1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế

191 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Lê Hải Bình. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Yên Hương. Nội dung: Tác động của quan hệ Mỹ Trung đến an ninh Châu Á Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-

Lê Hải Bình

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ M - TRUNG ĐẾN

AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

SAU CHI N TRANH L NH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 62310206

Hà N i - 013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-

Lê Hải Bình

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ M - TRUNG ĐẾN

AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG

Hà N i - 013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh” là công trình nghiên cứu

của tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận án

Lê H i Bình

Trang 4

LỜI C M ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nguyên Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và PGS TS Nguyễn Hồng Khánh về những lời dạy quý báu và sự định hướng về công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chiến lược – một sự định hướng rất quan trọng đối với sự nghiệp của tôi Những lời động viên và dạy bảo đó đã thôi thúc tôi vượt qua mọi thách thức

về thời gian và công việc để quyết tâm theo đuổi đến cùng khóa học Tiến sĩ tại Học viện Ngoại giao cũng như hoàn tất các chương trình nghiên cứu khác

Lòng biết ơn chân thành của tôi cũng xin được gửi đến PGS TS Nguyễn Thái Yên Hương, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận án tiến sĩ này Kể từ khi tôi bắt đầu thực hiện luận văn thạc sỹ năm 2006 cho đến khi quyết định theo học Tiến sĩ và tận lúc hoàn thiện những dòng cuối cùng của luận án tiến sĩ, Cô Yên Hương đã luôn theo sát để động viên, góp ý và sửa chữa Tôi nhận được và cũng

là học được ở Cô Yên Hương tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của người thầy,

sự giúp đỡ chí tình của người đồng nghiệp cũng như tình cảm của người chị Điều đó khiến tôi có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống này

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Học viện Ngoại giao, đặc biệt

là PGS TS Dương Văn Quảng và TS Đặng Đình Quý, và Khoa Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao), đã hỗ trợ tôi thông qua việc mời tham dự các cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia trong và ngoài nước Các cán bộ của Khoa Sau Đại học (Học viện Ngoại giao), trong đó có TS Đỗ Thị Thanh Bình và Hà Thị Huyền Trang,

đã thể hiện một tinh thần trách nhiệm hiếm có và sẵn lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp ở Văn phòng Bộ trưởng, Vụ Chính sách đối ngoại và Vụ Thông tin Báo chí – Bộ Ngoại giao – đã tạo điều

Trang 5

kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, vừa thực hiện được luận án Tôi đánh giá cao những trao đổi học thuật của các đồng nghiệp tại Vụ Chính sách đối ngoại và Viện Nghiên cứu Chiến lược, trong đó có TS Vũ Lê Thái Hoàng, TS Nguyễn Hùng Sơn, TS Lê Đình Tĩnh, Thạc sỹ Vũ Duy Thành Xin thứ lỗi những bạn đồng nghiệp khác vì tôi không thể kể hết tên của

họ ở đây Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến quý báu trong các cuộc trao đổi với

TS Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu

Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và TS Michael Auslin thuộc Viện Nghiên cứu American Enterprise (Hoa Kỳ) Nguyễn Hồng Quang và Nguyễn Hoàng Nguyên, những người bạn thân thiết đang công tác tại Washington D.C., đã rất sẵn lòng mua và gửi về Việt Nam giúp tôi những tư liệu rất giá trị đối với luận án, trong đó có những cuốn sách xuất bản từ cách đây trên dưới hai mươi năm

Tôi cũng xin cảm ơn các học trò của tôi đã luôn sẵn sàng giúp đỡ trong việc thu thập tư liệu và dịch tài liệu tiếng nước ngoài Mặc dù cũng bận rộn với việc học hành và công việc của chính bản thân các em, nhưng các em vẫn dành nhiều thời gian hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu

Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến Bố Mẹ, những đấng sinh thành đã cho tôi thừa hưởng trí thông minh, tinh thần ham hiểu biết và cầu tiến, những người đã luôn tin tưởng và động viên tôi trên mọi khúc quanh khó khăn của cuộc đời Luận án này cũng không thể được hoàn thành nếu như không có sự

hy sinh thầm lặng của Vợ tôi Nguyễn Thúy Hạnh, hậu phương vững chắc đã cáng đáng phần lớn công việc gia đình để tôi tập trung làm việc và nghiên cứu Cảm ơn con gái Lê Khánh Thư vì đã luôn là nguồn động viên cho bố trong những lúc mệt mỏi và phải đối mặt với các deadlines!

Tác giả luận án

Lê Hải Bình

Trang 6

M C LỤC

L i cam oan

Lời c m n

M c l c

Danh m c các c m t viết tắt thường dùng

MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ MỸ - TRUNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH 15

1.1 Quan điểm của một số trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế về sự tương tác giữa quan hệ Mỹ - Trung và cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh 15

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực 15

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa tự do 21

1.1.3 Quan điểm của thuyết kiến tạo 27

1.1.4 Quan điểm của một số nhà tư tưởng mác-xít mới 29

1 Các nhân tố cơ bản tác động đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh 33

1.2.1 Tình hình và các xu thế nổi bật của thế giới và khu vực 19

1.2.2 Tính đa dạng về chính trị - văn hóa – xã hội – kinh tế của khu vực 36

1.2.3 Vai trò địa – chiến lược ngày càng quan trọng của khu vực 39

1.2.4 Chủ nghĩa khu vực ngày càng nổi trội 42

1.2.5 Sự thay đổi tương quan lực lượng ở khu vực 45

1.3 Các đặc điểm cơ bản của quan hệ Mỹ - Trung sau Chiến tranh Lạnh 50

1.3.1 Hợp tác và cạnh tranh đan xen phức tạp 51

Trang 7

1.3.2 Mỹ và Trung Quốc thiếu lòng tin với nhau 54

1.3.3 Quan hệ Mỹ - Trung xoay quanh vấn đề “kiềm chế” và “chống kiềm chế” 55

1.3.4 Sự biến đổi của vai trò chủ động trong quan hệ Mỹ - Trung 57

TIỂU KẾT 59

CHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ AN NINH CƠ BẢN Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH 60

.1 Châu Á – Thái Bình Dương trong quan hệ Mỹ - Trung sau Chiến tranh Lạnh 60

2.1.1 Châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược của Mỹ 60

2.1.2 Châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược của Trung Quốc 66

Tác động đối với tập hợp lực lượng ở khu vực 71

2.2.1 Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ 71

2.2.2 Chính sách tập hợp lực lượng của Trung Quốc 76

2.2.3 Hệ quả của tranh giành ảnh hưởng Mỹ - Trung đối với an ninh - chính trị quốc tế ở khu vực 80

.3 Tác động đối với các vấn đề an ninh truyền thống 88

2.3.1 Tác động đối với các điểm nóng ở khu vực 88

2.3.2 Tác động đối với các vấn đề an ninh truyền thống khác 96

.4 Tác động đối với hợp tác xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống 101

2.4.1 Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Châu Á – Thái Bình Dương 101

2.4.2 Sự khác biệt về ưu tiên của Mỹ và Trung Quốc đối với an ninh phi truyền thống 103

Trang 8

2.4.3 Tác động đối với vấn đề ly khai, tôn giáo, sắc tộc 107

.5 Tác động đối với các cơ chế đa phương và cấu trúc an ninh khu vực 110

2.5.1 Tác động đối với ASEAN – tổ chức đóng vai trò trung tâm của các cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực 110

2.5.2 Tác động đối với cấu trúc an ninh khu vực 114

TIỂU KẾT 117

CHƯƠNG 3 CHIỀU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 0 VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 119

3.1 Các kịch bản của quan hệ Mỹ - Trung đến năm

và tác động đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 119

3.1.1 Cục diện Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2020 119

3.1.2 Một số kịch bản quan hệ Mỹ - Trung ở Châu Á – Thái Bình Dương và tác động đối với cục diện an ninh khu vực 123

3 Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực 134

3.3 Kiến nghị chính sách của Việt Nam 137

3.3.1 Sự lựa chọn chính sách: cân bằng, “phù thịnh”, hay “cân bằng linh hoạt” 138

3.3.2 Chiến lược đối với các nước láng giềng, khu vực 140

3.3.3 Thúc đẩy vai trò của ASEAN 141

3.3.4 Tăng cường quan hệ với các cường quốc 142

TIỂU KẾT 145

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

AANZFTA ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc + New Zealand ACFTA ASEAN – China Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ACP ASEAN Cooperation Plan

Kế hoạch hợp tác ASEAN

Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEM ASEAN Economic Ministers

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Trang 10

AIA ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tư ASEAN AIPA ASEAN Inter-Parliamentary Assembly

Liên minh nghị viện ASEAN AMM ASEAN Ministerial Meeting

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN AMMTC ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APSC ASEAN Political-Security Community

Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN APTCF ASEAN Plus Three Cooperation Fund

Quỹ hợp tác ASEAN + 3

Diễn đàn khu vực ASEAN ASC ASEAN Standing Committee

Ủy ban Thường trực ASEAN ASCC ASEAN Socio-Cultural Community

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia–Europe Meeting

Hội nghị Á – Âu BRICS Các cường quốc mới nổi gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc,

Nga, Nam Phi

Trang 11

CEP Comprehensive Economic Partnership

Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện CEPEA Comprehensive Economic Partnership in East Asia

Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á CLMV Nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam

Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông CPR Committee of Permanent Representatives

Ủy ban các Đại diện thường trực của các nước tại ASEAN DOC Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea

Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở biển Đông

East Asia Community EAFTA East Asia Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Đông Á

Hội nghị cấp cao Đông Á

Sáng kiến liên kết ASEAN IMF International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Trang 12

NIEs Newly Industrialized Economies

Các nền kinh tế công nghiệp mới ODA Official Development Aid

Viện trợ phát triển chính thức PMC Post Ministerial Meeting

Hội nghị sau Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN SCO Shanghai Cooperation Organization

Tổ chức hợp tác Thượng Hải SEANWFZ Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty

Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân TIFA Trade and Investment Framework Arrangement between the

United States of America and ASEAN Chương trình Hỗ trợ và Đào tạo kỹ thuật ASEAN – Mỹ TAC Treaty of Amity and Cooperation

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and Neutrality

Tuyên bố Đông Nam Á là khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập

******

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong hơn hai thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế

có nhiều biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi so sánh lực lượng và mối quan hệ phức tạp giữa các cường quốc Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, có tham vọng lãnh đạo toàn cầu và duy trì trật tự đơn cực Trong khi đó, Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có ý đồ thúc đẩy sự hình thành trật tự đa cực với một cực là Trung Quốc Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc sau hơn ba mươi năm cải cách, mở cửa và đặc biệt là trong hơn hai thập

kỷ sau Chiến tranh Lạnh, song sức mạnh quốc gia và tập hợp lực lượng nhìn chung còn kém so với Mỹ, so sánh lực lượng chưa hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc Vì vậy, có thể nói, những mâu thuẫn về ý thức hệ, về vấn đề Đài Loan, dân chủ, nhân quyền… chỉ là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản và sâu xa nhất giữa siêu cường bá chủ muốn duy trì vai trò lãnh đạo trong một trật tự đơn cực

và một cường quốc đang trỗi dậy không cam chịu trật tự đó Đồng thời, với xu thế toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Trung Quốc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Những ràng buộc ngày càng chặt chẽ

đó cùng với các vấn đề mà hai bên có lợi ích chung khác khiến cho quan hệ Mỹ - Trung không hoàn toàn là đấu tranh Trong hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, cạnh tranh Mỹ - Trung dù có những lúc rất căng thẳng, nhưng đều có điểm dừng bởi lẽ cả hai bên đều nhận thức được sự nguy hiểm của việc đổ vỡ quan hệ và luôn có nhượng bộ phù hợp Mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nước diễn ra phức tạp với nhiều thăng trầm trên cơ sở sự biến đổi về so sánh lực lượng cũng như trong bối cảnh thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

có nhiều thay đổi

Trang 14

Với sức mạnh, tham vọng và tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, hai nước này là nhân tố quan trọng mà các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phải tính đến trong quá trình hoạch định chính sách của mình Trong Chiến tranh Lạnh, Châu Á – Thái Bình Dương chịu sự chi phối của tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Xô Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò chi phối an ninh khu vực ở các mức độ khác nhau và với lợi ích riêng Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng của Trung Quốc trong chiến lược bành trướng ảnh hưởng, trở thành siêu cường khu vực, làm chỗ đứng vươn ra toàn cầu Trong khi đó, đây cũng là khu vực an ninh có tính truyền thống của Mỹ và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Mỹ trong chiến lược toàn cầu cũng như trong chính sách can dự - kiềm chế Trung Quốc Hơn hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh cũng là khoảng thời gian chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Châu Á - Thái Bình Dương, với trọng tâm quyền lực kinh tế và chính trị đang chuyển dịch dần từ Tây sang Đông Diện mạo địa - chính trị, địa - kinh tế của khu vực cũng có nhiều biến đổi, trong đó đáng chú ý là việc dần dần trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc Do đó, Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực thể hiện rõ nét nhất các sắc thái hợp tác và cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc Đồng thời, mỗi thăng trầm trong quan hệ Mỹ

- Trung đều có ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh khu vực

Đối với Việt Nam, Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia Mọi biến động về an ninh của khu vực này đều trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, mục tiêu hàng đầu của đối ngoại Việt Nam là duy trì môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế Do đó, việc đánh giá môi trường an ninh và dự đoán chiều hướng phát triển của an ninh khu vực là vấn đề hết sức quan trọng Đồng thời, cả Trung Quốc và Mỹ đều có những trang lịch sử rất đặc biệt với Việt Nam, hiện nay đều

là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam Do đó, nghiên cứu tác động

Trang 15

của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đối với an ninh Châu Á - Thái Bình Dương

có ý nghĩa thiết thực đối với công tác đối ngoại Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung Quốc đến an ninh Châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh” để

nghiên cứu với mục đích góp phần vào quá trình nhận định, dự báo môi trường

an ninh và phát triển của Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng mong muốn đóng góp vào công tác hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực

và đặc biệt là việc tranh thủ các tác động tích cực, xử lý tác động tiêu cực của những thăng trầm phức tạp trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, hai đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam hiện nay

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Sau Chiến tranh Lạnh, với tầm mức sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Trung Quốc và chiều hướng phát triển của mối quan

hệ này là một trong những đề tài cấp thiết, được giới nghiên cứu quan hệ quốc tế

và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới rất chú ý quan tâm Đồng thời, với sự vươn lên mạnh mẽ của Châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh

và các diễn biến phức tạp ở các điểm nóng trong khu vực, các vấn đề an ninh của khu vực cũng là đề tài được nghiên cứu phổ biến dưới nhiều góc độ khác nhau

ề quan hệ Mỹ - Trung sau Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu là một số tác

phẩm như: Sino - American Relations: Mutual Paranoia của Radha Sinha do Nhà xuất bản Palgrave Macmillan phát hành năm 2003; U.S - China relations in

21 st century: Power transition and peace của Zhiqun Zhu do Nhà xuất bản

Routledge phát hành năm 2006; U.S - Chinese relations: Perilous Past,

Pragmatic Present của Robert G Sutter do Nhà xuất bản Rowman & Littlefield

phát hành năm 2010 Đáng chú ý là cuốn sách “China – U.S Relations

transformed: perspectives and strategic interactions” do Suisheng Zhao làm chủ

Trang 16

biên, được Nhà xuất bản Routledge phát hành năm 2008 Trong số rất nhiều tài liệu đánh giá quan hệ Mỹ - Trung, có thể nói đây là một tác phẩm tương đối toàn diện về quan hệ Mỹ - Trung do đã kết hợp góc nhìn từ cả hai phía Trung Quốc

và Mỹ, trên nhiều lĩnh vực và tầm mức khác nhau, từ toàn cầu cho tới khu vực Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của các học giả và các nhà phân tích chính trị hàng đầu Mỹ và Trung Quốc trong việc kiểm nghiệm sự biến đổi và tính đa diện trong quan hệ Trung - Mỹ Các tác giả đã tập trung nghiên cứu cách thức các nhà lãnh đạo hai nước xác định các mục tiêu chiến lược trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc và cách thức quản lý mối quan hệ Trung - Mỹ trong bối cảnh

đó Ở trong nước, đáng chú ý có cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung: Hợp tác và cạnh

tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực” do PGS TS Nguyễn Thái Yên

Hương chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2012 Các tác giả đã đánh giá sâu sắc cả hai khía cạnh hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ Mỹ

- Trung trong hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa Chương IV của cuốn sách do tác giả luận án tham gia viết cũng đã phân tích tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương Tuy nhiên, như tựa đề của cuốn sách chỉ rõ, các tác giả chủ yếu dựa trên quan điểm của thuyết hiện thực về cân bằng lực lượng để lý giải các cung bậc cạnh tranh và hợp tác của quan hệ Mỹ - Trung cũng như tác động đối với khu vực Bên cạnh

đó, do không phải là mục tiêu chính của cuốn sách, các tác động này cũng chỉ được phân tích một cách tương đối khái quát

an ninh Châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu

là các tác phẩm: Post-cold war security issues in the Asia - Pacific region do

Colin McInnes và Mark G Rolls làm chủ biên, Nhà xuất bản Frank Cass & Co

Ltd phát hành năm 1994; The security environment in the Asia – Pacific của

đồng tác giả Hung-mao Tien và Tun-jen Cheng do Nhà xuất bản M.E Sharpe

phát hành năm 2000; Comprehensive Security in Asia của đồng tác giả Kurt W

Radtke và Raymond Feddema do Nhà xuất bản Koninklyke Brill NV phát hành

Trang 17

năm 2000; Regional Security in the Asia Pacific: 9/11 and after của nhóm tác

giả Marika Vicziany, David P Wright-Neville và Peter Lentini do Nhà xuất bản Edward Elgar phát hành năm 2004 Trong đó, tương đối toàn diện là cuốn sách

“The New Global Politics of the Asia - Pacific” được viết bởi các nhà quan sát

và giảng viên về chính trị quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Michael K.Connors (Đại học La Trobe), Rémy Davison (Đại học Tasmania) và Jörn Dosch (Đại học Leeds) và được phát hành năm 2004 bởi Nhà xuất bản

RoutledgeCurzon Cuốn sách tập trung phân tích các vấn đề an ninh khu vực,

đặc biệt là phân tích các điểm nóng tiềm tàng ở Châu Á – Thái Bình Dương Những vấn đề an ninh khu vực điển hình như Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương được nghiên cứu trong bối cảnh mà nhóm tác giả cho rằng các nhà nước ở khu vực khá yếu kém, thiếu một mạng lưới an ninh khu vực và còn tồn tại các cuộc xung đột từ thời Chiến tranh Lạnh chưa được giải quyết Cuốn sách cũng bàn tới các lực lượng

xuyên quốc gia và ảnh hưởng của các lực lượng này đối với khu vực Cuốn “The

International Politics of the Asia-Pacific” của tác giả Michael Yahuda, được

phát hành bởi Nhà xuất bản RoutledgeCurzon, cũng là một tác phẩm tiêu biểu bàn về tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Michael Yahuda đã kiểm nghiệm sự tương tác giữa ba yếu tố định hình sự tiến hóa của chính trị và an ninh

trong khu vực từ năm 1945 (th nh t, tác động của sự biến động của cân bằng trung tâm giữa Liên Xô và Mỹ; th hai, những cuộc xung đột liên quan đến các cường quốc khu vực; và th ba, các vấn đề về bản sắc và an ninh quốc gia của

các quốc gia mới thành lập) Yahuda lập luận rằng, những điểm tương đồng và bất tương đồng về lợi ích an ninh và chính trị giữa ba cấp độ này có thể được xem như là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng có trật tự hoặc rối loạn trong

khu vực Ở trong nước, tiêu biểu nhất là cuốn “C c diện Châu Á – Thái Bình

Dương” do GS TS Dương Phú Hiệp và TS Vũ Văn Hà chủ biên, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia phát hành năm 2006 Cuốn sách đã phác thảo bức tranh tổng

Trang 18

thể về cục diện khu vực trên đầy đủ các lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Các tác giả nhận định, sau Chiến tranh Lạnh, Châu Á – Thái Bình Dương tuy có cục diện nhất siêu đa cường, song khác với các khu vực khác

ở chỗ, vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây đặc biệt mạnh Đồng thời, quan hệ quốc tế ở khu vực rất đa dạng, phức tạp, nhiều tầng nấc, đan xen, vừa kiềm chế vừa thúc đẩy lẫn nhau, trong đó đáng chú ý là tam giác Mỹ - Nhật – Trung Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tình trạng an ninh không chắc chắn với các điểm nóng Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và chưa có cơ chế an ninh thống nhất Các tác giả cũng dự đoán bốn kịch bản thay đổi bản đồ quyền lực ở khu vực

Về sự tương tác giữa Mỹ và Trung Quốc và ảnh hưởng đối với khu

vực, đáng chú ý là các tác phẩm: China shakes the world – A titan’s rise and

troubled future – and the challenge for America của James Kynge, Nhà xuất bản

Houghton Mifflin phát hành năm 2006; A contest for Supremacy – China,

America and the Struggle for mastery in Asia của Aaron L Friedberg, Nhà xuất

bản W W Norton phát hành năm 2012; hoặc mới đây nhất là cuốn Lee Kuan

Yew – The Grand Master’s Insight on China, the United States, and the World,

trong đó có tập hợp các bài phỏng vấn với Lý Quang Diệu do Graham Allison và Robert D Blackwill chủ biên, Trung tâm Nghiên cứu An ninh quốc tế Belfer ấn hành năm 2012 Nhìn chung, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về sự tương tác giữa siêu cường đang suy giảm là Mỹ và cường quốc đang lên là Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó đưa ra một số nhận định về trật tự ở khu vực, trong đó đáng chú ý là các kịch bản về trật tự khu vực trong tương lai

Qua phân tích một số tài liệu tiêu biểu nghiên cứu về khu vực Châu Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực, có thể thấy rõ các nhà nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh sau:

Á ề khu vực Châu Á Á Thái Bình Dương: tập trung phân tích tình hình

biến động của các cường quốc và thực thể đóng vai trò quan trọng trong khu

Trang 19

vực, chủ yếu là Mỹ - Trung - Nhật - Nga, vai trò của ASEAN, và phần nào là Australia và Ấn Độ Một số tài liệu cũng nghiên cứu tập trung vào một số điểm nóng có khả năng ảnh hưởng tới an ninh khu vực như bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông; hoặc một số vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như tranh chấp lãnh thổ, Hồi giáo cực đoan, năng lượng, an toàn/an ninh hàng hải

- ề quan hệ Mỹ - Trung: tập trung nghiên cứu sự suy yếu của Mỹ, sự

nổi lên của Trung Quốc và các hệ lụy của nó; chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cũng như phản ứng của Trung Quốc trước chính sách này Quá trình tương tác đó sẽ có tác động đối với khu vực, nhưng cơ bản nhất và được tập trung phân tích nhất là sự hình thành cấu trúc khu vực mới, trong đó các tác giả đưa ra nhận định về vai trò của Mỹ và Trung Quốc đối với tiến trình định hình cấu trúc đó, cũng như vị trí của hai nước này trong cấu trúc mới

Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào phân tích cụ thể về tác động của quá trình tương tác đó đối với các vấn đề an ninh đặc thù của Châu Á - Thái Bình Dương

Về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận, nhìn chung các tác giả phương Tây thường tiếp cận từ góc độ chủ nghĩa hiện thực Trong đó, tiếp tục chia ra thành các trường phái: tân hiện thực, hiện thực tấn công, hiện thực phòng thủ Ngoài ra, còn có trường phái tân tự do, tự do thương mại, tự do dân chủ, thuyết kiến tạo Các học giả Trung Quốc thường xuất phát từ quan niệm của nước này về Chủ nghĩa xã hội màu sắc Trung Quốc, về chủ nghĩa tư bản và đế quốc, các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các quan điểm mới của Lãnh đạo Trung Quốc như phát triển hòa bình, phát triển hài hòa

Các góc độ phân tích khác nhau đó cho thấy những cái nhìn đa chiều về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Trung hiện nay Tuy nhiên, các tài liệu của phương Tây hay của Trung Quốc đều xuất phát từ quan điểm, vị trí nghiên cứu của học giả, trong đó hoặc là quá nhấn mạnh hoặc xem nhẹ mối đe dọa Trung Quốc (học giả phương Tây), hoặc coi Mỹ là mối đe dọa thường xuyên

Trang 20

đối với an ninh khu vực (học giả Trung Quốc) Góc nhìn khách quan từ một nước có tầm vóc, vị trí và thể chế chính trị như Việt Nam chưa được phát hiện và nghiên cứu cụ thể Cũng vì vậy, sự đánh giá tác động của quan hệ Mỹ - Trung Quốc tới an ninh của một quốc gia có vị trí đặc thù như Việt Nam cũng chưa hoàn toàn đầy đủ, và tương tự như vậy là những kiến nghị chính sách để xử lý các tác động đó

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu vấn đề, tác giả xác định luận án

có mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với các vấn đề an ninh cơ bản ở Châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh, được đánh giá từ góc độ Việt Nam Để đạt được mục tiêu này, luận án cũng sẽ làm rõ các nhân tố chủ yếu tác động đến an ninh khu vực, các đặc điểm cơ bản của quan

hệ Mỹ - Trung sau Chiến tranh Lạnh cũng như chính sách nên có của Việt Nam trước những thách thức và cơ hội được tạo ra từ tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với an ninh khu vực

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về khung thời gian, tác giả tập trung đánh giá, phân tích các vấn đề từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến hết thập niên đầu của thế kỷ XXI – một quãng thời gian khoảng hai thập kỷ Bên cạnh đó, nhằm đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, luận án cũng sẽ dự báo chiều hướng quan hệ Mỹ - Trung và tác động của nó đối với Việt Nam đến năm 2020

Về đối tượng nghiên cứu, mặc dù Châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc, thực thể kinh tế - chính trị lớn, song luận án sẽ chỉ tập trung phân tích quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và các vấn đề an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Về phạm vi các lĩnh vực, có thể nói quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ

Trang 21

quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống quốc tế khu vực Tuy nhiên, để tập trung giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ chỉ đánh giá, phân tích các tác động trong lĩnh vực an ninh

Về khái niệm an ninh, có thể nói quan niệm về an ninh ở mỗi quốc gia và trong từng giai đoạn lịch sử có thể khác nhau và biến đổi về cả nội dung, bản chất Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khía cạnh quân sự được nhấn mạnh trong việc đảm bảo an ninh của một nước Tuy nhiên, từ thập niên 70 của thế kỷ XX, khái niệm về an ninh trở nên rộng hơn Khái niệm an ninh toàn diện (comprehensive security), theo đó an ninh được nhận thức không chỉ từ khía cạnh quân sự mà còn bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội, đã xuất hiện chính trong thời kỳ này [127, tr.3] Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự đe dọa về chiến tranh hủy diệt không còn, trạng thái bị uy hiếp thường trực về chính trị, quân sự cũng giảm dần Tuy nhiên, các nước lại phải đối đầu với nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên đe doạ sự sống còn của loài người Những vấn đề mới nảy sinh này tồn tại song song với những vấn đề an ninh truyền thống làm cho môi trường

an ninh ngày càng thêm phức tạp Chính vì vậy, nội hàm của khái niệm an ninh ngày càng mang tính toàn diện Ở Châu Á – Thái Bình Dương, điểm nhấn của tư duy an ninh toàn diện của các nước khu vực là “giữ gìn an ninh và ổn định trong nước để triệt tiêu khả năng xâm nhập và lật đổ Trọng tâm là mối đe dọa bên trong như xung đột dân tộc, tôn giáo, sắc tộc và giữa các nhóm dân cư….” [23, tr.125] An ninh ở khu vực nhìn chung vẫn xuất phát từ góc độ quốc gia bao gồm

an ninh đối với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhà nước

và nhân dân Bên cạnh đó, nhận thức của các nước trong khu vực về những vấn

đề an ninh phi truyền thống như vấn đề môi trường và sinh thái, căng thẳng sắc tộc, hoạt động tội ác xuyên quốc gia, an ninh năng lượng và lương thực, an ninh con người, v.v cũng ngày càng tăng lên Với thực tiễn như vậy ở Châu Á – Thái Bình Dương, luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận “an ninh toàn diện” (bao gồm cả

Trang 22

an ninh truyền thống và phi truyền thống) nhưng không mở rộng ra các khía cạnh như an ninh kinh tế, năng lượng do khuôn khổ luận án có hạn Theo đó, luận án sẽ đánh giá tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với các vấn đề an ninh

cơ bản ở khu vực, bao gồm: tập hợp lực lượng, các vấn đề an ninh truyền thống

và phi truyền thống, cấu trúc an ninh khu vực

Về phạm vi địa lý, từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được sử dụng rộng rãi, song chưa hoàn toàn thống nhất bởi lẽ mỗi quốc gia ủng hộ các định nghĩa về khu vực phù hợp với lợi ích của mình Trên thực tế, khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương xuất hiện từ thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX Với việc nối bờ Đông châu Á với khu vực Tây Thái Bình Dương, khái niệm này nhận được sự đồng tình của Mỹ, Nhật và Australia Từ khía cạnh địa - chính trị, Châu Á - Thái Bình Dương hợp pháp hóa

sự dính líu của Mỹ vào công việc của Đông Á bởi lẽ xét một cách địa lý thuần túy, Mỹ không phải là một cường quốc châu Á Có thể nói, sự ủng hộ của Mỹ là nhân tố chính trong việc khái niệm Châu Á - Thái Bình Dương được thiết lập và

sử dụng rộng rãi Trong khi đó, khái niệm “Đông Á” có tính giới hạn hơn về mặt địa lý và không bao gồm các cường quốc như Mỹ và Australia “Viễn Đông” là một khái niệm thể hiện cách nhìn với châu Âu là trung tâm thế giới và đã không còn phù hợp với xu thế thời đại Định nghĩa thông dụng của Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Đông Á và các cường quốc phương Tây của Thái Bình Dương (Mỹ, Australia, Canada, New Zealand) Toàn bộ vùng đảo Thái Bình Dương cũng nằm trong định nghĩa thông thường của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Ngoài ra, nếu xem tập hợp trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cũng là một định nghĩa quan trọng, thì Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ bao gồm Mỹ và Canada mà còn cả các nước Mỹ Latinh ở

bở Tây Thái Bình Dương Ấn Độ cũng có liên hệ nhất định với khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương

Trang 23

Trong phạm vi luận án này, để phù hợp với góc độ đánh giá từ Việt Nam, trong đó tập trung xem xét các vấn đề có liên quan mật thiết đối với môi trường

an ninh và phát triển của nước ta, Châu Á - Thái Bình Dương được coi là khu vực địa lý bao gồm toàn bộ Đông Á Đồng thời, các nước Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia được xem là các cường quốc có vai trò khác nhau tại khu vực Khi phân tích tác động của quan hệ Mỹ - Trung Quốc đến an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, luận án sẽ xem xét toàn khu vực như một thực thể chung Tuy nhiên, do đặc điểm địa - chính trị của Châu Á - Thái Bình Dương gồm hai tiểu khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á với một số đặc điểm riêng, luận án sẽ phân tích những tác động khác nhau ở hai tiểu khu vực này Đồng thời, luận án cũng sẽ phân tích một số trường hợp điển hình nhằm minh chứng cho những luận điểm đã nêu ra trong luận án, qua đó làm rõ hơn tác động của quan hệ Mỹ - Trung Quốc đối với khu vực

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu Lý luận Mác - Lênin, phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và phương pháp luận chính trong quá trình nghiên cứu đề tài này Đồng thời, do chủ nghĩa hiện thực và tự do đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lý luận quan hệ quốc tế, và đặc biệt là có dấu ấn sâu sắc trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như phù hợp với đặc thù của Châu Á – Thái Bình Dương, luận án cũng sử dụng lý luận của các học thuyết này để giải quyết mục tiêu nghiên cứu

Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế thường được vận dụng như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương

pháp so sánh…, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia để tranh thủ tri

thức và những góc nhìn đa chiều của một số chuyên gia nghiên cứu, những người làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và cả

Trang 24

những chuyên gia quốc tế Theo đó, tác giả đã tiến hành trao đổi, phỏng vấn để lấy ý kiến các chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Quan hệ Mỹ - Trung và tác động của mối quan hệ này đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng như giới hoạch định chính sách nhiều nước Tuy nhiên,

như đã trình bày trong phần Tình hình nghiên cứu, qua tham khảo nhiều tài liệu

cả trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy còn thiếu những đánh giá khách quan

về mối quan hệ giữa hai cường quốc này từ góc nhìn của một nước không lớn trong khu vực như Việt Nam Ở trong nước cũng chưa có một đánh giá tổng thể nào về tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương Về phương pháp luận và cách tiếp cận, hầu hết các tác giả phương Tây

và cả các tác giả châu Á nhưng chịu ảnh hưởng lớn của các trường phái lý luận phương Tây đều sử dụng cách nhìn nhận và đánh giá mang đậm sắc thái của chủ nghĩa hiện thực, ở một mức độ ít hơn là chủ nghĩa tự do và thuyết kiến tạo Đối với tác giả Trung Quốc, bên cạnh việc sử dụng tư duy về quan hệ quốc tế màu sắc Trung Quốc, khách quan mà nói, nhiều tác giả Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực Trong khi đó, Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực có nhiều nét đặc thù, nhất là về tính đa đạng văn hóa và lịch sử Do vậy, chỉ dùng lăng kính của một loại hình lý thuyết sẽ không lý giải hết được các vấn

đề an ninh hiện nay ở khu vực

Vì vậy, những đóng góp cơ bản của luận án bao gồm:

Về phương pháp luận, tác giả sử dụng cách tiếp cận tổng hợp bao gồm các luận thuyết cơ bản của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và thuyết kiến tạo, được lựa chọn phù hợp với đặc điểm Châu Á – Thái Bình Dương cũng như phù hợp khi đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc Cách tiếp cận đa chiều này dựa trên nền tảng của phương pháp luận mác-xít và tư duy biện chứng

Trang 25

Về kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá một cách toàn diện các tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương Đồng thời, tác giả cũng dự báo một số kịch bản của mối quan hệ quan trọng này, đề xuất một số kiến nghị có tính thực tiễn đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm hóa giải các thách thức và tận dụng những cơ hội mà tác động nêu trên mang lại cho đất nước

Chương 1 đánh giá các quan điểm lý luận hiện nay về quan hệ Mỹ - Trung

và an ninh Châu Á – Thái Bình Dương; phân tích các nhân tố tác động đến an ninh khu vực, qua đó đánh giá quan hệ Mỹ - Trung là một trong những nhân tố quan trọng nhất Tiếp đó, luận án phân tích, làm rõ những đặc điểm của quan hệ

Mỹ - Trung sau Chiến tranh Lạnh, nổi bật nhất là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, trong đó mặt cạnh tranh có xu hướng tăng dần trong tương quan so sánh với mặt hợp tác Đây là đặc điểm rất quan trọng tác động đến an ninh Châu Á – Thái Bình Dương trong hơn hai thập kỷ qua

CHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ AN NINH CƠ BẢN Ở KHU VỰC CHÂU Á –THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Trong chương này, luận án làm rõ Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tranh giành ảnh hưởng giữa hai nước, một mặt là vành đai bao vây Trung Quốc của Mỹ, mặt khác là không gian chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc Luận án phân tích tác động của quan hệ Mỹ - Trung tới các vấn đề an ninh cơ

Trang 26

bản của Châu Á - Thái Bình Dương: xu hướng tập hợp lực lượng, các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, các điểm nóng và cấu trúc an ninh khu vực

CHƯƠNG 3 CHIỀU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 0 0 VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chương 3 đưa ra một số kịch bản về chiều hướng phát triển của quan hệ

Mỹ - Trung và tác động đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương đến năm

2020 Luận án cũng phân tích các tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị chính sách của Việt Nam nhằm xử lý các tác động của mối quan hệ này

Trong hơn hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - Trung và tác động của mối quan hệ này đối với Châu Á - Thái Bình Dương là các vấn đề nghiên cứu rất được quan tâm Tuy nhiên, chỉ sau khi Trung Quốc có những điều chỉnh chính sách theo hướng mạnh bạo hơn và Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng về Châu Á - Thái Bình Dương (từ cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI), vấn đề này mới trở nên thực sự cấp thiết và có tính thời sự đối với giới nghiên cứu ở khu vực nói chung và nước ta nói riêng Lựa chọn đề tài từ trước đó

(2008) và thậm chí còn xa hơn khi thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh Đông Nam Á sau Chiến tranh Lạnh” (2006), tác giả nhận thấy rằng, mặc dù thời gian gần đây số lượng sách

báo, bài viết về quan hệ Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương tăng vọt, song lượng tài liệu tham khảo phù hợp trực tiếp với đề tài không nhiều và nhất là không nghiên cứu sự biến thiên qua thời gian hai mươi năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc Đề tài lại tương đối phức tạp với nhiều luận thuyết, quan điểm, góc nhìn nhận và đánh giá khác nhau Do đó, luận án chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu để luận án được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn

Trang 27

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN

AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ MỸ - TRUNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT QUAN

HỆ QUỐC TẾ VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA QUAN HỆ MỸ - TRUNG VÀ CỤC DIỆN AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Khi phân tích quan hệ Mỹ - Trung và sự tương tác của mối quan hệ này

với cục diện an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, các trường phái nghiên cứu

quan hệ quốc tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu là các trường phái của chủ nghĩa hiện thực như cổ điển và tân hiện thực, tấn công và phòng thủ, của chủ nghĩa tự do như thể chế tân tự do, tự do thương mại và tự do dân chủ, của thuyết kiến tạo và của một số nhà tư tưởng mác-xít mới

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực

Hiện thực cổ điển và tân hiện thực

Nhìn chung, trường phái hiện thực cổ điển vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với việc nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung cũng như tư duy về an ninh ở Châu

Á – Thái Bình Dương Tuy nhiên, quan điểm tân hiện thực cũng ngày càng thu hút được quan tâm bởi trường phái này nhấn mạnh sự nổi lên của Trung Quốc, những biến động của chính trị nội bộ, và nhận thức của giới tinh hoa chính trị Nói chung, quan điểm tân hiện thực coi hệ thống đơn cực hay bá quyền là có lợi cho hòa bình, ổn định và an ninh hơn so với hệ thống đa cực Theo đó, các nhà tân hiện thực Mỹ cho rằng an ninh Châu Á – Thái Bình Dương phụ thuộc vai trò

bá quyền của Mỹ trong khu vực

Trang 28

Theo chủ nghĩa hiện thực, các hệ thống “về cơ bản không ổn định” [155, tr.165] Khi một nhà nước trở nên mạnh hơn và theo đuổi các chính sách đế quốc, các nước nhỏ khác sẽ tìm cách cân bằng nó, hoặc “chiến tranh quyết định vấn đề'' [155, tr.165] Nói chung, các nhà tân hiện thực tỏ ra hoài nghi về quá trình chuyển đổi quyền lực hòa bình, chủ yếu là do quốc gia đang gia tăng sức mạnh nhanh chóng có xu hướng thách thức trật tự cũ, trong khi đó nước bá quyền thường có các hành động ngăn chặn nhằm vào quốc gia đang lên Thông thường, quốc gia bá quyền không chờ đợi cho đến khi mối đe dọa vượt quá khả năng kiểm soát, mà tích cực tìm cách giảm những mối nguy hiểm ngay từ khi chúng manh nha xuất hiện

Trên cơ sở nhận định đó, từ sau Chiến tranh Lạnh và nhất là từ đầu thế kỷ XXI, các nhà tân hiện thực đã chuyển trọng tâm nghiên cứu sang sự nổi lên của Trung Quốc như một thế lực bá quyền với tham vọng chính trị mới Họ có xu hướng ví Trung Quốc với Đức và Liên Xô, coi Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm năng đối với Mỹ Tham vọng chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc đã khiến một số học giả miêu tả Trung Quốc là “một cường quốc xét lại” có lợi ích đối ngược với các cường quốc nguyên trạng như Mỹ Là một nước đang gia tăng sức mạnh quốc gia nhanh chóng, Trung Quốc sẽ “không hài lòng với vị thế ngoại giao hiện có” và "có thể muốn chứng minh rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia hạng hai trong khu vực" [131, tr.167]

Quan điểm nêu trên cũng được sự nhất trí của các nhà hiện thực cổ điển

Họ cũng tin rằng Trung Quốc đang cố gắng để trở thành một cường quốc bá quyền có khả năng thách thức Mỹ, đặc biệt là ở Châu Á – Thái Bình Dương Theo A Friedberg, “Trung Quốc vừa là nhân tố lớn nhất vừa là dấu hỏi lớn nhất trong phương trình địa chính trị châu Á ” [76, tr.18] Và “cuộc cạnh tranh làm chủ ở châu Á” sẽ là vấn đề nổi trội trong quan hệ Mỹ - Trung bởi vì Trung Quốc muốn thay thế Mỹ trở thành cường quốc lãnh đạo khu vực, ngay cả khi Mỹ không muốn từ bỏ vị trí thống trị của mình hiện tại [107] Paul Dibb lập luận

Trang 29

rằng với sức mạnh không ngừng tăng lên, Trung Quốc gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với uy quyền tối cao của Mỹ trên thế giới còn hơn cả chủ nghĩa khủng bố [62, tr.173]

Các nhà hiện thực cho rằng, để cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc một mặt gia tăng sức mạnh quân sự, mặt khác tìm cách tranh giành ảnh hưởng với Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương Friedberg nhận định: “Trung Quốc đang đòi hỏi nhanh chóng có được các khả năng quân sự cho phép nó cạnh tranh với ưu thế lâu dài của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”, và cho rằng “ở khu vực Đông Á và xa hơn nữa, Bắc Kinh đang rất chú trọng tăng cường ảnh hưởng riêng của mình, đồng thời từng bước lặng lẽ tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ” [109]

Thực tiễn phần nào đã chứng minh cách nhìn nhận của các nhà tân hiện thực về ý đồ của Trung Quốc Kể từ khi sức mạnh kinh tế tăng lên, nhất là từ đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng tìm cách mở rộng sức mạnh quân sự thông qua hiện đại hóa quân sự, tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, tăng cường lực lượng tên lửa chiến lược và hải quân Theo các học giả hiện thực, giới tinh hoa của Trung Quốc vẫn luôn nhận định “Mỹ là kẻ thù tiềm năng chủ yếu, nguy hiểm nhất” của

họ [105, tr.19]

Tuy nhiên, các học giả tân hiện thực và hiện thực cổ điển không nhất trí với nhau về việc liệu giữa Trung Quốc và Mỹ có khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh lớn hay không Steve Chan cho rằng một Trung Quốc đang lên nhiều khả năng sẽ hòa bình hơn với việc tìm cách thích nghi với Mỹ, trong khi Mỹ có nhiều khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phòng ngừa trước khi cán cân quyền lực sẽ trở nên bất lợi đối với các lợi ích và giá trị của mình [190] Một số học giả khác cho rằng Trung Quốc cũng đã từng hành xử như các đế quốc lớn khác trong lịch sử Theo Warren Cohen, “đế chế Trung Quốc là kết quả của sự

mở rộng quyền lực tàn nhẫn chinh phục các vùng đất, giết hại, và đồng hóa cư dân bản địa” [91] Theo ông, Trung Quốc hiện nay là sản phẩm của hàng ngàn năm bành trướng, “trong quá trình tạo ra các đế chế của mình, Trung Quốc

Trang 30

không kém phần kiêu ngạo, không ít tàn nhẫn hơn so với châu Âu, Nhật Bản, hoặc người Mỹ” [91] Theo các nhà tân hiện thực, hiện chưa rõ liệu một cường quốc xét lại như Trung Quốc trong tương lai sẽ gây chiến tranh chống lại Mỹ hay không, nhưng lịch sử cho thấy quá trình chuyển đổi quyền lực giữa các cường quốc lớn có thể tạo ra các căng thẳng quân sự

Tr ng phái hiện thực t n công (Offensive realism)

Nhìn chung, các nhà hiện thực tấn công cũng đồng quan điểm với các nhà tân hiện thực và hiện thực cổ điển liên quan đến Trung Quốc, Mỹ và an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó tập trung phân tích sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc Đáng chú ý, Mearsheimer tuyên bố rằng chủ nghĩa hiện thực tấn công của mình có thể giải thích chính trị quyền lực bá quyền ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [149] Ví dụ từ 1868 đến năm 1945, Nhật Bản mở rộng sức mạnh của mình, và thành công của Nhật Bản là do sức mạnh quốc gia của cả Nga và Trung Quốc đã suy giảm Gần đây, Mearsheimer coi sức mạnh ngày càng tăng lên của Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất đối với Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là đối với an ninh quốc gia của Mỹ Một trong những điểm cơ bản được nhấn mạnh trong lý thuyết của Mearsheimer là:

"Trung Quốc, giống như tất cả các nước bá quyền tiềm năng trước đó, sẽ tự hối thúc mình phải trở thành một thế lực bá quyền thực sự" và “sẽ có một sự thèm muốn thêm quyền lực đáng kể" [149] Mearsheimer cũng dự báo: “sự nổi lên của Trung Quốc sẽ không yên bình và cuối cùng sẽ thúc đẩy khu vực chuyển thành một hệ thống đa cực không cân bằng” [149] Theo Mearsheimer, là một nước bá quyền, Trung Quốc sẽ đe dọa Mỹ theo cách mà bất cứ các nước bá quyền trước đây - đế quốc Nhật, Đức quốc xã, Liên Xô, đã từng thực hiện Thậm chí, Trung Quốc có sức mạnh tiềm ẩn để trở thành một siêu cường "ghê gớm hơn" cả Mỹ,

và Mỹ khó có thể ngăn chặn nước này trở thành một đối thủ cạnh tranh toàn cầu Trước mắt, Trung Quốc có thể sẽ nỗ lực đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á Về phần mình, Mỹ phải đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một đối thủ

Trang 31

cạnh tranh ngang hàng trên toàn cầu Mỹ không có tiền lệ dung túng đối thủ cạnh tranh ngang hàng và "sẽ tìm cách kiềm chế Trung Quốc và cuối cùng làm suy yếu nó đến điểm mà nó không còn có khả năng thống trị châu Á" [150] Với quan hệ Mỹ - Trung là cốt lõi và sự nổi lên của một số cường quốc khác, các nhà hiện thực tấn công cho rằng sự cạnh tranh quyền lực trong Châu Á - Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên căng thẳng trong thế kỷ XXI Mearsheimer cho rằng

"kết quả sẽ là một cuộc cạnh tranh an ninh dữ dội giữa Trung Quốc và các đối thủ của nó, với các mối nguy hiểm luôn treo lơ lửng trên đầu các quốc gia khu vực” [151, tr.05]

Trong bối cảnh như vậy, hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương sẽ chỉ được đảm bảo nếu Mỹ chủ động "bao vây, ngăn chặn Trung Quốc mở rộng quyền lực'' [151, tr.400] Hiện nay, chiến lược này vẫn còn khả thi, phần lớn là vì

"Trung Quốc vẫn còn xa mới có đủ sức mạnh để tham gia vào một cuộc chạy đua giành quyền bá chủ tại khu vực, vì vậy không phải là quá muộn đối với Mỹ

để đảo ngược tiến trình và làm những gì có thể để làm chậm sự trỗi dậy của Trung Quốc'' [149]

.3 Tr ng phái hiện thực phòng th (Defensive realism)

Các nhà hiện thực phòng thủ cho rằng các quốc gia trong khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương đã, đang và sẽ phải đấu tranh để giành và duy trì độc lập quốc gia của họ, cũng như bảo tồn nguyên trạng khu vực Họ cho rằng, các cuộc xâm lược của Nhật Bản trong thập niên 30 của thế kỷ XX với tham vọng tạo ra bán cầu Đông Á đồng thịnh vượng, cũng như động cơ của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên không phải được thúc đẩy bởi mong muốn thống trị thế giới hoặc khu vực mà là bởi nhu cầu đảm bảo an ninh quốc gia

Kenneth Waltz cho rằng: "Một số các quốc gia yếu hơn trong hệ thống sẽ hành động để khôi phục lại sự cân bằng và do đó đưa hệ thống trở lại thế lưỡng hoặc đa cực” [75, 915-916] Hiện nay, Trung Quốc đang theo xu hướng như vậy Việc Trung Quốc nổi lên thành cường quốc lớn khiến Mỹ phải lưu tâm

Trang 32

hơn trong việc duy trì cán cân quyền lực trong khu vực thông qua sự hiện diện quân sự của mình Mỹ tiếp tục chính sách ngăn chặn nhằm vào Trung Quốc bằng cách duy trì liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc Người Mỹ mong muốn "đóng băng lịch sử phát triển bằng cách giữ cho thế giới ở trạng thái đơn cực", nhưng

"khát vọng này bị lên án", bởi vì những nỗ lực "để duy trì sự thống trị của Mỹ sẽ kích động một số quốc gia tìm cách vượt qua nó'' [206, tr.36-37]

Các nhà hiện thực phòng thủ nhận thấy một số nhược điểm của các chiến lược theo trường phái tân hiện thực và hiện thực tấn công, và kêu gọi Mỹ từ bỏ chiến lược cân bằng bên ngoài Nhìn chung, các nhà hiện thực phòng thủ cho rằng bất kỳ nỗ lực đi quá xa nào của Mỹ để tối đa hóa quyền lực trong Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là sự khiêu khích các nước CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga có các biện pháp chiến lược chống bá quyền Mỹ

Đối với Trung Quốc, mặc dù nước này có niềm tự hào nước lớn, luôn theo đuổi tham vọng bá quyền hoặc có ý định trở thành một cường quốc Thái Bình Dương đẳng cấp thế giới trong thế kỷ XXI, nhưng việc theo đuổi quyền lực của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế là có tính chất phòng thủ Waltz tỏ ra lạc quan khi cho rằng Mỹ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự ở Đông Á vì làm như vậy sẽ làm giảm bớt lo ngại và xu hướng đối trọng của Trung Quốc Một sự nâng cấp liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản “sẽ là một chiến lược đầy rủi ro và khiêu khích” và “sẽ cung cấp bằng chứng hữu hình về ý định thù địch của Mỹ đối với những người ở Trung Quốc vốn cho rằng Washington có mưu đồ áp dụng một chính sách đối đầu đối với Trung Quốc” [206, tr.14]

Các nhà hiện thực phòng thủ khác cũng khá lạc quan như Waltz Họ cho rằng Trung Quốc và Mỹ đang trên con đường thiết lập thế cân bằng quyền lực lưỡng cực ở khu vực [180, tr.84] Mặc dù hai nước sẽ cạnh tranh lợi ích an ninh

và ảnh hưởng, tuy nhiên, cấu trúc lưỡng cực giữa Trung Quốc và Mỹ có thể ổn định bởi vì vị trí địa lý của Châu Á – Thái Bình Dương mang lại lợi thế phòng thủ chứ không phải là lợi thế tấn công Trung Quốc là một cường quốc phòng

Trang 33

thủ với khả năng trả đũa lớn và Mỹ “sẽ vẫn thua kém so với Trung Quốc nếu so sánh về lực lượng mặt đất hoạt động trên đất liền Đông Á” [180, tr.109] Lợi thế của Mỹ là ở sự tự ti của Trung Quốc vì không có khả năng bắt kịp với không quân và hải quân Mỹ Do vậy, Châu Á - Thái Bình Dương rất có thể trở nên hòa bình Trong ngắn hạn, Trung Quốc không phải là một cường quốc xét lại, và hai cường quốc có khả năng phát triển một mối quan hệ dễ chịu và ổn định hơn

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa tự do

Tr ng phái thể ch tân tự do

Đối với vấn đề an ninh, các nhà tư tưởng thể chế tân tự do cho rằng “chủ nghĩa hiện thực … có thể cho chúng ta biết tại sao chúng ta gặp các vấn đề rắc rối nhưng lại không chỉ ra cách để thoát khỏi các rắc rối đó” [129, tr.6]) Thuyết thể chế tân tự do đề cao vai trò của các thiết chế quốc tế và cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng phức tạp giữa các quốc gia khiến cho chiến tranh và xung đột ít có khả năng xảy ra hơn Các thiết chế quốc tế dựa trên “các nguyên tắc, luật lệ khiến cho các quốc gia tự tiết chế hành động của mình với niềm tin rằng các quốc gia khác cũng hành động tương tự” [124, tr.73] Các nhà thể chế tân tự do đồng ý với các nhà hiện thực là bá quyền có thể rất quan trọng trong quá trình xây dựng thể chế, nhưng họ cho rằng, bá quyền lại không quá cần thiết

để duy trì thể chế Một mặt, các nước bá quyền có thể sẵn sàng tạo lập các cơ chế quốc tế hoặc khu vực với các cường quốc hạng dưới khi họ đang suy giảm Mặt khác, các "quốc gia cấp dưới cũng có thể mong muốn có một khuôn khổ đa phương có sự hiện diện của một cường quốc trong hệ thống … nhằm kiềm chế các hành động đơn phương của cường quốc này'' [96, tr 505] Nhìn chung, các nhà thể chế tân tự do phản đối các khái niệm về lãnh đạo bá quyền và chủ nghĩa đơn phương Theo đó, quyền bá chủ dựa trên sự cưỡng chế và thiếu tính hợp pháp Quốc gia bá quyền có thể thực hiện các sáng kiến mà họ coi là không gây hại cho ai, nhưng các quốc gia khác có thể không nhìn nhận như vậy

Trang 34

Đối với Châu Á – Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thể chế tân tự do cho rằng tư tưởng của họ có thể mang lại hòa bình và ổn định thông qua hợp tác ở khu vực, và tư tưởng này đang trở nên khả quan hơn chủ nghĩa hiện thực Donald Crone khẳng định hòa bình ở khu vực xuất hiện đồng thời với sự hiện diện của các thể chế Hợp tác đa phương trong ASEAN và Thái Bình Dương được xem là những phương tiện cơ bản để đảm bảo an ninh kinh tế ở khu vực trong thế kỷ XXI [96, tr.501] Đặc biệt, Robert Keohane và Joseph Nye đưa ra dẫn chứng lý giải sự phát triển của việc thể chế hóa và sự phụ thuộc phức tạp ở Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đến hòa bình và an ninh khu vực Theo nhận định của Keohane và Nye, khi sự phụ thuộc về kinh tế và quân

sự giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, và khi những mạng lưới quốc tế và sự thể chế hóa trở nên “dày đặc hơn” thì khả năng giảm va chạm giữa hai cường quốc này cao hơn Nhận định này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp quan hệ Mỹ - Trung hiện nay [129, tr.260]

Đối chiếu với thực tiễn Châu Á – Thái Bình Dương, dường như tư tưởng thể chế tân tự do có một số nhận định khá phù hợp Sau Chiến tranh Lạnh, các thể chế đa phương phát triển khá mạnh mẽ ở khu vực Ở Đông Nam Á, ASEAN

là một thiết chế khu vực thành công, liên kết các nước đang phát triển APEC là một thể chế kinh tế bao trùm toàn khu vực mà các thành viên hướng đến tự do hóa thương mại Các nước APEC có tổng GDP ước tính khoảng 12,3 nghìn tỷ đô

la năm 1992 và đạt mức 18 nghìn tỷ đô la năm 1999, chiếm khoảng 43,87 % thương mại toàn cầu [166, tr.67] ARF có 27 thành viên và hướng tới giải quyết các vấn đề an ninh thông qua đối thoại 3 bước: xây dựng lòng tin (CBMs), ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột Các nhà tư tưởng thể chế tân tự do cho rằng, sự phụ thuộc lẫn nhau đa dạng cũng như sự phát triển của các thiết chế khu vực đã giúp lôi kéo Mỹ duy trì can dự ở khu vực, ngăn chặn Trung Quốc đe dọa các nước khác, khuyến khích Nhật Bản tiếp tục tự kiềm chế và đảm bảo mỗi quốc gia đều có lợi từ sự phát triển và phụ thuộc ngày càng sâu sắc

Trang 35

Tuy nhiên, do Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều nét đặc thù, tư tưởng thể chế tân tự do cũng bị một số chỉ trích Một là, mặc dù sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng tăng giữa những cường quốc (đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ) nhưng chưa chắc đã tạo nên một thể chế an ninh vững chắc Trung Quốc và Mỹ đều đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Thương mại song phương tăng từ 2,5 tỷ đô la trong năm 1979 đến hơn 400 tỷ đô la năm 2008 Mỹ trở thành đối tác lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ Hơn nữa, sự phụ thuộc về kinh tế tài chính khiến 2 nước phụ thuộc sâu sắc về văn hóa và xã hội Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX có khoảng 67.000 sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ và 11.000 sinh viên Mỹ học tập tại các đại học Trung Quốc [188] Tuy nhiên, Alan Collins cho rằng thể chế an ninh song phương giữa hai cường quốc vẫn chưa được hình thành vì họ vẫn theo đuổi những lợi ích ngắn hạn của riêng họ, bởi vì mỗi nước lo ngại rằng nước kia có thể lợi dụng sự hợp tác để làm tổn hại đến lợi ích của mình [92] Hai là, thuyết thể chế tân tự do không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa sự phụ thuộc lẫn nhau và sức mạnh của các thể chế Thương mại nội khối ở Châu Á – Thái Bình Dương đã phát triển nhanh chóng, đặt mức gần 50% tổng mức thương mại nội địa năm

1995 và 55% cuối những năm 2000 – cao hơn Bắc Mỹ (thương mại nội địa khu vực ước tính khoảng 40% so với giữa những năm 1990 và 44% so với những năm 2000) Đầu tư trực tiếp nội địa của khu vực cũng ước tính khoảng 53,6% đầu tư nước ngoài giữa những năm 1990 [166, tr.68] Tuy nhiên, những thể chế của khu vực vẫn còn khá yếu và lỏng lẻo, đặc biệt là so với các thể chế ở phương Tây Ba là, các thể chế ở Châu Á – Thái Bình Dương không có tính ràng buộc Theo Carsten Otto thì “APEC thiếu hầu hết các tiêu chí của một thể chế bởi nó không áp dụng bộ quy tắc mà một khu vực cần phải có trong hợp tác” và “không thể áp dụng lệnh trừng phạt lên các thành viên”(100, tr.62) Eul – Soo Pang nhận thấy rằng ARF “không có khả năng làm giảm căng thẳng và xung đột giữa

Trang 36

các thành viên” và những thiết chế khu vực “không đưa ra được một thể chế và thiết chế an ninh đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định cho Đông Á” [162]

Tr ng phái tự do thương mại

Chủ nghĩa tự do thương mại cho rằng các cường quốc đang nổi có thể

được hưởng lợi từ sự phát triển hòa bình thông qua thương mại quốc tế và không còn cần kiểm soát lãnh thổ của các quốc gia khác Các nước phát triển nhận thấy rằng sẽ rất tốn kém nếu tiến hành chiến tranh và "có thể làm tốt hơn thông qua phát triển kinh tế trong nước, duy trì bởi một thị trường trên toàn thế giới đối với hàng hoá và dịch vụ của họ hơn là cố gắng để chinh phục và đồng hóa những vùng đất đai" [177, tr.24-25] Trong khi các nền dân chủ ít có xu hướng đi đến chiến tranh với nhau (theo quan điểm dân chủ tự do), "những gì mà thế giới cần

là những xã hội trong nước cởi mở và sẵn sàng để tiếp nhận những thông tin và tranh luận từ nước ngoài về những ưu tiên quốc gia của họ'' [178, tr.77]

Ngay cả khi suy thoái tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008 và các nước tập trung vào kinh tế nội địa, gia tăng xu thế bảo hộ, các nhà tự do thương mại vẫn tỏ ra lạc quan về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước Về quan hệ Mỹ - Trung, Shambaugh cho rằng: "Hai nước chắc chắn đã chia sẻ cuộc khủng hoảng

và những hiểu lầm trong 30 năm qua (và tiếp tục có sự khác biệt trong một số lĩnh vực chính sách), nhưng mỗi nước đều luôn được xoa dịu để không bị lâm vào xung đột'' [188] Cũng theo Shambaugh, quan hệ giữa hai cường quốc đang ngày càng được cải thiện: "thái độ của Trung Quốc với Mỹ đã phát triển ấm áp hơn một cách đáng chú ý trong những năm gần đây, phản ứng của Trung Quốc rất đáng ngạc nhiên là giữ thái độ tích cực nhất quán đối với ảnh hưởng của Mỹ

ở châu Á” [188]

Tuy nhiên, quyền lực vẫn có vị trí nhất định trong lập luận của chủ nghĩa

tự do thương mại Rosecrance vẫn duy trì quan điểm có tính hiện thực: trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ vẫn hòa bình bởi các mối quan hệ của họ về kinh tế và an ninh, việc Trung Quốc có ý đồ bá quyền sẽ bị kiểm soát

Trang 37

chặt chẽ bởi các quốc gia láng giềng Ông dự đoán rằng, “ngay cả khi Mỹ không đóng vai trò là một nhà bảo lãnh quyền lực chính của nguyên trạng”, các cường quốc lớn khác như Nhật Bản, một Triều Tiên thống nhất, Ấn Độ, và Nga nếu không thể thì cũng sẽ làm cho hành động bành trướng của Trung Quốc khó khăn hơn [179] Tự do thương mại nhấn mạnh ưu điểm của sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng vẫn coi mối quan hệ an ninh đáng tin cậy giữa các cường quốc lớn là cần thiết để có mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia Theo Rosecrance, “nền kinh

tế không thể vận hành tốt nếu không có một số hình thức liên kết chính trị giữa các quốc gia, giám sát và bảo vệ thị trường” và "nếu sự bảo vệ như vậy tồn tại, thế kỷ XXI sẽ là kỷ nguyên đầu tiên trong lịch sử có sự chuyển đổi quyền lực hòa bình và sự ổn định toàn cầu lâu dài" [178, tr.211]

Đáng chú ý, các nhà tự do chủ nghĩa cho rằng, chỉ có các nền dân chủ tự

do mới có thể cùng tồn tại hòa bình Sự minh bạch ngăn cản họ phát động các cuộc tấn công phủ đầu chống lại nhau Khi lâm vào một cuộc xung đột lợi ích quốc gia, các nước cộng hòa hoặc các nền dân chủ tự do có xu hướng giải quyết

sự khác biệt của họ một cách hòa bình Do đó Kant dự đoán sự xuất hiện của một

"liên minh Thái Bình Dương" chỉ giữa các nước cộng hòa Theo một số học giả theo trường phái Kant đương đại, các nhà nước tự do được đảm bảo bằng hiến pháp chưa từng tham gia vào các cuộc chiến tranh với nhau Họ có hiến pháp cộng hòa, nền kinh tế thị trường, bình đẳng pháp lý cho công dân, và người đại diện chính phủ dựa trên sự phân quyền Tuy nhiên, họ có thể tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại các quốc gia không tự do và trong trường hợp đó, có thể còn rất hiếu chiến Trên thực tế, các quốc gia tự do đã xâm lược quốc gia không

tự do yếu hơn (ví dụ, trong các cuộc chiến tranh thuộc địa và gần đây hơn là hành động can thiệp của Mỹ ở các quốc gia thế giới thứ ba) một cách thường xuyên hơn các quốc gia không tự do Với tư tưởng như vậy, các nhà tư tưởng tự

do thương mại cũng không loại trừ khả năng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc

Trang 38

.3 Tr ng phái tự do dân ch

Các nhà tư tưởng tự do dân chủ cũng cho rằng các quốc gia dân chủ trong suốt lịch sử ít có xu hướng gây ra thách thức quân sự trực tiếp với nhau Lịch sử cho thấy các nền dân chủ đang lên và các bá quyền dân chủ đang suy yếu có xu hướng tự dàn xếp để thích nghi, cùng tồn tại Hơn nữa, nền dân chủ đang lên cũng không tiến hành cân bằng quân sự cứng chống lại các bá quyền tự do đang suy giảm Trong khi đó, các nhà lãnh đạo các nền dân chủ đang suy giảm có xu hướng thành lập các liên minh quân sự đối trọng chống lại các nhà nước chuyên chế đang lên, đồng thời cũng tìm cách thích nghi chung sống hòa bình với các nền dân chủ đang lên (thay vì phát động cuộc tấn công phủ đầu chống lại phía kia) Ví dụ, đầu thế kỷ XX, Mỹ đã vượt qua Anh về sức mạnh, nhưng Anh đã không chiến đấu để khôi phục vị trí thống trị [185, tr.240] Hiện nay, Mỹ cũng khuyến khích Nhật Bản tăng cường vai trò quốc phòng của nước này và dường như cũng nhìn nhận một Ấn Độ đang trỗi dậy tương đối tích cực

Về sự chuyển giao quyền lực, các nhà tự do dân chủ không cho rằng các quốc gia đang lên có xu hướng tiến hành chiến tranh chống lại bá quyền đang suy giảm, hòa bình giữa các quốc gia này là có thể khi cả hai bên có thể tìm thấy một sự thích nghi thỏa đáng [134] Thậm chí các học giả tự do dân chủ còn cho rằng dường như các quốc gia dân chủ có thể đáp ứng các nhu cầu của các quốc gia độc tài đang lên tốt hơn so với các quốc gia độc tài với nhau

Cũng như các học giả tự do thương mại, các nhà tư tưởng tự do dân chủ như Richard Betts, Winston Lord, Barrett McCormick, Edward Friedman khá lạc quan về triển vọng an ninh của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do khu vực này đang phát triển năng động và sự phụ thuộc về kinh tế - thương mại ngày càng gia tăng kể từ sau Chiến tranh Lạnh Tuy nhiên, họ cho rằng khu vực này ít

có khả năng hòa bình trong thời gian tới, bởi vì một số quốc gia như Trung Quốc

có thể không trở thành dân chủ trong tương lai gần Các nhà dân chủ tự do cho rằng khu vực chưa thực sự an toàn: nhiều quốc gia không phải là dân chủ và do

Trang 39

vậy có thể sẽ có chiến tranh Họ cho rằng, các chính quyền chuyên chế, phi dân chủ như Trung Quốc có xu hướng dựa vào chủ nghĩa dân tộc Các quốc gia độc đoán hoạt động trên cơ sở của hệ thống phân cấp, bí mật và "có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài như thù địch, đe dọa và có khả năng khuyến khích công dân của mình có quan điểm tương tự'' McCormick viết, “chủ nghĩa độc tài không làm cho xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ không thể tránh khỏi, nhưng nó tăng khả năng xảy ra một cách đáng kể” [70], [144], [111, tr.235] Ngoài ra, về vai trò của Mỹ và Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương, các nhà tư tưởng

tự do dân chủ cho rằng, ngay cả các quốc gia độc tài (như Brunei) và nền bán dân chủ (như Singapore) vẫn thích một bá quyền dân chủ hơn một bá quyền độc tài Ít quốc gia coi Mỹ như là một mối đe dọa thực sự đối với an ninh khu vực Ngược lại, đối với Trung Quốc, “không ai ở Châu Á muốn sống trong một thế giới mà Trung Quốc thống trị Cũng không có giấc mơ Trung Hoa nào mà nhân dân [các nước Châu Á] mong muốn theo đuổi” [58, tr.316-317]

1.1.3 Quan điểm của thuyết kiến tạo

Những người theo thuyết Kiến tạo cho rằng nguồn gốc chủ yếu của những căng thẳng ở Châu Á – Thái Bình Dương không bắt nguồn từ môi trường địa - chiến lược, mức độ phát triển kinh tế chính trị, hoặc đặc điểm của những tổ chức quốc tế ở khu vực Nguyên nhân của những diễn biến phức tạp này là do những nghi ngờ và thù hận có gốc rễ sâu xa trong lịch sử, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những quan điểm khác biệt của bản sắc dân tộc và nhận thức khác nhau về các vấn đề quốc tế [123, tr.388] Các học giả theo thuyết Kiến tạo không phủ nhận một số quan điểm của chủ nghĩa hiện thực hay tự do như cán cân quyền lực hoặc

sự gia tăng hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương Trên thực tế, các nước khu vực rất nhạy cảm với sự chuyển dịch trong cán cân quân sự và tích cực tham gia xây dựng những thể chế quốc tế nhằm nâng cao phối hợp trong các vấn đề liên kết khu vực như thương mại và môi trường

Trang 40

Tuy nhiên, cách thức mà các nước này nhận thức và ứng phó với các thách thức

và cơ hội phụ thuộc rất lớn vào văn hóa chính trị quốc gia của từng nước

Các nhà tư tưởng Kiến tạo cho rằng sự ổn định của Châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ là do sự đồng thuận sâu rộng giữa các quốc gia trong khu vực về tập trung phát triển kinh tế, coi đó là mục tiêu bao trùm Sự đồng thuận này được thể chế hóa mạnh mẽ trong hệ thống chính trị quốc nội của các nước bởi lẽ sự phát triển kinh tế được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu duy trì

sự ổn định của chính quyền Mặc dù mức độ đồng thuận khác nhau ở mỗi nước

do các đặc điểm văn hóa, lịch sử và trình độ phát triển khác nhau, các nước khu vực đã tạm gác cạnh tranh truyền thống về chính trị - quân sự và tập trung vào hợp tác kinh tế

Tuy nhiên, không giống như Tây Âu, ưu tiên hợp tác kinh tế của Châu Á – Thái Bình Dương không dựa trên bản sắc chung hay một niềm khao khát hòa bình mà chỉ được coi là công cụ để củng cố chính quyền Do đó, ở Châu Á, hợp tác khu vực mỏng manh hơn rất nhiều so với ở Tây Âu Hơn nữa, sự đa dạng về bản sắc dân tộc và những thù hằn trong lịch sử đã hạn chế triển vọng hợp tác cũng như đe dọa làm mất ổn định an ninh khu vực Theo đó, suy thoái kinh tế khu vực như khủng hoảng 1997 – 1998 có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng vốn âm ỉ lâu nay trong lịch sử Vì vậy, các nhà kiến tạo cho rằng nhìn nhận các diễn biến của Châu Á – Thái Bình Dương theo lăng kính kiến tạo cho thấy rõ căn nguyên tiềm tàng của căng thẳng trong khu vực và rằng tình hình có thể bất

ổn hơn những gì mà chủ nghĩa tân hiện thực và tân tự do dự báo [123, tr.389]

Các học giả theo thuyết Kiến tạo lập luận rằng bá quyền Mỹ bảo đảm cho các nước tập trung vào phát triển kinh tế Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng vừa tạo nên động lực cho hợp tác kinh tế, vừa gây ra sự cạnh tranh về một bản sắc chung của khu vực cũng như sự khơi gợi lại vấn đề chủ quyền, hằn thù lịch sử

Vì vậy, nếu sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực giảm đáng kể và Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, cạnh tranh Trung – Mỹ gia tăng, mỗi quốc gia khu vực sẽ

Ngày đăng: 13/04/2016, 00:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Anis H. Bajrektarevic (2012), “Ngoại giao phòng ngừa: Sẽ không phải là một thế kỷ của châu Á nếu thiếu vắng một thể chế liên Á”, Nghiên c u Qu c t , số 1 (88), tháng 3/2012, trang 99 – 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao phòng ngừa: Sẽ không phải là một thế kỷ của châu Á nếu thiếu vắng một thể chế liên Á”, "Nghiên c u Qu c t
Tác giả: Anis H. Bajrektarevic
Năm: 2012
6. Bộ Ngoại giao (1997), H i đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: H i đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
7. Bộ Ngoại giao (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
8. Zbigniew Brzezinski (1999), Bàn cờ Lớn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn cờ Lớn
Tác giả: Zbigniew Brzezinski
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
9. Daniel Burstein và Arne De Keijzer (2008), Trung Quốc – Con Rồng lớn Châu Á, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc – Con Rồng lớn Châu Á
Tác giả: Daniel Burstein và Arne De Keijzer
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
10. Nguyễn Tâm Chiến (2012), “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Vào khúc đoạn mới?”, Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (90), tháng 9/2012, trang 93 – 106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Vào khúc đoạn mới?”, "Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Tâm Chiến
Năm: 2012
11. Hồ An Cương (chủ biên) (2003), Trung Quốc - Những Chiến lược lớn, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc - Những Chiến lược lớn
Tác giả: Hồ An Cương (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2003
12. Lê Văn Cương (2010), “Các trung tâm sức mạnh và khuynh hướng phát triển quan hệ Trung – Mỹ”, Nghiên cứu Quốc tế, số 2 (81), tháng 6/2010, trang 185 – 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trung tâm sức mạnh và khuynh hướng phát triển quan hệ Trung – Mỹ”, "Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Lê Văn Cương
Năm: 2010
13. Nguyễn Nam Dương (2011), “Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (86), tháng 9/2011, trang 119 – 136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, "Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Nam Dương
Năm: 2011
14. Đại học Quốc phòng và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Mỹ (1998), Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới
Tác giả: Đại học Quốc phòng và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Mỹ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), V n kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V n kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
18. Trâu Đông Đào (chủ biên) (2010), Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc
Tác giả: Trâu Đông Đào (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
19. Robert Elegant (1994), Vận mệnh Thái Bình Dương – Nội cảnh Châu Á ngày nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận mệnh Thái Bình Dương – Nội cảnh Châu Á ngày nay
Tác giả: Robert Elegant
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
20. George Friedman (2010), Một trăm năm tới: Dự báo cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trăm năm tới: Dự báo cho thế kỷ XXI
Tác giả: George Friedman
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
21. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI
Tác giả: Thomas L. Friedman
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
22. Thomas L. Friedman (2012), Từng là bá chủ, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từng là bá chủ
Tác giả: Thomas L. Friedman
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
225. Ban Nghiên cứu Kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ, http://www.bea.gov/ Link
236. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), http://www.sipri.org/.****** Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w