Tiểu Luận - Đạo Đức Kinh Doanh- Đề Tài - Bê Bối Tập Đoàn Asanzo

13 3 0
Tiểu Luận - Đạo Đức Kinh Doanh- Đề Tài - Bê Bối Tập Đoàn Asanzo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BÊ BỐI TẬP ĐOÀN ASANZO (BIG CITY GIRLS)

I.GIỚI THIỆU VỀ ASANZO

Tập đoàn Asanzo Việt Nam thành lập 7/3/2014 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh, điện gia dụng cho thị trường Việt Nam.

Sau hành trình 5 năm tại thị trường hiện tại Asanzo đã có hơn 70 sản phẩm khác nhau và phát triển 5 lĩnh vực, điện tử, điện máy, điện lạnh, điện gia dụng, điện thoại,…

Mục tiêu:

- Đối với doanh nghiệp: đổi mới và phát triển thương hiệu - Đối với khách hàng: mang đến giá trị thực

- Đối với cộng đồng: trách nhiệm xã hội

Tầm nhìn : “Tập đoàn điện tử đa ngành đa ngành được yêu

thích của mọi nhà”

Sứ mệnh: Asanzo theo đuổi các giá trị thật xây dựng các sản

phẩm điện tử tốt nhất cho mọi gia đình

Giá trị cốt lõi:

Trung thực tạo uy tín ● Đối diện và chinh phục

● Sáng tạo – chủ động tạo nhu cầu ● Công nghệ tạo nên tầm vóc

Trang 2

● Trách nhiệm với con người (nhân viên, đối tác, khách hàng, xã hội)

● Giá trị thật – truyền tải sự chân thật đến tận tay khách hàng, đối tác, nhân viên.

BÊ BỐI CỦA TẬP ĐOÀN ASANZO

Bê bối: tháng 8-2018, một nguồn tin cho biết nhà máy Asanzo chỉ lắp ráp tivi từ linh kiện nhập từ Trung Quốc Còn đồ điện gia dụng thì nhập "nguyên con" từ Trung Quốc, chứ họ không sản xuất một mẩu linh kiện điện tử nào Xóa nhãn”made in China” và thay vào đấy là slogan” Hàng Việt Nam chất lượng Nhật Bản” Trước hết là vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giả mạo nhãn hiệu) Cụ thể, qua kiểm tra 14 container khai báo hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo, xác định hàng hóa nhập khẩu gồm: máy làm mát, lò nướng thủy tinh, lò nướng điện nguyên chiếc xuất xứ “Made in China”, thể hiện bằng cách dán trực tiếp trên bao bì

Thứ hai, liên quan đến cáo buộc “lừa dối người tiêu dùng”, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, quy trình lắp ráp một số sản phẩm của Asanzo không đúng như quảng cáo Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo có 12 dãy bàn với chiều dài khoảng 30 m, mỗi bàn để vừa 1 tivi 50 inch và việc lắp ráp được thực hiện thủ công bằng cách bắt vít, không lắp cấu hình chính Dãy bàn này vừa lắp tivi vừa lắp điều

Trang 3

hòa nhiệt độ Về việc sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” cho một số sản phẩm, cơ quan điều tra xác định các thông tin quảng cáo không đúng với thực tế.

Thứ ba, các hành vi vi phạm trốn thuế được xác định ban đầu gồm: khai thuế giá trị gia tăng không đúng quy định; kê khai chi phí được trừ không đúng quy định; không xuất hóa đơn; không nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt; ghi đầu vào của mặt hàng điều hòa không đúng thực tế

Ngoài ra, Asanzo còn bị xử phạt với tình tiết tăng nặng do có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm với tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp của Asanzo là 47,6 tỷ đồng Trong số đó, truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,3 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 7,7 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 11,5 tỷ đồng, thuế thu

Trang 4

- Doanh nghiệp cung cấp linh kiện điện tử ở Việt Nam không thể sản xuất được những linh kiện chất lượng, giá cả phải chăng - Vốn đầu tư lớn, rất ô nhiễm môi trường.

- Không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài - Lo theo đuổi việc quảng bá, chăm sóc khách hàng.

◕ Dùng CMND của công nhân để nhập hàng trái pháp luật và để mạo danh thành lập doanh nghiệp, giả mạo chữ ký làm ăn phi pháp

◕ Các công ty “ma” nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc ◕ Kiện Sa Huỳnh, kiện Báo Tuổi Trẻ

◕ Giả mạo hợp đồng, làm giả con dấu với Sharp-Roxy (Hong Kong LTD)

Trang 5

◕ Thay đổi xuất xứ hàng hóa

◕ Thay đổi “Made in Vietnam” thành “Xuất xứ Việt Nam” ◕ Khai báo sai hồ sơ kinh doanh

◕ Nhập hàng nguyên chiếc từ Trung Quốc nhưng lại dán mác Việt Nam

◕ Công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China" thay bằng “Xuất xứ Việt Nam”

◕ Marketing “lừa lọc” ◕ Trốn thuế

◕ 2 dòng sản phẩm có nơi sản xuất khác nhau nhưng cùng modern và logo Asanzo

Hệ quả

- Người tiêu dùng mất niềm tin vào hàng Việt Nam - Bị tước danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” - CEO thoái vốn, giảm tỉ lệ sở hữu

- Bị tạm ngừng bán hàng Công ăn việc làm của công nhân, nhân viên bị đe dọa

- Nhiều siêu thị đồng loạt thu hồi sản phẩm - Thất thu ngân sách nhà nước

Trang 6

1) K: Knowledge: Thu thập thông tin:

Đối tượng hữu quan:

Trang 8

- Xử lý khủng hoảng truyền thông

- Có các biện pháp bồi thường với người tiêu dùng, doanh nghiệp hợp tác bị thiệt hại

- Có các biện pháp đối mặt với pháp luật

Trang 9

- Xoa dịu tâm lý, phục hồi uy tín, hình ảnh của công ty trong mắt công chúng

- Nỗ lực làm lại, cải thiện theo đúng giá trị cốt lõi đã đề ra

3) A: Alternatives: Đưa ra các giải quyết

- Phương án 1: Giải quyết theo triết lí vị kỉ:

+ Tiếp tục che đậy hành vi giả mạo, mở cuộc họp báo phủ nhận sai phạm, kiện lại báo chí đưa tin thất thiệt ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, vận động khách hàng tin tưởng và sẽ hợp tác với các cơ quan điều tra làm sáng tỏ.

+ Trước lúc đó ban lãnh đạo dùng mối quan hệ xã hội, quyền lực, v.v để các cơ quan chức năng và báo chí bỏ qua vụ việc.

- Phương án 2: Giải quyết theo triết lí đạo đức hành vi:

+ Công khai xin lỗi, thừa nhận mọi hành vi sai trái đối với khách hàng và các đối tác.

+ Bồi thường thỏa đáng cho khách hàng và đối tác.

+ Thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật và chấp nhận mọi hình phạt đối với pháp luật.

- Phương án 3: Giải quyết theo triết lí vị lợi:

+ Ban giám đốc cùng nhân viên quay video cúi đầu xin lỗi đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, cam kết chủ động hợp tác tham gia điều tra với các cơ quan chức năng và chịu hình phạt của pháp luật.

Trang 10

+ Thay đổi, nâng cấp chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm nếu phát hiện sai sót lần nữa, công khai các hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ, tem mác được kiểm định để lấy lại hình ảnh doanh nghiệp

+ Ngoài ra công ty sẽ thể hiện thiện chí của mình bằng việc trích ngân sách bồi thường cho các khách hàng đã mua sản phẩm, tổ chức trao học bổng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn

4) L: Look ahead: Đánh giá

Phương án 1:

Công ty có thể tiếp tục kinh doanh mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng nếu như các cơ quan nhà nước và báo chí chấp nhận lờ đi vụ việc

- Đại bộ phận người tiêu dùng sẽ cảm thấy phẫn nộ vì không tin lời từ phía công ty, họ cần kết quả điều tra chính xác từ các cơ quan nhà nước.

- Hoạt động kinh doanh của công ty gặp phải khó khăn bởi

Trang 11

Công ty có thể nhận được sự khoan hồng của pháp luật và thiện cảm đối với khách hàng quan tâm đến kết quả và lợi ích nên công ty có thể sẽ phải

- Niềm tin của khách hàng bị ảnh hưởng lớn khó khăn nếu muốn gây dựng lại

- Các lãnh đạo ceo của công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (có thể ngồi tù)

Phương án 3:

- Giải quyết nhanh chóng được vụ việc tiết kiệm được thời gian để triển khai các kế hoạch xây dựng lại hình ảnh hoạt động kinh doanh của công ty trở nên khó khăn

- Mất khoản tiền khá lớn dùng đền bù cho khách hàng

Trang 12

- Làm dịu được sự phẫn nộ của người tiêu dùng và cơ quan báo chí

- Khách hàng thấy được sự hối hận chân thành từ phía công ty nên sẽ có thiện cảm, có khả năng sẽ quay lại sử dụng hàng công ty

- Tốn nguồn lực, chi phí xây dựng các phương án lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Trên thực tế, ASANZO đã kiện lại Báo Tuổi trẻ ra Tòa án Nhân dân Quận 11 (TP.HCM), yêu cầu bồi thường thiệt hại trong khi chưa có quyết định chính thức về vụ bê bối này

Lựa chọn phương án 3 vì:

- Thấy được sự thay đổi trong hành vi của doanh nghiệp trước thiệt hại mình gây ra, hành động sửa sai đúng đắn cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng

- Thái độ hợp tác, biết nhận trách nhiệm, sai lầm đã gây ra cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng

- Đưa ra lời xin lỗi, ăn năn đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng xử lý được khủng hoảng, sức ép đến từ truyền thông, có thể một phần gây nên ảnh hưởng tiêu cực vượt quá mức đối với người dùng

- Các chính sách bồi thường, chương trình thiện nguyện được đưa ra sẽ xoa dịu, củng cố lại niềm tin của người dùng đối với doanh nghiệp

Dù có thể những tác động, thiệt hại về phía công ty sẽ rất lớn

Trang 13

nhưng đổi lại là niềm tin, sự nể phục về cách ứng xử đối với những sai lầm trong mắt mọi người, là hình ảnh bấy lâu cất công xây dựng, là tâm huyết của cả một tập thể.

I) TỔNG KẾT:

Sự việc xảy ra tại ASANZO là tình huống để tất cả nhìn lại Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp cần thực hiện trung thực, chính xác việc ghi xuất sứ hàng hoá bán ra để người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận, hiểu được chính xác hàng hóa mình đang cần sử dụng Đối với những hàng hoá có quy trình sản xuất phức tạp như sản phẩm điện tử, chúng ta phải nắm rõ về cấu tạo phần cứng, thiết kế phần mềm của sản phẩm, cộng thêm tỷ lệ đa quốc gia hay một quốc gia, cộng thêm phần giá trị gia tăng… Rồi sản phẩm lắp ráp ở nhà máy đặt tại Việt Nam, nó tạo ra sự biến biến đổi về bản chất sản phẩm, giá trị sản phẩm ra sao, từ đó, tìm ra hướng giải quyết cho các doanh nghiệp cùng ngành, hay rộng hơn là hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong trường hợp tương tự

Ngày đăng: 28/03/2024, 20:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan