XÁC ĐỊNH VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép Việt Trung (full) (Trang 72)

6. Tổng quan tài liệu

3.1. XÁC ĐỊNH VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

3.1.1. Viễn cảnh của công ty

Công ty CP Thép Việt Trung mới đƣợc thành lập từ cuối năm 2005. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển của Công ty, cùng với sự nổ lực của tất cả cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết trong công việc, bên cạnh những cán bộ đã có kinh nghiệm qua nhiều năm trong ngành xây dựng đƣợc Công ty mời cộng tác đã tạo đƣợc đội ngũ nhân lực tƣơng đối mạnh mẽ. Đó là một viễn cảnh tầm nhìn tƣơng lai nhƣ một triết lý tồn tại của công ty, làm cho mọi cán bộ, công nhân viên dốc toàn tâm toàn lực để đạt đƣợc lý tƣởng.

Tƣ tƣởng cốt lõi:

- Giá trị cốt lõi

+ Cống hiến, đồng hành, vƣợt mọi thử thách cùng đến thành công. + Tôn trọng và cam kết sự hài lòng vƣợt thời gian.

- Mục đích cốt lõi

+ Cải thiện chất lƣợng công trình làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. + Trƣờng tồn và lớn mạnh cùng ngành công nghiệp Việt Nam.

Hình dung về tƣơng lai:

- Công ty sẽ trở thành một doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành thép. Mở rộng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nắm bắt tốt cơ hội thị trƣờng.

- Trở thành một công ty hoạt động hiệu quả, tăng giá trị doanh nghiệp, đóng góp nhiều cơ sở vật chất và giá trị cho xã hội.

3.1.2. Sứ mệnh của công ty Tuyên bố sứ mệnh Tuyên bố sứ mệnh

Sứ mệnh của Công ty là cung cấp sản phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Công ty đánh giá sự thành công của mình dựa trên sự thành công của khách hàng và đối tác liên quan. Sự thành công đó dựa trên các yếu tố chất lƣợng cao, giá cả hợp lý và sự chuyên nghiệp. Xây dựng một môi trƣờng làm việc tốt đẹp tạo ra nhiều cơ hội thành công trong nghề nghiệp cho nhân viên để mỗi nhân viên tự hào khi làm việc tại công ty.

Phân tích sứ mệnh

- Khách hàng: Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh với sự ƣu tiên khách hàng lên hàng đầu, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, thực hiện quan hệ lâu dài với khách hàng.

- Đối tác: Cam kết quản lý theo phƣơng pháp linh hoạt nhằm tránh xung đột giữa các lợi ích. Đồng thời khẳng định yếu tố thành công là chất lƣơng, giá cả và sự chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng.

- Nhân viên: Công ty phấm đấu đem lại lợi ích tốt nhất cho nhân viên. Tạo mối trƣờng làm việc tốt nhất cho nhân viên để họ có thể phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

3.1.3. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020

a. Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục củng cố phát triển ngành nghề truyền thống là phân phối các sản phẩm thép.

- Trở thành công ty phân phối sản phẩm thép có uy tín, thƣơng hiệu mạnh.

- Khai thác có hiệu quả tài sản Công ty.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động và sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Duy trì và phát triển năng lực cốt lõi của Công ty.

b. Mục tiêu cụ thể

Thời kỳ hoạch định chiến lƣợc của công ty đƣợc đề ra ở đây là thời kỳ 5 năm, kể từ khi ý định chiến lƣợc này đƣợc thiết lập, thời đoạn này thích hợp với quy mô của công ty, dễ dàng trong việc triển khai, cũng có thể điều chỉnh. Mục tiêu chiến lƣợc giai đoạn này đƣợc đề ra nhƣ sau:

- Trở thành một đơn vị kinh doanh sản phẩm thép uy tín. - Tốc độ tăng trƣởng giá trị đặt hàng hàng năm 15%. - Doanh thu thực hiện tăng 25% trong 5 năm.

- Chiếm thị phần từ 20- 25% trong nhóm công ty cùng chiến lƣợc. - Tổng lợi nhuận sau thuế trong 5 năm: 40 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 4.500.000 đ/ngƣời/tháng

3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

Công ty CP Thép Việt Trung có địa bàn hoạt động khá rộng trên hầu hết các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Để nghiên cứu, phân tích đƣợc đi sâu vào vấn đề, tác giả xin đƣợc tập trung phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài của công ty là môi trƣờng chủ yếu tại Đà Nẵng. Việc phân tích đánh giá môi trƣờng kinh doanh bên ngoài của công ty sẽ cho thấy đƣợc những cơ hội và nguy cơ mà công ty có thể gặp phải từ môi trƣờng kinh doanh. Từ đó có các chiến lƣợc thích hợp để hạn chế nguy cơ và tận dụng những cơ hội cho sự phát triển của công ty.

Hiện tại lĩnh vực phân phối thép vẫn đƣợc xem là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, ngành xƣơng sống đối với tổ chức và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty. Trong tƣơng lai gần ngành thép vẫn đƣợc xem là ngành mang lại ổn định và là ngành chủ đạo giúp công ty thực hiện đƣợc mục tiêu của mình. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, Công ty cần đa dạng hóa ngành nghề sang các ngành nghề kinh doanh khác nhƣ:

đầu tƣ xây dựng các dự án thủy điện độc lập, bất động sản, du lich - dịch vụ từng bƣớc tiếp cận đối với một số ngành nghề khác nhƣ giao thông, cầu cảng.

Tuy nhiên, Công ty không thể cùng một lúc tham gia vào nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, do đó trong công tác phân tích môi trƣờng kinh doanh tác giả tập trung phân tích các yếu tố môi trƣờng liên quan chủ yếu đến ngành nghề chính của Công ty là ngành xây dựng thép để hoạch định chiến lƣợc cho công ty trong thời gian tới

3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

- Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam

Tăng trƣởng khiêm tốn, lạm phát cao hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 sẽ cải thiện hơn so với năm 2013 nhƣng không nhiều. Dự báo tăng trƣởng GDP giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,5- 7,1%, còn đến năm 2021-2025 thì tăng trƣởng GDP có thể nhích lên mức 7- 7,6%. Tăng trƣởng thấp kéo theo số lƣợng công việc mới tạo ra không lớn và sẽ khó đáp ứng đƣợc một lƣợng lớn thanh niên đến tuổi trƣởng thành hay mới ra trƣờng.

Trong khi tăng trƣởng vẫn khiêm tốn thì lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm 2013 khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ đƣợc nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trƣởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nƣớc. Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nƣớc dần đƣợc nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm sau. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa.

Theo tính toán của Ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014 sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6%

năm 2013. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Đồng Việt Nam giảm giá trong biên độ hẹp Việc lạm phát nhiều khả năng cao hơn trong những năm sau sẽ khiến tiền đồng mất giá. Tuy vậy, luồng vốn FDI và ODA khả quan hơn và thâm hụt thƣơng mại không lớn sẽ hỗ trợ tốt cho giá trị của tiền đồng. Do đó, biên độ giảm giá có thể sẽ chỉ vào khoảng 2-3% cho năm sau. Dự báo tỉ giá cho năm sau sẽ đứng ở mức 21.500 VND/USD, tức tỉ giá có thể tăng thêm 1,1%.

Năm 2013 tiếp tục chứng kiến một lƣợng lớn doanh nghiệp rời cuộc chơi. Sức tiêu thụ của thị trƣờng yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, khả năng cạnh tranh thấp, thị trƣờng bất động sản chƣa khởi sắc sẽ khiến doanh nghiệp trong nƣớc tiếp tục chật vật tìm chỗ đứng. Tuy vậy, việc đầu tƣ công đƣợc mở rộng và thị trƣờng thế giới phục hồi sẽ giúp cải thiện phần nào nguồn thu của các doanh nghiệp. Nhìn chung, 2014 sẽ vẫn là một năm khó khăn của các doanh nghiệp trong nƣớc.

Tính đến tháng 11/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ USD, tăng đến 54% so với cùng kỳ năm trƣớc. Các quốc gia đầu tƣ mạnh vào Việt Nam là Nhật, Singapore và Hàn Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn với 90 triệu dân cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thƣơng mại nhƣ TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong vài năm tới. Luồng vốn FDI sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong nƣớc ở các khía cạnh nhƣ học hỏi công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và các bộ phận sản xuất cho các doanh nghiệp đa quốc gia.

M&A sẽ sôi động hơn. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm sau sẽ nhộn nhịp hơn vì nhiều lý do. Đó là tác động từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Ngoài ra, chính sách nâng tỉ lệ sở hữu nƣớc ngoài (có

thể lên đến 60%) sẽ tác động mạnh đến nguồn vốn từ bên ngoài khi các nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội nhảy vào vào những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam nhƣ ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng.

Viễn cảnh hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế khu vực và thế giới cũng là lý do giới đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ hoặc đẩy mạnh sở hữu ở các công ty trong nƣớc. Một điều nữa là các doanh nghiệp trong nƣớc đang thực hiện chiến lƣợc tái cấu trúc toàn diện và tiến hành M&A với các doanh nghiệp khác để gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thƣơng vụ M&A đình đám trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thủy sản. Nhiều khả năng, các hoạt động này sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Bất động sản tiếp tục giảm giá khi nguồn cung nhà tiếp tục tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn yếu. Tuy vậy, đến cuối năm 2014, thị trƣờng có thể sẽ khả quan hơn nhờ các hoạt động M&A cũng nhƣ sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế. Chính sách xem xét nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam của ngƣời nƣớc ngoài sẽ tác động tích cực đến thị trƣờng. Nhƣng nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong những năm tới.

- Tình hình kinh tế Đà Nẵng

Tăng trƣởng kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế 12 - 13%/năm, đƣa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận.

Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.

Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nƣớc; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng

thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.

Dự báo tốc độ tăng trƣởng các ngành khu vực dịch vụ cao hơn tăng trƣởng chung nền kinh tế thành phố giai đoạn 2015 - 2020 tăng 14%/năm, tỷ trọng khu vực dịch vụ cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2015 chiếm 52,2%, năm 2020 đạt 55,6% tổng GDP của thành phố.

Thƣơng mại: xây dựng ngành thƣơng mại phát triển vững mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối hiện đại. Dự kiến tăng trƣởng thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,2%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14,1%. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; phát triển dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Vận tải, kho bãi, thông tin truyền thông: dự báo tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17,4%; tỷ trọng GDP đạt 13% năm 2015 và 15% năm 2020.

Mục tiêu phát triển đến năm 2020: tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 12,2% và giai đoạn 2016 - 2020 là 12,3%. Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của thành phố năm 2015 là 45,4% và năm 2020 là 42,8%.

b. Môi trường công nghệ

Môi trƣờng công nghệ thay đổi nhanh chóng vừa tạo thuận lợi vừa tạo ra áp lực rất lớn cho công ty.

Sự phát triển của ngành điện tử, tin học đƣợc khai thác một cách triệt để vào hoạt động quản lý, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh (chíp điện tử ứng dụng cho tự động hóa, hệ thống điều khiển từ xa...)

Một yếu tố quan trọng cho các nhà sản xuất thép tiết kiệm chi phí sẽ là khả năng áp dụng công nghệ mới. Tiến bộ trong cảm biến và thiết bị đo đạc

và sự linh hoạt mà nhà sản xuất thép có thể áp dụng và thực hiện những cải tiến này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong những nỗ lực của nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm tổng thể.

c. Môi trường nhân khẩu học

- Quy mô và tốc độ tăng dân số

Ngày 1/11/2013 Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu. Với quy mô dân số nhƣ vậy, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số còn khá lớn, đồng thời là nƣớc nằm trong nhóm các nƣớc có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Dân số Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Đến năm 2025, dân số Việt Nam đạt con số 100 triệu và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau năm 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2100 là khoản 83 triệu tƣơng đƣơng với dân số năm 2005.

- Cơ cấu dân số: Theo độ tuổi giới tính

(Nguồn: Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình)

Nhìn vào tháp dân số ta thấy dân số Việt Nam đang già hóa, tỉ lệ nam từ 15-28 cao hơn các nhóm tuổi còn lại của nam. Năm 2012 số nam 43,92 triệu ngƣời tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu ngƣời tăng 1,04%

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu ngƣời, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu ngƣời, tăng 2,7% so với năm 2011. Số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn.

- Sự di chuyển chỗ ở trong dân cƣ: dân cƣ chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị tập trung ở phía bắc

Dân số khu vực thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân và quá trình đô thị hóa. Các điểm đô thị có mặt trên khắp lãnh thổ đất nƣớc. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ lệ dân số đô thị ít hơn hẳn so với vùng phía Nam. Mức độ đô thị hóa tăng lên ở việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ 21 gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội Việt Nam trong thời kỳ này.

- Chính sách dân số: nâng cao trình độ cho ngƣời dân, phát triển đô thị + Nâng cao trình độ cho ngƣời dân

Các chính sách phát triển cũng hƣớng mạnh đến tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng hoạt động đa dạng ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép Việt Trung (full) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)