Nam nói chung. Bởi nói cho cùng, đây chính là một trong những giá trị truyềnthống làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam hàng nghìn năm nay. . TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Thái độ đối với việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân Bản Pakết và Bản Lè I. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN. triển nghề dệt thổ cẩm của người dân. Như vậy, thực trạng Thái độ đối với việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người dân bản Pakết và bản Lè –