Lý thuyết xung đột

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 38)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết xung đột

Những ngƣời đặt nền móng xây dựng chủ thuyết xung đột trong xã hội học hiện đại là Karl Marx và Engels. Xuất phát điểm của thuyết xung đột là học thuyết của Marx và Engels về mâu thuẫn xã hội, là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong lĩnh vực đời sống xã hội đƣợc phản ánh và kế thừa trong các khuynh hƣớng xã hội học khác nhau.Trong khi thuyết chức năng nhấn mạnh sự ổn định, trật tự, công bằng, thì thuyết mâu thuẫn nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội. Sự căng thẳng xã hội, sự phân hóa xã hội cùng với sự mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột, đấu tranh, biến đổi xã hội là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của các lý thuyết mâu thuẫn trong xã hội học.Những luận điểm gốc của thuyết xung đột cho rằng, do có sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị…) và do sự phân công lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệgiữa các cá nhân, các nhóm xã hội luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn,

33

cạnh tranh với nhau vì lợi ích [7, tr.266]. Thuyết mâu thuẫn cho rằng: cần phải tập trung vào phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn. Gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, ý tƣởng, giá trị, sở thích và mục đích khác nhau. Mỗi ngƣời không phải bao giờ cũng hài hòa với mọi ngƣời khác trong gia đình. Các gia đình thƣờng có bất đồng, từ nhỏ đến lớn. Họ chỉ khác nhau về tần số và mức độ, tính chất, biểu hiện và cách giải quyết xung đột. Theo cách tiếp cận này có ngƣời cho rằng xung đột là một bộ phận tự nhiên của gia đình, gia đình nào cũng có thể gặp, nhƣng quan trọng là cách thức để giải quyết những mâu thuẫn đó nhƣ thế nào, êm đẹp hay chọn việc phá vỡ giao ƣớc kết hôn. Những xung đột dễ dẫn đến việc phá vỡ, hay việc chấp nhận hôn nhân một cách hình thức nhƣng mỗi ngƣời lại theo đuổi một mục đích riêng. Nghiên cứu hôn nhân khác tôn giáo, chỉ ra những xung đột trong đời sống gia đình cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống gia đình hiện nay.

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)