1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại

207 929 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại của Lê Thành Nam. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Vinh; PGS.TS Lê Văn Anh. Nội dung: Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 1861).

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

LÊ THÀNH NAM

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

LÊ THÀNH NAM

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu đã nêu trong luận án là trung thực, chính xác Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Lê Thành Nam

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài .1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .4

3 Mục đích và nhiệm vụ 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Các nguồn tư liệu .15

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 16

7 Đóng góp của luận án 17

8 Bố cục luận án 17

Chương 1: CƠ SỞ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861) 19

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Bắc Mỹ 19

1.1.1 Bối cảnh quốc tế .19

1.1.2 Bối cảnh khu vực Bắc Mỹ 24

1.2 Sự thành lập nước Mỹ và chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc 29

1.2.1 Sự thành lập nước Mỹ 29

1.2.2 Chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc .38

1.3 Sự phát triển kinh tế - xã hội 41

1.3.1 Sự phát triển kinh tế và nhu cầu bành trướng ra bên ngoài 41

1.3.2 Những mâu thuẫn xã hội nảy sinh 48

Trang 5

1.4 Cơ sở tư tưởng của chính sách mở rộng lãnh thổ 52

1.5 Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787 – cơ sở pháp lý đối với chính sách mở rộng lãnh thổ 60

Tiểu kết chương 1 63

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861) 65

2.1 Chính sách của Mỹ đối với Pháp ở lãnh thổ Louisiana 65

2.2 Chính sách của Mỹ đối với Tây Ban Nha ở khu vực Tây Nam và lãnh thổ Floridas 78

2.2.1 Vấn đề khu vực Tây Nam 78

2.2.2 Vấn đề lãnh thổ Floridas 83

2.3 Chính sách của Mỹ đối với Anh ở khu vực Tây Bắc, lãnh thổ Oregon, Texas và California 98

2.3.1 Vấn đề khu vực Tây Bắc 98

2.3.2 Vấn đề lãnh thổ Oregon 103

2.3.3 Vấn đề lãnh thổ Texas 118

2.3.4 Vấn đề lãnh thổ California 131

Tiểu kết chương 2 141

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861) 142

3.1 Nguyên nhân thành công của chính sách mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) .142

3.2 Đặc điểm chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) 152

Trang 6

3.3 Hệ quả của chính sách mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) 161

Tiểu kết chương 3 181

KẾT LUẬN .183

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .189

TÀI LIỆU THAM KHẢO .190

PHỤ LỤC .201

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bất cứ thời đại nào, chính sách đối ngoại luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia và là một trong số những yếu tố quyết định vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế Chính sách đối ngoại chẳng những

là phương tiện cơ bản để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia mà còn góp phần quyết định chiều hướng phát triển của quốc gia

Là một quốc gia trẻ, ra đời cách đây chưa lâu so với chiều dài lịch sử của nhân loại, thế nhưng nước Mỹ sớm vươn lên trở thành cường quốc hàng

đầu thế giới Mặc dù là quốc gia “sinh sau đẻ muộn” so với các cường quốc khác nhưng Mỹ đã trở thành “nhân vật” không thể thiếu trên bàn cờ chính trị

quốc tế Điều dễ dàng nhận thấy, nước Mỹ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có được vị thế và thành tựu như vậy trên lĩnh vực đối ngoại Có nhiều cách lý giải khác nhau, tùy theo cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu, nhưng điều có thể khẳng định chắc chắn là những thành tựu của chính sách đối ngoại của nước Mỹ hiện nay có mối liên hệ chặt chẽ từ lịch sử hình thành

và phát triển của đất nước này

Vào cuối thế kỷ XVIII, với thắng lợi cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, một thiết chế nhà nước cộng hòa tư sản đầu

tiên của “người Âu nằm ngoài lãnh địa châu Âu”, khai sinh ở Tây bán cầu –

Hợp chúng quốc Mỹ (The United States of America), hay còn gọi là Mỹ hoặc Hoa Kỳ Sau khi lập quốc, các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau, bên cạnh việc giải quyết nhiều vấn đề quốc nội nhằm hướng đến quá trình nhất thể hóa dân tộc, còn phải hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại sao cho phù hợp thực lực của quốc gia trong việc bảo vệ nền cộng hòa non trẻ Hơn nữa, sự hình thành

Trang 8

và phát triển của nước Mỹ diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp Trong các thế kỷ XVIII – XIX, các cường quốc châu Âu với những tham vọng khác nhau

đã đẩy mạnh hơn việc tìm kiếm những vùng đất mới và thị trường mới, trong

đó có châu Mỹ Trong khi ở Trung và Nam lục địa châu Mỹ, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hoàn thành công cuộc xâm lược ở các thế kỷ trước thì ở phía Bắc, Anh, Pháp và Nga cũng tìm mọi cách biến nơi đây thành

“vùng đất cấm” dành cho việc khai thác thương mại Dưới nhãn quan chính

trị của các chính phủ Mỹ, sự hiện diện của các cường quốc châu Âu ở Tây bán cầu đã tạo ra thế bao vây, kìm hãm sự lớn mạnh của nhà nước cộng hòa non trẻ này ở những mức độ khác nhau

Để phá vỡ tình trạng trên, đồng thời xuất phát từ việc đảm bảo an ninh quốc gia, trong giai đoạn 1787 - 1861, các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau thực hiện các kế sách ngoại giao khôn khéo đối với từng cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, ) nhằm từng bước đẩy lùi sự hiện diện của họ ở Bắc Mỹ, khu vực cận kề và gắn liền với những quyền lợi sống còn của nước

Mỹ Hệ quả của đường lối đối ngoại này là lãnh thổ quốc gia được mở rộng, vị thế của Mỹ được nâng lên trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra tiền đề khách quan cho chính sách đối ngoại Mỹ ở những thời kỳ tiếp theo Cũng thông qua việc đối phó với các cường quốc châu Âu, nền ngoại giao Mỹ từng bước được định hình và phát triển Trên một phương diện khác, việc thực thi chính sách đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ đã khơi sâu hố ngăn cách giữa miền Nam với miền Bắc, đẩy nước Mỹ vào cuộc Nội chiến kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865

Cùng với di sản đối ngoại, nước Mỹ là quốc gia có những nét đặc trưng về

vị trí địa lý, về lịch sử hình thành cư dân, về sự tiềm ẩn phong phú của nguồn tài

nguyên thiên nhiên Người Mỹ “coi sứ mạng duy nhất của họ là trở thành tấm

Trang 9

gương cho toàn thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực hiện chính sách đối ngoại không giống bất kỳ quốc gia nào” [16, tr 50]

Với những nhận thức như trên, việc triển khai nghiên cứu chính sách đối ngoại của nước Mỹ nói chung, đặc biệt là chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) nói riêng, vừa

có ý nghĩa về mặt khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn:

Về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ về cơ sở chính

sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ giai đoạn 1787 - 1861; về các biện pháp khác nhau trong chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Washington để bảo vệ lợi ích dân tộc mỗi khi đối phó với các quốc gia châu Âu; về những phương thức ngoại giao khác nhau của nước Mỹ trong việc mở rộng lãnh thổ; về sự khai thác triệt để tình hình quốc tế của các chính phủ Mỹ nhằm phân hóa kẻ thù; về nguyên nhân thành công và những thành quả chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ; về những đặc trưng chính sách đối ngoại của Mỹ, về con đường vươn tới vị trí siêu cường của quốc gia này trong thế giới ngày nay; về những mặt tích cực và hạn chế của việc thực thi đối ngoại mở rộng lãnh thổ của chính giới Mỹ Ngoài ra, luận án

sẽ phác họa lại những mối quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1787 - 1861, đặc biệt là đối với các quốc gia Tây Âu, khu vực Bắc Mỹ và Mỹ latinh, những quốc gia

và khu vực, ở những mức độ khác nhau, đã tác động đến chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ theo những chiều hướng thuận nghịch

Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ, về sự manh

nha của chính sách “ngoại giao dollars” – thực chất là chính sách “cây gậy

và củ cà rốt”, một công cụ mà giới cầm quyền Mỹ vận dụng để giải quyết mối

quan hệ quốc tế trong suốt thế kỷ XX và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI; sự

Trang 10

vận dụng yếu tố tôn giáo trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách

đối ngoại của nước Mỹ ở thủa ban đầu

Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện “đa

phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ nhằm thực hiện công cuộc đổi mới

đất nước, đồng thời với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các

nước trong cộng đồng thế giới”, đặc biệt là nước Mỹ, một đối tác quan trọng mà

chúng ta cần phải tính đến trong các mối bang giao quốc tế hiện nay Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) là vấn đề mang tính cấp thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một cường quốc hàng đầu thế giới đương đại, chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung, chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) nói riêng, luôn luôn dành được một phần

sự “ưu ái” của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, bởi có nhiều ẩn số cần phải

giải mã trong chính sách đối ngoại của cường quốc này Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó

2.1 Đã từ lâu, các nhà sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ Việc nghiên cứu đó bước đầu cho ra đời các công trình dưới nhiều nhóm khác nhau, song tựu trung gồm 3 nhóm cơ bản:

Nhóm thứ nhất: Bao gồm các giáo trình lịch sử thế giới đại cương và

những công trình về lịch sử nước Mỹ Trước hết, phải kể đến các bộ giáo trình

“Lịch sử thế giới cận đại” và “Lịch sử quan hệ quốc tế, Tập 1” do Vũ Dương

Ninh chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002 & 2005); “Lịch sử thế giới cận

đại, Tập 1” do Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,

2008) Ba công trình này đề cập những vấn đề nổi bật của chính sách đối ngoại Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, như: Liên

Trang 11

minh Mỹ – Pháp trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh

ở Bắc Mỹ (1778 – 1783), sự ra đời học thuyết Monroe (1823), những nội chung chính của học thuyết này và quá trình hiện thực hóa của nó ở khu vực

Mỹ latinh Bên cạnh các nội dung nêu trên, các tác giả đã nêu ra một số sự kiện cơ bản liên quan đến sự bành trướng, mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử (như vấn đề Louisiana, California, Hawaii và Philippin)

Trên một phương diện rộng hơn, chủ đề này còn được phản ánh trong

một số công trình mang tính tổng quát, như: “Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến

Chiến tranh Nam Bắc” của Nguyễn Thế Anh (Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn,

1969); “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” của Đào Duy Ngọc, Nguyễn Thái Yên Hương, Bùi Thái Sơn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994); “Lịch sử nước

Mỹ” của Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,

1994) Các công trình trên đã phác thảo vài nét “chấm phá” về chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ trong giai đoạn đặt ra, chẳng hạn như “vấn đề

lãnh thổ Louisiana”, “vấn đề lãnh thổ Floridas”, “vấn đề lãnh thổ Oregon”

trong chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu Do được trình bày dưới dạng thông sử, các vấn đề nêu trên chưa được phân tích để làm rõ mối quan hệ biện chứng của chúng đối với lịch sử nước Mỹ

Nhìn chung, các công trình trong nhóm này bước đầu đề cập đến nội dung của đề tài song chỉ dừng lại ở những nét đại cương, chưa đi sâu phân tích bản chất chính sách đối ngoại Mỹ trong giai đoạn 1787 – 1861, đặc biệt là vấn đề

mở rộng lãnh thổ

Nhóm thứ hai: Bao gồm các chuyên khảo về các vấn đề của lịch sử nước

Mỹ Trong một thập kỷ trở lại đây, cùng với sự phát triển của chuyên ngành Hoa

Kỳ học ở các viện nghiên cứu và trường đại học, đã xuất hiện một số công trình

Trang 12

nghiên cứu đi sâu vào những khía cạnh cụ thể của nước Mỹ, trong đó chính sách đối ngoại không phải là ngoại lệ

Ở nhóm này có một số công trình, như: “Liên bang Mỹ đặc điểm xã hội –

văn hóa” của Nguyễn Thái Yên Hương (Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa – Thông

tin, Hà Nội, 2005); “Hoa Kỳ văn hóa và chính sách đối ngoại” của Nguyễn Thái

Yên Hương, Lê Mai Phương (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008), ngoài việc trình bày quá trình hình thành nhà nước Liên bang Mỹ và đặc điểm xã hội – văn hóa, đã tập trung phân tích những yếu tố văn hóa tác động lên quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay Chủ đề của luận án được các tác giả trình bày một cách ngắn gọn trong

chương 3, mục 4 với tiêu đề: “Mở rộng Liên bang về không gian”

Tiếp đến, trong các công trình, như “Hoa Kỳ tiến trình văn hóa chính trị”

của Đỗ Lộc Diệp (Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm Khoa học xã hội

Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, 2006); “Học thuyết ‘Sứ mệnh bành

trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Lan

Hương (Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006);

“Chế độ tổng thống Mỹ” của Nguyễn Anh Hùng (Nxb Lao động, Hà Nội, 2010)

đã trình bày những yếu tố chính trị, văn hóa - xã hội, vai trò cá nhân của tổng thống tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ

Cũng trong xu hướng trên, có một số luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách đối ngoại của Mỹ, như

“Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh

thế giới thứ nhất” của Dương Quang Hiệp (Đại học Sư phạm Huế, 2004)

Chương 1 của công trình này đã khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ trước

khi cuộc Nội chiến Nam Bắc (1861 - 1865) diễn ra, như “chính sách biệt lập”

ở những thập kỷ đầu tiên sau khi giành được độc lập của nhà nước cộng hòa

Trang 13

Mỹ; về học thuyết Monroe và Mỹ latinh; chính sách bành trướng vùng Viễn

Tây; “Sự tham gia của các cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm

1774 đến năm 1783” của Trịnh Nam Giang (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008),

bên cạnh việc phân tích vai trò và thái độ của các cường quốc châu Âu đối với cách mạng Mỹ là nội dung chủ đạo, luận văn phân tích những nỗ lực của ngoại giao Mỹ trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Những thành quả đối ngoại trong giai đoạn này là tiền đề, cơ sở cho chính sách đối ngoại Mỹ ở giai đoạn tiếp theo

Bên cạnh luận văn thạc sĩ, chủ đề của luận án còn được phản ánh rải rác

trong các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành “Châu Mỹ ngày nay” và

“Nghiên cứu quốc tế”, như: “Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử” của Lê Thu Hằng (Châu Mỹ ngày nay, số 5/1999); “Một số suy nghĩ về “Chủ nghĩa cô lập” trong lịch sử nước Mỹ” của Vương Hiểu Đức

(Châu Mỹ ngày nay, số 4(40)/2001); “Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối

ngoại của Mỹ” của Nguyễn Thị Nga (Châu Mỹ ngày nay, số 3(72)/2004) Các

bài viết này đề cập đến những xu hướng nổi bật trong chính sách đối ngoại của

Mỹ trong lịch sử Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu bàn về chủ đề của luận án dưới góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị và vai trò của cá nhân trong quá

trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, như “Một vài khía cạnh về cơ

chế hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Thị Hạnh

(Châu Mỹ ngày nay, số 10(05)/2002); “Tìm hiểu logic kinh tế trong chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Đình Luân (Nghiên cứu Quốc tế, số

3(58)/2004); “Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “sứ mệnh bành trướng”

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” và “Các luận điểm và biểu hiện của học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ” của

Nguyễn Lan Hương (Châu Mỹ ngày nay, số 10(103)/2006 & số

11(129)/2008); “Vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định chính

Trang 14

sách đối ngoại của Mỹ” của Lê Linh Lan (Nghiên cứu Quốc tế, số

6(37)/2000)

Nhóm thứ ba: Bao gồm các công trình dịch thuật, một mảng sử liệu

quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của nước Mỹ Trước năm 1975

có các công trình, như “Mỹ quốc sử lược” của Franklin Escher (Như Nguyện dịch và xuất bản, Sài Gòn, 1958); “Những tài liệu căn bản về lịch sử Hoa Kỳ” của Richard B Morris (Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn, 1969); “Lịch sử Hoa

Kỳ” của Franck L Schoell (Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn, 1972) Ba công

trình này đã tập trung trình bày lịch sử phát triển nước Mỹ từ khi C Columbus phát hiện ra châu Mỹ đến những năm 50 của thế kỷ XX Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu cũng được phản ánh ít nhiều trong những công trình này

Sau năm 1975, nhất là khi Việt Nam và Mỹ bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, cả hai quốc gia đã có những bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác, nhất là trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục Theo đó, một số công trình tiếng Anh của các sử gia Mỹ được chuyển tải

sang tiếng Việt, như: “Bốn mươi ba đời Tổng thống Hoa Kỳ” của William A Degregori (Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 2006); “Niên giám lịch

sử Hoa Kỳ” của Arthur M Schlesinger (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005);

“Khái quát về lịch sử Hoa Kỳ” của Howard Cincotta (Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2000); “Lịch sử Hoa Kỳ - Những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger (Nxb Từ điển Bách khoa, 2009) và “Lịch sử dân tộc Mỹ” của Howard Zinn

(Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010) Các công trình này chủ yếu đề cập đến lịch sử nước Mỹ từ khi người Anh đặt chân lên vùng đất Tân thế giới cho đến thời đương đại Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh thêm ở đây, nếu như hai công trình đầu tiên chỉ trình bày biên niên sự kiện lịch sử nước Mỹ, trong đó có sự kiện đối ngoại thì ba công trình còn lại đã bước đầu phân tích, dẫn chứng minh họa

Trang 15

những sự kiện đáng chú ý trong lịch sử nước Mỹ, trong đó có đề cập tới vấn

đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ Những công trình này đã bước đầu phân tích chủ đề của luận án gắn với tiến trình lịch sử nước Mỹ cũng như những hệ quả của chính sách

2.2 Nếu so sánh với các công trình ở Việt Nam, thì các công trình ở nước ngoài, đặc biệt là ở nước Mỹ, nghiên cứu về chính sách đối ngoại của quốc gia này nói chung và chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ giai đoạn 1787 – 1861 nói riêng, khá phong phú

Về loại công trình này, chúng tôi chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm thứ nhất là các công trình được viết dưới dạng thông sử của Mỹ,

như: “The American Republic to 1865, Vol 1” (Lịch sử cộng hòa Mỹ đến năm

1865, Tập 1) của Richard Hofstadter, William Miller & Daniel Aron, (Prentice

– Hall, Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, 1959); “The Oxford History of the

American People, Vol 1 & Vol 2” (Lịch sử dân tộc Mỹ, Tập 1 & 2) của

Samuel Elliot Morison (Oxford University Press, Inc, 1965); “The United

States 1830 – 1850: The Nation and its Sections” (Nước Mỹ từ năm 1830 đến

năm 1850: Quốc gia và những bộ phận của nó) của Frederick Jackson Turner

(W.W Norton & Company, Inc, New York, 1965); “Nation of Nations (A

Concise Narrative of The American Republic), Vol 1: To 1877” (Dân tộc của

các dân tộc Lược sử nền Cộng hòa Mỹ đến năm 1877), Tập 1) của James W

Boston/Massachusetts, 1998); “American History A Survey” (Khái quát lịch

sử nước Mỹ) của Alan Brinkley (McGraw – Hill Higher Education, 2003) Trong nhóm công trình này do phạm vi nghiên cứu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm dân cư, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự v.v của nước Mỹ trong suốt tiến trình lịch sử nên nội dung viết về chính sách Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong vấn đề mở rộng lãnh thổ Bắc Mỹ (1787

Trang 16

– 1861) chỉ đề cập sơ lược Mặt khác, các tác giả đã phân tích một cách cô đọng tác động của yếu tố kinh tế và xã hội đối với chính sách bành trướng mở rộng lãnh thổ của giới cầm quyền Mỹ ở nửa đầu thế kỷ XIX

Nhóm thứ hai là công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chính sách

đối ngoại của nước Mỹ, như: “A Diplomatic History of The United States”

(Lịch sử ngoại giao nước Mỹ) của Samuel Bemis (Henry Holt and Company,

New York, 1951); “A History of The United Foreign Policy” (Lịch sử chính

sách đối ngoại Mỹ) của Julius W Pratt (Prentice-Hall, Inc, New York, 1955);

“A Diplomatic History of the American People” (Lịch sử ngoại giao của dân

tộc Mỹ) của Thomas A Bailey (Appleton-Century-Crofts, New York Inc,

1958); “American Diplomacy A History” (Lịch sử ngoại giao Mỹ) của Robert

H Ferrell (W.W Norton & Company, Inc, New York, 1975); “A History of

American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 – 1914)” (Lịch

sử chính sách đối ngoại Mỹ, Tập 1 (Sự phát triển tới cường quốc thế giới 1700 – 1914) của Alexander DeConde (Charles Scriber’s Sons, New York, 1978);

“The History of American Foreign Policy” (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ)

của Jerald A Combs & Arthur G Combs (The McGraw – Hill Companies, Inc,

1986) “The Cambridge History of American Foreign Relations, Vol 1: The

Creation of a Republican Empire, 1776 – 1865” (Lịch sử quan hệ đối ngoại

Mỹ, Tập 1: Sự thành lập đế chế cộng hòa, 1776 – 1865) của Bradford Perkins (Cambridge University Press, 1993) Đây là những công trình nghiên cứu về lịch sử đối ngoại của Mỹ từ trước cuộc Chiến tranh giành độc lập, tức khi nước

Mỹ còn là bộ phận cấu thành của đế quốc Anh, cho đến những năm 50-60 (XX) với nhiều tư liệu có giá trị Trong các công trình này, các học giả đưa ra nhiều cách kiến giải và nhận định khác nhau về chính sách đối ngoại Mỹ, trong đó có vấn đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ ở giai đoạn đặt ra Hơn nữa, trong thể loại

Trang 17

công trình này, do đối tượng nghiên cứu rộng nên các học giả chưa thể phân tích những tác động của chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ

Nhóm thứ ba là các công trình đi sâu vào những vấn đề cụ thể của lịch

sử đối ngoại Mỹ, như các công trình chuyên khảo: “U.S Foreign Policy:

Shield of the Republic” (Chính sách đối ngoại Mỹ: Sự bảo vệ nền cộng hòa)

của Walter Lippman (Little, Brown and Company, Boston, 1941); “The

American People and Foreign Policy” (Dân tộc Mỹ và Chính sách đối ngoại)

của Gabriel A Almond (Frederick A Praeger, New York, 1960); “Foreign

Policy of the Founding Fathers” (Chính sách đối ngoại của những bậc tiền

bối) của Paul A Varg (Michigan State Univeristy Press, 1963); “The doctrines

of American Foreign Policy (Their Meaning, Role, and Future)” (Những học

thuyết trong chính sách đối ngoại Mỹ (Ý nghĩa, vai trò và tương lai)) của C.V

Crabb (Louisiana State University Press Baton Rouge, London, 1982);

“United States Expansionism and Bristish North America, 1775 – 1871” (Chủ

nghĩa bành trướng Mỹ và Bắc Mỹ thuộc Anh, 1775 - 1871) của Reginald C Stuart (The University of North Carolina Press, 1988) Các công trình này đã phân tích những nỗ lực của các chính phủ Mỹ trong việc hoạch định những

“đối sách” khi quan hệ với các cường quốc châu Âu

Ở một khía cạnh khác, các học giả Mỹ đặc biệt lưu tâm đến quan hệ nước

Mỹ với Mỹ Latinh, khu vực mang tính sống còn đối với quốc gia này, đồng thời trong từng thời điểm lịch sử nhất định có tác động đến chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ Chủ đề này được khảo cứu trong công trình, như:

“The Latin American Policy of the United States: An Historical Interpretation”

(Chính sách Mỹ latinh của Mỹ: Một diễn giải lịch sử) của Samuel Flagg Bemis

(W.W Norton & Company, Inc, New York, 1943); “A Survey of United States –

Latin American Relations” (Khái quát quan hệ Mỹ – Mỹ latinh) của J Lloyd

Mecham (Houghton Mifflin Company, 1959); “The Mexican American War”

Trang 18

(Cuộc chiến tranh Mỹ - Mexico) của Emily Raabe, (The Rosen – Publishing Group, Inc, New York, 2003)

Ngoài những công trình mang tính cá nhân như đã nêu, ở nước Mỹ còn

có những công trình nghiên cứu mang tính tập thể liên quan đến nội dung luận

án Tiêu biểu cho hướng này là: “Issues in American Diplomacy, Vol 1: The

Formative Year to 1895” (Những vấn đề ngoại giao của nước Mỹ, Tập 1: Từ

năm hình thành đến 1895) do Armin Rappaport chủ biên (McMillian

Company, New York, 1965);“Encyclopedia of American Foreign Policy

(Studies of Principal Movements and Ideals)” (Bách khoa toàn thư về chính

sách đối ngoại Mỹ (Những khảo cứu về các quan niệm và sự vận động chủ yếu)), bao gồm 3 tập do Alexander DeConde chủ biên (Charles Scribner’s Sons, New York, 1978) Đây là các công trình nghiên cứu quy tụ hầu hết các học giả hàng đầu nước Mỹ về lĩnh vực đối ngoại Dưới nhiều chủ điểm khác nhau, các tác giả làm rõ những yếu tố, động lực và các biện pháp thực hiện của chính sách đối ngoại Mỹ từ khi lập quốc đến thời đương đại Vấn đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ cũng được các tác giả phân tích trong một số bài viết ngắn gọn

Điểm qua các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận được, có thể rút ra những nhận xét sau:

Thứ nhất, tại Việt Nam, chủ đề “Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ” hầu như chưa được đề cập một

cách chuyên sâu trong bất cứ công trình chuyên khảo nào, nếu có chăng chỉ

được phác thảo vài nét “chấm phá” trong một số công trình thông sử nước

Mỹ hoặc các công trình mang tính văn hóa xã hội của nước Mỹ

Thứ hai, ở nước ngoài, nhất là tại Mỹ, chủ đề của luận án được xâu

chuỗi trong những tác phẩm lịch sử Liên bang Mỹ từ khi lập quốc cho đến thời đương đại hoặc lịch sử đối ngoại Mỹ hoặc những bài viết được tập hợp

Trang 19

trong bộ Bách khoa toàn thư đối ngoại của Mỹ Do được kết cấu chung những vấn đề khác nên các tác giả chưa đi sâu phân tích những nguyên nhân thành công, hệ quả của chính sách cũng như chưa đặt vấn đề trong mối quan hệ biện chứng lịch sử nước Mỹ; mặt khác một số vấn đề được lý giải theo quan điểm của Mỹ nên việc đánh giá chưa thực sự khách quan

Tuy nhiên, các công trình nêu trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành đề tài và là những tư liệu quý, có giá trị tham khảo trong việc triển khai thực hiện đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ

Mục đích của luận án là khôi phục một cách hệ thống bức tranh toàn diện về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ ở khu vực Bắc Mỹ (1787 – 1861) Trên cơ sở đó, luận án làm rõ những đặc trưng của chính sách đối ngoại Mỹ thông qua việc phân tích, đánh giá mục tiêu, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được của chính sách đối ngoại

Mỹ trong thời gian này

Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu

Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) dựa trên cơ sở tư liệu hiện có

Hai là, phân tích, đánh giá cơ sở, mục tiêu, biện pháp và kết quả đạt

được chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)

Ba là, rút ra một số nhận xét khi nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với

các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)

Trang 20

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu là chính sách của Mỹ đối với các cường quốc

châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) Để có thể hiểu được nội dung này, luận án sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

- Những cơ sở về chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội, tư tưởng và bối cảnh quốc tế, khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ

- Tiến trình thực thi chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), cụ thể là luận án làm rõ chính sách

mở rộng lãnh thổ của Mỹ đối với Pháp, Tây Ban Nha và Anh

- Nguyên nhân thành công, đặc điểm và hệ quả chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về phạm vi không gian: luận án làm rõ chính sách của Mỹ đối với các

cường quốc châu Âu, cụ thể là Anh, Pháp và Tây Ban Nha - những quốc gia

có quyền lợi trực tiếp của mình ở khu vực Bắc Mỹ Đây là khu vực mà chính sách đối ngoại Mỹ ưu tiên hướng đến, đồng thời phản ánh thành quả của chính sách này Nói cách khác, không gian nghiên cứu của luận án bao gồm toàn bộ lãnh thổ nội địa nước Mỹ ngày nay Bên cạnh đó, trong từng trường hợp nhất định, phạm vi không gian của luận án còn được mở sang một số quốc gia châu

Âu có liên quan đến chính sách mở rộng lãnh thổ của Mỹ

+ Về phạm vi thời gian, giới hạn từ năm 1787 đến năm 1861 Năm

1787, cụ thể là, ngày 13-7-1787, Quốc hội Mỹ thông qua Sắc lệnh Tây Bắc, đặt cơ sở pháp lý cho tổ chức lãnh thổ phía Tây, đồng thời mở ra đường lối đối ngoại mở rộng lãnh thổ, gạt bỏ ảnh hưởng các cường quốc châu Âu (Pháp, Tây Ban Nha và Anh) ở phía bên kia dãy Appalachians Năm 1861, cụ thể là,

Trang 21

ngày 12-4-1861, tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến Nam Bắc, kết thúc quá trình đối ngoại mở rộng lãnh thổ của các chính phủ Mỹ Nội chiến được xem

là một trong những kết quả của quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ Tại thời điểm này, nước Mỹ về cơ bản hoàn chỉnh lãnh thổ nội địa như hiện nay

Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không có nghĩa là sự phân định máy móc, không cho phép luận án mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để làm rõ nội dung đề tài

5 Các nguồn tư liệu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận án tập trung khai thác và sử dụng của nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:

- Các hiệp ước, các công hàm ngoại giao, các sắc lệnh, những thông điệp liên bang, những tập hồi ký của các Tổng thống, Ngoại trưởng và Công

sứ có liên quan đến chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ với các cường quốc châu Âu Đây là những tư liệu gốc được in trong các công trình,

như: “The States of the Union Messages of the Presidents 1790 – 1966, Vol 1

(1790 – 1860)” của Arthur M Schlesinger - 1966; “Basic documents in USA foreign policy” của Thomas Brockway – 1968; “Documents of American History” của Henry Steele Commanger - 1968; “Documents of American Diplomacy (From the American Revolution to the Present)” của Michael D

Gambone – 2002 v.v…

- Các công trình có nội dung phản ánh trực tiếp đến lịch sử ngoại giao

của Mỹ nói chung và giai đoạn 1787 - 1861 nói riêng, như: “A Diplomatic

History of The United States” của Samuel Bemiss – 1951; “A History of American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 – 1914)” của

Alexander DeConde – 1979; “The History of American Foreign Policy” của Jerald Combs và Athur Combs – 1986 và “The Cambridge History of

Trang 22

American Foreign Relations, Vol 1: The Creation of a Republican Empire

1776 – 1865” của Bradford Perkins – 1993 v.v

- Một số trang website trên mạng Internet, như:

http://www.let.rug.nl/usa/D/1776-1800/foreignpolicy/jay.htm#II

http://www.tamu.edu/edu/ccbn/dewitt/adamonis.htm

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử ngoại giao và các bài nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài công bố trên các tạp chí chuyên ngành

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: Luận án quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu khoa học lịch sử, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình xử

lý, hệ thống tư liệu và hình thành luận án

- Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là

phương pháp cơ bản để thực hiện đề tài Theo đó, luận án vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: sưu tầm, chọn lọc, phân loại, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xử lý tư liệu trước khi tạo dựng bức tranh toàn diện về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ Bắc Mỹ (1787 – 1861) Đồng thời, tác giả luận án sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá cơ sở, mục tiêu, biện pháp cũng như những kết quả đạt được của Mỹ khi thực hiện chính sách đối ngoại này Bên cạnh đó, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế cũng được tác giả vận dụng để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra

Trang 23

7 Đóng góp của luận án

Trước hết, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một

cách có hệ thống về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), góp phần khỏa lấp khoảng trống trong các nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại

Thứ hai, từ sự phân tích cơ sở, mục tiêu, biện pháp thực hiện, đặc biệt

những kết quả đạt được của chính sách đối ngoại Mỹ trong vấn đề mở rộng lãnh thổ, luận án đã rút ra một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn này

Thứ ba, xác lập một hệ thống tư liệu có giá trị tham khảo liên quan đến

chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại Trên cơ sở đó, luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử chính sách đối ngoại

Mỹ, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế và những ai quan tâm đến vấn đề này

Cuối cùng, trong chừng mực nhất nhất định, kết quả nghiên cứu của

luận án sẽ góp phần cung cấp những dữ liệu mang tính lịch sử về hệ thống chính trị và đối ngoại Mỹ cũng như luận cứ khoa học trong việc hoạch định chính sách, phương thức ngoại giao trong quan hệ đối với Mỹ

8 Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu (18 trang), kết luận (6 trang), tài liệu tham khảo (11 trang) và phần phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu

trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) Chương này

phân tích những yếu tố thúc đẩy chính giới Mỹ bành trướng

mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài Đó là sự ra đời nhà nước Mỹ

và chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc; sự phát triển kinh

Trang 24

tế - xã hội; yếu tố tư tưởng chi phối trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách mở rộng lãnh thổ; sắc lệnh Tây Bắc (1787) cơ sở pháp lý của chính sách mở rộng lãnh thổ Ngoài ra, luận án phân tích bối cảnh quốc tế, mà trước hết là tình hình các cường quốc châu Âu, và khu vực Bắc Mỹ, đã tác động đến quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ của chính giới Mỹ (46 trang)

Chương 2: Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong

việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), trình bày tiến trình

thực thi chính sách của Mỹ đối với Pháp ở lãnh thổ Louisiana; đối với Tây Ban Nha ở khu vực Tây Nam và lãnh thổ Floridas; đối với Anh ở khu vực Tây Bắc, lãnh thổ Oregon, Texas và California (77 trang)

Chương 3: Một số nhận xét về chính sách của Mỹ đối với các cường

quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861),

phân tích những nguyên nhân mang lại thành công cho chính giới Mỹ trong việc mở rộng lãnh thổ, đặc điểm và hệ quả của chính sách mở rộng lãnh thổ (40 trang)

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861)

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Bắc Mỹ

1.1.1 Bối cảnh quốc tế

Vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, bối cảnh quốc tế diễn

ra những chuyển biến quan trọng, trong đó, nét đáng chú ý là toàn bộ châu Âu

phong kiến và cả nước Anh tư sản bị lôi cuốn vào dòng xoáy của những sự kiện liên quan đến nước Pháp

Ngày 14-7-1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi bước đầu Tin tức này lan truyền khắp nơi Dưới nhãn quan của những người tiến bộ, sự kiện này là điểm mở đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ

nguyên của “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” Những quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng tư sản này “Nếu như với nhân dân

bị áp bức khát khao thoát khỏi ách cường quyền chuyên chế, những tin tức từ Paris cách mạng đem đến hi vọng và niềm tin, thì những kẻ đại diện cho chế

độ cũ – vua, quý tộc và tăng lữ của các quốc gia quân chủ - lại hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng” [41, tr 25] Đế quốc Áo, Nga

và vương quốc Phổ coi cách mạng Pháp là kẻ thù nguy hiểm, lo ngại “hiệu

ứng” của nó sẽ đe dọa sự tồn vong của chế độ quân chủ Nước Anh tư sản

cũng có thái độ thù địch với cách mạng Pháp vì không muốn có một đối thủ cạnh tranh trên thương trường Tất cả điều này giải thích tại sao các quốc gia

phong kiến lớn nhỏ ở châu Âu cùng với nước Anh tư sản “hợp lực” với nhau hòng “quay ngược bánh xe lịch sử” Song, âm mưu của các thế lực phản cách

Trang 26

mạng không trở thành hiện thực Dưới sự lãnh đạo của phái Jacobins (1793 – 1794), nhân dân Pháp lần lượt đập tan các cuộc can thiệp vũ trang của những lực lượng phản cách mạng phía bên ngoài

Sau cuộc chính biến Thermidor (27-7-1794), quyền lực rơi vào tay phái

tư sản phản cách mạng (hay còn gọi là tư sản Thermidor) Đây là tầng lớp tư sản mới giàu lên trong thời gian cách mạng và chiến tranh nhờ các hoạt động buôn gian, bán lận, tham ô công quỹ, đầu cơ tích trữ, chiếm đoạt ruộng đất Cách mạng tư sản Pháp dần đi vào thoái trào Sự nắm quyền của tư sản Thermidor đã dọn đường cho việc biến dần cuộc chiến tranh chính nghĩa thành cuộc chiến tranh phi nghĩa Bằng chứng là giai cấp tư sản Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược Ý và Ai Cập Để củng cố địa vị thống trị, đồng thời muốn mở rộng hơn nữa các cuộc chiến xâm lược ra bên ngoài, giai cấp tư sản Pháp đưa Napoleon Bonaparte lên nắm quyền thông qua cuộc chính biến

tháng Bruyme (9-11-1799) Động cơ chủ yếu cho chính sách tham tàn của

giới tư sản Pháp là muốn chiếm đoạt được nhiều thị trường mới, giành lấy bá quyền trong công thương nghiệp và chính trị ở châu Âu

Bằng các cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ, Napoleon lần lượt đập tan các liên minh chống nước Pháp do nước Anh cầm đầu, chiếm đóng

nhiều khu vực của châu Âu Vào thời kỳ “hoàng kim” của đế chế, năm 1812,

lãnh thổ do Napoleon lập ra gồm 75 triệu dân, chiếm gần một nửa cư dân lục địa châu Âu, gấp ba lần dân số nước Pháp Biên giới Pháp mở rộng về phía Bắc, phía Đông và phía Nam bao gồm Bỉ, Hà Lan, tả ngạn sông Rhine, toàn

bộ bờ biển Bắc Hải, Xavoa và Nice, một phần lớn Bắc và Trung Ý Xét về mặt

tích cực, “sự chiếm đóng và mở rộng chiến tranh của Napoleon có tác dụng

phá hủy chế độ phong kiến, khuyếch trương ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, gieo mầm cho sự ra đời của châu Âu mới sau này Mặt khác, những tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ được truyền bá ở những khu

Trang 27

vực mà hoàng đế nước Pháp tiến hành chiến tranh đã thức tỉnh tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân các nước, thúc giục họ đứng lên chiến đấu chống lại ách nô dịch của chế độ Napoleon” [29, tr 152]

Kể từ sau năm 1812, do vấp phải sự phản kháng quyết liệt các dân tộc

bị trị, nhất là sự tấn công liên tục của liên minh các quốc gia châu Âu do Anh

và Nga cầm đầu, thế thượng phong của quân đội Napoleon không còn giữ được như trước, trái lại ngày càng yếu đi Địa bàn kiểm soát bị thu hẹp dần theo thời gian Hệ quả của tình trạng đó, ngày 31-3-1814, trước sự vây hãm của đội quân tinh nhuệ các quốc gia châu Âu tại kinh thành Paris, Napoleon I

buộc phải thoái vị Như vậy, sau hơn một thập kỷ “làm mưa làm gió” trên

chiến trường châu Âu, đế chế Napoleon bị sụp đổ

Nhằm lập lại trật tự châu Âu mà trong một thời gian dài bị đảo lộn do chiến tranh, tháng 9-1814, các quốc gia thắng trận (Anh, Nga, Áo và Phổ) tổ

chức hội nghị tại Vienne (Áo) Mục đích của hội nghị là: thứ nhất, xóa bỏ ảnh

hưởng của cách mạng Pháp, thủ tiêu những cải cách tiến bộ đã tiến hành ở nhiều nước châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, khôi phục trở lại

trật tự phong kiến; thứ hai, ngăn cản nước Pháp quay trở lại đế chế Napoleon;

thứ ba, phân chia lãnh thổ nhằm thỏa mãn tham vọng của các cường quốc

thắng trận

Với những mục đích nêu trên, các cường quốc thắng trận đã biến “các

dân tộc được mua và bán, được chia và hợp chỉ nhằm để đáp ứng nhiều hơn nữa quyền lợi và ý đồ của những kẻ cai trị họ” [14, tr 4] Việc “các dân tộc được mua và bán, được chia và hợp” là cơ sở cho sự ra đời trật tự mới ở châu

Âu Lịch sử gọi là Trật tự Vienne 1 Công cụ đảm bảo sự ổn định của trật tự

1

Theo Hiệp ước Vienne thì: Nước Nga được phần lớn Ba Lan, tiếp tục chiếm đóng tại Phần Lan và Basarabia; Nước Anh chiếm đảo Malta, các thuộc địa của Hà Lan và Pháp mũi Cape (Nam Phi) và đảo Ceylon (ngày nay là Srilanka); Nước Áo khôi phục địa vị thống trị ở

Trang 28

này là các tổ chức Đồng minh Thần thánh (26-9-1815) 2 và Đồng minh Tứ cường (20-11-1815) 3 do các bên tham dự hội nghị lập ra

Trật tự quốc tế do các cường quốc chiến thắng Pháp tạo ra ở châu Âu dựa trên sự hy sinh, chà đạp quyền lợi của các dân tộc, cùng với đó là âm mưu khôi phục lại thiết chế xã hội cũ đã làm gia tăng sự bất mãn đối với đại đa số quần chúng Do đó, trong những thập kỷ tiếp theo, trên khắp lục địa châu Âu (ngoại trừ nước Anh) đã bùng lên cao trào cách mạng dân tộc và dân chủ mạnh mẽ Nhìn chung, các phong trào này vận động theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản

Ở Tây Ban Nha, trong những năm 1820 – 1823, cuộc cách mạng đã diễn

ra Động lực cách mạng là tầng lớp tư sản tiến bộ, nông dân và bình dân thành thị Phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước Tình trạng này không chỉ làm lung lay trật tự phong kiến, làm cho vua chúa các nước châu Âu hoảng sợ

mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ latinh giành thắng lợi

Ở Pháp, sau khi đế chế Napoleon I sụp đổ, vương triều Bourbon được

phục hồi, mang lại quyền lợi cho bộ phận quý tộc phong kiến Cuộc sống dưới

sự trị vì của vương triều Bourbon trở nên ngột ngạt Do đó, tháng 7-1830, quần chúng nhân dân Paris dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản tiến hành cách mạng lật đổ Charles X, thiết lập vương triều mới – vương triều tháng Bảy Đại miền Đông Bắc Ý, Lombardy và Venetia; Nước Ý bị phân chia thành nhiều vương quốc nhỏ, phần lớn đặt dưới sự thống trị của các hoàng thân Áo (Parma, Tuscany, Modena) Riêng Napoli là khôi phục triều đại phong kiến Bourbon và Roma nằm dưới sự thống trị của Giáo hoàng; Liên hiệp Đức được thành lập bao gồm 34 vương quốc và 4 thành phố tự

do (Hamburg, Bremen, Lubeck và Frankfurt) trong đó vai trò quyết định thuộc về Áo và Phổ

2 Đây là tổ chức do Nga hoàng Alexander I thành lập, bao gồm các quốc gia theo đạo Thiên Chúa ở châu Âu

Trang 29

diện cho vương triều này là “quý tộc tài chính” Dưới vương triều tháng Bảy, dù

nền kinh tế tư bản phát triển khá khởi sắc song cuộc sống của nhân dân lao động không mấy khả quan hơn so với trước Vì vậy, tháng 2-1848, bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang, nhân dân Paris tiếp tục lật đổ vương triều tháng Bảy Một chính phủ thỏa hiệp mới được dựng lên do tư sản công thương nghiệp làm đại diện

Dưới tác động của cách mạng Pháp và Tây Ban Nha, tình hình tương tự

đã diễn ra ở Áo, Bỉ, Nga, Ý v.v… Cục diện này đã phá vỡ trật tự mà hội nghị

Vienne xác lập, làm “vô hiệu hóa” chức năng của tổ chức Đồng minh Thần thánh, mở ra thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Điều cần nhấn mạnh, do

bận đối phó với những vấn đề quốc nội nên chính giới của các cường quốc ít có mối lưu tâm bên ngoài, nhất là sự bành trướng ảnh hưởng sang địa bàn khác

Trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu bị chao đảo bởi các cuộc cách

mạng thì nước Anh vẫn trong thời gian ổn định Điều này tạo đà cho nước Anh sớm kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp, biến quốc gia này “trở thành công

xưởng” của thế giới vào những năm 50 của thế kỷ XIX Bằng chứng là, năm

1850, sản lượng gang, than đá, hàng chế tạo bằng bông của Anh đã chiếm khoảng 1/2 sản lượng toàn thế giới [41, tr 54] Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên được khánh thành, đến năm 1850, chiều dài đường sắt của nước Anh lên đến 10.000 km [14, tr 16] Nhiều công ty hàng hải ra đời với những đội tàu biển có trọng tải lớn, nắm quyền ưu thế trên các đại dương Thủ đô London trở thành trung tâm tài chính của thế giới lúc bấy giờ

Sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế là cơ sở cho nước Anh triển khai chính sách đối ngoại ra bên ngoài, trước hết đối với các cường quốc châu

Âu Từ sau hội nghị Vienne, nước Anh theo đuổi chính sách cân bằng lực lượng (balance of power) Mục đích của chính sách là ngăn cản bất cứ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào phá vỡ thế cân bằng được duy trì ở châu Âu hoặc

Trang 30

nơi khác Điển hình, nước Anh phản đối sự can thiệp của Pháp vào cuộc cách mạng ở Tây Ban Nha hoặc hoạt động của Đồng minh Thần thánh núp dưới

danh nghĩa trợ giúp quốc vương Tây Ban Nha nhằm lặp lại “trật tự” ở Mỹ

latinh Từ việc phản đối này đã tạo điều kiện cho nước Anh chiếm lĩnh những thị trường mới thông qua những hoạt động kinh tế Đánh giá về chính sách đối ngoại mà nước Anh theo đuổi, một học giả Mỹ nghiên cứu về quan hệ quốc tế

thời cận đại, Hans Morgenthau, nhận định: “Nước Anh, nước giữ thế cân bằng

giỏi nhất… luôn để cho các quốc gia khác chiến đấu hộ mình, luôn giữ cho châu Âu bị chia rẽ để thống trị lục địa châu Âu và tính chất bất định trong chính sách nước này làm cho liên minh với Anh là điều không thể” [18, tr

151] Ngoài ra, nước Anh là quốc gia tiên phong trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ (1807) và cổ vũ các nước khác thực hiện theo

Tóm lại, trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình quốc tế có bước xoay chuyển cùng với những thay đổi về vị thế của các cường quốc châu Âu Nếu trước hội nghị Vienne, nước Pháp đóng vai trò chi phối tình hình châu Âu thì sau năm 1815, vị trí này được nhường lại cho nước

Anh Còn Tây Ban Nha, sau thời kỳ “hoàng kim” ở những thế kỷ trước, đến thời điểm này đang trên đường suy vong nhường lại địa vị cho Anh và Pháp

Trật tự quốc tế ở châu Âu đã tác động nhất định đến những vùng lãnh thổ liên quan trực tiếp đến lợi ích thực dân của họ tại khu vực Bắc Mỹ

1.1.2 Bối cảnh khu vực Bắc Mỹ

Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy khi C Columbus đặt chân lên vùng đất Tân thế giới trước đó gần 5 thế kỷ, năm 1010, người Na Uy có nguồn gốc từ bán đảo Scandinavi thuộc khu vực Bắc Âu đã hiện diện ở đây 4 Tuy

4 Vào năm 1960, các nhà khảo cổ học đã phát hiện vết tích còn lại của một ngôi làng Na Uy

Trang 31

nhiên, phải mất một thời gian khá lâu sau thời điểm này, đến thế kỷ XVI,

người châu Âu mới thực sự “bắt tay” vào quá trình thuộc địa hóa lục địa châu

Mỹ Khu vực Bắc Mỹ không nằm ngoài guồng quay đó

Điều cần nhấn mạnh, quá trình trên của người châu Âu xuất phát từ

những mục đích sau: Thứ nhất, về kinh tế, tham vọng làm giàu và tích lũy của

cải của một bộ phận giới quý tộc phong kiến cũng như giai cấp tư sản châu Âu

mới lớn nhằm đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của họ; thứ hai, truyền bá đạo Thiên Chúa và Tin lành ra các vùng đất “ngoại đạo”; thứ ba, khai phá vùng

lãnh thổ Bắc Mỹ và biến nơi đây thành quê hương của mình

Với những mục đích như vậy, kể từ sau các cuộc phát kiến địa lý, các cường quốc châu Âu đua nhau thuộc địa hóa lục địa Bắc Mỹ Trong số các cường quốc châu Âu, chiếm giữ vị trí tiên phong trong quá trình này là người Tây Ban Nha Sau khi chinh phục xong và xây dựng nên những thuộc địa thịnh vượng ở Trung và Nam Mỹ, trong nửa đầu thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành ngày một nhiều hơn các chuyến thám hiểm ngược lên phía Bắc đến phía Nam nước Mỹ ngày nay với mục đích chủ yếu là tìm kiếm của cải (là những kho báu, vàng và các kim loại quý khác) Cuối cùng, vì không tìm thấy của cải và xuất phát từ nhu cầu buôn bán dọc hải lưu Gulf Stream, người Tây Ban Nha đã thiết lập thị trấn St Augustine ở Bắc Floridas thành một khu vực định cư lâu dài và sau đó phát triển Floridas thành thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ Cũng trong thời gian này, từ địa bàn đứng chân ở Floridas, bằng các chuyến thám hiểm, người Tây Ban Nha còn gây

dựng “uy thế” của mình tại những vùng đất phía Tây nước Mỹ ngày nay thuộc

các tiểu bang Texas, Kansas, New Mexico, Arizona và California

chứng truyện dân gian Bắc Âu kể về những chuyến thám hiểm của những bộ tộc sinh sống tại bán đảo Scandinavi thời Trung cổ [59, tr 14]

Trang 32

Trong khi người Tây Ban Nha đẩy mạnh hoạt động từ phía Nam thì người Pháp lại khởi động việc thực dân hóa từ phía Bắc lục địa Bắc Mỹ Năm

1524, nhà thám hiểm Giovanni da Verranzaro, có gốc gác ở Italia đi biển thuê cho người Pháp, đã di chuyển dọc theo bờ biển Carolina, vượt qua khu vực ngày nay là hải cảng New York Mười năm sau, tức năm 1534, một nhà hàng hải tên là Jacques Cartier thực hiện các chuyến thám hiểm dọc theo sông St Lawrence, đặt cơ sở cho các yêu sách của nước Pháp tại khu vực Bắc Mỹ Theo sau sự kiện này, các khu định cư của Pháp lần lượt ra đời, như Samuel

de Champlain hay còn gọi là Quebec (1608), Montreal (1642) Khoảng cuối thế kỷ XVII, những cuộc thám hiểm của Joliet và La Salle đã giúp người Pháp nới rộng hơn diện tích thuộc địa đến các thảo nguyên miền Tây và thung lũng sông Mississippi Vùng lãnh thổ này sau đó được đặt tên là Louisiana để tỏ

lòng tôn kính đối với vị “vua Mặt trời”, Louis XIV Năm 1718, New Orleans được thành lập và nhanh chóng trở thành “cửa ngõ” quan trọng của tuyến

đường chiến lược phía Nam từ biển dọc theo sông Mississippi đi vào các vùng lãnh thổ ở sâu trong nội địa Cũng trong thời gian này, với vai trò tích cực của Công ty Mississippi, người Pháp còn tuyên bố quyền sở hữu của mình trên toàn

bộ vùng đất phía Tây dãy Appalachians Có thể thấy rằng vào đầu thế kỷ XVIII,

“nước Pháp mới” (New France) ở Bắc Mỹ là một vùng hết sức rộng lớn, trong

đó bao gồm nhiều lãnh thổ màu mỡ ở phía Tây của các thuộc địa Anh

Bên cạnh người Tây Ban Nha và Pháp, người Hà Lan cũng góp mặt tại Tân thế giới Năm 1609, công ty Đông Ấn của Hà Lan đã thuê Henry Hudson khảo sát khu vực xung quanh vùng đất ngày nay là thành phố New York và dòng sông Hudson (mang tên người khảo sát) cho đến phía Bắc Albany (ngày nay cũng thuộc bang NewYork) Năm 1617, người Hà Lan xây dựng một pháo đài tại điểm giao nhau của sông Hudson và sông Mohawk thuộc thành phố Albany ngày nay Năm 1624, họ đã mua hòn đảo Mahattan từ tay những

Trang 33

người Mỹ bản địa với giá rẻ mạt (60 guider, tương đương 40 đôla Mỹ vào năm

1965 [24, tr 90]) và sau đó đổi tên thành New Amsterdam (ngày nay là thành phố New York) Cho đến những năm 30 của thế kỷ XVII, New Nertherland

(Hà Lan mới) đã thực sự được hình thành với trung tâm là khu vực thung lũng

sông Hudson Cũng trong thời gian này, công ty thương mại Thụy Điển đã

thành lập nên khu định cư đầu tiên của họ mang tên New Sweden (Thụy Điển

mới) dọc theo sông Delaware về phía Nam, nhưng dần dần theo thời gian, khu

định cư này đã bị sáp nhập vào New Nertherland Nhìn chung, Hà Lan mới nhỏ bé về diện tích và thưa thớt dân cư hơn so với các thuộc địa của các quốc gia châu Âu khác

Muộn hơn so với các quốc gia Tây Âu khác, người Anh đặt chân đến lục địa Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ XVI Năm 1578, Humphrey Gilbert và người

em trai của ông là Walter Raleigh nhận được giấy phép của Nữ hoàng Anh,

Elizabeth, cho phép được quyền lập thuộc địa ở “những miền đất ngoại đạo

và dã man ở Tân thế giới mà các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo khác vẫn chưa tuyên bố quyền sở hữu” [102, tr 101] Tuy nhiên, phải mất gần bảy năm

sau, tức đến năm 1585, hai người Anh này mới thiết lập khu định cư đầu tiên trên đảo Roanoke, ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina Song, khu định cư này chỉ tồn tại trong thời gian tương đối ngắn Bước sang thế kỷ XVII, cụ thể là vào năm 1607, người Anh mới thiết lập trở lại khu định cư tại Jamestown, thuộc Virginia Từ địa điểm này, các khu định cư của người Anh nhanh chóng lan tỏa dọc theo miền duyên hải Đại Tây Dương với gốc rễ ngày càng vững chắc

Do cùng tham gia vào quá trình thuộc địa hóa ở lục địa Bắc Mỹ nên sự xung đột về quyền lợi đất đai giữa các quốc gia châu Âu là điều tất yếu, đặc biệt là Anh và Pháp Hệ quả của tình trạng này là cả hai bên bị cuốn vào dòng xoáy của chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha (1701 – 1714) và chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763) Những cuộc chiến này đưa đến sự thất bại thảm hại của

Trang 34

nước Pháp Nếu như Hiệp ước Utrecht (1713) của cuộc chiến tranh thứ nhất, Pháp buộc phải cắt các vùng đất xung quanh vịnh Hudson, Newfoundland và Acadia (những địa điểm mà người Pháp đã định cư từ thế kỷ XVII) ở Bắc Mỹ cho người Anh thì trong Hiệp ước Paris (1763) của cuộc chiến tranh thứ hai, nước Pháp chuyển giao nốt phần thuộc địa còn lại cho Anh, bao gồm Canada rộng lớn, Nova Scotia và Cape Breton Ngoài ra, nước Pháp còn phải bù đắp

sự tổn thất cho đồng minh thân cận Tây Ban Nha, do quốc gia này nhượng

Floridas cho Anh, bằng việc nhượng lại lãnh thổ Louisiana bao gồm “không

chỉ New Orleans và vùng cửa sông Mississippi mà cả một yêu sách mập mờ đối với các vùng lãnh thổ mà bấy giờ bao gồm nhiều dân cư và giàu có hơn so với vương quốc Tây Ban Nha” [13, tr 18]

Số phận thuộc địa Hà Lan tại Bắc Mỹ cũng nằm trong hoàn cảnh tương

tự song diễn ra thời điểm sớm hơn Tháng 8-1664, thất bại trong trận giao

tranh với hải quân Anh, người Hà Lan buộc phải nhượng “Hà Lan mới” cho

chính quyền London

Nhìn vào cục diện Bắc Mỹ nửa sau thế kỷ XVIII, hầu hết các vùng đất đều có sự hiện diện của các thế lực châu Âu Trong khi nước Anh là chủ sở hữu lãnh thổ Canada và vùng ven Đại Tây Dương thì Tây Ban Nha vẫn duy trì

sự chiếm đóng tại các vùng đất phía Tây thuộc lãnh thổ nước Mỹ ngày nay (Texas, Kansas, New Mexico, Arizona và California) Chẳng những thế, năm

1783, tranh thủ việc nước Anh bận đối phó với cuộc đấu tranh của các thuộc địa Bắc Mỹ, vương triều Madrid giành lại Floridas từ tay Anh, vốn đã bị mất sau Hiệp ước Paris (1763) Đến năm 1800, nước Pháp dưới thời Napoleon đang trên đà lớn mạnh cũng muốn gây ảnh hưởng trở lại đối với Tây bán cầu,

cụ thể là dùng sức ép để buộc Tây Ban Nha trả lại Louisiana Từ những vùng

lãnh thổ chiếm đóng, các thế lực châu Âu chẳng những phát triển chính sách thực dân nhằm gia cố sức mạnh của mình, mà còn triển khai các thủ đoạn

Trang 35

khác nhau nhằm kiềm tỏa sự lớn mạnh của những nhân tố mới, trong đó có nước Mỹ Hiện trạng đó mang lại thách thức không nhỏ đối với nền cộng hòa

Mỹ còn non trẻ

1.2 Sự thành lập nước Mỹ và chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc

1.2.1 Sự thành lập nước Mỹ

Việc Columbus phát hiện ra châu Mỹ (1492) đã mở ra quá trình di dân ồ

ạt từ châu Âu sang Bắc Mỹ trong suốt 3 thế kỷ (XVI – XVIII) Trong khi

người Tây Ban Nha sớm hoàn thành việc định cư ở Trung và Nam Mỹ, thì

những di dân người Anh lại đặt chân lên vùng đất Bắc Mỹ vào những thập niên đầu thế kỷ XVII, thiết lập khu định cư đầu tiên ở Jamestown Năm 1607

có khoảng 100 người, đến năm 1624 có 14.000 người di trú ở vùng Bắc Mỹ [41, tr 18] Số người đến định cư ngày càng tăng và lan rộng ra nhiều vùng đất ven biển Đại Tây Dương

Một thực tế lịch sử cần bàn tới là quá trình di dân từ Anh sang Bắc Mỹ trong các thế kỷ XVII – XVIII không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà

đó là hệ quả tất yếu của những biến động kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng trong lòng xã hội Anh

Về kinh tế - xã hội, vào thế kỷ XVI - XVII, nền kinh tế nước Anh có

bước chuyển biến quan trọng Nền công thương nghiệp Anh bắt đầu vận hành theo phương thức tư bản chủ nghĩa Phát triển mạnh nhất là ngành công nghiệp len dạ Len dạ của Anh không chỉ cuốn hút thị trường trong nước mà

cả thị trường châu Âu Nghề mới ra đời đòi hỏi số lượng lớn về lông cừu nhằm duy trì hoạt động của các cỗ máy dệt Do vậy, ở Anh đã nảy sinh phong

trào “rào đất, cướp ruộng” Quý tộc địa chủ Anh đuổi nông dân ra khỏi ruộng

đất và bao chiếm cả những phần đất công, hình thành nên những đồng cỏ chăn nuôi cừu Hàng loạt nông dân bị tước ruộng đất, rời khỏi làng mạc, tha

Trang 36

phương cầu thực khắp mọi nơi Đó chính là cảnh tượng “cừu ăn thịt người”

như Thomas More đã mô tả

Sau cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, tình cảnh nông dân

tiếp tục xấu đi do sự hạn chế của cuộc cách mạng này, việc “rào đất, cướp

ruộng” được đẩy mạnh hơn so với trước Đây chính là một trong những

nguyên nhân thúc đẩy nông dân Anh tìm đường sang Bắc Mỹ, với hy vọng tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn

Về tư tưởng – chính trị, vào thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản ở Anh đã phát

triển khá mạnh, tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản hình thành, trong lúc

đó Giáo hội Thiên Chúa giáo đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển đối với ước muốn làm giàu của các giai cấp và tầng lớp xã hội mới ra đời Tầng lớp quý tộc mới rất thèm muốn đất đai của Giáo hội, còn giai cấp tư sản muốn

có một Giáo hội rẻ tiền để đỡ phải cống nạp tốn kém cho Tòa thánh Roma Tình hình này đã tác động mạnh đến vương triều Tudor Năm 1534, được sự ủng hộ của các tầng lớp có thế lực ở Anh, vua Henri VIII tuyên bố cắt đứt quan hệ về tôn giáo với Tòa thánh Roma, thành lập giáo hội riêng do ông đứng đầu gọi là Anh giáo (Anglicanism)

Về mặt giáo lý, lễ nghi và hàng giáo phẩm, Anh giáo giống như Thiên Chúa giáo, nhưng các chức sắc của giáo hội do vua Anh bổ nhiệm, ruộng đất

và tài sản của Giáo hội Thiên Chúa giáo bị tịch thu

Những biện pháp cải cách tôn giáo của Henri VIII không làm giai cấp

tư sản và tầng lớp quý tộc mới vừa lòng, khiến họ tìm đến với tôn giáo Calvin, một tôn giáo cải cách triệt để hơn nhiều so với Anh giáo, đang được truyền bá

ở Tây Âu Giai cấp tư sản Anh tiếp thu tôn giáo Calvin và gọi bằng tên mới là Thanh giáo, nghĩa là tôn giáo Trong sạch (Puritanisme) Thanh giáo chống lại

Trang 37

những luật lệ, lễ nghi của Thiên Chúa giáo, đơn giản hóa nghi lễ cho phù hợp với yêu cầu của giai cấp tư sản; đồng thời cắt đứt các quan hệ với Anh giáo

Những biện pháp cải cách của Thanh giáo đã đụng chạm đến Anh giáo

và dẫn đến hệ quả là tín đồ Thanh giáo bị chính quyền đàn áp Dưới thời vua

James I (1603 -1625), Thanh giáo bị cho là “dị giáo” và các tín đồ của tôn

giáo này bị chính quyền đàn áp hết sức dã man Đây cũng là một lý do nữa khiến người Anh rời bỏ quê hương di cư sang Bắc Mỹ với hy vọng được tự do

về tư tưởng để thực hành đức tin

bùng nổ (1640), người dân Anh cũng giống như người dân ở các nước châu

Âu hầu như không có cơ hội để bày tỏ chính kiến của mình; hoặc nếu có thì vấp phải sự đàn áp quyết liệt của các vương triều và Giáo hội Dưới thời trị vì của James I, nhà vua tìm mọi cách thông qua luật lệ mà không có sự nhất trí của Quốc hội Điều này dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa nhà vua với Quốc hội, và kết quả là một số lượng lớn người rời bỏ nước Anh, tìm đến những vùng đất mới để thực hiện mong muốn tự do của mình Nói chung, những người này khi rời bỏ quê hương đều mang trong mình những định kiến đối với nhà nước Anh

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và tư tưởng - chính trị trên đây, số người Anh đủ các thành phần di cư sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều, đến năm 1752, chính quyền Anh đã thành lập ở đây được 13 thuộc địa 5 với dân số 1,3 triệu người [41, tr.42] Các cộng đồng cư dân từng bước hình thành bao gồm người bản địa – Indian, người Âu da trắng, người Phi da đen Họ sinh sống trên cùng một vùng lãnh thổ, có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa dần dần dẫn đến có

5

Bao gồm các thuộc địa: Connecticut, Delaware, Georgia, Maryland, Massachusetts, New Jersey, New York, New Hamphsire, North Carolina, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina, Virginia

Trang 38

tâm lí chung của những người đi khai phá lập nghiệp ở những miền xa xôi, gian khổ, song người Anh chiếm đa số nên cộng đồng cư dân đã lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính

Những yếu tố đó gắn kết những thế hệ cư dân tiếp nối thành một cộng đồng mang tính dân tộc, ngày càng xa rời quê hương ban đầu của cha ông họ Điều quan trọng hơn là những lợi ích về chính trị và kinh tế càng thúc đẩy họ gắn bó với nhau và càng khát khao tách khỏi sự ràng buộc của nước Anh, bởi

họ chỉ được xem như công dân thuộc địa của Vương quốc

Cho đến giữa thế kỷ XVIII, quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa

không còn “xuôi chèo mát mái” như trước Sau thắng lợi của Anh trong cuộc

Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Pháp buộc phải từ bỏ chủ quyền đất đai tại Bắc Mỹ Mối đe dọa của Pháp đối với cư dân Bắc Mỹ bị đẩy lùi, họ thấy không còn cần đến sự giúp đỡ của chính quốc Mặt khác, trong cuộc chiến tranh giữa Anh với Pháp, các thuộc địa đã thành lập các đội dân quân Các đội dân quân này đã thực sự trưởng thành qua chiến đấu bên cạnh quân Anh Do vậy, các thuộc địa cho rằng họ đủ khả năng tự vệ mà không cần đến sự hiện diện của quân đội chính quốc [2, tr 23-24]

Trong lúc đó, dù cho với tư cách là người thắng trận trong cuộc chiến với Pháp, nhưng Anh vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là về mặt kinh tế Để

bù đắp “di sản” do chiến tranh để lại, chính quyền London xiết chặt việc cai

trị ở các thuộc địa Bắc Mỹ Chính quyền Anh, một mặt biến các thuộc địa thành thị trường dành riêng cho các chế phẩm của chính quốc; mặt khác lại áp dụng một loạt các loại thuế đi ngược lại quyền lợi của nhân dân Bắc Mỹ Các

loại thuế này được biết dưới cái tên “Thuế không cần đại diện” 6, gồm “Đạo

6

“Thuế không cần đại diện” là khái niệm do các thuộc địa Bắc Mỹ đưa ra vì các khoản

thuế được chính phủ Anh thông qua mà không có sự tham khảo hoặc không có sự có mặt

Trang 39

luật đường” (1764);“Đạo luật tiền tệ” (1764); “Đạo luật Binh bị” (1765) và

“Đạo luật thuế tem” (1765)

Bằng phương pháp đánh “Thuế không cần đại diện”, chính quyền Anh

“nhanh chóng thu được một khoản thu nhập gấp mười lần từ các thuộc địa so

với trước năm 1763” [24, tr 135] Ngược lại, đối với các thuộc địa, việc chấp

hành các đạo luật nêu trên, nhất là “Đạo luật thuế tem” đã trở thành điểm

mấu chốt trong mâu thuẫn lớn dẫn đến việc các thuộc địa Mỹ tự tách khỏi Anh quốc” [24, tr 135]

“Đạo luật thuế tem” gây ra phản ứng dữ dội của nhân dân thuộc địa

Một phong trào chống đối diễn ra đồng loạt ở 13 thuộc địa Bắc Mỹ Các hội kín của quần chúng ra đời nhằm liên kết lực lượng và thống nhất tư tưởng

Điển hình nhất là “Hội những người con tự do” Trước khí thế đấu tranh của

quần chúng, chính quyền Anh bãi bỏ đạo luật Thuế tem vào năm 1766

Tuy vậy, năm 1767, sự kiện chính quyền London thông qua Đạo luật Towsnhend với mục đích gia tăng tiền thu thuế để sử dụng một phần vào việc trợ giúp các thống đốc thuộc địa đã gây nên tình trạng rối loạn ở cảng Boston Binh lính Anh được điều đến trấn áp những người chống đối càng làm cho tình hình thêm căng thẳng

Cùng với đạo luật thuế, chính sách của thực dân Anh đã đẩy sự bất mãn của cư dân thuộc địa lên thêm một bước trong vấn đề mở rộng vùng khai hoang phía Tây dãy Appalachians Rõ ràng khi tham gia chiến tranh chống Pháp cùng với chính quốc Anh, các thuộc địa kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều quyền lợi nhất, trong đó quyền lợi mở rộng vùng định cư về phía Tây được hết sức quan tâm bởi dân số thuộc địa phát triển nhanh làm cho nhu cầu về đất đai sinh sống ngày càng lớn (trong thập niên 60 của thế kỷ XVIII, tổng số dân của

họ đã vượt 1.500.000 người – gấp 6 lần kể từ năm 1700) [13, tr 27] Thế

Trang 40

nhưng ngay sau khi giành thắng lợi, năm 1763, người Anh lại ban hành đạo luật cấm dân thuộc địa không được tự do di dân và chiếm đất đai ở phía Tây

dãy Appalachians Điều này có nghĩa, “chính phủ Anh đã đi ngược lại hoàn

toàn lợi ích sinh tồn của các thuộc địa ở không gian phía Tây” [13, tr 27]

Những biện pháp nêu trên đã khơi sâu mâu thuẫn giữa nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ với nhà nước thực dân Anh, đồng thời phản ánh nguyện vọng của nhân dân Bắc Mỹ muốn thoát khỏi chế độ cai trị thực dân Anh để tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập

Điều cần phải nói thêm rằng, tâm lý muốn li khai của các thuộc địa Bắc

Mỹ diễn ra trong bối cảnh các trào lưu tư tưởng Khai sáng vốn có nguồn gốc

từ châu Âu, đang thịnh hành trong dân chúng Tư tưởng Khai sáng được chấp nhận rộng rãi nhất là học thuyết của John Locke, thể hiện rõ trong tập sách

“Khảo luận về chính phủ” xuất bản năm 1690 Hạt nhân của học thuyết J

Locke là khái niệm chính phủ Theo đó, “nhà nước có nhiệm vụ cao cả trong

việc bảo vệ sự sống, tự do và quyền tư hữu của công dân Quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân và nhân dân ủy quyền cho chính phủ đứng ra bảo

vệ quyền lợi của họ Trong trường hợp chính phủ vi phạm các quyền tự nhiên của người dân, họ sẽ là người có quyền bãi nhiệm chính quyền đã được bầu chọn” [24, tr 21-22] Tư tưởng này được cư dân thuộc địa tiếp thu và biến nó

trở thành vũ khí lý luận chống lại vua Anh

Để chống lại chính quyền Anh, đêm 16-12-1773, khi ba chiếc tàu Anh chở chè đang bỏ neo ở cảng Boston, một nhóm người do Sammuel Adams dẫn đầu, cải trang làm người da đỏ leo lên tàu, đổ toàn bộ 343 thùng chè trị giá 100.000 bảng Anh xuống biển Hành động này đã nhận được sự tán thưởng

của nhân dân các thuộc địa “Sự kiện chè Boston” đã trở thành ngòi nổ làm

bùng phát cuộc Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ

Ngày đăng: 13/04/2016, 00:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Tiến Anh, Phạm Ích Khiêm (dịch và giới thiệu) (1990), Văn hóa và tính cách của người Mỹ, Nxb Khoa học Xã hội và Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và tính cách của người Mỹ
Tác giả: Chu Tiến Anh, Phạm Ích Khiêm (dịch và giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội và Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Năm: 1990
2. Nguyễn Thế Anh (1969), Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến Chiến tranh Nam Bắc, Lửa thiêng xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến Chiến tranh Nam Bắc
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Năm: 1969
3. Lưu Bành (2009), Tôn giáo Mỹ đương đại, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo Mỹ đương đại
Tác giả: Lưu Bành
Nhà XB: Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2009
4. Michel Beaud (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000
Tác giả: Michel Beaud
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
5. Bộ Ngoại giao (Vụ châu Mỹ) <2005>, Việt Nam – Châu Mỹ thách thức và cơ hội, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – Châu Mỹ thách thức và cơ hội, Học viện quan hệ quốc tế
6. Howard Cincotta (2000), Khái quát về lịch sử Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về lịch sử Hoa Kỳ
Tác giả: Howard Cincotta
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
7. William A. Degregori (1995), Bốn mươi hai đời Tổng thống Hoa Kỳ, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi hai đời Tổng thống Hoa Kỳ
Tác giả: William A. Degregori
Năm: 1995
8. Vương Hiểu Đức (2001), “Một số suy nghĩ về chủ nghĩa cô lập trong lịch sử Hoa Kỳ”, Châu Mỹ ngày nay, số 4(40), tr. 47-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về chủ nghĩa cô lập trong lịch sử Hoa Kỳ”, "Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Vương Hiểu Đức
Năm: 2001
9. Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên (1971), Lịch sử thế giới cận đại, Quyển 1 (1640 – 1870), Tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cận đại, Quyển 1 (1640 – 1870), Tập 1
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1971
10. Jean Pierre Fichou (1998), Văn minh Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn minh Hoa Kỳ
Tác giả: Jean Pierre Fichou
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1998
11. Eric Foner (2003), Lịch sử mới của nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mới của nước Mỹ
Tác giả: Eric Foner
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
12. Bruce W. Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI
Tác giả: Bruce W. Jentleson
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
13. Trịnh Nam Giang (2008), Sự tham gia của cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm 1774 đến năm 1783, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tham gia của cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm 1774 đến năm 1783
Tác giả: Trịnh Nam Giang
Năm: 2008
14. Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị (1978), Lịch sử Thế giới cận đại, Q. 1 (1640 – 1870), T. 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thế giới cận đại, Q. 1 (1640 – 1870), T. 2
Tác giả: Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
15. Nguyễn Thị Hạnh (2002), “Một vài khía cạnh về cơ chế hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, số 10(55), tr. 24-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài khía cạnh về cơ chế hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ”," Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 2002
16. Lê Thu Hằng (1999), “Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử”, Châu Mỹ ngày nay, số 5, tr. 50-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử”, "Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Lê Thu Hằng
Năm: 1999
17. Dương Quang Hiệp (2004), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Tác giả: Dương Quang Hiệp
Năm: 2004
18. Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Lý luận quan hệ quốc tế, Q.1, Hà Nội 19. Nguyễn Anh Hùng (2010), Chế độ Tổng thống Mỹ, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quan hệ quốc tế, Q.1," Hà Nội 19. Nguyễn Anh Hùng (2010), "Chế độ Tổng thống Mỹ
Tác giả: Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Lý luận quan hệ quốc tế, Q.1, Hà Nội 19. Nguyễn Anh Hùng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
20. Nguyễn Lan Hương (2006), Học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Đề tài Tiềm lực, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học Xã hội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Năm: 2006
21. Nguyễn Lan Hương (2006), “Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, số 10 (103), tr. 10-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Mỹ”, "Châu Mỹ ngày nay
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w