7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Quan niệm của Giáo hội Công giáo về hôn nhân khác tôn giáo
2.1.1 Giáo lý giáo luật đạo Công giáo về hôn nhân
Hôn nhân nói riêng và đời sống gia đình nói chung là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Hội thánh Công giáo. Sách Sáng thế đã ghi lại ngay từ khi tạo lập vũ trụ khởi nguồn tạo lập vũ trụ, sau khi đã dựng nên Ađam4, Thiên Chúa phán: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó.” Khi thấy Evà5, Ađam đã sung sƣớng kêu lên: “Này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” Trích sách Sáng Thế, từ câu 18 đến câu 23 [25,tr28]. Hội thánh Công giáo quan niệm rằng hôn nhân trƣớc hết là một ơn ích thiên liêng đƣợc Thiên Chúa chúc phúc. Qua việc kết hiệp trong tình yêu, hai vợ chồng đƣợc mời gọi trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa, Tình yêu giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ khi kết hiệp lại với nhau đƣợc Hội thánh Công giáo ví nhƣ hình ảnh Chúa Giê – su đã sinh xuống trần và chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu độ cho nhân loại. Quan niệm này của đạo Công giáo đề cao đức tính hi sinh và trọn đời yêu thƣơng nhau, cùng nhau xây đắp cuộc sống vợ chồng và mỗi cặp vợ chồng phải noi gƣơng tình yêu của Chúa Giê – Su.
Đặc tính của hôn nhân công giáo:
Hội thánh Công giáo cũng chỉ ra rằng tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân. Khi sống yêu thƣơng, con ngƣời thể hiện đúng với bản chất của
4 A đam: Ngƣời đàn ông đầu tiên Thiên Chúa đã dựng lên theo quan điệm của ngƣời Công giáo
5 Eva : Ngƣời phụ nữ đầu tiên đƣợc Thiên Chúa dựng lên từ xƣơng sƣờn A đam theo quan niệm của ngƣời Công giáo.
40
mình là hình ảnh Thiên Chúa, đƣợc dựng nên để sống yêu thƣơng và hiệp thông với nhau. Tình yêu là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con ngƣời. Tình yêu cũng là yếu tố căn bản của hôn nhân. Sự trao tặng thân xác giữa hai vợ chồng chỉ có ý nghĩa khi thể hiện sự tự hiến chính mình vì tình yêu. Tình yêu là nền móng xây dựng những mối tƣơng quan gia đình. Đối với con cái, tình yêu của cha mẹ trở thành dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa. Sứ mạng của đời sống gia đình là bảo toàn, biểu lộ và truyền đạt tình yêu. Hôn nhân và gia đình đƣợc thiết lập là do tình yêu, đƣợc sinh động cũng là do tình yêu, sức mạnh và mục đích cuối cùng lại chính là tình yêu.
Đặc tính thứ nhất: Đơn hôn: là Hôn nhân giữa chỉ một ngƣời nam và
một ngƣời nữ. Hôn nhân Công giáo là duy nhất, trung tín, không chia sẻ. Ngƣời nam không thể là chồng của ngƣời nữ nào ngoài vợ mình; và ngƣời nữ cũng không thể là vợ của ngƣời nam nào ngoài chồng mình. Đặc tính Đơn hôn loại trừ mọi hình thức đa thê, nghĩa là sống chung thủy một vợ một chồng. Đặc tính đơn hôn trong hôn nhân Công giáo cũng đƣợc thể hiện qua những điều răn của Chúa. Trong bộ luật Mƣời Điều Răn của Thiên Chúa thì có đến hai điều răn Thiên Chúa khuyên răn con ngƣời “ chớ làm sự dâm dục” và “ chớ ham muốn vợ chồng ngƣời”nhằm khuyên răn con ngƣời sống chung thủy và trọn đời yêu thƣơng nhau trong đời sống vợ chồng.
Đặc tính thứ hai: Bất khả phân ly: Đặc tính này có ý nghĩa hôn nhân ràng buộc hai ngƣời cho đến chết. Khi ngƣời nam và ngƣời nữ đã kết hôn thành sự dƣới luật Chúa và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời. Không ai có thể tháo cởi sợi dây hôn nhân đó, dù hai vợ chồng đồng tình, dù quyền lực tôn giáo hay dân sự. Đặc tính vĩnh viễn này loại trừ sự ly dị vì “Sự gì Thiên Chúa liên kết loài người không được phân ly”.
41
Hội thánh lý giải hai đặc tính của hôn nhân Công giáo là từ Ý định của Thiên Chúa và từ Mục đích của hôn nhân.
Ý định của Thiên Chúa:
Trong sách Phúc âm của Thánh Mattheu có thuật lại việc Chúa Giê - Su đã nhắc lại ý định của Thiên Chúa khi nói về tính đơn hôn: “Các ông lại không đọc : Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ sao ? và Người phán : Bởi thế, đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và khăng khít với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác. Cho nên họ không còn là hai mà là một thân xác”[25, 1313]. Khi nói về tính chất bất khả phân ly trong hôn nhân Chúa Giê - Su cũng trả lời những ngƣời trong buổi giảng đạo của mình rằng : “Tại các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê cho phép bỏ vợ. Chứ từ đầu, không có như vậy” [25, tr1313]
Mục đích của Hôn nhân.
Hôn nhân tự nhiên đòi buộc phải đơn hôn và vĩnh viễn để đạt mục đích trọn đời yêu thƣơng nhau, sinh sản và giáo dục con cái. Đôi bạn chung sống là để giúp đỡ lẫn nhau. Sự giúp đỡ này chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi họ chung thủy với nhau. Còn nếu nhƣ họ chia sẻ tình cảm với ngƣời khác, hoặc chỉ có ý giúp đỡ nhau một thời gian, thì sự giúp đỡ ấy không thể tận tình và hữu hiệu đƣợc. Bên cạnh đó việc sinh sản con cái là do việc kết hợp yêu đƣơng thân mật vợ chồng. Nếu vợ chồng không chung thủy, thì nguồn gốc đứa con sẽ bị nghi ngờ. Lúc ấy, làm sao họ có thể “yên tâm”săn sóc giáo dục đứa con mà họ nghi ngờ không phải con của mình đƣợc? Hội Thánh Công giáo cũng lập luận rằng nếu chỉ lập luận trên bình diện tự nhiên của loài ngƣời có lý trí suy xét, có tự do định đoạt, thì khó đƣa ra những luận cứ tuyệt đối chắc chắn để bảo vệ tính“vĩnh viễn” của hôn nhân đƣợc .
42
Không thể dựa vào “ích lợi của con cái” để khẳng định và quả quyết hôn nhân là bất khả phân ly; vì nhƣ thế, những đôi bạn không có con, có thể bỏ nhau mà không vi phạm luật.
Cũng không thể dựa vào câu nói “Tình yêu chân thật phải chung thủy” để buộc vợ chồng luôn gây gổ hoặc gặp trục trặc, khó khăn trong đời sống vợ chồng phải sống với nhau trọn đời ; vì sống “khổ” nhƣ thế mãi là trái với mục đích hôn nhân mà mục đích của hôn nhân là tạo dựng hạnh phúc cho nhau. Do đó, Hội thánh Công giáo phải tìm ra một luận cứ vững chắc hơn vốn là nền tảng cho hai đặc tính của hôn nhân mà Luật Chúa đã quy định không đƣợc phân ly. Luận cứ đó là phẩm giá của hôn nhân Công giáo.
Hôn nhân Công giáo đƣợc thiết lập mô phỏng tình yêu giữa Chúa Giê - Su và Hội thánh Công giáo, Theo quan niệm Công giáo cho rằng tình yêu giữa Chúa Giê – Su và Hội thánh là một tình yêu không chia sẻ và bền vững muôn đời. Chính sự mô phỏng này đã xây dựng cho hôn nhân Công giáo phẩm giá cao qúy nhất : Tình yêu vợ chồng sánh ví tình yêu giữa Chúa Giê - Su và Hội thánh. “Bí tích này (Hôn phối) quả thật cao quí. Đây tôi nói về Chúa Kitô và Hội thánh”(24,tr4). Trên cơ sở đó hôn nhân Công giáo phải là đơn hôn và vĩnh viễn dựa vào phẩm giá ấy.
Trên đây là hai đặc tính cơ bản của hôn nhân công giáo, vậy đối với hôn nhân giữa một ngƣời công giáo và một ngƣời không theo công giáo thì sao? Họ có thực hiện theo đúng luật của Thiên Chúa, của giáo hội Công giáo trong đời sống hôn nhân hay không?
2.1.2 Quy định của đạo Công giáo đối với các cặp vợ chồng kết hôn khác tôn giáo.
Theo Giáo hội Công giáo việc kết hôn khác tôn giáo vẫn phải tuân theo luật của Giáo hội Công giáo nhƣ việc đăng ký học giáo lý hôn nhân, tham dự
43
đầy đủ các khóa học để đánh giá nhận thức cũng nhƣ sự hiểu biết của các cặp vợ chồng về đời sống hôn nhân và gia đình và cung cấp những thiếu hụt trong nhận thức về sinh sản và đời sống gia đình. Đây cũng là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ cặp vợ chồng nào kết hôn với ngƣời Công giáo. Bên cạnh đó Giáo hội Công giáo cũng không ngừng rao giảng đạo giáo của mình và mong muốn những các nhân trong các lớp học Giáo lý hôn nhân sẽ theo đạo Công giáo.
Về Thủ tục xin nhập học Giáo lý hôn nhân:
Để theo học Giáo lý hôn nhân thì cả hai vợ chồng phải đăng ký vào Mẫu đơn xin theo học Giáo lý và đợi sắp xếp lớp học theo đúng chƣơng trình đề ra của Nhà thờ đạo Công giáo.
Đối với những ngƣời đi làm ăn xa quê muốn theo học giáo lý hôn nhân tại nơi mình công tác thì có thể xin giấy giới thiệu của Linh mục nơi quê hƣơng mình sinh sống và gửi cho Linh mục nơi vợ/chồng muốn đăng ký xin học Giáo lý hôn nhân tại đó.
Sau khi đã đăng ký theo học và đã trình báo Linh mục về việc kết hôn và xin theo học giáo lý đạo công giáo trƣớc khi kết hôn. Nếu đƣợc Linh mục chấp thuận cho theo học thì sẽ tham gia lớp học giáo lý hôn nhân: Thời gian của khóa học trung bình kéo dài từ 4 – 6 tháng.
Nội dung học tập chủ yếu trong thời gian này là tìm hiểu về đạo Công giáo, học hỏi về đời sống hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản…
Sau khi theo học đƣợc 4-6 tháng các cặp đôi nam nữ theo học có thể dự thi để đƣợc cấp chứng chỉ đã hoàn thành khóa học, trƣờng hợp thi không qua, kết quả không đạt yêu cầu sẽ buộc phải học lại khóa học tiếp theo. Bên cạnh việc theo học giáo lý hôn nhân, phía Công giáo còn gửi một bản Điều tra hôn phối về quê hƣơng của ngƣời nam hoặc ngƣời nữ khác tôn giáo, để
44
xác nhận ngƣời này đã có chồng/vợ hay chƣa? Nếu đã có trƣớc đây rồi thì việc theo học giáo lý hôn nhân sẽ không đƣợc công nhận và không thể kết hôn. Vì theo đặc tính hôn nhân của ngƣời Công giáo là Đơn hôn ( nghĩa là một vợ một chồng), Sau khi nhận đƣợc Phiếu yêu cầu Điều tra hôn phối, Linh mục gần địa bàn của ngƣời nam/nữ không theo Công giáo sẽ cử ngƣời đi kiểm tra và xác định thông tin sau đó ký và xác nhận thông tin ,chuyển tiếp thông tin lại cho vị Linh mục có ngƣời nam/nữ là ngƣời theo Công giáo để tiến hành thủ tục hôn phối theo đúng nội quy của Giáo luật.
Về thực hành lễ nghi tôn giáo:
Trường hợp thứ nhất: Ngƣời không theo công giáo học Giáo lý dự tòng6
và xin theo đạo. Đã rửa tội và gia nhập đạo Công giáo thì sẽ đƣợc cử hành Lễ Cƣới7
trong nhà thờ hay còn gọi là Bí tích hôn phối8.
Trường hợp thứ hai: Theo học giáo lý hôn nhân để đủ điều kiện kết hôn và đạo ai ngƣời đó giữ: Phải xin phép chuẩn9
nơi tòa Giám Mục. Theo giáo luật, ngƣời công giáo kết hôn với ngƣời chƣa rửa tội thì hôn nhân ấy không thành sự hay bị rối. Theo khoản 1086 trong Bộ giáo luật hiện hành của giáo hội công giáo, nếu không muốn bị rối trong tình trạng ấy thì phải xin phép chuẩn dị giáo của Đức Giám Mục địa phận.
Để đƣợc phép chuẩn cho hôn nhân dị giáo hầu „đạo ai nấy giữ‟, khoản 1126 trong giáo luật cũng quy định phải có 3 điều kiện:
- Bên Công giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái đƣợc Rửa tội và giáo dục trong Giáo hội Công giáo.
6 Giáo lý cho ngƣời mới đầu học và theo đạo Công giáo
7
Lễ cƣới: là thánh lễ đƣợc tổ chức long trọng trong Nhà thờ, có sự chứng kiến của Thiên Chúa và đƣợc Thiên Chúa chúc phúc.
8 Bí tích hôn phối là Bí tích chính Chúa Giê-su đã lập để giúp chúc phúc cho đời sống gia đình
45
- Phải thông báo cho bên không Công giáo biết những điều bên Công giáo phải cam kết, để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công giáo
- Cả hai bên phải đƣợc giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào đƣợc phép loại bỏ.
Khi đã đƣợc phép chuẩn, việc kết hôn giữa một ngƣời công giáo và một
ngƣời không công giáo trở nên hợp lệ và thành sự. Nếu không có phép chuẩn
thì phép hôn phối bất thành. Và khi đã có phép chuẩn thì có thể làm phép cƣới trong nhà thờ hay tại một nơi khác thích hợp
Cần phải khẳng định lại rằng, đối với những cuộc hôn nhân khác tôn giáo ( đạo ai ngƣời đó giữ) thì chỉ đƣợc Phép chuẩn của Đức Giám Mục cai quản ở địa phận và chỉ đƣợc làm Phép cƣới chứ không đƣợc làm Lễ cƣới10. Khi thực hiện nghi thức Phép cƣới trong nhà thờ hoặc một nơi thích hợp thì việc cử hành nghi thức đều giống nhau. Ngƣời nam và ngƣời nữ cầm tay nhau và nói lời ƣng thuận và thề nguyện trƣớc Linh Mục và trƣớc Chúa, nhờ đó cuộc hôn nhân của vợ chồng đƣợc Thiên Chúa chúc phúc.Sau khi đã đƣợc làm phép tha hôn phối khác đạo, về mặt chứng từ sổ sách sẽ đƣợc lƣu trữ theo thứ tự đăng ký kết hôn theo luật Công giáo.
Về đời sống gia đình sau khi đã kết hôn
Phía Công giáo cũng bày tỏ quan ngại của mình đối với đời sống gia đình có hôn nhân khác tôn giáo với hai giả định nhƣ sau:
Thứ nhất: Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấy giữ”. Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình đƣợc tự do thờ phƣợng và chăm sóc đức tin cho con cái nhƣ đã thoả thuận lúc
46
ban đầu. Phía Công giáo sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận đƣợc ơn Chúa.
Thứ hai: Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân nhƣợng nhau trƣớc những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra. Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo.
Nhìn vào những quy định trên, chúng ta thấy quan điểm của Hội thánh là một sự nhƣợng bộ vì không thể tránh đƣợc, chứ họ không hề khuyến khích. Tuy nhiên, ngƣời ta có cảm tƣởng Hội thánh Công giáo không “công bằng” khi đòi hỏi đức tin Công giáo phải đƣợc ƣu tiên. Sẽ có nhiều câu hỏi nhƣ: Hội Thánh lấy quyền gì để đòi hỏi hai bên phải thoả thuận nhƣ thế? Có thể nói đó là nhƣ quyền của bậc cha mẹ trƣớc hạnh phúc của con cái, chẳng khác nào việc trao đổi giữa hai gia đình trƣớc ngày đính hôn, mỗi bên nêu rõ nguyện vọng của mình vì hạnh phúc lâu bền của con cái. Và tại sao Hội Thánh lại phải bận tâm đến nhƣ vậy? Đứng trƣớc những câu hỏi nhƣ vậy Hội Thánh Công giáo bày tỏ quan điểm nhƣ sau:
Hội Thánh biết rằng, bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hƣởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hƣởng đến những chọn lựa trƣớc những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái. Do khác biệt quan điểm một cách sâu xa nhƣ thế, những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thƣờng gặp nhiều trở ngại, khó đạt đƣợc hạnh phúc và nếu tan vỡ thì phía ngƣời Công giáo sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn, vì họ không thể lập gia đình lại, bao lâu người kia còn sống.Vì đặc tính của hôn nhân Công giáo là bất khả phân ly nhƣ chúng ta đã phân tích ở trên.