Các Lý thuyết sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 33)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Các Lý thuyết sử dụng trong đề tài

Emile Durkheim (1858-1917) là một nhà xã hội học trong thế kỷ 19, Ông đóng góp vào sự phát triển mô hình cấu trúc chức năng của xã hội học. Ông xem xã hội nhƣ một hệ thống phức tạp gồm nhiều bộ phận tƣơng thuộc vẫn còn ổn định tƣơng đối qua thời gian dài. Ông nhấn mạnh, nhƣ thế xã hội có đời sống và quyền hạn của riêng mình vƣợt quá đời sống của các thành viên cá nhân cùng chung sức hình thành. Vì thế Durkheim xem bản thân xã hội “ giống nhƣ thần”. Không nhƣ thành viên cá nhân trong xã hội, xã hội không hề chết, và quyền lực của xã hội định dạng đời sống của bất kỳ ai trong chúng ta gợi ra cảm giác cung kính và sợ hãi, xã hội cũng yêu cầu phải có sự phục tùng của cá nhân đối với giá trị và tiêu chuẩn. Vì thế, theo Durkheim ( 1965, nguyên tác 1915), bản thân xã hội là nền tảng của sự thiêng liêng, sao cho khi con ngƣời phát triển niềm tin tôn giáo, thì con ngƣời cũng tán dƣơng quyền lực đáng kính của xã hội.

Durkheim nói, con ngƣời có thể hiểu quyền lực trong xã hội của mình, bằng cách thay đổi đối tƣợng cụ thể, thƣờng nhật thành biểu tƣợng thiêng liêng. Lúc ấy, sự thiêng liêng biểu tƣợng tính bất tử tập thể của những sinh vật chết về mặt cá thể. Trong xã hội công nghệ thô sơ, Durkheim nhận thấy quyền lực xã hội thƣờng đƣợc miêu tả bằng vật tổ - Một vật, thƣờng là yếu tố của thế giới tự nhiên, thấm nhuần đặc điểm thần thánh. Một động vật hay thực vật có thể sử dụng nhƣ sự miêu tả thiêng liêng của toàn bộ xã hội – nền tảng tên gọi và nhận dạng tập thể của xã hội, và tâm điểm của lễ ghi củng cố những mối rằng buộc kết hợp con ngƣời với nhau.

Theo Durkheim, liệu sức mạnh thần thánh có tồn tại hay không thì niềm tin tôn giáo và hành lễ phát sinh nhƣ một phần của nền văn hóa để phản

28

ánh quyền lực của xã hội. Ông nhận dạng một số chức năng chính của tôn giáo đối với hoạt động của xã hội.

Thứ nhất là sự kết hợp xã hội: Đối với xã hội Tôn giáo thúc đẩy tính

cố kết xã hội, đoàn kết thành viên xã hội qua các giá trị và tiêu chuẩn chung. Trong các xã hội thô sơ, vật tổ là biểu tƣợng hữu hình của sự đoàn kết này. Ở Mỹ, cờ Mỹ cũng có mục đích tƣơng tự, biểu tƣợng hóa ý chí “ một quốc gia, dƣới sự che trở của Chúa, không thể chia cắt”. Hơn nữa, tất cả tiền giấy của Mỹ đều in dòng chữ “ Chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa”, ngụ ý sự đoàn kết tập thể dựa trên niềm tin [18,tr 523-524]

Dĩ nhiên tôn giáo có thể rối loạn chức năng bằng cách gây ra sự chia rẽ trong xã hội hoặc tạo ra mâu thuẫn giữa các xã hội. Vào đầu thời kỳ trung cổ, chẳng hạn niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ Cơ Đốc châu âu tổ chức thành các đạo quân thập tự chống lại tín đồ Hồi giáo ở Phƣơng Đông. Về phần mình, tín đồ Hồi giáo tìm cách bảo vệ đức tin của mình chống lại tín đồ Cơ đốc xâm lăng. Mâu thuẫn giữa tín đồ Hồi giáo, Do thái giáo và Cơ đốc vẫn là nguồn bất ổn ở chính trị ở Trung Đông ngày nay, và công dân Bắc Ailen bị chia rẽ thành hai phái vũ trang trên cơ sở trung thành với niềm tin tôn giáo Cơ Đốc hay Tin Lành.

Đối với gia đình, tôn giáo cũng đóng vai trò gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau theo những giá trị và tiêu chuẩn chung trong đời sống từng gia đình mà tôn giáo đó quy định, những thành viên theo đạo Công giáo và sống trong đời sống gia đình thì thƣờng học tập và làm theo tinh thần Tông huấn của Đức giáo hoàng về đời sống gia đình đạo Công giáo, sống theo tinh thần thƣ chung của Hội thánh Công giáo sẽ làm cho thành viên trong gia đình gắn kết bền chặt hơn, tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, giữa gia đình và gia đình, giữa gia đình và xã hội.

29

Thứ hai là chức năng kiểm soát xã hội:

Mọi xã hội đều phát triển những cách khác nhau để thúc đẩy tính tuân thủ xã hội, ổn định cách sống của mình. Nhiều tiêu chuẩn văn hóa – Nhất là tiêu chuẩn có tầm quan trọng về đạo đức đƣợc niềm tin tôn giáo ban cho tính hợp pháp thiêng liêng. Ở Châu Âu thời trung cổ, các mẫu xã hội đƣợc mọi ngƣời xem là ý Chúa, nhà Vua thƣờng quả quyết cai trị theo quyền của thần thánh. Ở Iran ngày nay, giáo chủ Ayatollah Khomeini biện minh cho tập thể lãnh đạo của ông theo cách tƣơng tự. Mặc dù một vài lãnh tụ chính trị hiện đại khác viện dẫn tôn giáo trong cách rõ ràng nhƣ thế để sử dụng quyền kiểm soát xã hội, nhiều ngƣời cầu xin ơn Chúa công khai đối với công việc của mình, hành động này khuyến khích công dân khác nên xem vị trí lãnh đạo của họ vừa hợp lý lẫn chính đáng. Ý nghĩa mục đích: Khi đối mặt với cái chết, bệnh tật, thiên tai, và vô số thất bại của con ngƣời, đời sống có vẻ dễ bị tổn thƣơng, hỗn độn và vô nghĩa một cách vô vọng. Niềm tin tôn giáo tạo cảm giác an ủi rằng nhiều kinh nghiệm con ngƣời – từ khi sinh cho đến lúc mất – đều có mục đích nhiều hơn. Củng cố bởi niềm tin nhƣ thế, con ngƣời ít bị sự tuyệt vọng quật ngã hơn khi đối mặt với những tính không chắc và tai họa trong đời sống, và rất có thể tiếp tục đóng tích cực vào phúc lợi xã hội chung nhiều hơn. Trong nghĩa cơ bản, tôn giáo tạo ra phƣơng tiện để giải quyết những vấn đề sau cùng sống, chết mà không có lẽ phải thông thƣờng nào có khả năng đƣa ra lời đáp. Phân tích của Durkheim về chức năng tôn giáo không ngụ ý một niềm tin tôn giáo bất kỳ là có giá trị hay vô giáo trị. Chắc chắn thế giới có rất nhiều niềm tin tôn giáo, phần lớn niềm tin này mâu thuẫn với nhau, những gì một ngƣời cho là vấn đề đức tin thì ngƣời khác lại cho rằng phi lý. Nhƣng đến mức niềm tin tôn tôn giáo đƣợc chia sẻ trong xã hội, thì sự cố kết xã hội , ổn định xã hội, chiều hƣớng có ý nghĩa và mục đích sẽ phát sinh.

30

Nhƣ vậy theo Emile Durkheim cho rằng tôn giáo là sự thể hiện quyền lực của xã hội đối với cá nhân. Phân tích cấu trúc chức năng của ông cho rằng tôn giáo thúc đẩy sự cố kết xã hội, kiểm soát xã hội và tạo cho đời sống có ý nghĩa và mục đích.

Đối với đời sống gia đình, tôn giáo cũng giúp cho những cá nhân trong gia đình có đƣợc cảm giác an ủi, quy hƣớng về đấng họ tôn thờ, và vì vậy những hành vi ứng xử của họ và họ đều tin có Chúa chứng kiến nên họ luôn cố gắng và mong muốn làm theo những điều luật của Chúa để đẹp lòng Chúa và Chúa sẽ ban cho họ những mong muốn khi cầu xin. Đạo Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung chƣa bao giờ đánh mất chức năng vốn có của nó là kiểm soát xã hội, không những vậy nó còn kiểm soát đến từng hành vi của tổ chức, cá nhân và gia đình.

Bên cạnh việc tiếp cận lý thuyết chức năng dƣới góc độ tôn giáo khi nghiên cứu trong đê tài, chúng ta cũng có thể tiếp cận lý thuyết này dƣới góc độ gia đình để lý giải các hoạt động diễn ra trong và ngoài gia đình, lý giải sự tƣơng tác của các thành viên trong gia đình với nhau. Tiếp cận nghiên cứu gia đình theo thuyết chức năng cần xem xét gia đình là một đơn vị xã hội với những chức năng cơ bản trong đó.

Talcott Parsons là nhà xã hội học Mỹ, người có ảnh hưởng và nổi tiếng nhất vào những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông cho thấy tầm quan trọng của gia đình như một tác nhân xã hội chủ yếu đối với sự tiến bộ của trẻ em qua một số giai đoạn phát triển. Trong mỗi trường hợp, vai trò của bố mẹ, con trai, con gái được phân biệt rõ ràng ( Mỗi người có một vai trò, chức năng riêng). Talcott Parsons cũng nhấn mạnh ý kiến cho rằng gia đình chỉ là một hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội. Dần dần có một số tiểu hệ thống trong gia đình như quan hệ giữa mẹ và con và tiểu hệ thống hôn nhận

31

một vợ một chồng, cả hai tiểu hệ thống này được nghiên cứu riêng . Điều liên kết tất cả các tiểu hệ thống này với nhau trong gia đình lẫn xã hội là sự nhất trí cao về điều tốt và quan trọng. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong khi gia đình cho phép con em mình phát triển nhân cách và vai trò của chúng trong gia đình và điều này cũng quan trọng khi trẻ em nhận thức vai trò to lớn hơn của chúng trong xã hội, đặc biệt là từ bạn vè và trường học để chúng thực hiện vai trò trưởng thành hoàn thiện trong xã hội. [ 4,tr 26]

Theo lý thuyết của ông về tiến hóa xã hội, xã hội biến đổi qua một quá trình “ phân hóa về cấu trúc” nghĩa là các thể chế tiến hóa bằng cách chuyên biệt hóa vào ít chức năng hơn. Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa mà có sự chuyển giao bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác ( nhà trường, bệnh viện, nhà thờ, nhà trẻ…). Gia đình mất đi nhiều chức năng và gần như trở thành “ không còn chức năng nữa” cụ thể: “ trừ một số ngoại lệ nó không còn tham gia vào hoạt động kinh tế - sản xuất, nó không phải một đơn vị quan trọng trong hệ thống quyền lực chính trị…Các thành viên riêng lẻ của gia đình đã tham gia vào tất cả những chức năng trên nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tầm quan trọng của gia đình đang suy giảm, mà đúng hơn, gia đình trở nên chuyên biệt hơn; vai trò của nó vẫn mang tính chất sống còn

Theo ông, trong xã hội Mỹ hiện đại, gia đình vẫn còn hai chức năng “ cơ bản và không thể quy giản” và hai chức năng này cũng tồn tại trong gia đình ở mọi xã hội. Đó là “ xã hội hóa sơ cấp đối với trẻ em và ổn định nhân cách người lớn. [1, tr 209].

Với quan điểm chức năng cho rằng mỗi cá nhân sinh ra đã đƣợc tƣơng tác với một môi trƣờng xã hội rộng lớn mà cơ bản nhât là từ gia đình, cũng

32

theo quan điểm này gia đình hạt nhân cần phải đƣợc định vị cân xứng đối với các tiểu hệ thống xã hội khác.

Quan điểm chức năng sẽ đƣợc vận dụng phù hợp khi chúng ta tiếp cận đối tƣợng từ phía bên ngoài để xem xét các sự vật hiện tƣợng, chức năng vận hành bên trong gia đình “ mà bản thân các thành viên trong gia đình khó nhận ra các hoạt động đó” [4,tr 27]

Vận dụng lý thuyết chức năng khi nghiên cứu về gia đình cho thấy khi gia đình đảm bảo và thực hiện đƣợc các chức năng thì sẽ có tính bền vững. Do đó trong nghiên cứu này tính bền vững của gia đình đƣợc đánh giá qua việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ: chức năng về tình cảm, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn và điều tiết tính dục, chức năng định hƣớng và giáo dục con cái.

1.2.2. Lý thuyết xung đột

Những ngƣời đặt nền móng xây dựng chủ thuyết xung đột trong xã hội học hiện đại là Karl Marx và Engels. Xuất phát điểm của thuyết xung đột là học thuyết của Marx và Engels về mâu thuẫn xã hội, là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong lĩnh vực đời sống xã hội đƣợc phản ánh và kế thừa trong các khuynh hƣớng xã hội học khác nhau.Trong khi thuyết chức năng nhấn mạnh sự ổn định, trật tự, công bằng, thì thuyết mâu thuẫn nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội. Sự căng thẳng xã hội, sự phân hóa xã hội cùng với sự mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột, đấu tranh, biến đổi xã hội là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của các lý thuyết mâu thuẫn trong xã hội học.Những luận điểm gốc của thuyết xung đột cho rằng, do có sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị…) và do sự phân công lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệgiữa các cá nhân, các nhóm xã hội luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn,

33

cạnh tranh với nhau vì lợi ích [7, tr.266]. Thuyết mâu thuẫn cho rằng: cần phải tập trung vào phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn. Gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, ý tƣởng, giá trị, sở thích và mục đích khác nhau. Mỗi ngƣời không phải bao giờ cũng hài hòa với mọi ngƣời khác trong gia đình. Các gia đình thƣờng có bất đồng, từ nhỏ đến lớn. Họ chỉ khác nhau về tần số và mức độ, tính chất, biểu hiện và cách giải quyết xung đột. Theo cách tiếp cận này có ngƣời cho rằng xung đột là một bộ phận tự nhiên của gia đình, gia đình nào cũng có thể gặp, nhƣng quan trọng là cách thức để giải quyết những mâu thuẫn đó nhƣ thế nào, êm đẹp hay chọn việc phá vỡ giao ƣớc kết hôn. Những xung đột dễ dẫn đến việc phá vỡ, hay việc chấp nhận hôn nhân một cách hình thức nhƣng mỗi ngƣời lại theo đuổi một mục đích riêng. Nghiên cứu hôn nhân khác tôn giáo, chỉ ra những xung đột trong đời sống gia đình cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống gia đình hiện nay.

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Xã Hợp Thanh nằm ở phía Tây Nam Huyện Mỹ Đức cách trung tâm Hà Nội 45 km về phía Tây Nam. Phía Đông giáp thị trấn Đại Nghĩa, phía Tây giáp xã Cao Thắng - Huyệsn Lƣơng Sơn ( Tỉnh Hòa Bình), phía Nam giáp xã An Tiến và An Phú, phía Bắc giáp xã Hợp Tiến. Diện tích tự nhiên của xã là 1.104,8ha, gồm 05 thôn và 1 xóm: Thôn Ải, Thôn Vài, Thôn Thọ, Thôn Vân, Thôn Phú Hiền và xóm 19.

Trong xã có tổng số 2.803 hộ với 13.859 ngƣời. Lao động trong độ tuổi là 8.454 ngƣời chiếm 61% dân số trong xã. Trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: 6.763 ngƣời chiếm 80%, Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp - tiểu

34

thủ công nghiệp là 423 ngƣời chiếm 5%, lao động lành nghề, dịch vụ thƣơng mại là 1.268 ngƣời chiếm 15% so với tổng lao động.

Hợp Thanh là xã có diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn, chiếm 80 % dân số. Cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm ngày càng khang trang cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế địa phƣơng. Giao thông thuận lợi, các tuyến đƣờng liên xã bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ, thuận tiện cho đi lại, giao lƣu văn hóa và phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Nhìn chung nhân dân lao động trong xã số lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số, số lao động đƣợc đào tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp còn thấp. Những ngƣời trong độ tuổi lao động của xã, đặc biệt là ở thôn Ải họ thƣờng đi làm ăn buôn bán xa quê hƣơng quanh năm, chỉ về quê khi vào các dịp lễ lớn nhƣ Noel, Tết Nguyên đán, hiếu hỉ…đây cũng là một yếu tố khiến cho các cá nhân trong thôn Ải có điều kiện tiếp cận với xã hội đa chiều hơn, các cá nhân đƣợc xã hội hóa và có tính hội nhập cao. Nhƣng kéo theo nó là lối sống đạo thay đổi, mất dần đi tính truyền thống của đạo giáo khi các tín đồ này còn ở quê hƣơng.

Một phần của tài liệu Hôn nhân khác tôn giáo đặc điểm và tính bền vững ( Nghiên cứu trường hợp hôn nhân giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ải, Hợp Thành, Mỹ Đức, Hà Nội) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)