TOP bài luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế cung cấp cho sinh viên khối kiến thức khoa học xã hội, kỹ năng nghiệp vụ vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn là sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế hãy theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo 10 luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế mới nhất.

I. 10 luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế hay nhất 

1. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21

Luận án tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này trình bày các phân tích, bình luận rõ ràng, điểm mạnh, hạn chế cũng như triển vọng hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam, Hàn Quốc cũng như để xuất nhiều ý kiến nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hợp tác trong những năm tới. Đồng thời luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc dạy và học lịch sử thế giới, lý thuyết về quản trị toàn cầu, quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu.

Link

2. Nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng anh chuyên ngành quan hệ quốc tế cho cán bộ đối ngoại

Nếu bạn đang chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế có thể tham khảo bộ tài liệu dưới đây để chọn lựa để tay cho mình. Bộ tài liệu này được tiến hành với mục đích tìm hiểu hiện trạng kỹ năng nghe hiểu tiếng anh chuyên ngành quan hệ quốc tế của cán bộ đối ngoại. Phát hiện nguyên nhân gây khó khăn cho việc học nghe và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng này.

Link

3. Tác động của quan hệ Mỹ Trung đến an ninh châu Á Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh

Bộ tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế bao gồm các nội dung sau:

– Các nhân tố cơ bản tác động đến an ninh châu Á Thái Bình Dương và đặc điểm quan hệ Mỹ Trung sau chiến tranh lạnh

– Tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với các vấn đề an ninh cơ bản ở châu Á Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh

– Chiều hướng tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với an ninh châu Á Thái Bình Dương đến năm 2020 và kiến nghị đối với Việt Nam

Link

4. Chính sách hợp tác quốc tế của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phòng, chống ma túy giai đoạn 1993 – 2013

Xuất phát từ tính chất toàn cầu có vấn đề ma túy, vị trí của Hoa Kỳ trong công tác kiểm soát ma túy quốc tế và tính thực tiễn của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Tác giả đã chọn đề tài chính sách hợp tác quốc tế của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phòng, chống ma túy làm luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế.

Link

5. Quan hệ Trung Quốc với Lào từ năm 2003 đến 2012

luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này tập trung phân tích những tiến triển trong mối quan hệ Trung Quốc với Lào từ khi hồ cẩm đào lên nắm quyền từ 2003 đến 2012 trên các phương diện cụ thể. Luận văn phân tích các góc độ từ phía Trung Quốc, tức là nhìn nhận việc tiến trình Trung Quốc gia tăng quan hệ với lào trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng chung của quốc gia này khu vực

Link

6. Quan hệ Mỹ Myanmar từ năm 1990 đến nay

những thay đổi trong quan hệ của Mỹ với Myanmar không chỉ tác động đến bản thân Myanmar mà còn đối với khu vực, nhất là với asean, Trung Quốc và nhiều chủ thể khác trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu tìm hiểu về Myanmar và đặc biệt là tìm hiểu về những chuyển biến trong quan hệ của Mỹ và miền nam từ năm 1990 đến nay là rất cần thiết. Tác giả chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này nhằm góp phần giúp Việt Nam có thể rút ra được kinh nghiệm trong việc ứng xử đối với các nước trong khu vực, với các nước lớn, và đặc biệt là rút kinh nghiệm trong ứng xử đối với chiến lược xoay trục của Mỹ

Link

7. Hà Nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế

Đối tượng của luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này bao gồm Hà Nội cũ và Hà Nội mới mở rộng trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, kinh tế, tập trung nghiên cứu có thành tựu và định hướng hội nhập, hợp tác quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế của Hà Nội, khả năng hội nhập quốc tế sau khi mở rộng.

Link

8. Hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu

Mục đích của việc chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này là nhằm làm rõ về biến đổi khí hậu, tác động của nó đến quan hệ quốc tế và tình hình hợp tác quốc tế ngăn chặn vấn đề này. Ngoài ra đề tài này còn có ý nghĩa như một đóng góp về mặt khoa học bằng những kiến thức mà tác giả đã tổng hợp được. Tất cả hy vọng đề tài sẽ có những tác động vào đời sống thực tiễn góp phần cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay

Link

9. Vai trò của tiểu vùng Mekong mở rộng trong hợp tác Đông Á: giai đoạn từ năm 1998 đến nay

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng, đặc biệt là xu thế hợp tác Đông Á, cần đánh giá toàn diện sự vận động và hình thành của khu vực Đông Á để có một cái nhìn cụ thể hơn về sự hợp tác này trong tương lai. Xuất phát từ thực tế trên, luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này đã làm rõ vai trò của các nước lớn trong khu vực tác động đến tiểu vùng một cách toàn diện. Đồng thời đặt ra các giải pháp, phương hướng cụ thể góp phần vào việc phát triển sự hợp tác quan hệ quốc tế ở vùng Đông Á.

Link

10. So sánh thể chế chính trị giữa cộng hòa Pháp và liên bang Nga

Luận văn tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế này tập trung phân tích đặc điểm của thể chế cộng hòa bán tổng thống thông qua các quy định của hiến pháp vì các cơ quan nhà nước trong thể chế như: cơ quan lập quyền, hành pháp và tư pháp và đặc biệt là chức năng quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với các cơ quan trên.

Link

II. Vai trò của quyền lực mềm quốc gia trong quan hệ quốc tế hiện nay và những tác động đến Việt Nam

trong quan hệ quốc tế không chỉ sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế mới có thể tạo nên vị thế của một quốc gia mà vai trò của văn hóa cũng rất quan trọng. Sau chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, trật tự hai cực sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành cánh cục diện thế giới biến đổi và đã tạo ra những thuận lợi lẫn thách thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

1. Xu hướng giao lưu và liên kết, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế

Văn hóa có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại và có mối gắn kết hữu cơ với lợi ích quốc gia của một đất nước, cũng như giữ vai trò và vị trí quan trọng trong quan hệ của các quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, văn hóa trở thành một công cụ ngoại giao cũng như một nhịp cầu không thể thiếu trong xây dựng và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. có thể thấy rằng văn hóa của các dân tộc trên thế giới hiện nay hết sức đa dạng do sự chi phối của môi trường tự nhiên, của các điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội. Bất cứ một dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đẩy mạnh giao lưu văn hóa vì một nền văn hóa đóng kín tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng lạc hậu và kém phát triển. Giao lưu và liên kết văn hóa nhằm mục đích tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, cùng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nhằm tạo ra sức mạnh để chung tay bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, chống khủng bố, bạo lực, ma túy, tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em chính là điều các quốc gia rất đáng quan tâm trong thời gian hiện nay.

Tuy nhiên trong quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa có thể làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển với các cường quốc dẫn đến sự bất ổn định của nền kinh tế trên thế giới ngày càng lớn. Biểu hiện rõ nét của thực trạng đó là sự leo thang liên tục của giá dầu, giá lương thực, sự suy yếu của đồng đô la Mỹ và sự xung đột giữa văn minh Hồi giáo của văn minh phương tây.

2. Văn hóa – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hiện nay

Văn hóa là giá trị tổng thể vật chất mặt tinh thần do con người sáng tạo trong tiến trình của lịch sử. Ngoài ra văn hóa còn là một hệ thống có giá trị mờ và không ngừng phát triển trong thời đại hiện nay. Vì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quan hệ quốc tế đương đại khi toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển mạnh mẽ thì bản sắc văn hóa có nguy cơ bị đồng hóa. Cách thức này không chỉ là một vấn đề đơn thuần mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác trong cộng đồng quốc tế. Vì bản sắc văn hóa là một trong những nền tảng tạo nên giá trị quyền lực mềm của các nước.

Mặc dù có sự giao lưu giữa các nền văn hóa trong quá trình hội nhập, xong bản sắc văn hóa dân tộc không bao giờ mất đi nhiều học giả đã quan niệm rằng toàn cầu hóa do giao lưu và tương tác văn hóa đem lại như: toàn cầu hóa văn hóa sẽ không đẻ ra một thứ văn hóa duy nhất và độc tôn trên toàn thế giới, và cũng không hề làm tiêu biến các nền văn hóa dân tộc khác, mà trái lại nó lấy tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc làm cơ sở phát triển. Toàn cầu hóa hiện nay đang làm thay đổi kết cấu của không gian toàn cầu và làm cho toàn xã hội, văn hóa phát sinh những biến đổi to lớn. Điều này khiến cho các quốc gia phải có chiến lược phát triển văn hóa phù hợp với xu thế mới.

Việc xây dựng chiến lược nhằm định hình một bản sắc văn hóa mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại là mục tiêu của nhiều quốc gia hướng tới trong thời giai đoạn hiện nay.