KẾTHỢPLÝTHUYẾT VÀ THỰCTIỄNTRONGGIÁODỤC NGHIỆP VỤSƯPHẠM NGUYỄN ĐỨCVŨ Để rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng dạy học cần thiết, việc giáodụcnghiệpvụsưphạm phải có sựkếthợp chặt chẽ giữa lí luận vàthựctiễn dạy học. Việc làm này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của các giảng viên phương pháp dạy học bộ môn, mà còn cần đến cả sự phối hợp đồng bộ của các giảng viên khoa học cơ bản vàgiáo viên ở các trường phổ thông. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trongthực tế thực tập sưphạm (TTSP) cuối khóa hiện nay của sinh viên một số trường đại học sưphạm (ĐHSP) có 2 biểu hiện nổi cộm: - Thứ nhất, sinh viên mặc dù đã được học, được thực hành những phương pháp dạy học (PPDH) tiên tiến, phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng cụ thể, nhưng khi th ực tập sưphạm ở các trường phổ thông, nhiều em vẫn đang sử dụng các PPDH truyền thống theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều. Nhiều sinh viên chưa thể hiện những điều đã học được ở trường đại học. Vô hình chung, học một đường, làm một nẻo và những đổi mới giáodục không đi vào được thực tế bằng con đườ ng thực tập sư phạm. - Thứ hai, nhiều sinh viên không theo kịp thực tế đổi mới giáodục đang diễn ra sôi động ở trường phổ thông hiện nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số sinh viên ít quan tâm và không có được những kỹ năng cần thiết đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đổi mới PPDH hiện nay của ngành, của bộ môn. Tình hình đó buộc phải có sự quan tâm nghiêm túc với thái độ khoa học đối v ới công tác rèn luyện nghiệpvụsưphạm cho sinh viên. II. GIÁODỤCNGHIỆPVỤSƯPHẠM PHẢI DỰA TRÊN CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT Giáodụcnghiệpvụsư phạm, về cơ bản là hình thành và bồi dưỡng kỹ năng. Bất kỳ kỹ năng nào, kể cả kỹ năng dạy học, đều phải có hai thành tố tạo nên: tri thức về kỹ năng và hoạt động tạo kỹ năng. Thiếu một trong hai thành tố đó, kỹ năng không thể được hình thành một cách bền vững. Sinh viên sưphạm không dám làm, hoặc làm được, nhưng không bảo vệ được công việc của mình trước phản ứng của đồng nghiệp là vì thiếu cơ sở tri thức về kỹ năng, hay nói cách khác, thiếu cơ sở lý luận cần thiết của hoạt động. Dạy cho sinh viên am hi ểu về cơ sở của kỹ năng là trang bị cho họ những lý luận cần thiết để thực hiện, bảo vệ và sáng tạo các hoạt động trong dạy học, giáo dục. 12 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004 Phần đông các hoạt động NVSP mà sinh viên có được hiện nay chỉ được đánh giá qua ý nghĩa của nó, chứ không được xem xét từ cơ sở lý luận, tức là từ "gốc rễ” của vấn đề. Sinh viên cần phải hiểu được, trên cơ sở khoa học, tại sao phải xác định mục tiêu bài dạy học? Tại sao phải chọn kiến thức cơ bản để khắc sâu cho học sinh? Tại sao sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ? Chỉ có trả lời các câu hỏi đó bằng cơ sở lý luận thích hợp mới làm cho sinh viên vững tin vào những gì mình có được, và trên cơ sở đó họ mới dám sáng tạo, dám tạo ra cái mới một cách tự tin, không sợ phạm phải sai lầm. Trong các hội thi NVSP, phần ứng xử sưphạm được xem là thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên vì tính thực tế và gay cấn của vấn đề. Có nhiều phương án xử lý trước một tình huống sư phạm. Phương án nào được xem là đúng nhất? Chỉ có một phương án hợplý nhất, nếu phương án đó được cắt nghĩa bằng cơ sở tâm lý học, giáodục học cần thiết. Cần phải vận dụng lýthuyếtsưphạm vào để đối xử v ới các tình huống này. Chỉ có vậy mới làm cho phương án xử lý đủ độ tin cậy, và người ứng xử có thể có nhiều cách ứng xử sáng tạo mà không sợ phạm sai lầm sư phạm. Nếu như tất cả các kỹ năng sưphạm đều được lý giải trên cơ sở lý luận cần thiết thì sinh viên mới được trang bị "vũ khí" để áp dụng cái mới một cách vững tin sáng tạ o trong các đợt TTSP, không chạy theo, nghe theo ý kiến một chiều của người khác. Cần phải lưu ý rằng, nêu lợi ích, ý nghĩa của kỹ năng tuy là cần thiết, nhưng cái quan trọng hơn rất nhiều là phải cung cấp lý luận về kỹ năng. Phải xem đó là cái gốc, làm cơ sở hoàn thiện kỹ năng và phát triển kỹ năng sáng tạo. III. GIÁODỤCNGHIỆPVỤSƯPHẠM PHẢI GẮ N VỚI THỰCTIỄNGIÁODỤC PHỔ THÔNG Giáodục phổ thông hiện nay có nhiều biến động và đổi mới so với trước đây. Một số quan niệm, cách làm trước đây được xem là phổ biến, thì nay không còn được nhiều người chấp nhận nữa. Chẳng hạn, trước cho rằng, người dạy hay là dạy giỏi, nhưng nay người dạy hay - đồng nghĩa với thuyết trình hấp dẫn, thu hút học sinh - không còn được xem là dạy giỏi, thậm chí trong một số trường hợp còn bị đánh giá ngược lại, vì làm cho học sinh thụ động trong học tập. Trong đổi mới PPDH hiện nay, việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên, bên cạnh nhiệm vụ cung cấp thông tin, tổng kết kiến thức. Giáodụcnghiệpvụsưphạm ở trường ĐHSP rõ ràng phải tính đến việc đổi mới đó, nếu như muốn chuẩn bị cho sinh viên thật tốt khả năng hoà nhập với thực tế phổ thông khi thực tập sưphạmvà cả khi ra trường. Thựctiễn phổ thông phải được xem là đích hướng tới của NVSP, đồng thời là công cụ, là môi trường của NVSP. Cần phải dành một số thời gian thích hợ p để giáo viên phổ KẾTHỢPLÝTHUYẾT VÀ THỰCTIỄNTRONGGIÁODỤC . 13 thông về báo cáo, làm mẫu một số kỹ năng cho sinh viên bắt chước ở ngay trong lớp học đại học. Đồng thời, ngay từ những năm thứ hai nên cho sinh viên định kỳ tiếp xúc với thực tế phổ thông, làm quen với phổ thông về công tác dạy học và chủ nhiệm. Cũng nên có những băng hình về giờ dạy, giờ chủ nhiệm ở phổ thông (kể cả giờ thành công và giờ chư a thành công ) để tập cho SV phân tích, đánh giá ngay trong quá trình học tập. Trong đánh giá khóa luận tốt nghiệp, hội nghị khoa học sinh viên, hội thi giảng của sinh viên, cũng nên tham khảo ý kiến đánh giá của các giáo viên giỏi, cán bộ quản lí giáodục ở các trường phổ thông. Chính đó là việc xem xét nhu cầu thực tế về chất lượng đào tạo - một việc đáng làm, mà lâu nay các trường sưphạm thường hay "quên". Để tăng thêm năng lực n ội sinh cho giảng viên sưphạm về rèn luyện NVSP, cần tạo điều kiện và quy định cụ thể về việc tiếp cận thực tế phổ thông hàng năm, từng học kỳ. Một giảng viên bộ môn PPDH lý tưởng là người vừa vững và sâu về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn, vừa là giảng viên đại học sưphạm giỏi, đồng thời vừa là giáo viên dạ y giỏi ở phổ thông (nếu được trực tiếp dạy học). Trong khi tiến tới mô hình đó, cần rút ngắn khoảng cách sưphạm - phổ thông trong mỗi giảng viên PPDH bộ môn, tiến tới có sự hoà nhập thựcsự với môi trường phổ thông. Làm sao cho cả đại học lẫn phổ thông hòa trộn với nhau nhuần nhuyễn ngay trong một giảng viên PPDH ở đại học cụ thể. Các giảng viên dạy khoa học cơ bản ở ĐHSP rõ ràng không thể đứng ngoài cuộc vì sự theo sát mục tiêu đào tạo của trường sư phạm. Không thể chấp nhận những bài giảng nhẹ về tính sư phạm, cả trong nội dung khoa học lẫn PPDH của giảng viên. Kiến thức khoa học ở đại học, trước hết phải phục vụ cho việc dạy học của mỗi sinh viên sau này ra trường. Trong quá trình dạy h ọc, chương trình, nội dung khoa học cơ bản phải nhằm tới mục tiêu đó. Thật tốt, nếu như giảng viên chỉ rõ cho sinh viên những kiến thức nào của học phần đại học sẽ được dạy ở những bài cụ thể nào trong chương trình phổ thông. Công tác đào tạo - cũng giống như bất kỳ hoạt động sản xuất nào của con người đều phải tính đến hai mặt: khả năng và nhu cầu. Một thời gian dài, cho đến cả hiện nay, việc tính đến khả năng được coi trọng, còn nhu cầu ít được (hoặc không) quan tâm. Vì vậy, hậu quả là ngoài việc thừa người, thừa ngành, thừa nghề, ở cấp độ vĩ mô, còn thừa kiến thức ở chỗ này và thiếu kiến thức ở chỗ nọ; hoặc kiến thức đã học cũng ít có lợ i ích cho việc dạy học trongthực tế của bản thân. Trong khi chương trình phổ thông được gắn với thựctiễn nhiều hơn, thì chương trình ĐHSP ở một số học phần còn thiếu gắn kết với nội dung dạy học phổ thông. Để khắc phục điều này, cần phải có thời gian vàsự tham gia của của nhiều người. Trước hết, trongphạm vi giáo dụ c NVSP, mỗi giảng viên đại học, với chính học phần của mình đảm trách, có thể làm cho nội dung và PPDH xích lại gần với, phục vụ cho, đáp ứng đủ nhu cầu của dạy học và nói rộng ra là giáodục phổ thông. 14 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004 IV. KẾT LUẬN Giáodục NVSP không phải là việc làm ăn theo, bổ sung hay góp phần hoàn thiện nội dung các học phần PPDH bộ môn và các học phần Tâm lí, Giáodục học ở trường ĐHSP hiện nay. Giáodục NVSP là một việc cực kỳ quan trọng nhằm bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết của việc dạy học vàgiáodục nói chung. Các kỹ năng này không phải là tập hợp các thủ thuật, biện pháp có tính kinh nghi ệm của giáo viên phổ thông, mà thựcsự là hệ thống các hoạt động dựa trên cơ sở khoa học phù hợp. Rèn luyện NVSP trước hết là nhiệm vụ của giảng viên Tâm lí, Giáodụcvà PPDH bộ môn. Nhưng giảng viên các khoa học cơ bản cũng phải tham gia tích cực vào vì mục tiêu đào tạo của nhà trường sư phạm. Hợp lực các tác động đa chiều, nhiều phía, nhiều người, nhiều bộ ph ận trong các trường sưphạm mới tạo nên những kết quả như mong muốn của công tác giáodục NVSP. TÀILIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Chỉnh, Thực tập sư phạm, NXB Giáo dục, 1991. [2] Trường ĐHSP Huế, Hướng dẫn thực hiện học phần thực tập sư phạm, 2002. SUMMARY THEORY OF PROFESSIONAL TEACHING SHOULD BE CLOSELY CONNECTED WITH REALITY OF TEACHING NGUYEN DUCVU In order to train students the essential teaching skills, theory of professional skills should be closely connected with the reality of teaching. This requires not only the efforts of lecturers in teaching methodology, but also the harmonic co-ordination of university lecturers and high school teachers. . KẾT HỢP LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGUYỄN ĐỨC VŨ Để rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng dạy học cần thiết, việc giáo dục nghiệp. tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. II. GIÁO DỤC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM PHẢI DỰA TRÊN CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT Giáo dục nghiệp vụ sư phạm, về cơ