Kinh nghiệm về bao thanh tốn của 1 số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN tại VIỆT NAM (Trang 29)

trên thế giới

Sau đây là kinh ngiệm về thành cơng và thất bại của một số nước trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển bao thanh tốn.

Kinh nghiệm của Áo: Trên thị trường bao thanh tốn của Áo chỉ cĩ 4 cơng ty cung cấp dịch vụ bao thanh tốn. Áo là quốc gia duy nhất ở Châu Âu quy định người mua cĩ quyền quyết định những khoản phải thu cĩ được chuyển nhượng hay khơng. Đây chính là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển bao thanh tốn.

Kinh nghiệm của Cộng hịa Czech: Sự lơ là của các ngân hàng là cơ hội cho sự phát triển của bao thanh tốn. Khi các ngân hàng đang trong thời gian cổ phần hĩa hoặc sáp nhập, họ phải giải quyết những vấn đề nội bộ phát sinh và vì thế giảm sút thị phần tín dụng trên thị trường. Đây chính là cơ hội cho bao thanh tốn ở Cộng hịa Czech phát triển. Loại hình phát triển mạnh nhất là bao thanh tốn cĩ truy địi, bao thanh tốn miễn truy địi khơng được ưa chuộng lắm. Các đơn vị bao thanh tốn mong muốn phát triển loại hình bao thanh tốn kín, nhưng Luật Dân sự cuả Czech điều chỉnh được chuyển nhượng và việc này đã tạo cho bao thanh tốn phát triển an tồn.

Kinh nghiệm của Pháp: Các cơng ty bao thanh tốn là cơng ty con các ngân hàng cĩ lợi thế lớn trên thị trường. Các cơng ty vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, đặc biệt là bao thanh tốn trong nước. Tuy nhiên, chiến lược của các cơng ty thanh tốn bây giờ chuyển sang những cơng ty lớn cĩ khối lượng xuất khẩu lớn. Các ngành hàng ưa thích dịch vụ bao thanh tốn là sản xuất 45%, thương mại 25%, dịch vụ 14%, các ngành khác 19%.

Kinh nghiệm của Phần Lan: Mặc dù doanh số bao thanh tốn miễn truy địi rất lớn, nhưng phần lớn các hợp đồng bao thanh tốn lại cĩ truy địi. Các khoản phải thu được chuyển nhượng cho cơng ty bao thanh tốn làm tài sản cầm cố để vay tín dụng. Số tiền ứng trước thường được xác định khoảng 70- 80% giá trị các khoản phải thu. Các ngành chủ yếu sử dụng bao thanh tốn là sản xuất và buơn bán. Khách hàng chủ yếu bao gồm các cơng ty vừa và nhỏ, nhưng số lượng các cơng ty lớn ngày càng tăng.

Kinh nghiệm của Đức: Bao thanh tốn tập trung vào các doanh nghiệp vừa. Doanh số bao thanh tốn của Đức chủ yếu xuất phát từ khách hàng ngành sản xuất 46%, bán buơn 35% và dịch vụ 19%. Trong đĩ đơn vị bao thanh tốn cung cấp chức năng tài trợ và bảo hiểm, nhưng người bán vẫn theo dõi sổ sách bán hàng và tự thu nợ. Đây chính là khe hở cho những rủi ro và lừa đảo.

Kinh nghiệm của Italia: Thị phần của các cơng ty bao thanh tốn ngân hàng nhiều hơn các đơn vị bao thanh tốn cơng nghiệp. Sự thành cơng của ngân hàng là do: tính hiệu quả của mạng lưới phân phối, khả năng kết hợp với các tập đồn mẹ, tính đa dạng của hệ thống sản phẩm dịch vụ và việc sử dụng hiệu quả cơng nghệ. Dự kiến khách hàng sẽ quan tâm ngày càng nhiều đến dịch vụ bao thanh tốn đầy đủ. Bao thanh tốn miễn truy địi sẽ tăng trưởng và mở rộng phạm vi đến các cơng ty qui mơ vừa.

Kinh nghiệm của Trung Quốc: Theo ơng Jiang Xu, tổng giám đốc của Trung quốc, cách thức tốt nhất cĩ lẽ là một phịng bao thanh tốn độc lập trong ngân hàng hoặc một cơng ty con trực thuộc ngân hàng với điều kiện tiên quyết là cĩ quyền độc lập tiến hành các hoạt động marketing và cơng tác đánh giá tín dụng khách hàng.

Kinh nghiệm của HongKong: bao thanh tốn thường được coi là phương thức tài trợ cuối cùng và bao thanh tốn cũng đang dần được coi là một dịch vụ ngân hàng bình thường vì cĩ nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Khách hàng của bao thanh tốn HongKong là các ngành điện tử, đồ chơi, sản phẩm viễn thơng liên lạc, máy tính, thực phẩm, điện lực, giao thơng vận tải và tư vấn. Các loại bao thanh tốn được cung cấp là: bao thanh tốn trong nước miễn hoặc cĩ truy địi.

Kinh nghiệm của Đài Loan: phương thức ghi sổ trả chậm trở nên phổ biến và là tiền đề phát triển bao thanh tốn, đặc biệt với một vùng chuyên xuất khẩu như Đài Loan.

Kinh nghiệm của Thái Lan: bao thanh tốn được hổ trợ bởi pháp luật sở tại và điều chỉnh bởi Đạo luật bao thanh tốn, trong đĩ qui định cho phép thơng báo về việc chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức này thay cho quy định bằng văn bản như trước đây. Bao thanh tốn phát triển cho thấy một phần nhờ thái độ cẩn trọng của các ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay. Doanh nghiệp quy mơ vừa đã nhìn nhận bao thanh tốn như một nguồn tài trợ linh hoạt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN tại VIỆT NAM (Trang 29)