Sự khác biệt về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn tại Giáo xứ Nghĩa Ải

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 61)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.Sự khác biệt về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn tại Giáo xứ Nghĩa Ải

Theo nghiên cứu ban đầu của tác giả về số lƣợng cặp vợ chồng kết hôn theo luật công giáo từ năm 1987-2013 thì có 342 cặp vợ chồng có hôn nhân khác tôn giáo chiếm 20,7% trong tổng số 1645 cặp vợ chồng đƣợc chia ra các mốc năm khác nhau.

Để thuận tiện cho việc đánh giá tỉ lệ các cặp vợ chồng khác tôn giáo theo thời gian và theo từng đợt cai quản của các vị Linh mục về giúp Giáo xứ Nghĩa Ải tôi chia ra làm 3 giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Trƣớc khi có Linh mục chịu trách nhiệm và ở lại giáo xứ Nghĩa Ải là từ năm 1987-1993.

56

Bảng2.5 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993

Năm Số lƣợng Số lƣợng đôi khác tôn giáo Khác Tôn giáo Tỉ lệ % tƣơng ứng Nam khác tôn giáo Nữ khác tôn giáo 1987 41 6 14.6 3 3 1988 33 7 21.2 4 3 1989 54 18 33.3 10 8 1990 42 13 30.9 8 5 1991 37 11 29.7 7 4 1992 40 10 25.0 6 4 1993 48 13 27.0 9 4

Nhìn vào bảng số liệu thống kê tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987 đến 1993 chúng ta thấy có sự hàng năm trung bình có tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo tƣơng đối cao ví dụ nhƣ chiếm 33,0% trong tổng số 54 cặp kết hôn năm 1989. Tỉ lệ phần tram tƣơng ứng giữa các năm, dao động từ 25 đến 30%.

57

Giai đoạn 2: Từ khi có linh mục ở tại nhà xứ cho đến khi có linh mục khác thay thế từ năm 1992-2008.

Bảng 2.6 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 1987-1993

Năm Số lƣợng Số lƣợng đôi khác tôn giáo Khác Tôn giáo Tỉ lệ % tƣơng ứng Nam khác tôn giáo Nữ khác tôn giáo 1994 36 6 16.6 4 2 1995 44 5 11.3 2 3 1996 45 0 0.0 0 0 1997 65 1 1.5 1 0 1998 41 2 4.8 1 1 1999 56 16 28.5 10 6 2000 58 15 25.8 11 4 2001 38 11 28.9 7 4 2002 56 21 37.5 13 8 2003 72 13 18.0 6 7 2004 70 19 27.1 13 6 2005 46 18 39.1 12 6 2006 66 19 28.7 15 4 2007 76 7 9.2 6 1

Theo số liệu ghi chép và thống kê của giáo xứ Nghĩa Ải, năm 1994 Linh Mục Phạm Thừa Huấn đƣợc tòa Tổng giám mục Hà Nội cử về cai quản giáo xứ cho đến 2005 thì Linh mục về quê chữa bệnh. Chúng ta có thể thấy tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo trong thời kì này có xu hƣớng giảm từ khi có Linh

58

mục về cai quản, từ 1994-1998 tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo rất thấp thậm chí có năm 1996 là không có bất kì trƣờng hợp kết hôn khác tôn giáo nào. Tuy nhiên có những năm tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo chiếm gần 40% vào năm 2005.

Giai đoạn 3 kết từ khi có linh mục thay thế từ 2008-2013

Bảng2.7 Tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo thời kì 2008-2013

Năm Số lƣợng Số lƣợng đôi khác tôn giáo Khác TG Tỉ lệ % tƣơng ứng Nam khác tôn giáo Nữ khác tôn giáo 2008 112 7 6.2 5 2 2009 56 5 8.9 5 0 2010 74 17 22.9 13 4 2011 72 14 19.4 13 1 2012 169 24 14.2 23 1 2013 98 27 27.5 26 1

Năm 2008 là năm Linh Mục Bùi Quang Tào về tiếp quản giáo xứ cho đến nay, tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo trong thời kỳ này cũng có xu hƣớng giảm mạnh trong hai năm đầu tiên là năm 2008 và 2009, tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo chỉ chiếm 6.25% và 8,93%. Còn lại những năm gần đây tỉ lệ hôn nhân khác tôn giáo kết hôn tại giáo xứ chiếm sấp xỉ trên dƣới 20%. Cũng theo kết quả phân tích từ số liệu thu thập đƣợc trong quá trình phân tích tài liệu thì thì số lƣợng những ông chồng là ngƣời không theo đạo Công giáo chiếm 71,6% so với các bà vợ có tỉ lệ chỉ là 28,4%.

Những gia đình có trƣờng hợp chồng là ngƣời khác tôn giáo đa số có hộ khẩu thƣờng trú ở trong xã hoặc một vài xã lân cận nhƣ xã Hợp Tiến, An

59

Tiến, An Phú – Mỹ Đức – Hà Nội. Giữa họ có những điểm tƣơng đồng khá lớn về nghề nghiệp và trình độ học vấn. Nhƣ đã phân tích ở trên, nghề nghiệp chính của các cặp vợ chồng là bán hàng rong và trình độ học vấn chỉ dừng lại ở tiểu học hoặc trung học phổ thông.

Bảng 2.8. Sự khác biệt tôn giáo vợ/chồng Sự khác biệt tôn giáo Vợ/Chồng

Tôn giáo Chồng Vợ

Thực tế Tỉ lệ % Thực tế Tỉ lệ %

Công giáo 26 24.1 82 75.9

Không công giáo 82 75.9 26 24.1

Tổng 108 100 108 100

Mặc dù có sự tƣơng đồng khá lớn về trình độ học vấn và nghề nghiệp nhƣng sự khác biệt về đời sống tôn giáo luôn là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi, mâu thuẫn trong đời sống gia đình, nếu biết cân bằng và đạo ai ngƣời đó giữ thì gia đình sẽ hòa thuận, êm ấm, ngƣợc lại nếu thiếu đi sự tôn trọng trong đời sống tôn giáo và tâm linh thì gia đình sẽ dẫn đến những mẫu thuẫn đáng tiếc, trƣớc vấn đề này cũng nhận đƣợc những chia sẻ khác nhau của các cặp vợ chồng, Chị Nguyễn thị H là ngƣời theo Công giáo cho biết “ Vợ chồng mình lấy nhau được 6 năm rồi, vợ chồng mình thường không có sự mâu thuẫn về nghề nghiệp hay gì cả mà chỉ có là khác nhau về thờ cũng nên gia đình cũng gặp hơi chút khó khăn, ví dụ như mình hay đi lễ vào chủ nhật, trước đây chồng mình đồng ý và ủng hộ cho việc đi lễ nhưng giờ anh ấy không nói không đồng ý cho đi lễ nhưng mỗi lần mình đi thì tỏ vẻ không đồng ý và vùng vằng” (PVS 7, nữ giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Và theo chị H thì mỗi lần nhƣ vậy chị đều phải “ nhường nhịn chồng cho qua chuyện thôi chứ làm to và chấp vặt thì có mà to chuyện rồi lại khổ con khổ cái” (PVS 7). Cũng trong vấn đề này ngƣời không theo Công giáo khá cởi mở trong vấn đề

60

khác tôn giáo và cho rằng con cái mới là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống gia đình, anh Trƣơng văn H chia sẻ “ Việc tự do tín ngưỡng tôn giáo tôi luôn coi trọng, cái cốt là đạo nào cũng khuyên con người ta làm việc tốt vậy nên đạo của ai người đó giữ thôi, chỉ có điều khi có việc quan trong trong vấn đề thờ cúng của cả hai gia đình như bên nhà tôi là ngày giỗ còn nhà vợ tôi là ngày lễ Noel… vợ chồng tôi vẫn luôn tham gia đầy đủ nên gia đình chẳng có điều gì phải chê trách nên cũng an tâ, giờ con cái mới và kinh tế mới là nhất”.(PVS 1, nam giới 23 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Cũng theo sự chia sẻ của anh H khi đƣợc hỏi đến vấn đề tín ngƣỡng tôn giáo của con cái thì các con của anh đều đƣợc rửa tội và gia nhập đạo Công giáo.

Mức độ thực hiện lễ nghi tôn giáo của các cặp vợ chồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả khảo sát ban đầu nghiên cứu của các cặp vợ chồng theo học Giáo lý hôn nhân từ năm 1987 đến năm 2013, có 28,4% vợ là ngƣời Không theo Công giáo và 71,6% tỉ lệ ngƣời chồng không theo công giáo. Tỉ lệ này có phần nào tƣơng ứng với việc định hƣớng niềm tin tôn giáo của vợ tin có Thiên Chúa chiếm 96,3%, và tỉ lệ ngƣời chồng ban đầu không theo công giáo chiếm 71,6% nhƣng sau thời gian kết hôn tỉ lệ tin có niềm tin có Thiên Chúa chiếm tới 70,4%, đây cũng là kết quả của việc Linh mục trong giáo xứ thƣờng xuyên tổ chức các lớp giáo lý dự tòng và kêu gọi các cặp vợ chồng có chồng hoặc vợ là ngƣời không theo công giáo sẽ theo học và tin theo đạo Công giáo.

Bảng 2.9. Niềm tin tôn giáo của các cặp vợ/chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải

Niềm tin tôn giáo của vợ/chồng

Giá trị Vợ Chồng

Tin có Thiên Chúa 104 96.3 76 70.4

61

Tổng 108 100.0 108 100.0

Bên cạnh việc định hƣớng niềm tin tôn giáo của vợ và chồng có sự thay đổi so với kết quả nghiên cứu ban đầu về sự khác biệt tôn giáo của các cặp vợ chồng thì việc thực hành ghi lễ tôn giáo giữa vợ và chồng cũng phân chia theo tỉ lệ tƣơng ứng.

Bảng 2.10. Mức độ đi lễ, đi thờ của các cặp vợ/chồng

Mức độ đi lễ, thờ Tần suất Tỉ lệ %

Chồng hơn vợ 19 17.6

Vợ hơn chồng 33 30.6

Hai vợ chồng bằng nhau 56 51.9

Tổng 108 100

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ hai vợ chồng tham dự vào việc đi lễ, đi thờ và thực hành các ghi thức tôn giáo tƣơng đối bằng nhau, nhƣng điều đáng chú ý rằng mặc dù ban đầu tỉ lệ ngƣời chồng không theo đạo Công giáo chiếm tỉ lệ 71,6% nhƣng hiện tại tỉ lệ ngƣời chồng đi tham dự thánh lễ bằng vợ chiếm tỉ lệ 51,9% cùng với đó là tỉ lệ chồng hơn vợ chiếm 17,6%. Đây là một sự thay đổi lớn về tƣ duy tôn giáo cũng nhƣ định hƣớng về tôn giáo của những ngƣời chồng xuất thân ban đầu không phải là ngƣời theo công giáo, Anh Nguyễn Hoàng N chia sẻ “ ban đầu sau khi kết hôn tôi chưa theo đạo ngay, nhưng hàng tuần tôi vẫn thường đưa vợ tôi đi lễ ngày chủ nhật, lâu dần tôi cũng muốn tìm hiểu về đạo và tự nguyện xin theo đạo Công giáo” ( PVS 8 , nam giới 26 tuổi, làm nghề bán hàng dong).Khi đƣợc hỏi về việc theo đạo Công giáo có làm ảnh hƣởng gì đến việc thờ cúng gia tiên của mình hay không anh N cho biết “ trước khi chưa theo đạo thì tôi vẫn cúng gia tiên bình thường theo ngày mồng đầu tháng, giờ theo đạo Công giáo rồi thì tôi vẫn cúng như bình thường, tôi thấy đạo Công giáo họ có ý kiến gì về việc này đâu,

62

không những không ý kiến mà bên Công giáo còn dành riêng cả tháng 11 hàng năm để kính nhớ gia tiên đấy” ( PVS 8). Đối với ngƣời Công giáo, hằng năm Giáo Hội Công Giáo dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, trong đó có những linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con nội ngoại, thân bằng quyến thuộc, những bạn bè,và những ngƣời ân nhân của những ngƣời Công giáo, có thể thấy hƣởng ứng tinh thần Thƣ chung của Hội đồng giám mục Việt Nam đạo Công giáo tại Việt Nam cũng đã có những hội nhập tích cực trong vấn đề đạo giáo và sống phúc âm giữa lòng dân tộc.

2.5. Thỏa thuận khi kết hôn của các cặp vợ chồng

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 61)