Tôn giáo

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 26)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.2 Tôn giáo

Tôn giáo là mô ̣t khái niê ̣m rất rô ̣ng , cho đến nay đã có rất nhiều khái niê ̣m đƣợc đƣa ra nhƣng vẫn chƣa có khái niê ̣m nào đƣợc sƣ̉ du ̣ng chung nhất. Ta có thể tìm hiểu mô ̣t số khái niê ̣m đã đƣợc đƣa ra sau:

Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” [17, tr 569]. Theo khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo thì tôn giáo đóng vai trò rất lớn trong việc đền bù hƣ ảo, những lo toan vất vả, những khó khăn trong cuộc sống con ngƣời đều tìm đến tôn giáo và nó là nơi để chúng sinh “ thở dài” khi bị áp bức.

Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của Tôn giáo của C.Mác: “ Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” [17, tr 437]. Dựa theo khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo, có thể thấy tôn giáo là sự phản ảnh những yếu tố bên ngoài vào trong đầu óc của con ngƣời, từ những sự việc bên ngoài, con ngƣời thần thánh hóa lên và làm cho nó trở thành siêu nhiên và hoang đƣờng trong đầu óc mỗi ngƣời.

Theo Emile Durkheim, nhà xã hội học ngƣời Pháp đã có một định nghĩa xã hội học nổi tiếng về tôn giáo: “Một tôn giáo là một hê ̣ thống liên với những tín ngưỡng và những nghi lễ tôn giáo có liên quan đến các sự vật thiêng liêng , tức là tách rời nhau , độc lập với nhau , những tín ngưỡng và những nghi lễ tôn giáo thống nhất trong cùng một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội mà tất cả những người gia nhập cộng đồng ấy ” [19,tr60]. Ông thấy rằng dƣới sự tác động của các yếu tố xã hội, điều kiện xã hội. Chức năng xã

21

hội cơ bản của tôn giáo là tạo ra sự đoàn kết mà đặc điểm của nó là tin tƣởng và tăng cƣờng sự gắn bó, quyết tâm của các cá nhân trong xã hội.

Theo Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo quy định “ Tổ chức tôn giáo là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận”. Chƣơng 3 của Pháp lệnh ghi rõ: Tổ chức đƣợc công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức của những ngƣời có cùng tín ngƣỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

b) Có hiến chƣơng, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đƣờng hƣớng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;

c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; d) Có trụ sở, tổ chức và ngƣời đại diện hợp pháp;

đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài, Tin Lành, Hồi giáo, Hindu giáo và một số tôn giáo địa phƣơng khác đƣợc nhà nƣớc công nhận.

Nhƣ vậy với nhiều khái niệm tôn giáo khác nhau và mỗi khái niệm đƣợc vận dụng trong từng trƣờng hợp cụ thể và phù hợp. Trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu tôn giáo là đạo Thiên chúa giáo ( hay còn gọi là đạo Công giáo) dƣới góc độ khái niệm mà Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo đã quy định và trên cơ sở đó đạo Công giáo là một đạo giáo đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc công nhận là một tổ chức tôn giáo hợp pháp và đƣợc tôn trọng trong quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo.

22

Khái niệm Đạo Công giáo:

Đạo Công giáo hay còn gọi là đạo Thiên Chúa giáo, ở Việt Nam thƣờng sử dụng chung thuật ngữ là đạo Công giáo ( thuật ngữ đạo Công giáo sẽ đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình diễn giải Luận văn để chỉ những ngƣời theo đạo Thiên Chúa giáo để phù hợp với cách gọi tại địa bàn nghiên cứu), Đạo Công giáo là một nhánh của tôn giáo cùng thời Đức Chúa Giesu Kito có tên chung là Thiên Chúa giáo ( phiên âm Hán Việt là Cơ Đốc giáo) gồm có: Công giáo ( Thiên Chúa giáo) Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo.

Thiên Chúa giáo thƣờng dùng để chỉ Giáo hội Công giáo Rôma, hay gọi tắt là Công giáo. Tuy nhiên, bản chất cụm từ "Thiên Chúa giáo" là chỉ về tất cả các tôn giáo thờ Thiên Chúa là thần linh tối cao và duy nhất ngự trên trời ("Thiên" là trời, "Chúa" là chúa tể, "giáo" là tôn giáo), và từng tôn giáo đó có cách gọi tên riêng về Thiên Chúa.

Thiên Chúa giáo ra đời từ đầu Công nguyên nhƣ sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân lao động về một vƣơng quốc của sự công bằng sau những chán chƣờng, tuyệt vọng từ sự thất bại của hàng loạt cuộc nổi dậy của ngƣời nô lệ mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Spactaquyt. Văn hóa Rôma, thần học phƣơng Đông

Ngƣời sáng lập ra Thiên Chúa giáo là Kitô, một nhân vật có thật trong lịch sử tên là Jesus Christ thuộc chủng tộc Isarae, sinh ở Palextin. Nhƣ mọi tôn giáo khác, những ghi chép về Giêsu cũng đƣợc huyền thoại hóa và Giêsu cũng đƣợc thần thánh hóa.

Hệ thống giáo lý, giáo luật Thiên Chúa giáo phần lớn đƣợc ghi nhận trong Kinh thánh. Kinh thánh là hệ thống lý thuyết về Đức tin và chân lý của Đức tin. Kinh thánh gồm hai phần Cựu ƣớc và Tân ƣớc. Đối với ngƣời

23

Kitô giáo, Kinh thánh vừa có giá trị nhân bản, vừa có giá trị siêu nhiên, vì tác giả của nó là Thiên Chúa. Bộ cựu ƣớc đƣợc viết ra trƣớc khi Chúa Giêsu ra đời, chủ yếu nói về nguồn gốc vũ trụ và loài ngƣời, về lịch sử dân Do Thái đƣợc chọn để đón nhận ngày chúa Kitô giáo ra đời. Bộ Tân ƣớc kể lại cuộc đời chúa Giêsu Kitô, của các Tông đồ, cũng nhƣ ghi lại đạo lý của Chúa Giê su khi giảng dạy các Tông đồ.

Theo Kinh thánh, giáo hội là “một cộng đồng hữu hình và có tổ chức mà Chúa Kitô đã sáng lập để lƣu tồn sự hiện diện của mình trên trần gian và tiếp tục thực hiện sứ mạng của mình là giảng dạy chân lý và ban sự sống”. Giáo hội Rôma đƣợc tổ chức theo thang bậc, mà đứng đầu là Giáo Hoàng và các vị Hồng Y do Giáo Hoàng bổ nhiệm cùng các chức sắc làm việc trong giáo triều Rôma, tức là các Thánh bộ, Thánh vụ, các tòa án và các văn phòng. Từ khi Giáo hội Thiên Chúa giáo ra đời đến nay đã trên 260 vị Giáo Hoàng kế vị nhau cai quản tòa thánh Roma.

Trong Luận văn này khái niệm Thiên Chúa giáo đƣợc hiểu là đạo Công giáo để phù hợp với cách xƣng hô của ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu.

Người Công giáo

Khái niệm ngƣời Công giáo đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc hiểu là những ngƣời đã đƣợc rửa tội trong giáo hội Công giáo và tuyên xƣng tin theo đạo Công giáo.

Người không Công giáo

Khái niệm ngƣời không Công giáo đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc hiểu là những ngƣời không theo đạo Công giáo. Có thể họ sẽ theo những tôn giáo khác nhƣ Tin lành, Phật giáo,…hay không theo một tôn giáo nào

24

1.1.3. Tính bền vững trong hôn nhân

Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm hay định nghĩa nào rõ ràng về tính bền vững trong hôn nhân. Một cách đơn giản, tính bền vững của hôn nhân chính là tính chất suốt đời của hôn nhân. Theo quan điểm của Lord Penzance thì tính bền vững trong hôn nhân là sự khẳng định “sự liên kết tự nguyện suốt đời” của các bên trong hôn nhân. Điều này cũng đƣợc ghi nhận trong luật hôn nhân của một số quốc gia, ví dụ, theo Luật hôn nhân năm 1961 của Australia, để việc kết hôn có hiệu lực pháp lý, các bên kết hôn phải có mục đích chung sống suốt đời. Đối với các nhà làm luật, tính bền vững của hôn nhân đƣợc quan tâm do một số yếu tố nhƣ: tôn giáo, đặc điểm văn hóa, sự phát triển của xã hội. Về yếu tố tôn giáo chẳng hạn trong Đạo Cơ đốc họ coi hôn nhân là một thiết chế bất biến gắn liền với suốt cuộc đời con ngƣời, tính bất biến hôn nhân theo quan niệm tôn giáo có thể hiểu theo hai nghĩa: Hôn nhân không thể chấm dứt bằng ly hôn, do đó cấm ly hôn hiện nay quan điểm rất ít nƣớc áp dụng và hôn nhân có tính bền vững nhƣng vẫn có thể chấm dứt bằng ly hôn đây cũng là quan điểm phổ biến hiện nay. Đối với một số quốc gia phƣơng Đông trong đó có Việt Nam thì hôn nhân đƣợc xây dựng trên yếu tố tình cảm giữa các chủ thể và hôn nhân có mục đích là xây dựng gia đình (gia đình thƣờng bắt đầu từ hôn nhân, từ quan hệ vợ chồng về tình cảm mà phát sinh các quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa anh, chị, em…) đó là những điều kiện đảm bảo cho sự liên kết hạnh phúc, bền vững trong hôn nhân, hôn nhân có bền vững thì gia đình và xã hội mới ổn định và phát triển. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam luôn coi trọng tính bền vững của hôn nhân, vì truyền thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trò hôn nhân là cơ sở: “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.[6, tr 1]

25

Theo quan niệm của đạo Công giáo: Đối với ngƣời theo đạo Công giáo thì hôn nhân có hai đặc tính rất quan trọng là tính “đơn hôn” và “bất khả phân ly” và “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly” trích Mattheu,Chƣơng 19, câu 4 [25,tr1313]. Chung thủy suốt đời với ngƣời phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thƣờng đƣợc coi là giải pháp bình thƣờng cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Trong cuộc sống hiện đại với sự giao thoa của nhiều nền văn hóa thì đối với nhiều trƣờng hợp, chung thuỷ là một thách thức khó khăn trong đời sống vợ chồng. quan niệm về hôn nhân của đạo Công giáo cũng cho rằng trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng phải luôn nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa và có Chúa chứng kiến: “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly [ 25,tr1313].

Tóm lại, tính bền vững trong hôn nhân trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là khả năng duy trì mối quan hệ bền vững giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình.

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)