7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2. Chức năng giáo dục con cái
Theo nội dung giảng dạy trong cuốn Giáo lý hôn nhân Công giáo “ Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính quy hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ân huệ cao quý nhất của Hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ. Thiên Chúa đã phán: “ Đàn ông ở một mình không tốt” [25, tr 28] . Ngƣời là Đấng: “…từ buổi đầu đã dựng nên một người nam và một người nữ” [25, tr 1313]; chính Thiên Chúa muốn thông
73
ban cho con ngƣời công tác một phần đặc biệt vào công cuộc tạo dựng của Ngƣời. Ngƣời đã chúc lành cho ngƣời nam và ngƣời nữ rồi nói: “ Các người hãy tăng gia, sinh sản” [25, tr 27] với ý nghĩa đó, khi đƣợc hỏi về quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo khi đứa con sinh ra và nhận lại kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2 Quan niệm về đứa con khi sinh ra của các cặp vợ chồng
Quan niệm về đứa con khi sinh ra
Tỉ lệ Lựa chọn
(%)
Là việc sinh sản bình thƣờng của quá trình sinh sản tính dục giữa ngƣời nam và ngƣời nữ
66.7
Là một mầu nhiệm của tình yêu và là quà tặng của Thiên Chúa 73.1 Quan niệm khác: Là trách nhiệm và bổn phận gia đình Kito giáo
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có đến 73,1% cặp vợ/chồng cho rằng là Mầu nhiệm và là quà tặng của Thiên Chúa, quan niệm này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng giáo dục con cái cũng nhƣ quan niệm của Giáo hội Công giáo về vấn đề sinh sản và tính dục, với quan niệm này nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc định hƣớng tôn giáo cho con cái sau này. Bên cạnh con số thống kê định lƣợng còn thu đƣợc ý kiến của cặp vợ chồng cho rằng đứa con sinh ra “ là trách nhiệm và bộn phận gia đình Ki-tô giáo”trong vấn đề sinh sản.
Cũng theo mục đích của hôn nhân Công giáo về vấn đề sinh sản và giáo dục con cái Hội đồng Giám mục Việt nam giải thích: “ Ngày nay loài người đã đầy mặt đất, cần phải tính đến việc nuôi sống và giáo dục những mầm non của loài người. Đằng khác, mệnh lệnh sinh sản cho đầy mặt đất gắn liền với mệnh lệnh làm chủ mặt đất, Muốn thế đứa con sinh ra phải được nuôi nấng và giáo dục cho nên người. Điều này đưa chúng ta vào những vấn đề cấp
74
bách, nghiêm trọng hiện nay là vấn đề sinh sản có trách nhiệm và vấn đề giáo dục con cái” [24, tr 14] Định hƣớng Tôn giáo cho con cái cũng là “ Bổn phận giáo dục bắt nguồn từ trong ơn gọi đầu tiên của đôi bạn là dự phần vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi sinh ra một ngôi vị mới trong tình yêu và do tình yêu, một ngôi vị mang sẵn trong mình ơn gọi phải lớn lên và phát triểu, bậc cha mẹ cũng từ đó mà lãnh nhận bổn phận phải giúp đỡ hữu hiệu cho ngôi vị ấy được sống nhân bản trọn vẹn” [24, tr 22]
Bảng 3.3. Định hƣớng tôn giáo cho con sau khi sinh ra của các cặp vợ chồng
Nội dung Tỉ lệ %
Con cái ngay sau khi sinh ra sẽ đƣợc rửa tội theo đạo Công giáo 83,3 Đợi con lớn 18 tuổi và tự quyết định tôn giáo của mình 14,8
Cho con theo một tôn giáo khác của Vợ/Chồng 6,5
Với tỉ lệ rất cao tƣơng xứng với quan niệm đứa con khi sinh ra là Quà tặng và là mầu nhiệm của Thiên Chúa chiếm 73,1% thì có tới 83,3% các cặp vợ/chồng cho biết con cái ngay sau khi sinh ra sẽ đƣợc rửa tội và theo đạo Công giáo, trong khi nhƣ đã phân tích ở những phần trên thì có đến 75,9% các ông chồng là ngƣời không theo công giáo, nhƣng khi định hƣớng giáo dục tôn giáo cho con cái sau khi sinh lên đến 83,3%, nhƣ vậy bƣớc đầu có thể khẳng định tôn giáo có sức mạnh và tác động rất lớn đến hành vi của cá nhân và tác động đến việc định hƣớng và giáo dục con trẻ. Việc rửa tội cho con cái ngay sau khi sinh ra cũng là một trong ba điều tuyên thệ của ngƣời Công giáo khi kết hôn với ngƣời không theo Công giáo nói riêng và với ngƣời theo Công giáo nói chung. Nói nhƣ vậy có nghĩa là con cái sau khi sinh ra bắt buộc cha mẹ phải đƣa đến các nhà thờ và làm lễ rửa tội cho con cái và nuôi dạy chúng theo luật của Hội thánh công giáo, tuy nhiên việc khác tôn giáo trong đời sống vợ chồng cũng có những ảnh hƣởng không nhỏ trong vấn đề định hƣớng giáo dục tôn giáo cho con cái cụ thể nhƣ vẫn có những trƣờng hợp nhƣ đợi con đến
75
18 tuổi và cho tự quyết định tôn giáo, cũng nhƣ cho con theo một tôn giáo khác vợ/chồng chỉ chiếm 6.,5%. Kết hợp với quá trình quan sát và phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, những trƣờng hợp nhƣ cho con theo một tôn giáo khác là chƣa có hay đợi con đến 18 tuổi để tự quyết định tôn giáo của mình “ bây giờ bố mẹ thờ sao thì con thờ vậy, chứ cho nó theo một tôn giáo nào khác để trong nhà có 3 cái bàn thờ hay sao? Rồi dân làng người ta cười cho ấy” ( PVS 9, nam giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Bên cạnh việc không hài lòng trong việc cho con cái theo một tôn giáo khác, các cặp vợ chồng khi đƣợc hỏi về ý kiến sẽ cho con cái tự quyết định tôn giáo của mình khi đủ 18 tuổi cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến trái triều, có ngƣời đồng ý trong thời điểm hoàn cảnh gia đình khó khăn trong việc giải quyết vấn đề về tôn giáo “ tôi thấy việc cho con tự quyết định tôn giáo của mình cũng hay, tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng tốt mà, lúc đó nó tự quyết định tôn giáo nó yêu thích chứ ép buộc và bắt theo ngay từ lúc mới sinh ra thì con cái biết cái gì mà theo” ( PVS số 6, nam giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong) , có ý kiến không đồng ý và bắt con cái phải theo tôn giáo của mình đang theo. “ tôi thấy không hợp lý, vì con cái là phải theo bố mẹ, bây giờ chẳng lẽ đợi nó 18 năm sau nó mới quyết tôn giáo và lúc đó nó mới biết đến việc thờ cúng và kính nhớ tổ tiên hay sao?Con cái nó phải được rửa tội và gia nhập đạo ngay để còn uốn nắn và hướng dẫn nó vào đạo nữa chứ” ( PVS số 3, nam giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong).
Nhƣ vậy, trong việc thực hiện chức năng giáo dục con cái giữa các cặp vợ chồng khác tôn giáo cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, sự khác nhau này thể hiện ở các tiêu chí khác nhau, nhƣng đa số các cặp vợ chồng vẫn lựa chọn phƣơng án cho con theo đạo Công giáo, có nhiều phƣơng án lựa chọn và định hƣớng tôn giáo cho con nhƣng trong quá trình nghiên cứu và theo kết quả quan sát tại địa bàn cho thấy, hầu hết những đứa trẻ đƣợc sinh ra đều đƣợc rửa tội theo đạo Công giáo.
76