7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.2 Những thỏa thuận trước khi kết hôn của các cặp vợ chồng
Bảng 2.13. Những thỏa thuận trƣớc khi kết hôn của các cặp vợ chồng
Nội dung thỏa thuận Tỉ lệ Lựa
chọn (%)
Sau khi kết hôn sẽ theo đạo Công giáo 63.9
Đạo của ai ngƣời đó giữ 24.1
Chỉ học giáo lý hôn nhân để đủ điều kiện kết hôn theo luật Công giáo 36.1
Không theo đạo công giáo 17.6
Con cái ngay sau khi sinh ra sẽ đƣợc rửa tội và theo đạo công giáo 59.3
Đợi con lớn 18 tuổi và tự quyết định tôn giáo của mình 13.0
Cho con theo một tôn giáo khác của Vợ/Chồng 4.6
Theo bảng số liệu thống kê cho thấy có tới 63,9% cặp vợ chồng có thỏa thuận sau khi kết hôn sẽ theo đạo Công giáo, với tỉ lệ khá cao ngƣời không theo đạo Công giáo thỏa thuận sẽ theo đạo Công giáo, tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn sâu với những trƣờng hợp gia đình có chồng/vợ là ngƣời không theo công giáo về ý định sẽ theo đạo công giáo này, kết quả thu đƣợc tƣơng theo kết quả định lƣợng ở trên“ Ban đầu mình và vợ mình có thỏa thuận về vấn đề khác biệt tôn giáo, mình nói sẽ theo đạo sau khi kết hôn, và giờ thì mình theo rồi”( PVS 4, nam giới 22 tuổi, làm nghề bán hàng dong).Tuy nhiên nguyên nhân để theo đạo Công giáo của các cặp vợ chồng cũng không ai giống ai, mỗi ngƣời đều có một lý do, có cặp vợ chồng cho biết, nếu nhƣ họ không theo đạo Công giáo thì sẽ không đƣợc phía gia đình ngƣời Công giáo không cho kết hôn hoặc nếu có kết tự ý kết hôn thì sẽ bị gia đình từ hoặc sẽ không ai đến dự đám cƣới khi không có phép chuẩn của Đức giám mục giáo phận về việc tha ngăn trở khác đạo, theo nhƣ chia sẻ của một cặp vợ chồng mới kết hôn năm 2013 cho biết “ Vợ chồng mình ban đầu bị gia
66
đình mình cấm đoán nhiều lắm, nhưng từ khi mình đồng ý học đạo để rửa tội và xin theo đạo Công giáo thì mọi chuyện lại rất dễ dàng, bây giờ gia đình nhà vợ quý mình lắm”. ( PVS 3, nam giới 25 tuổi, làm nghề bán hàng dong). Nhƣ vậy những ngƣời theo đạo Công giáo khi kết hôn với những ngƣời không theo Công giáo đều phải trải qua một thời gian thử thách nhất định trong vấn đề tín ngƣỡng và tôn giáo, nhƣng cũng rất khó trách những gia đình có vợ hoặc chồng là ngƣời theo đạo Công giáo bởi lẽ nếu họ không làm nhƣ vậy thì
“ dân làng họ bàn tán xì xào là gia đình chúng tôi bỏ đạo, và chúng tôi sẽ bị mắc tội với Chúa, rồi đám cưới con nhà chúng tôi sẽ chẳng có ai đến dự nên nếu cưới được con cái nhà nào cùng tôn giáo là tốt nhất”. ( PVS số 5, nam giới 55 tuổi, làm ruộng). Vấn đề sợ mắc tội với Thiên Chúa và sức ép của dƣ luận xã hội đã dẫn đến việc các gia đình tại địa bàn nghiên cứu luôn có mong muốn đƣợc kết hôn với ngƣời cùng tôn giáo với mình.
Nhƣ vậy có thể đƣa ra những kết luận ban đầu cho quá trình nghiên cứu rằng: việc thỏa thuận trƣớc hôn nhân về vấn đề khác tôn giáo ở địa bàn nghiên cứu khá phức tạp, nó không chỉ dừng lại ở những cuộc trao đổi bình thƣờng trong cuộc sống yêu đƣơng, mà nó đã đƣợc đƣa lên bàn cân của gia đình và cộng đồng theo tín gƣỡng tôn giáo tại địa phƣơng, nó trở thành áp lực cho những ngƣời có ý định kết hôn với ngƣời không công giáo và ngƣợc lại.
67
Chƣơng 3:
BIỂU HIỆN CỦA TÍNH BỀN VỮNG TRONG HÔN NHÂN GIỮA NGƢỜI CÔNG GIÁO VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ
NGHĨA ẢI