Trong quá trình thực tập tại Viện Công Nghệ Xây Dựng Cầu Đường Phía Nam, em đã được tìm hiểu, tiếp cận môi trường làm việc thực tế, sự vận hành hoạt động có hiệu quả của công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy và mô hình tổ chức tại công ty tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn về mọi mặt trong tổ chức, vận hành và đặc biệt là công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viện, với kiến thức ít ỏi của một sinh viên em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:
Vì khối lượng công việc rất lớn, Viện lại là doanh nghiệp có rất nhiều phức tạp trong quản lý vì vậy cần tuyển thêm các nhân viên kế toán kế toán các công trình xây dựng, và đối với các công trình ở xa và có giá trị lớn thì phải đi theo công trình để làm việc mới đảm bào công tác kế toán diễn ra nhanh chóng, khách quan, và có được con số lợi nhuận từng công trình chính xác, kịp thời nhất.
Vì Viện kế toán theo mô hình tập trung mà lại có các công trình ở xa, nên việc bồi dưỡng thêm kiến thức kế toán cho người quản lý các công trình là cần thiết, phục vụ cho công tác hạch toán ban đầu được chính xác.
Về tổ chức hạch toán ban đầu
Các hóa đơn mà các bộ phận khác trong Viện mua để phục vụ hoặc xuất cho các công trình xây dựng cơ bản cần được lưu chuyển linh động hơn, chuyển về phòng kế toán kịp thời. Để khắc phục, các cán bộ kế toán của Viện cần phải thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ tới bộ phận kế toán để xử lý, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: như đôn đốc nhân viên gửi hóa đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho việc hạch toán tổng hợp và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi, chính xác trong hạch toán cũng như xác đinhk kết quả kinh doanh, tránh những sai sót không đáng có gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
Về trích lập các khoản dự phòng
Việc trích lập các khoản dự phòng đồng nghĩa với việc dự kiến trước các tổn thất, để khi rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra thì Viện có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro này, hoạt động kinh doanh sẽ không chịu ảnh hưởng nặng nề và những tổn thất không đáng có. Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi:
TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Theo thông tư 228/2009/TT – BTC ban hành ngày 07/12/2009 và thông tư 89/2013/TT – BTC sửa đổi thông tư 228/2009/TT – BTC hướng dẫn việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:
Phƣơng pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi:
Chứng từ sử dụng: chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Nội dung và kết cấu TK 139
Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng giảm phải thu khó đòi đã lập cuối năm trước Xử lý xóa các khoản phải thu khó đòi không thể đòi được
SDĐK
Số dự phòng nợ giảm phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
SDCK: Số dự phòng nợ giảm thu khó đòi hiện có cuối kỳ
Trình tự hạch toán
- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, tính toán mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập lần đầu.
Nợ TK 642 (Số tiền trích lập dự phòng) Có TK 139 (Số tiền trích lập dự phòng)
- Cuối kỳ kế toán sau, nếu khoản dự phòng phải lập ở kỳ này
Nhỏ hơn số đã lập ở cuối kỳ trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập. Nợ TK 139 (Số tiền hoàn nhập)
Có TK 642 (Số tiền hoàn nhập)
Nếu lớn hơn thì số chênh lệch lớn hơn sẽ phải lập thêm Nợ TK 642 (Số tiền trích lập thêm)
Có TK 139 (Số tiền trích lập thêm)
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được sẽ được phép xóa nợ theo chính sách tài chính hiện hành:
Nợ TK 139 (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131, 138
Đồng thời ghi nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
- Đối với các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa nợ, nếu sau đó thu hồi lại được: Nợ TK 111, 112,... (Số tiền thực tế đã thu hồi được)
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có một vai trò không thể thiếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu hạch toán kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh ngày càng mở rộng.
Công tác kế toán tại Viện Công Nghệ Xây Dựng Cầu Đường Phía Nam nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng về cơ bản đã góp được một phần vào nhu cầu quản lý trong điều kiện mới. Tuy nhiên nếu Viện có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm hoàn thiện hơn nữa một số tồn tại trong công tác kế toán thì vai trò, tác dụng kế toán của Viện còn được phát huy hơn nữa trong quá trình phát triển của Viện. Do đó, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kinh doanh để thu lợi nhuận. Vì vậy tổ chức công tác kế toán phải được tổ chức khoa học và hợp lý đặc biệt là khâu kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Luận văn đã khái quát được toàn bộ quá trình hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viện. Hy vộng rằng với những giải pháp và ý kiến đóng góp của em sẽ góp phần giúp Viện đạt hiệu quả hơn trong công tác kế toán nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, mối quan hệ giữa ba yếu tố doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cũng là một hệ thống có quan hệ nhân quả. Doanh thu và chi phí thể hiện nguyên nhân, thu nhập thể hiện kết quả. Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ nếu nguồn thu cao nhưng chi phí mà vượt quá doanh thu thì doanh nghiệp cũng không thể kinh doanh có lãi. Thấy được tầm quan trọng và tính logic đó, Viện rất chú trọng hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Do sự hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Viện có hạn nên luận văn này còn nhiều vấn đề chưa đề cập đến hay mới chỉ lượt qua cùng với những thiếu sót khó tránh khỏi. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Trịnh Ngọc Anh (2012). Kế toán tài chính 1. Nhà xuất bản thanh niên. 2. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2009). Kế toán tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài
chính.
3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.