Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow 3 năm gần đây (2011 – 2013)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kênh phân phối cửa nhựa của Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Eurowindow (Trang 30)

3 năm gần đây (2011 – 2013)

Khi xem xét sơ lược một công ty, trước hết ta cần quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đó để đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động hiện tại trong nền kinh tế. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện phản ánh thông qua 3 chỉ tiêu chính là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trong giai đoạn phân tích năm 2011 – 2013, doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty nhìn chung có nhiều biến động. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013

(Đơn vị: tỷ Việt Nam đồng)

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty)

1,314.978 1,388.407 1,367.734 1,367.734 358.932 445.093 358.614 100.199 59.542 88.654 50 60 70 80 90 100 110 120 100 300 500 700 900 1,100 1,300 1,500

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

31

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như giai đoạn 2011 – 2013, dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước cũng không tránh được vô vàn những khó khăn. Nhất là khoảng cuối năm 2012, thị trường bất động sản đang đóng băng với hàng nghìn công trình bị bỏ ngỏ. Thực trạng này đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có công ty Eurowindow. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, cộng thêm sự đoàn kết, nhiệt tình của toàn thể các bộ, công nhân viên, doanh thu giai đoạn 2011 – 2013 vẫn vô cùng khả quan. Nhìn vào biểu đồ doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty Công ty Cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow, ta có một số nhận xét sau:

Về doanh thu của công ty (bao gồm doanh thu bán hàng của các chi nhánh, đại lý...và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) trong 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể là trong năm 2012, doanh thu của công ty tăng tới 60.615.410.081 VNĐ so với năm 2011 (tương đương tăng 4,61%). Tuy nhiên, sang năm 2013 doanh thu của công ty lại bị giảm xuống mức 20.672.520.868 VNĐ so với năm 2012 (tương đương mức giảm 1,49%). Lý do dẫn đến sự sụt giảm này có thể do khoảng cuối năm 2012 được coi là một năm tồi tệ đối với thị trường bất động sản – một trong những nguồn thu của công ty, phải đối mặt với tình hình kinh tế vĩ mô ở trong nước tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, người bán thì nhiều người mua thì ít dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng giảm xuống, công ty ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tuy doanh thu hoạt động tài chính (bao gồm các khoản lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện) đều giảm xuống nhưng do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn đạt hay vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nên nhìn chung, doanh thu 3 năm 2011 – 2013 của công ty vẫn chuyển biến theo hướng tích cực. Bằng chứng là công ty trở thành một trong số ít doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng nhận được danh hiệu Thương hiệu quốc gia năm 2012 và được vinh danh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2013.

Về chi phí: Không quá khó để thấy trong 3 năm 2011 – 2013, các khoản chi phí (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác) luôn giữ ở mức cao, chi phí phát sinh như vậy là có nhiều nguyên nhân. Tuy tỉ lệ lạm phát năm 2012 và năm 2013 có giảm tương ứng là 6,8% và 6,2% - 6,3% (theo Tổng cục Thống kê) so với năm 2011 tỉ lệ lạm phát lên tới 18,6%) nhưng do tình hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn dẫn đến công ty phải chi trả nhiều hơn cho các hoạt động. Với nguyên vật liệu được nhập chủ yếu ở nước ngoài như Đức, Ý, Tây Ban Nha đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng, chi phí cho nguyên vật liệu cũng phát sinh nhiều cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ cũng phát sinh

nhiều loại chi phí ngoài dự tính mà công ty không thể dự trù được. Ngoài một số chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất ra thì năm 2012, công ty phát sinh thêm nhiều chi phí khác như chi phí tài trợ cho chương trình ca nhạc trên VTV, chi phí quảng cáo chiếm một phần không nhỏ. Cụ thể là chi phí của công ty năm 2012 tăng 86.160.465.472 VNĐ, (tương đương 24% so với năm 2011). Bước sang giữa năm 2013, công ty đã áp dụng tái cấu trúc doanh nghiệp, thanh lọc nhân sự kém hiệu quả khoảng từ 8% đến 10% để giảm bớt chi phí; đồng thời mở rộng ra các thị trường mới để giảm hàng tồn kho. Điều này đã giúp cho công ty giảm chi phí tới 86.478.504.707VNĐ (tương ứng 19,43%) so với năm 2012.

Về lợi nhuận: Do sự biến động giữa doanh thu và chi phí có chênh lệch lớn, nên lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty cũng có biến động tương ứng. Có thể thấy trên biểu đồ lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2012, từ 100.198.963.576 VNĐ giảm xuống 59.542.380.991VNĐ, tức là giảm những 40.656.582.585VNĐ (tương đương 41,17%). Giải thích cho sụt giảm này có thể kể đến việc chi phí tăng (chủ yếu do sự tăng đột biến của giá trị còn lại của tài sản thanh lý, chi phí cho các chương trình quảng cáo,chi phí lãi vay...) tăng 24% so với năm 2011. Ngoài ra lợi nhuận sau thuế của công giảm do các chi phí hợp lí, hợp lệ được trừ và không được trừ để tính thuế của công ty mỗi năm là khác nhau, khi chi phí thuế không hợp lệ lại trừ nhiều hơn dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kênh phân phối cửa nhựa của Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Eurowindow (Trang 30)