Quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo về những giá trị trong gia

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 73)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo về những giá trị trong gia

gia đình ngƣời Công giáo

Định hƣớng giá trị là sự sắp xếp, lựa chọn các giá trị có ý nghĩa đối với gia đình. Đƣợc thể hiện ở thái độ ƣa thích, ủng hộ và hành động để hiện thực hóa các giá trị đó. Không có sự khác biệt lớn trong định hƣớng giá trị giữa gia đình có hôn nhân khác tôn giáo và hôn nhân cùng tôn giáo những tiêu chí nhƣ: Cuộc sống yên ổn, nghề nghiệp ổn định để phát triển kinh tế, học vấn, sức khỏe, gia đình, sống có tình nghĩa, tốt đời đẹp đạo… là những tiêu chí chung mà gia đình khác tôn giáo nói riêng và gia đình Công giáo nói chung lƣu tâm.

Theo Tông huấn Famliaris consortio [28] của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II gửi các Giám mục, Linh mục và các tín hữu trong khắp Hội Thánh Công giáo về các nhiệm vụ của gia đình Ki-tô hữu trong thế giới ngày nay. Tông huấn đã chỉ ra rằng hôn nhân và đời sống gia đình là một ơn gọi, là một điều thiện hảo quý giá. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi gia đình hãy sống thật với bản chất của gia đình thông qua những dấu chỉ sau:

Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị Phục vụ sự sống

Dự phần vào việc phát triển xã hội

68

Theo bài viết “ Năm tiêu chí của gia đình công giáo” [19, tr 2] phần nào cho ta thấy những tiêu chí cũng chính là định hƣớng giá trị mà gia đình Công giáo phấn đấu và hành động theo nhƣ:

Tiêu chí thứ nhất: Cùng nhau thờ phƣợng trong các gia đình công giáo

Tiêu chí thứ hai: Gia đình Công giáo cầu nguyện với nhau

Tiêu chí thứ ba: Gia đình Công giáo đƣợc mời gọi bƣớc vào sự thân mật

Tiêu chí thứ tư: Gia đình Công giáo đặt gia đình lên trên hết

Tiêu chí thứ năm: Gia đình Công giáo là chứng nhân và dấu chỉ

Để tìm hiểu quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo về các giá trị trong gia đình Công giáo và việc thực hiện các tiêu chí gia đình trong các gia đình khác tôn giáo nhƣ thế nào, tôi sử dụng mẫu phỏng vấn sâu đối với từng tiêu chí, kết quả thu đƣợc cho thấy, những gia đình khác tôn giáo đều cho biết họ luôn cố gắng thực hiện các tiêu chí đó và luôn cố gắng tham gia khi có thời gian ví dụ khi bàn về tiêu chí thứ nhất : cùng nhau thờ phƣợng trong các gia đình Công giáo cho biết, “ gia đình tôi cũng luôn tham gia các buổi đọc kinh tối trong xóm khi có thời gian và cũng thường xuyên đóng góp vào công vệc chung của giáo xứ” (PVS 8, nam giới 26 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Việc cầu nguyện trong gia đình ( tiêu chí thứ hai) “ chúng tôi rất ít khi tổ chức cầu nguyện chung được với nhau, chỉ có những dịp như đón giao thừa hoặc cả xóm đến nhà tôi đọc kinh thì cùng cầu nguyện, chứ thông thường tôi hay cầu nguyện riêng khi đi ngủ mà thôi” (PVS 8, nam giới 26 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Đối với tiêu chí thứ tƣ anh T chia sẻ “ không chỉ bên công giáo mới tôn trọng gia đình là trên hết mà tôi thấy gia đình nào cũng tôn trọng gia đình là trên hết bạn ah, điều này tôi thấy đúng mà, phải gia đình nhà mình êm ấp thì mới lo những việc khác được chứ, và gia đình

69

cũng là nơi mà giáo hội Công giáo chúng tôi rất coi trọng trong việc nuôi dạy con cái và việc giữ đạo nữa” (PVS 8, nam giới 26 tuổi, làm nghề bán hàng dong).

Qua quá trình phỏng vấn sâu một số gia đình tại Giáo xứ Nghĩa Ải tôi nhận thấy các gia đình đều cố gắng làm đúng các tiêu chí của giáo hội Công giáo đề gia và mong muốn gia đình thực hiện, tuy nhiên để thực hiện đƣợc nó thì không chỉ bản thân gia đình khác tôn giáo cố gắng mà còn có sự hƣớng dẫn của đoàn hội và Linh mục trong Giáo xứ.

Hiện tại nơi các Giáo xứ, trong những bài giảng trong Thánh Lễ, Linh mục vẫn thƣờng xen lẫn lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong trong Tông huấn về gia đình để nhắc nhở và định hƣớng đời sống gia đình của giáo dân. Việc thực hiện Tông huấn này đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nơi Giáo xứ nhƣ việc tổ chức đọc kinh, cầu nguyện chung giữa các gia đình vào buổi tối, chƣơng trình đọc kinh cầu nguyện này có thể theo tháng hoặc theo tuần, thậm chí là theo ngày trong những dịp đặc biệt tùy theo lịch sắp xếp của Linh mục quản xứ.

Hƣởng ứng Thƣ chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam để gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nƣớc. Trong Thƣ chung có nội dung chỉ rõ đƣờng hƣớng phục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, Giáo hội và giáo dân Công giáo cùng chung tay xây dựng đất nƣớc Việt Nam giàu đẹp và văn minh, tiến tới một xã hội công bằng, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng khẳng định Một Hội Thánh Công giáo gắn bó với dân tộc, với đất nƣớc: Trong mục 9 của Thƣ Chung đề cập đến vấn đề Giáo hội và các Tín đồ Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nƣớc. Cụ thể nhƣ “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc

70

Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hƣơng, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nƣớc”. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hƣơng này là nơi chúng ta đƣợc Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Ngƣời, đất nƣớc này là lòng mẹ cƣu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.

Sự gắn bó hoà mình này đƣa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:

- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. - Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.

Dựa theo kết quả nghiên cứu trong đề tài Các yêu tố tác động thế tục hóa và ý thức về tội lỗi của giáo dân ( Nghiên cứu trƣờng hợp Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh –Mỹ Đức – Hà Nội) các gia đình Công giáo luôn mong muốn sống đúng với tinh thần phúc âm của đạo giáo và không ngừng đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nƣớc. việc thực hiện những giá trị của gia đình Công giáo luôn là sự cố gắng của các gia đình “ gia đình chúng tôi vẫn luôn tham gia đầy đủ các giờ kinh chung của xóm, cá nhân tôi và các con tôi đều tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn ở nhà xứ và luôn nhiệt tình hưởng ứng các phong trào đoàn hội tại giáo xứ” ( PVS 5, nam giới 55 tuổi, làm ruộng).

71

Nhƣ vậy, với năm tiêu chí Hội thánh Công giáo xây dựng nhằm hƣớng dẫn và mong muốn các gia đình Công giáo hoặc có ngƣời theo Công giáo thực hiện theo và cộng tác với Giáo hội Công giáo trong vấn đề truyền dạy đức tin Công giáo. Bƣớc đầu kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các gia đình khác tôn giáo đều có ý hƣớng thực hiện theo đúng các tiêu chí mà Hội thánh Công giáo đề ra, tuy nhiên việc thực hiện các tiêu chí ở các mức độ khác nhau giữa các gia đình, trong các tiêu chí thì tiêu trí “ gia đình là trên hết” nó đƣớc các gia đình hƣởng ứng tích cực nhất và thể hiện quan điểm rõ ràng trong những lần tiếp cận khách thể nghiên cứu tại địa bàn.

3.2.Việc thực hiện các chức năng trong gia đình vợ chồng khác tôn giáo. 3.2.1. Chức năng thỏa mãn tình cảm

Chức năng tình cảm của gia đình thể hiện vai trò của gia đình trong việc tổ chức sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, Với việc kết hôn sớm và cùng nhau đi làm ăn xa quê hƣơng, đây cũng là điều kiện để các cặp vợ chồng có thời gian bên nhau, chia sẻ những tâm sự với nhau, cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn bất đồng, trong khảo sát Mức độ hài lòng về các mối quan hệ gia đình và xã hội thu đƣợc kết quả nhƣ bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 3.1. Mức độ hài lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội

Tiêu chí Đánh giá ( Tỉ lệ %) Tiêu chí Rất hài hài lòng (1) Hài lòng (2) Bình thƣờn g (3) Không hài lòng (4) Luôn xảy ra mâu thuẫn (5) Hài lòng về vợ/chồng 26.9 73.1 0 0 0

Hài lòng về gia đình bên vợ/chồng 13.0 51.9 35.2 0 0

Hài lòng về con cái trong gia đình 26.9 71.3 1.9 0 0

Hài lòng về các mối quan hệ xã hội

72

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mức độ hài lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội của các cặp vợ chồng tƣơng đối cao, tiêu chí hài lòng về vợ/chồng chiếm tuyệt đối trong đời sống gia đình, tiếp theo đó là mức độ hài lòng về gia đình bên vợ/chồng, về con cái và duy nhất chỉ có 3,7% khách thể nghiên cứu cho biết họ không hài lòng về các mối quan hệ xã hội. Trong thực tế nghiên cứu nhận thấy sự khác biệt về tôn giáo không làm ảnh hƣởng lớn đến mức độ hài lòng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, khi đƣợc hỏi về sự ảnh hƣởng của sự khác biệt tôn giáo đến đời sống gia đình của hai vợ chồng “Vợ chồng mình không có những xung đột lớn, tương đối hài lòng về nhau trong đời sống vợ chồng, điều quan trọng là cô ấy biết san sẻ với mình trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng gia đình là quan trọng nhất, còn việc khác nhau về tôn giáo tôi không thấy ảnh hưởng gì”( PVS 3 , nam giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong) Sự khác biệt về tôn giáo không những không làm ảnh hƣởng đến đời sống gia đình trong việc thực hiện chức năng thỏa mãn tình cảm mà nó còn là mối dây liên kết giữa vợ và chồng thêm bền chặt khi có chồng hoặc vợ là ngƣời theo đạo công giáo. Đạo Công giáo rất đề cao đời sống hôn nhân và gia đình nên thƣờng xuyên trong những buổi giảng lễ của Linh mục tại xứ đạo cũng thƣờng xuyên chia sẻ về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngƣời chồng và ngƣời vợ trong gia đình, khuyên nhủ vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc, hơn thế nữa việc gắn kết trong đời sống vợ chồng nhƣ đã phân tích đó cũng chính là đặc tính và đặc điểm quan trọng nhất của hôn nhân Công giáo là bất khả phân ly và trọn đời yêu thƣơng nhau.

3.2.2. Chức năng giáo dục con cái

Theo nội dung giảng dạy trong cuốn Giáo lý hôn nhân Công giáo “ Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính quy hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ân huệ cao quý nhất của Hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ. Thiên Chúa đã phán: “ Đàn ông ở một mình không tốt” [25, tr 28] . Ngƣời là Đấng: “…từ buổi đầu đã dựng nên một người nam và một người nữ” [25, tr 1313]; chính Thiên Chúa muốn thông

73

ban cho con ngƣời công tác một phần đặc biệt vào công cuộc tạo dựng của Ngƣời. Ngƣời đã chúc lành cho ngƣời nam và ngƣời nữ rồi nói: “ Các người hãy tăng gia, sinh sản” [25, tr 27] với ý nghĩa đó, khi đƣợc hỏi về quan niệm của các cặp vợ chồng khác tôn giáo khi đứa con sinh ra và nhận lại kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2 Quan niệm về đứa con khi sinh ra của các cặp vợ chồng

Quan niệm về đứa con khi sinh ra

Tỉ lệ Lựa chọn

(%)

Là việc sinh sản bình thƣờng của quá trình sinh sản tính dục giữa ngƣời nam và ngƣời nữ

66.7

Là một mầu nhiệm của tình yêu và là quà tặng của Thiên Chúa 73.1 Quan niệm khác: Là trách nhiệm và bổn phận gia đình Kito giáo

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có đến 73,1% cặp vợ/chồng cho rằng là Mầu nhiệm và là quà tặng của Thiên Chúa, quan niệm này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng giáo dục con cái cũng nhƣ quan niệm của Giáo hội Công giáo về vấn đề sinh sản và tính dục, với quan niệm này nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc định hƣớng tôn giáo cho con cái sau này. Bên cạnh con số thống kê định lƣợng còn thu đƣợc ý kiến của cặp vợ chồng cho rằng đứa con sinh ra “ là trách nhiệm và bộn phận gia đình Ki-tô giáo”trong vấn đề sinh sản.

Cũng theo mục đích của hôn nhân Công giáo về vấn đề sinh sản và giáo dục con cái Hội đồng Giám mục Việt nam giải thích: “ Ngày nay loài người đã đầy mặt đất, cần phải tính đến việc nuôi sống và giáo dục những mầm non của loài người. Đằng khác, mệnh lệnh sinh sản cho đầy mặt đất gắn liền với mệnh lệnh làm chủ mặt đất, Muốn thế đứa con sinh ra phải được nuôi nấng và giáo dục cho nên người. Điều này đưa chúng ta vào những vấn đề cấp

74

bách, nghiêm trọng hiện nay là vấn đề sinh sản có trách nhiệm và vấn đề giáo dục con cái” [24, tr 14] Định hƣớng Tôn giáo cho con cái cũng là “ Bổn phận giáo dục bắt nguồn từ trong ơn gọi đầu tiên của đôi bạn là dự phần vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi sinh ra một ngôi vị mới trong tình yêu và do tình yêu, một ngôi vị mang sẵn trong mình ơn gọi phải lớn lên và phát triểu, bậc cha mẹ cũng từ đó mà lãnh nhận bổn phận phải giúp đỡ hữu hiệu cho ngôi vị ấy được sống nhân bản trọn vẹn” [24, tr 22]

Bảng 3.3. Định hƣớng tôn giáo cho con sau khi sinh ra của các cặp vợ chồng

Nội dung Tỉ lệ %

Con cái ngay sau khi sinh ra sẽ đƣợc rửa tội theo đạo Công giáo 83,3 Đợi con lớn 18 tuổi và tự quyết định tôn giáo của mình 14,8

Cho con theo một tôn giáo khác của Vợ/Chồng 6,5

Với tỉ lệ rất cao tƣơng xứng với quan niệm đứa con khi sinh ra là Quà tặng và là mầu nhiệm của Thiên Chúa chiếm 73,1% thì có tới 83,3% các cặp vợ/chồng cho biết con cái ngay sau khi sinh ra sẽ đƣợc rửa tội và theo đạo Công giáo, trong khi nhƣ đã phân tích ở những phần trên thì có đến 75,9% các ông chồng là ngƣời không theo công giáo, nhƣng khi định hƣớng giáo dục tôn giáo cho con cái sau khi sinh lên đến 83,3%, nhƣ vậy bƣớc đầu có thể khẳng định tôn giáo có sức mạnh và tác động rất lớn đến hành vi của cá nhân và tác động đến việc định hƣớng và giáo dục con trẻ. Việc rửa tội cho con cái ngay sau khi sinh ra cũng là một trong ba điều tuyên thệ của ngƣời Công giáo khi kết hôn với ngƣời không theo Công giáo nói riêng và với ngƣời theo Công giáo nói chung. Nói nhƣ vậy có nghĩa là con cái sau khi sinh ra bắt buộc cha mẹ phải đƣa đến các nhà thờ và làm lễ rửa tội cho con cái và nuôi dạy chúng theo luật của Hội thánh công giáo, tuy nhiên việc khác tôn giáo trong đời sống vợ chồng cũng có những ảnh hƣởng không nhỏ trong vấn đề định hƣớng giáo dục tôn giáo cho con cái cụ thể nhƣ vẫn có những trƣờng hợp nhƣ đợi con đến

75

18 tuổi và cho tự quyết định tôn giáo, cũng nhƣ cho con theo một tôn giáo khác vợ/chồng chỉ chiếm 6.,5%. Kết hợp với quá trình quan sát và phỏng vấn

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)