Thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 58)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo

thời kỳ.

2.3. Thời gian tìm hiểu trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng khác tôn giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải. giáo tại Giáo xứ Nghĩa Ải.

Trong xã hội vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề tì m hi ểu trƣớ c hôn nhân . Có ngƣời cho rằng thời gian tìm hiểu quá nhanh khi chƣa kịp hiểu có thể dẫn đến sự đổ vỡ sau này, song một số khác lại cho rằng tìm hiểu nhau quá lâu sẽ dẫn đến nhàm chán, cuộc sống hôn nhân sau này không còn mới mẻ. Trong nghiên cứu này tôi cũng đặt ra câu

53

hỏi liệu thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân của ngƣời theo đạo Công giáo và ngƣời không theo đạo Công giáo nhƣ thế nào.

Kết quả thu đƣợc từ quá trình điều tra nhƣ sau:

Bảng 2.4 Thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân của vợ/chồng khác tôn giáo Thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân của vợ/chồng

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % cộng dồn

Thời gian /Năm 1 17 15.7 15.7 1.5 6 5.6 21.3 2 41 38.0 59.3 3 22 20.4 79.6 4 17 15.7 95.4 5 5 4.6 100 Tổng 108 100

Nhìn vào bảng thống kê thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân kết hợp với độ tuổi kết hôn tại địa bàn nghiên cứu chúng ta không khỏi đặt ra những câu hỏi rằng, tại sao với độ tuổi kết hôn của nữ là 18 – 20 tuổi chiếm tới 75% và của nam từ 20 – 22 tuổi chiếm 62%, trong khi thời gian tìm hiểu hôn nhân của họ con số 2 năm và 3 năm chiếm 58,4%, nhƣ vậy có phải họ đã tìm hiểu nhau từ trƣớc khi đến tuổi kết hôn hay không?. Hầu hết những ngƣời có độ tuổi kết hôn sớm nhƣng thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân lâu là bởi những lý do sau: Thứ nhất nhƣ đã phân tích ở trên, đa số các nam/nữ thanh niên nghỉ học từ sớm, không theo học các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp hay Cao đẳng, Đại học mà sẽ đi lập nghiệp sớm cùng gia đình. Đối với nữ giới và nam giới sau khi nghỉ học Trung học cơ sở hoặc trung học Phổ thông, họ cùng nhau đi làm ăn xa quê hƣơng, trong thời gian đi làm cũng chính là thời gian họ tìm hiểu nhau trƣớc hôn nhân, khi đƣợc hỏi thì “Còn việc lấy vợ sớm thì, hihi ( cười

54

ngại) mình không đi học Đại học nên đi làm luôn, khi đi làm thì gặp vợ mình, người cùng Xã, cũng đi bán xôi, chúng mình quen nhau và tìm hiểu đến khi cưới là được 3 năm” và “khi đủ tuổi kết hôn là mình xin phép gia đình và cưới luôn không có lại sợ bố mẹ đổi ý” (PVS 1 – Nam giới 23 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Khi đã đủ tuổi kết hôn họ trở về quê hƣơng đăng ký theo học giáo lý hôn nhân và tổ chức đám cƣới. Sau khi cƣới hỏi hoàn tất họ lại khăn gói lên đƣờng đi làm ăn xa, cứ nhƣ vậy việc kết hôn sớm, mặc dù thời gian tìm hiểu trƣớc hôn nhân là tƣơng đối dài đã trở thành phổ biến tại Làng Ải – thuộc Giáo xứ Nghĩa Ải – Hợp Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội. Và nó cũng là khởi nguồn của nguyên nhân tiếp theo cho các cặp đôi nam/nữ tại địa bàn “ noi gƣơng” trong việc tìm hiểu trƣớc hôn nhân cũng nhƣ nhìn vào lợi ích kinh tế để tiến tới việc kết hôn sớm. Trong thực tế tại đây không ít những cặp vợ / chồng sinh năm 1987, 1988, 1989 hiện nay đã có nhà cao tầng, khang trang. Tiếp nối suy nghĩ và tƣ duy, các bậc cha mẹ thƣờng không khuyến khích con cái trong việc học hành mà thƣờng khuyến khích con cái tham gia vào lao động của gia đình. Thậm chí có những trƣờng hợp nam/nữ thi đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng nhƣng cha mẹ lại không cho đi học và tỏ thái độ cấm đoán gay gắt với những lý lẽ nhƣ học xong khó xin việc làm hoặc đi làm một hai năm rồi lấy chồng… Khi hỏi về quan niệm của các bậc phụ huynh về vấn đề học tập và kết hôn của con cái thì nhận đƣợc chia sẻ của Bác Nguyễn Văn Đ cho biết “ gia đình tôi không có điều kiện về kinh tế, cho chúng nó đi học Đại học tốn nhiều tiền lắm, với lại học xong thì phải có ô to thì mới xin được việc làm cho chúng nó, mà nhà tôi thì quen biết ai đâu, giả sử có quen biết thì cũng phải mất nhiều tiền mới xin được việc, thôi thì cứ cho đi thi Đại học cho biết vậy thôi, chứ tôi thấy đi học hết cấp ba là được rồi, học xong đi làm một hai năm lấy chồng là xong, đấy! bây giờ chúng nó xây được cái nhà

55

rồi đấy, chứ tôi thấy nếu mà đi học thì không biết bao giờ mới có tiền mà xây nhà…” ( PVS số 5, nam giới 52 tuổi, làm ruộng).Và cứ nhƣ vậy cũng không ít trƣờng hợp nam/nữ đã phải nghe theo những “ lời khuyên” của cha mẹ để rồi tiếp nối quy trình thời gian tìm hiểu hôn nhân khá lâu mà thời gian kết hôn thì khá sớm.

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)